Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Muối Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 2

I. QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 2

1. Quan niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 2

2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh 10

4.1. Nhóm nhân tố bên trong 10

4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 13

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHÚNG 17

1. Các chỉ tiêu kinh tế 17

1.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 17

1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 19

2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 21

2.1. Tăng thu ngân sách 22

2.2. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động 22

2.3 Nâng cao mức sống cho người lao động 22

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM HIỆN NAY 23

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY 23

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Muối Việt Nam 23

2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Muối 24

2.1. Hội đồng quản trị 24

2.2. Ban kiểm soát 24

2.3. Ban giám đốc 24

2.4. Văn phòng Tổng công ty 24

2.5. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Muối 27

2.6. Lao động và tiền lương 27

2.7. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Muối Việt Nam 27

3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh muối Tổng Công ty Muối Việt Nam 29

3.1. Tính chất nhiệm vụ sản xuất của Tổng Công ty Muối Việt Nam 29

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ ở Tổng Công ty muối Việt Nam 30

3.3. Lực lượng lao động 33

3.4. Nguồn nguyên vật liệu 35

3.5. Nguồn tài chính huy động trong sản xuất kinh doanh muối 36

3.6. Đặc điểm thị trường muối 38

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM 38

1. Phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh 38

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 43

3. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 46

3.1. Các chỉ tiêu doanh lợi 46

3.2. Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh 47

4. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu bộ phận 47

4.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 48

4.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 49

4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 51

5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của Tổng Công ty 52

5.1. Vị trí, vai trò của Tổng Công ty Muối trong nền kinh tế quốc dân 52

5.2. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống người lao động 53

5.3. Các khoản nộp ngân sách theo quy định 54

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI Ở TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM 55

I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY 55

1. Ưu điểm 55

2. Những tồn tạị của Tổng Công ty muối 56

II. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY MUỐI. 58

1. Cần phân định rõ nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội của Tổng Công ty Muối Việt Nam 58

2. Phải có cơ chế quản lý thích hợp cho mỗi hoạt động 59

3. Thấm nhuần quan điểm kinh doanh Marketing trong việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh 59

III. NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM 60

1. Tăng cường điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 60

2. Áp dụng tốt một số chiến lược Marketing thích hợp 65

3. Tổ chức tốt lực lượng lao động, tăng cường khuyến khích để nâng cao hiệu quả lao động 72

4. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực lãnh đạo của người quản lý 74

