Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 3

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội 3

1.1.Lịch sử hình thành Tổng công ty 3

1.2.Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty 3

1.3. Chức năng , nhiệm vụ của Tổng công ty 5

1.3.1. Chức năng của Tổng công ty 5

1.3.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty 6

2.Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh 6

2.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức 6

2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong Tổng công ty 6

2.1.2. Chức năng , nhiệm vụ các bộ phận , phòng ban quản trị 8

2.1.3. Quy trình sản xuất bia hơi 11

2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động 13

2.2.1. Sự thay đổi về số lượng lao động giai đoạn ( 2005- 2009 ) 13

2.2.2. Sự thay đổi về chất lượng lao động (2005- 2009) 14

2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính 14

2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất 15

3.Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009 15

3.1. Kết quả sản phẩm 15

3.2. Kết quả về khách hàng , thị trường 17

3.3. Kết quả doanh thu , lợi nhuận 17

3.4. Kết quả đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân người lao động 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 20

1.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.20

1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 20

1.1.1. Môi trường pháp lý 20

1.1.2. Môi trường kinh tế 21

1.1.3.Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 22

1.1.4. Đối thủ cạnh tranh 22

1.1.5 . Khách hàng và thị trường 24

1.1.6. Nhà cung cấp 24

1.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 25

1.2.1.Lực lượng lao động 25

1.2.2.Công nghệ kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật 26

1.2.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 26

1.2.4. Tình hình tài chính 27

1.2.5. Trình độ tổ chức 28

2.Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 28

2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp 28

2.1.1. Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh 29

2.1.2. Doanh lợi của doanh thu 30

2.1.3.Doanh lợi của vốn tự có 31

2.1.4.Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh 32

2.1.5. Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh 33

2.2.Hiệu quả kinh doanh các lĩnh vực hoạt động 34

2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 34

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định 37

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động 39

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 40

2.3.1 . Các kết quả đạt được 40

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY 46

1.Định hướng phát triển Tổng công ty 46

1.1.1.Định hướng về sản xuất 46

1.1.2.Định hướng về tiêu thụ 46

1.1.3.Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản 47

1.1.4.Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 48

1.1.5.Các hoạt động khác 48

1.1.6. Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới 48

1.1.7. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 49

1.1.8. Định hướng về doanh thu 49

1.1.9.Định hướng về lợi nhuận 50

1.1.10. Định hướng về hiệu quả sử dụng các nguồn lực 50

1.2.Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 51

2.Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 52

2.1. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ 52

2.2. Giảm chi phí kinh doanh 54

2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề và trình độ cao 58

2.4. Xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả 58

3.Các kiến nghị 59

3.1. Kiến nghị với bộ công thương 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ , BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ro có thể xảy ra . Bên cạnh đó , các cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài tập trung nghiên cứu cải thiện hệ thống sao cho phù hợp với quy trình phát triển của Tổng công ty , nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất ra . Hiện tại Tổng công ty đang sở hữu một dây truyền trang thiết bị tương đối hiện đại bao gồm: - Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm - Hệ thống lên men của CHLB Đức công suất 50 triệu lít/năm - Hệ thống thu hồi CO2 của Đan Mạch - Hệ thống chiết bia lon của CHLB Đức 7500 lon/h - Hệ thống chiết bia chai của CHLB Đức 150000 chai/h - Dây chuyền chiết chai hiện đại của Đức 30000 chai/h - Hệ thống lạnh của Nhật - Hệ thống lò dầu của Đài Loan 10 tấn hơi/h - Hệ thống xử lý nước hiện đại của Đức - Hệ thống xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường… 1.2.