5. Các biện pháp về vốn và công nghệ 76

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 78

1. Chính sách quản lý của Nhà nước 78

2. Cần đảm bảo sự nhất quán trong kế hoạch điều động bình ổn giá của Tổng Công ty . 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Muối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, trình độ lao động rất hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp kém. Biểu 2: Tình hình lao động của Tổng Công ty Muối Việt Nam Đơnvị:người Chỉ tiêu Tổng số Nữ 1 2 3 Tổng số lao động 1590 500 1. Trình độ văn hoá - Không biết đọc viết - Cấp I 163 60 - Cấp II 572 224 - Cấp III 607 339 2. Trình độ chuyên môn - Không qua đào tạo 898 474 - Sơ cấp 77 2 - Trung cấp 235 117 - Cao đẳng, đại học 129 30 - Trên đại học 1 - Số được đào tạo lại 68 30 3. Tuổi đời bình quân 40 38,7 4. Cán bộ lãnh đạo - Giám đốc, bí thư 12 1 -Phó giám đốc, phó bí thư 16 1 - Trưởng phòng 63 13 - Phó phòng 44 5 Lao động có thời hạn 1160 400 Lao động hành chính sự nghiệp 175 50 Lao động có thời hạn ( 1- 3 năm) 262 62 Lao động vụ việc < 1 năm 123 23 ( Nguồn số liệu : Phòng Tổ chức hành chính Tổng Công ty Muối) Vì thế để kinh doanh muối mang lại những thành công đòi hỏi người lao động cán bộ nhân viên toàn Tổng Công ty phải có một trình độ am hiểu về công việc chuyên môn, với người lãnh đạo phải là người có khả năng tổ chức quản lý, ngoài kinh nghiệm bản thân phải không ngừng học hỏi những kiến thức quản lý hiện đại. Mặt khác qua khảo sát thực tế thấy rằng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng trong tổng số cán bộ công nhân viên còn rất khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần phải được trẻ hoá trong thời gian tới, theo tình hình hiện nay các giám đốc xí nghiệp, các trưởng phó phòng của Tổng Công ty có tuổi trung bình trên 45 chiếm quá nửa, họ là những người ít năng nổ, nhạy bén với sự biến động của môi trường. 3.4. Nguồn nguyên vật liệu Nguồn nguyên vật liệu dùng trong sản xuất muối chủ yếu vẫn là muối thô thu mua của diêm dân trên các cánh đồng muối. Lượng muối nay thường có chứa nhiều tạp chất nên công việc chế biến gặp rất nhiều khó khăn như phải tiến hành lọc cát, loại bỏ các tạp chất không cần thiết, tiên hành quá trình nghiền, trộn, phun Iốt Công việc thu mua và tích trữ muối cũng gặp không ít khó khăn do muối chịu anh hưởng trực tiếp của thời tiết và mùa vụ, nếu bảo quản không tốt có thể làm cho muối tan ra và gây ra hao hụt, thất thoát muối. Bên cạnh đó do sự hoat động tích cực của tư thương trong ngành muối nên giá cả muối nguyên liệu thường không ổn định.Các doanh nghiệp của Tổng Công ty nhiều khi phải mua muối qua nhiều trung gian do đó mà giá muối mua vào thường rất cao so vơi giá thực tế trên thị trường. Tất cả các yếu tố trên đẫ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh muối cua Tông Công ty. Ngoài ra, nguồn Iốt dùng trong sản xuất muối Iốt là do Nhà nước cung cấp và chủ yếu vẫn là nhập từ nước ngoài. Điều này nhiều khi làm chậm tiến độ sản xuất muối Iốt do không được cung cấp đủ lượng Iốt kịp thời cho hoạt động sản xuất. 3.5. Nguồn tài chính huy động trong sản xuất kinh doanh muối Tổng Công ty Muối là doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Nhà nước cấp vốn Ngân sách để phục vụ cho quá trình sản xuất - kinh doanh - thực hiện hoạt động công ích cho xã hội. được sự quan tâm của Nhà nước nên số vốn của Tổng Công ty đã được tăng lên hàng năm. Số vốn được Nhà nước bổ sung thêm là: + Năm 2006: 1 tỷ + Năm 2007: 500 triệu. + Năm 2008: 500 triệu. Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty Muối (năm 2007 và 2008) (trang sau) * Qua số liệu ở biểu cho ta thấy: - Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp: ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp còn có nguồn vốn chủ yếu từ nguồn vốn nợ ngắn hạn. Tổng các khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán cuối kỳ: Tổng nguồn vốn DN + Năm 2007: 67,258% + Năm 2008: 61,32% - Nguồn vốn của DN năm 2008 so với năm 2007 tăng 53.989.230.260 đ, tốc độ tăng là 22,16% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 35.347.354.580 đ với tốc độ tăng 44,3%. - Sở dĩ nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu của DN tăng mạnh như vậy là do DN sử dụng năng động và hiệu quả nguồn vốn đi vay, đặc biệt là nguồn vốn trong kinh doanh, nguồn vốn trong thanh toán. Để mượn đồng vốn đó luân chuyển quay vòng vốn (nhằm thực hiện tốt khâu lưu thông hàng hoá). Điều đó biểu hiện sự phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty Muối (năm 2007 và 2008) Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % I S nguồn vốn 243.624.731.940 100 297.613.962.000 100 1 Nguồn vốn chủ sở hữu 79.740.120.860 32,73 115.087.476.440 38,67 2 Nguồn vốn kinh doanh 79.001.293.400 32,43 114.710.607.980 38,54 Các quỹ 739.728.460 0,3 376.868.460 0,127 II Nợ phải trả 163.884.610.080 67,27 182.526.485.760 61,32 1 Nợ ngắn hạn 163.855.627.680 67,258 182.526.485.760 61,32 Vay ngắn hạn 12.304.563.040 5,058 37.130.000.000 12,47 Phải trả cho người bán 24.476.225.590 10,05 34.657.631.850 11,64 Thuế phải nộp 497.064.280 0,2 577.624.330 0,28 Phải trả các đơn vị nội bộ 3.045.829.220 1,25 2.585.207.130 0,87 Các khoản phải trả, phải 123.531.945.550 50,70 107.324.018.900 36,10 Nộp khác 2 Nợ dài hạn 0 0 0 3 Nợ khác 28.982.400 0,012 0 Chi phí phải trả 28.982.400 0 (Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán) Bên cạnh đó Văn phòng Tổng Công ty đã giảm được các khoản tiền tín dụng, vay ngân hàng bằng phương pháp linh hoạt từ nguồn vốn tạm thời chưa thanh toán để giải quyết tất toán các khoản nợ có tính chất phát sinh chi phí bất thường từ các hoạt động tài chính khác.Do vậy mà không có nợ dài hạn và tỷ trọng vay ngắn hạn thấp chỉ có 5,05% tương đương với 12.304.563.040 đồng năm 2007 và năm 2008 là 37.130.000.000 khoảng 12,47%. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả rất lớn chủ yếu là nợ ngắn hạn ( thường là hàng mua về chưa thanh toán cho người bán ). Năm 2007 nợ ngắn hạn phải trả là : 163.855.627.860đồng, tỷ trọng là 66,92% và năm 2008 nợ ngắn hạn phải trả là 182.526.485.760 đồng, tỷ trọng 61,32%/ tổng vốn. 3.6. Đặc điểm thị trường muối Thị trường muối có đặc điểm cơ bản là rất rộng lớn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng tới miền núi vùng sâu vùng xa, thị trường muối tiêu dùng và thị trường muối công nghiệp, muối xuất khẩu. Quá trình cạnh tranh chính xảy ra trên thị trường là sự cạnh tranh giữa Tổng Công ty Muối và các tư thương ngoài ra còn cạnh tranh với muối nhập khẩu và sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong Tổng Công ty. Các tư thương với sự nhanh nhẹn linh hoạt của mình đã gây ra không ít khó khăn cho Tổng Công ty Muối. Do tính chất đặc biệt của muối là rất dễ bị hao mòn do ảnh hưởng của thời tiết đặc biệt là khi gặp trời ma hoặc ẩm ớt. Chính vì đặc tính này của muối mà phần đông người sản xuất luôn trong tình trạng muốn bán nhanh sản phẩm sau mỗi vụ thu hoạch, đa số là bán cho tư thương với giá thấp. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM 1. Phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008 (Trang sau) Trong ba năm gần đây (2006, 2007, 2008) sản lợng muối có xu hớng giảm xuống, riêng năm 2006 sản lượng muối đật 500.000 tấn bằng 62,5% sản lượng năm 2005(800.000 tấn), năm 2007 sản lợng đạt 400.000 tấn bằng 80% sản lợng năm 2006. Riêng năm 2008 sản lượng đạt 520.000 tấn tăng cao hơn năm 2007 là 120.000 tấn tương ứng tăng 34%, nhưng so với mức sản lượng muối bình quân hàng năm là 620.000 tấn thì chỉ đạt 83,87%. Tình trạng giảm ;ượng muối trong những năm gần đây (so với mức bình quân năm) là một điều hết sức nguy hiểm và cần phải xem xét kỹ vì nhu cầu của xã hội về sản phẩm muối ngày càng tăng. Sở dĩ sản lượng giảm trong những năm gần đây có thể giải thích qua một số nguyên nhân chính sau đây: Trước hết phải kể đến là điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất và lưu thông muối. Ví dụ như năm 2007 và 2008 ở miền Trung thường xảy ra mưa giữa mùa khô, còn ở miền Nam thì mùa khô lại kết thúc trước từ 30 đến 40 ngày cộng thêm với tình trạng bão và lũ lụt hoành hànhtạo tâm lý hoang mang cho diêm dân. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là xu thế thu hẹp đồng muối thuộc khu vực cá thể ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Việc chuyển đổi đồng muối của hộ dân sang nuôi tôm do giá trị thu nhập từ nuôi tôm trên một đơn vị diện tích lớn gấp 8 - 10lần giá trị thu nhập của muối, nên việc chuyển đổi đang trở thành xu thế và đang diễn ra trên diện rộng, đã góp phần là giảm đáng kể sản lượng muối trên toàn quốc. Biểu 4: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Sản lượng 1000 tấn 500 400 520 -100 -20 +120 +30 Doanh thu Triệu đồng 187.600 210.000 374.300 +22.400 +11,9 +164.300 +78,2 Chi phí Triệu đồng 186.559 207.718 371.580 +21.159 +11,3 +163.440 +78,6 Lợi nhuận Triệu đồng 1.041 2.282 2.720 +1.241 +119,21 +438 +19,19 TN bình quân Nghìn đồng 2.522 2.575 2.640 +53 +2,1 +65 +2,52 Nộp ngân sách Triệu đồng 2.700 4.838 8.300 +2.138 +79,78 +3.462 +71,55 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính 3 năm 2006 – 2008 của Tổng công ty Muối ) Sau cùng là việc hình thành tuyến đe ven biển Tây và Đông Nam bộ để mở rộng diện tích ngọt hoá dẫn đến thiếu nước sản xuất của nhiều đồng muối, nên năng suất muối vùng giảm xuống chỉ còn 50%. Diện tích muối đang có xu hướng giảm: Tên địa phương Diện tích sản xuất (ha) Diện tích chuyển đổi (ha) Tính đến 1/3/2009 So với năm 2008 Dự kiến 2010 Sản lượng Sang NTTS Sang NN khác Tổng số Tăng % Giảm % Miền Băc 2754,1 2647,8 233.623 275,4 41,4 316,8 Hải Phòng 203,0 203 15.627 0 Thái Bình 136,3 59,38 72 6.956 124 124 Nam Định 1038,0 4,5 998 97.500 68 68 Thanh Hoá 295,0 13 295 21.000 41,4 41,4 Nghệ An 810,0 1,2 810 72.540 15,4 15,4 Hà Tĩnh 271,8 14,5 271,8 20.000 81,7 81,7 Miền Trung 3519,6 3533,6 121.406 48,5 48,51 Quảng Nam 35 35 500 0 Quảng Ngãi 119 119 2000 0 Bình Định 268,8 1,02 268,8 13.300 0 Phú Yên 164 170 5.074 0 Khánh Hoà 938 938 25.000 0 Ninh Thuận 1192,6 0,74 1200,6 42.800 0 Bình Thuận 802,2 5,7 802,14 32.732 48,51 48,51 Miền Nam 6955 6770,9 203.734 254,6 245,6 Bà Rỵa - VT 683 683 52.670 0 Tp HCM 1444 3,9 1444 25.002 0 Tiền Giang 95 17,4 95 4.600 20 20 Bến Tre 1404 11,6 1220 55.380 184 184 Trà Vinh 366,9 124,8 366,9 21.393 50,58 50,58 Sóc Trăng 656 656 900 0 Bạc Liêu 2306 2306 43.788 0 Tổng cộng 13228,52 12952,3 558.762 592,2 41,4 633,6 Trong đó muối CN 2449 2475 Năm 2008 doanh thu và lợi nhuận cùng tăng là dấu hiệu đáng khả quan cho ngành. Sau sự suy giảm đột ngột của sản lượng muối năm 2006 so với năm 2005 (từ 800.000 tấn xuống 500.000 tấn) Tổng công ty Muối đã có những hiệu chỉnh kịp thời, cùng với sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc Tổng công ty. Vì vậy cho nên mặc dù năm 2007 sản lượng muối tiếp tục giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng lên, đặc biệt là 6 tháng cuối năm các đơn vị đều không có nợ quá hạn và việc thanh toán công nợ với khách hàng trôi chảy hơn các năm trước. Tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 164.300(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 78,2%. Trong khi đó lợi nhuận năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 438(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 19,19%. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự ổn định và đi dần vào thế phát triển của Tổng công ty Muối. Việc doanh thu tăng lên có thể được giải thích do giá cả của các sản phẩm từ muối tăng lên cả ở vùng sâu, vùng xa cộng với sự tăng lên của doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác. Giá cả các sản phẩm muối tăng lên năm 2008 đã giải quyết được phần nào vấn đề nhức nhối về giá muối nguyên liệu của diêm dân. Hầu hết lượng muối của diêm dân năm 2008 đều được các đơn vị của Tổng Công ty mua với mức giá cao hơn mức giá sàn quy định của Chính phủ. Tổng Công ty Muối đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho một số nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao tại các tỉnh Hải Phòng, Bạc Liêu, Công ty muối I... Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã tích cực đẩy mạnh tu sửa phương tiện xây dựng kho lưu trữ để đa muối lên các vùng miền núi, trung du tuân thủ tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước là toàn dân có muối dùng. Nhìn vào số liệu tình hình thu nhập bình quân đầu người và nộp ngân sách Nhà nước chúng ta phải thấy được sự nỗ lực của Tổng Công ty trong việc nâng cao hiệu quả xã hội. Mặc dù lợi nhuận thu nhập của Tổng Công ty dao động mạnh giữa các năm, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người tính trên toàn Tổng công ty vẫn tăng trung bình trên 2% một năm. Cụ thê là: thu nhập bình quân đầu người năm 2007 tăng 2,1% so với năm 2006, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2,52. Nộp ngân sách các năm cũng tăng lên, nguyên nhân chính là do Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho công việc cung cấp muối cho người dân vùng sâu vùng xa như: hỗ trợ giá, hỗ trợ cước vận chuyển, đầu tư xây dựng kho tàng bến bãi Như vậy, Tổng Công ty đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước trong việc đảm bảo mục tiêu xã hội tạo ra điều kiện cơ bản cho người dân vùng cao. Mặc dù vậy, so với mức trung bình chung thì mức nộp ngân sách của Tổng Công ty vẫn ở mức tăng cao. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Với vai trò là một trong những doanh nghiệp chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế, Tổng Công ty muối được giao nhiệm vụ cân đối giữa cung và cầu trên thị trường muối, đồng thưòi do là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên Tổng Công ty luôn tiến hành nghiên cứu cung cầu muối trên từngvùng, từng thị trường để tiến hành điều tiết sản lượng giữa các đơn vị thành viên. Các công ty thành viên của Tổng Công ty sau khi xác định được nhu cầu về thị trường, báo cáo lên văn phòng Tổng Công ty mục đích tạo tài liệu cho Tổng Công ty tiến hành cân đối sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Đối với các mặt hàng nhập khẩu, các phòng kinh