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp Nhân tố quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Quản trị giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay . Người ta cũng khẳng định ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố quản trị chứ không phải của nhân tố kỹ thuật . Quản trị định hướng theo tiêu chuẩn ISO 9000 cũng dựa theo tư tưởng này . Muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh . Nhận thức được điều này trong những năm qua Tổng công ty đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm với chất lượng và giá thành phù hợp với mọi người tiêu dùng . Từ phân khúc thị trường bia hạng trung , đến phân khúc thị trường bia cao cấp Tổng công ty đều có những sản phẩm phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng . Quản trị doanh nghiệp giúp Tổng công ty khai thác và vận hành có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của mình để tăng số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra . Đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đặc biệt là lãnh đạo cao cấp có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sự thành đạt của Tổng công ty . Do vậy , Tổng công ty luôn lựa chọn người có khả năng và trình độ cao vào các vị chí then chốt . Người lãnh đạo tốt sẽ vạch cho Tổng công ty một con đường thuận lợi và mang lại lợi nhuận cao . 1.2.4. Tình hình tài chính Theo thông tin từ Bảng 2 . Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty qua 5 năm ( 2005- 2009) ta thấy : -Tổng số vốn của Tổng công ty tăng nhanh qua các năm do Tổng công ty làm ăn có lãi và hiệu quả từ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực khác như : du lịch, khách sạn , tư vấn đầu tư … Với số vốn năm 2005 là 1.546.110.000.000 đồng thì đến năm 2009 vốn chủ sỡ hữu của Tổng công ty là 2.318.000.000.000 đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Tổng công ty có cơ hội đầu tư sâu và rộng hơn vào các lĩnh vực kinh doanh đang hoạt động cũng như những lĩnh vực kinh doanh mới . -Giá trị tài sản dài hạn tăng nhanh qua các năm : Năm 2005 là : 880.550.000.000 đồng , năm 2006 là : 1132.880.000.000 đồng ; năm 2007 là 2.175.780.000.000 đồng thì đến năm 2009 là : 3.381.378.000.000 triệu đồng . Sự gia tăng này là do Tổng công ty đầu tư mua sắm các trang thiết bị , dây chuyền sản xuất hiện đại , và xây dựng thêm cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường. -Về hoạt động huy động vốn :Tổng công ty sử dụng huy động vốn từ các nguồn khác nhau . Năm 2008 Tổng công ty tiến hành niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch . Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên cổ phiếu của tổng công ty có giá trị cao . Giá trị lúc mới niêm yết là : 50.000 đồng/ cổ phiếu , đến nay giá trị của 1 cổ phiếu vào khoảng 120.000 đồng . Đồng thời, để huy động vốn Tổng công ty cũng áp dụng chính sách mua chịu từ các nguồn cung cấp , bán lẻ nguyên vật liệu . Tình hình tài chính thuận lợi sẽ tạo đà phát triển bền vững cho Tổng công ty trong những năm tiếp theo . 1.2.5. Trình độ tổ chức Bộ máy quản lý của Tổng công ty khá lớn tuy nhiên rất linh hoạt trong việc ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh , phù hợp với môi trường sản xuất đảm bảo công việc kinh doanh được tiến hành hiệu quả và đạt kết quả cao . Sự phân quyền trong quản lý của Tổng công ty cũng rất rõ rang , cân đối nhằm tránh sự chồng chéo và lấn quyền hành của các cấp quản lý . Tổng công ty cũng duy trì mối quan hệ hỗ trợ giữa các phòng ban tạo hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh . 2.Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có được những chiến lược và định hướng phát triển đúng đắn cho công ty mình . Một doanh nghiệp có được sản phẩm tốt nhưng vì yếu tố nào đó mà sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó không cao . Hiệu quả kinh doanh được xác định là mục tiêu bao trùm , lâu dài cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp . Muốn xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không ta cần xét tới các yếu tố về doanh thu , lợi nhuận và các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh . Qua sự phân tích và đánh giá cụ thể chúng ta sẽ có được những định hướng phát triển hợp lý cho doanh nghiệp . 2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu của toàn bộ Tổng công ty hoặc từng bộ phận trong Tổng công ty .Do tính chất phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực nên hiệu quả kinh doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn Tổng công ty (bộ phận ) trong 1 thời kỳ xác định . Việc xem xét,đánh giá các chỉ tiêu của hiệu quả kinh doanh sẽ cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua . Từ đó có những định hướng cụ thể cho sự phát triển của Tổng công ty . 2.1.1. Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh LNTT DVKD (%) = 100% VKD DVKD (%): Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh LNTT: Lợi nhuận trước thuế của thời kì thanh toán VKD : Tổng vốn kinh doanh của công ty Đây là chỉ tiêu tốt nhất , phản ánh chính xác nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này càng có giá trị lớn , chứng tỏ tính hiệu quả càng cao . Bảng 7. Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của Tổn công ty giai đoạn 2005-2009 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725 VKD 1.663.985 2.167.266 2.328.132 3.649.267 4.621.783 DVKD (%) 16.62 18.69 18.31 9.12 6.78 ( Nguồn : phòng kinh doanh ) Qua bảng số liệu trên ta thấy : Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn 2005- 2009 tăng giảm không đều qua các năm . Điều này được thể hiện : Năm 2006 doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh cao nhất là 18.69%( điều này có nghĩa Tổng công ty sử dụng 1 đồng vốn thì thu được 1.869 đồng lợi nhuận ) ; năm 2009 doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh thấp nhất là 6.78 ( có nghĩa Tổng công ty sử dụng 1 đồng vốn thì thu được 0.678 đồng lợi nhuận ) . Từ năm 2005- 2009 doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung là giảm , mức giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới không chỉ ngành bia rượu mà còn của toàn ngành kinh tế . Tuy nhiên , mức giảm này một phần cũng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao của Tổng công ty . Năm 2007 , Việt Nam chính thức ra nhập WTO điều này đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty , cùng với đó là sự gia tăng của nguồn vốn và tổng doanh thu . Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh năm 2007 là 18.31 % xấp xỉ bằng năm 2006 . Năm 2008 và năm 2009 vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng vọt , tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm . Nguyên nhân là do : - Năm 2009 là năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và với Tổng Công ty nói riêng. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Sự suy yếu của thị trường tài chính, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay. Giá dầu thô, lương thực và nhiều loại nguyên vật liệu, vật tư trên thế giới liên tục thay đổi ở mức cao gây áp lực cho sản xuất trong nước, làm tăng giá thành sản xuất cũng như giá cả nhiều loại hàng hoá tiêu dùng . Bên cạnh đó , Tổng Công ty đã phải chịu ảnh hưởng từ áp lực của việc chi phí đầu vào tăng , giá cả các loại hàng hoá, vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tăng rất cao, tăng trung bình từ 30 – 50% thậm chí có mặt hàng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ (đặc biệt là trong 3 quý đầu của năm), làm tăng giá thành sản xuất, giảm đáng kể lợi nhuận của Tổng Công ty. -Năm 2009 , vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng (4.621.783.000.000 đồng ) do Tổng công ty đã sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhau như vay ngân hàng , phát hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán … Tuy nhiên , do thị trường có nhiều biến động và thị trường của Tổng công ty bị cạnh tranh gay gắt từ các hãng bia nước ngoài như Calsberg , Tiger … nên phần nào ảnh hưởng tới doanh thu của Tổng công ty . 2.1.2. Doanh lợi của doanh thu LNTT DDT(%) = 100% DTT DDT(%) : Doanh lợi của doanh thu thời kì tính toán DTT: Doanh thu thuần của thời kì tính toán LNTT: Lợi nhuận trước thuế của thời kì thanh toán Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu sẽ đem lợi bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Tổng công ty . Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động kinh doanh của Tổng công ty sẽ càng có hiệu quả . Bảng 8. Doanh lợi của doanh thu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT( trđ ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725 DTT(trđ ) 723.100 979.700 1.257.156 1.576.305 2.078.349 DDT(%) 38.68 41.36 33.93 21.11 15.09 (Nguồn : phòng kinh doanh ) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy : Doanh lợi của doanh thu của Tổng công ty năm 2005- 2009 là khá cao so với các công ty trong ngành , tuy nhiên doanh lợi của doanh thu của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm . Năm 2005 doanh lợi của doanh thu là 38.68% . Năm 2006 doanh lợi của doanh thu là 41.36% tăng 12.68% so với năm 2005 , đây là năm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009 . Năm 2007 doanh lợi của doanh thu là 33.93% , giảm 7.43% so với năm 2006 . Đến năm 2009 , hệ số doanh lợi của doanh thu là 15.09 % giảm đáng kể so với các năm trước. Năm 2005- 2006 , doanh lợi của doanh thu của Tổng công ty tăng là do Tổng công ty thực hiện giảm chi phí kinh doanh , trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng đều . Hơn nữa năm 2006 tình hình kinh doanh của Tổng công ty hoạt động có hiệu quả , mức tiêu thụ cao , doanh thu tăng đều , trong khi đó chi phí nguyên vật liệu , nhân công rẻ nên lợi nhuận của Tổng công ty tăng . Trong khi đó , dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại được Tổng công ty lắp đặt năm 2004 đi vào hoạt động làm cho công suất sản xuất sản phẩm tăng , chuyên môn hóa cao cũng góp phần giảm chi phí sản phẩm , tăng doanh thu . Năm 2008 và 2009 , doanh thu tăng tuy nhiên lợi nhuận trước thuế giảm. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng từ 15-30 % , chi phí cho các khoản lương , bảo trì máy móc …tăng , trong khi đó giá bán sản phẩm tăng không đáng kể . 2.1.3.Doanh lợi của vốn tự có LNTT DVTC (%) = 100% VTC DVTC(%) :Doanh lợi của vốn tự có thời kì tính toán LNTT: Lợi nhuận trước thuế của thời kì thanh toán VTC : Vốn tự có của Công ty Chỉ tiêu này càng có giá trị lớn thì càng tốt. Tuy nhiên theo các nhà kinh tế học thì việc tối đa hóa doanh lợi vốn tự có không phải là không có vấn đề . Về thực chất doanh thu bán hàng của một thời kỳ tính toán cụ thể luôn kết quả của việc sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh hiện có chứ không thể là kết quả riêng số vốn tự có của doanh nghiệp. Hơn nữa chỉ tiêu này cũng có hạn chế là nếu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu này thì DN đi vay vốn càng nhiều thì hiệu quả sẽ càng cao . Do vậy, khi đánh giá hiệu quả KD của Tổng công ty thì cần đánh giá , xem xét thêm các chỉ tiêu khác nữa . Doanh lợi của vốn tự có của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm . Năm 2006 được cho là năm có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty . Chỉ số doanh lợi của vốn tự có của Tổng công ty năm 2006 là 20.68 % cao nhất trong các năm qua, tăng 2.51 % so với năm 2005 là 18.17 % . Bảng 9. Doanh lợi của vốn tự có của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT(trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725 VTC (trđ) 1.539.184 1.958.774 2.166,05 2.928.295 3.660.048 DVTC(%) 18.17 20.68 19.69 11.36 8.57 ( Nguồn : phòng kinh doanh ) Tuy nhiên đến năm 2007- 2009 thì doanh lợi của vốn tự có của Tổng công ty sụt giảm đáng kể . Điều này được thể hiện , năm 2007 là 19.69% , năm 2008 là 11.36% , năm 2009 chỉ số doanh lợi của vốn tự có thấp nhất là 8.57% . Nguyên nhân của sự sụt giảm chỉ tiêu này là do bắt đầu từ năm 2007 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh , đặc biệt năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ tới mức cầu hàng hóa trong đó có sản phẩm bia hơi . Điều này làm giảm doanh thu , lợi nhuận của Tổng công ty . 2.1.4.Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh DTT SSXVKD = VKD SSXVKD : Sức sản xuất cuả 1 đồng vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này không trực tiếp đánh giá hiệu quả mà chỉ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh ở 1 thời kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng . Chỉ tiêu này dùng để so sánh trong ngành , chỉ tiêu này càng lớn càng tốt . Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh của Tổng công ty năm 2005-2008 là thấp và sự biến động qua các năm là không đáng kể . Đối với một công ty lớn thì chỉ số này là khá thấp ( nhỏ hơn 1), điều này chứng tỏ Tổng công ty sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình . Một đồng vốn kinh doanh của Tổng công ty chỉ sinh được trung bình 0.45 đồng lãi , như vậy để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thì Tổng công ty cần phải có những chính sách điều chỉnh để nâng cao sức sinh lời của vốn kinh doanh . Bảng 10. Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh của Tổng công ty năm 2005-2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT(trđ) 723.100 979.700 1.257.156 1.576.305 2.078.349 VKD(trđ) 1.663.985 2.167.266 2.328.132 3.649.267 4.621.783 SSXVKD 0.43 0.45 0.54 0.43 0.45 ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) 2.1.5. Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh DTT SSXCPKD = CPKD SSXCPKD: Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này cũng không trực tiếp đánh giá hiệu quả kinh doanh , chỉ cho biết 1 đồng CPKD bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu . Chỉ tiêu này dùng để so sánh trong ngành và có giá trị càng lớn càng tốt . Chỉ tiêu này có hạn chế là đánh giá với giả định về giá dự kiến . Ta thấy : Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005 – 2009 nhìn chung là cao và ổn định . Năm 2005 Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh cao nhất là 4.31( có nghĩa là 1 đồng CPKD sinh ra được 4.31 đồng doanh thu ) . Đến năm 2006 là 3.95 tuy có sụt giảm nhưng không đáng kể . Năm 2007 là 4.12 . Năm 2008 giảm còn 3.99 . Năm 2009 là 4.12. Như vậy có thể thấy , với mỗi một đồng CPKD bỏ ra , Tổng công ty luôn thu được trung bình 4.12 đồng doanh thu . Tỷ lệ này so với các công ty trong ngành là khá cao . Năm 2010 tình hình kinh tế được dự đoán sẽ có nhiều biến động mạnh mẽ , do đó Tổng công ty cần có những chính sách hợp lý để duy trì và nâng cao tỷ lệ trên . Bảng 11. Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT(trđ) 723.100 979.700 1.257.156 1.576.305 2.078.349 CPKD (trđ) 167.94 247.809 305.025 394.326 502.065 SSXCPKD 4.31 3.95 4.12 3.99 4.12 (Nguồn : phòng kinh doanh ) 2.2.Hiệu quả kinh doanh các lĩnh vực hoạt động 2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Con người được đánh giá là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của mọi doanh nghiệp . Chất lượng và số lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu : Mức sinh lời của lao động, năng suất lao động, và hiệu suất tiền lương. *. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động . Sức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán . Công thức tính : LNTT PBQ = LBQ PBQ : Sức sinh lời bình quân của lao động LBQ : Số lao động bình quân của kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị này càng lớn , càng tốt . Có thể sử dụng so sánh giữa các DN trong ngành , có cùng trình độ kỹ thuật . Qua bảng số liệu dưới ta thấy : Sức sinh lời bình quân của lao động của Tổng công ty năm 2005-2009 tăng giảm không đồng đều . Bảng 12. Mức sinh lời bình quân của lao động của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT ( trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725 LBQ (người) 649 672 679 684 671 PBQ 430.96 603.04 628.09 486.44 467.54 (Nguồn : Phòng kinh doanh ) Từ năm 2005 đến năm 2007 sức sinh lời bình quân của lao động có xu hướng tăng . Biểu hiện : năm 2005 sức sinh lời bình quân của lao động là 430.96 triệu/1 lao động ; năm 2006 là 603.04 tăng 172.08 triệu đồng /1 lao động so với năm 2005 ; năm 2007 là 628.09 tăng 25.05 triệu/1 lao động so với năm 2006 . Có sự gia tăng này do lực lượng lao động của Tổng công ty có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng do chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty . Từ năm 2007 đến năm 2009 sức sinh lời bình quân của lao động có xu hướng giảm . Thể hiện ở năm 2008 , chỉ số này là 486.44 , giảm 141.65 triệu đồng /1 lao động so với năm 2007 . Năm 2009 , chỉ số này là 467.54 , giảm 18.9 triệu đồng /1 lao động so với năm 2008 . Nguyên nhân của sự giảm sút này là lực lượng lao động của Tổng công ty chưa được đào tào và chú trọng đúng mức . Hơn nữa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty . *. Năng suất lao động Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, Tổng công ty phải chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất lao động. Công thức tính: TSL NSBQLĐ = LBQ NSBQLĐ : Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán TSL : Giá trị tổng sản lượng LBQ : Số lao động bình quân của Công ty Qua bảng số liệu dưới ta nhận thấy : Năng suất lao động bình quân của Tổng công ty ( 2005- 2009) nhìn chung là tăng . Bảng 13. Năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TSL (1000L) 194.345 224.854 202.521 241.267 295.300 LBQ (người) 649 672 679 684 671 NSBQLĐ 299.45 334.61 298.27 352.73 440.1 (Nguồn : Phòng kinh doanh ) Năm 2005 , năng suất lao động bình quân là 299450 lít/ người . Năm 2006 năng suất lao động bình quân là 334610 lít/người , tăng 35160 lít/ người so với năm 2006 . Năm 2007 , năng suất lao động bình quân là 298270 lít/người giảm 3634 lít/ người so với năm 2006 . Đến năm 2008 , 2009 chỉ số này tiếp tục tăng . Năm 2009 năng suất lao động bình quân là 440100 lít/ người tăng 87370 lít/ người so với năm 2008 . Trong những năm qua Tổng công ty đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động. Tuy nhiên cần phải nói rằng nhìn chung năng suất lao động của Tổng công ty so với các công ty trong ngành trên thế giới còn rất thấp . Nguyên nhân là do Tổng công ty chưa khai thác được tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có , và cũng một phần do ảnh hưởng của kinh tế thế giới . *. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương Hiệu suất tiền lương cho biết bỏ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty . Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. Công thức tính LNTT SSXTL = TL SSXTL : Hiệu suất tiền lương của một thời kì tính toán TL : tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ Qua bảng số liệu dưới ta thấy rằng: Hiệu suất tiền lương của Tổng công ty trong 5 năm 2006-2009 có xu hướng giảm dần , trong khi đó Tổng quỹ lương có xu hướng tăng lên . Năm 2006 , hiệu suất tiền lương lớn nhất là 0.4 có nghĩa là cứ 1 đồng tiền lương đem lại 0.4 đồng lợi nhuận cho Tổng công ty . Từ năm 2006 đến năm 2009 , hiệu suất tiền lương giảm dần . Năm 2009 hiệu suất tiền lương thấp nhất là 0.16( có nghĩa cứ 1 đồng tiền lương đem lại 0.16 đồng lợi nhuận ) Hiệu suất tiền lương < 1 chứng tỏ việc chi trả lương cho cán bộ công nhân chưa thực sự cân đối với tốc độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế . Bảng 14. Hiệu suất tiền lương của Tổng công ty giai đoạn 2006-2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT( trđ ) 405.244 426.475 332.738 313.725 TL( trđ ) 1.021.176 1.683.521 1.893.265 1.987.254 SSXTL 0.40 0.26 0.18 0.16 (Nguồn : phòng kinh doanh ) Hiệu suất tiền lương < 1 chứng tỏ việc chi trả lương cho cán bộ công nhân chưa thực sự cân đối với tốc độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế . Trong 2 năm 2008 và 2009 , chỉ tiêu này giảm xuống ở mức thấp nhất . Nguyên nhân của sự sụt giảm này do biến động kinh tế làm cho nhu cầu tiêu thụ bia giảm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất bia. Như vậy , Tổng công ty đã chi trả lương chưa phù hợp với năng suất mà lao động tạo ra . Không chỉ riêng Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội có năng suất sản xuất thấp mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có năng suất sản xuất thấp hơn nhiều so với các nước trên khu vực và thế giới . 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định * Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định LNTT PBQTSCĐ = TSCĐ P BQTSCĐ : Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định Chỉ tiêu này biểu hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong kỳ tính toán, chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh các doanh nghiệp trong ngành .Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Bảng 15. Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định của Tổng công ty (2005-2009) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 LNTT(trđ) 279.696 405.244 426.475 332.738 313.725 TSCĐ(trđ) 334.66 345 275.96 1881.000 2525.811 P BQTSCĐ 0.83 1.17 1.55 0.017 0.12 (Nguồn: Phòng kinh doanh ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy : Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm . Năm 2005 đến năm 2007 sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định liên tục tăng . Năm 2005 sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định là 0.83 thì đến năm 2007 chỉ tiêu này là 1.55 . Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của mình trong hoạt động kinh doanh . Đồng thời , với hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Đức , Đan mạch … Tổng công ty luôn chú trọng nâng cấp bảo dưỡng máy móc để đạt được công suất tối ưu . Năm 2008 Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định sụt giảm ở mức thấp nhất 0.017 . Nguyên nhân là do năm 2008 là năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất , cùng với đó nhu cầu về sản phẩm bảo dưỡng thường xuyên nên hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng .bia rượu giảm đã làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và hiệu suất sản xuất của Tổng công ty . Đến năm 2009 , Sức sinh lời của 1 đồng giá trị tài sản cố định có tăng tuy nhiên không nhiều (0.12) . Điều này đòi hỏi Tổng công ty cần có kế hoạch sản xuất phù hợp với công suất của máy móc thiết bị để khai thác hiệu quả sản xuất của máy móc thiết bị đó . *. Sức sản xuất của tài sản cố định DTT SSXTSCĐ= TSCĐ SSXTSCĐ : sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu . Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Bảng 16. Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định của Tổng công ty giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT (triệu đồng) 723.065 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 TSCĐ(triệu đồng) 334.66 345 275.96 1881.000 2525.811 SSXTSCĐ 2.16 2.84 4.56 0.83 0.82 (Nguồn: Phòng kinh doanh ) Qua bảng số liệu trên ta thấy : Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định của Tổng công ty biến động tăng giảm không đều qua các năm . Từ năm 2005-2007 , Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định liên tục tăng . Năm 2005 , chỉ tiêu này là 2.16, năm 2007 là 2.84 tăng 0.68 so với năm 2005 , năm 2007 là năm có sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định cao nhất là 4.56 ( có nghĩa là 1 đồng TSCĐ đem lại 4.56 đồng doanh thu ). Từ năm 2008-2009 , Sức sản xuất của 1 đồng tài sản cố định giảm mạnh , nguyên nhân là do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110749.doc
Tài liệu liên quan