doanh ở các đơn vị cấp dưới tự tìm nguồn hàng, sau đó báo cáo lên phòng Xuất nhập khẩu của Tổng Công ty để được xét duyệt, sau đó Tổng Công ty tiến hành nhập khẩu lô hàng đó cho các đơn vị thành viên. Biểu 5:Phân tích tình hình tiêu thụ muối ( 2006-2008) Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Lượng mua Tấn 191.000 215.000 560.430 +24.000 +12,6 +245 +160,6 Tiêu thụ Tấn 172.800 234.000 524.790 +61.200 +35,4 +290.790 +124,3 TT/LM % 90,47 108,8 93,64 (Nguồn số liệu Phòng kế hoạch kinh doanh Tổng công ty Muối) Qua bảng trên ta thấy lượng mua vào của Tổng Công ty tăng đều đặn qua các năm ( Ngoại trừ năm 2008, tăng đột biến chủ yếu là do đẩy mạnh nhập khẩu ) nếu so với thực hiện cho thấy thành công lớn của Tổng Công ty trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ. Tính năng động thị trường đã được phản ánh qua việc các công ty nhạy bén trong việc đánh giá thị trường và mạnh dạn nhập khẩu muối ( Riêng năm 2008 lượng muối nhập khẩu lên tới con số kỷ lục trên 54% tổng lượng mua ). Tuy nhiên trong nhập khẩu vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải được giải quyết. Cụ thể Tổng Công ty sẽ báo cáo bộ xin ý kiến nhập khẩu khi cÇn thiết, việc phân chia thị trường các khu vực trong nhập khẩu các đơn vị phải chấp hành các văn bản và ý kiến chỉ đạo của hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Tổng Công ty sẽ kiên quyết điều hành bằng mọi biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong nhập khẩu nếu tình thế bắt buộc. Năm 2008 cũng là năm mà lượng bán ra đạt mức kỷ lục từ trước đến nay 524.794 tấn, mặc dù có lượng và doanh số bán rất cao nhưng muối chế biến chất lượng cao cho xuất khẩu của Tổng Công ty chỉ chiếm một khối lượng rất nhỏ ( 280 tấn ). Đây là lĩnh vực mà Tổng Công ty cần đầu tư chế biến để nâng cao chất lượng muối của mình mới có khả năng hướng ra bên ngoài. Bảng cũng cho thấy rằng năm 2007 sản lượng tiêu thụ cao hơn sản lượng mua vào là 19.000 tấn. Khoảng chênh lệch này cho thấy Tổng Công ty đã suất dự trữ Quốc gia để cân đối cung cầu thị trường mới. Biểu 6: Phân tích hoạt động tiêu thụ muối Iốt trên thị trương miền núi và đồng bằng (2006-2008 ) Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Iốt miền núi Tấn 23.964 33.320 65.666 +9.356 +39 +32.346 +97 Iốt đồng bằng Tấn 47.894 43.620 73.466 -4.279 -8,9 +29.846 +68,4 IốtMN/IốtĐB % 50,03 76,38 89,38 ( Nguån sè liÖu phßng kÕ ho¹ch kinh doanh) Nhìn chung sản lượng tiêu thụ muối Iốt có xu hướng tăng lên, điều này phù hợp với chủ trương toàn dân dùng muối Iốt của Nhà nước. Tốc độ tiêu thụ muối Iốt ở thị trường miền núi tăng nhanh dần qua các năm: năm 2007 tăng 39% so với năm 2006, năm 2008 tăng 97% so với năm 2007. Tốc độ tiêu thụ muối Iốt ở thị trường đồng bằng giao động mạnh hơn: Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 8,9%, năm 2008 tăng 97% so với năm 2007. Riêng năm 2008 tốc độ tiêu thụ muối Iốt ở cả hai thị trường đều tăng cao. Điều này cho thấy nhu cầu về muối Iốt trên thị trường cả nước vẫn có xu hướng tăng dần trong các năm tới. 3. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 3.1. Các chỉ tiêu doanh lợi a. Doanh lợi vốn kinh doanh Doanh lợi vốn kinh doanh cho ta biết khả năng sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh. Có nghĩa là một đồng vốn kinh doanh có thể tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biểu 7: Phân tích doanh lợi vốn kinh doanh: Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Lợi nhuận trđ 1.041 2.282 2.720 Vốn kinh doanh trđ 123.264 123.009 168.160 Doanh lợi vốn kinh doanh 0,28 0,29 0,34 ( Nguồn số liệu phòng kế hoạch kinh doanh) b. Doanh lợi của doanh thu Biểu 8: Phân tích doanh lợi của doanh thu ( 2006-2008 ) Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Lợi nhuận (trđ) 1.041 2.282 2.720 Doanh thu (trđ) 187.600 210.000 374.300 Doanh lợi doanh thu 0,554 1.08 0.72 ( Nguồn số liệu phòng kế hoạch kinh doanh) Năm 2008 doanh lợi doanh thu đạt 0,72% cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,72 đồng lợi nhuận. Doanh lợi doanh thu năm 2007 đạt cao nhất là 1,08% cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 1,08 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên phải thấy được rằng doanh lợi doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 không phải là do sản lượng sản xuất tăng lên mà trái lại còn giảm đi 100.000 tấn so với năm 2006. Như vậy qua xem xét các năm ta thấy rằng việc doanh lợi doanh thu tăng lên không phụ thuộc vào việc sản lượng có tăng lên hay không. Điều này phản ánh một thực tế là doanh thu chịu tác động nhiều của giá cả và doanh thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh khác. Các đơn vị thuộc Tổng Công ty đã cho thấy sự năng động của mình trong cơ chế mở ngày nay là không chỉ bị lệ thuộc, bị động vào việc sản xuất kinh doanh muối mà đã có sự tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác để bổ trợ thúc đẩy cho ngành kinh doanh chính là muối 3.2. Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh Biểu 9: Phân tích tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh (2006-2008 ) Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Doanh thu trđ 187.600 210.000 274.300 Vốn kinh doanh trđ 123.264 123.009 168.160 Doanh thu/vốn kinh doanh 1,52 1,71 1,63 ( Nguồn số liệu phòng kế hoạch kinh doanh) Năm 2006 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ vào sản xuất thì tạo ra 1,52 đồng doanh thu, năm 2007 là 1,71 đồng và năm 2008 là 2,23 đồng. Như vậy tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh qua các năm gần đây có chiều hướng tăng lên, cao nhất là năm 20087. Như vậy theo chỉ tiêu này doanh nghiệp có xu hướng sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh hơn. 4. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu bộ phận Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp ta không thể đánh giá một cách chính xác sự ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến kết quả, vì vậy để đánh giá hiệu quả từng mặt hoạt động của yếu tố đầu vào và tìm nguyên nhân ảnh hưởng, chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả sau. 4.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Biểu 10: Phân tích sử dụng tài sản cố định ( 2006- 2008) Chỉ tiêu đơn vị 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối (trđ) (%) Tuyệt đối (trđ) (%) 1. Doanh thu trđ 187.600 210.000 374.300 + 22.400 + 11,9 + 164.300 + 78,2 2. Lợi nhuận trđ 1.041 2.282 2.720 + 1.241 + 119,21 +438 +19,19 3. TSCĐ trđ 37.460 40.489 49.017 + 3.029 + 8,09 + 8.528 + 21,06 4. Sức sản xuất của TSCĐ 5 5,19 7,64 + 0,19 + 3,8 + 2,45 + 47,2 5. Sức sinh lời của TSCĐ 0,009 0,015 0,012 + 0,006 + 66,7 - 0,003 - 20 6. Suất hao phí của TSCĐ 0,2 0,193 0,13 - 0,007 - 3,5 - 0,063 - 32,6 ( Nguồn số liệu phòng kế hoạch kinh doanh) Qua kết quả tính toán ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2007 cao hơn năm 2006. Cụ thể là cứ một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh năm 2006 tạo ra 5 đồng doanh thu, năm 2007 tạo ra 5,19 đồng doanh thu. Như vậy doanh thu tạo ra trên một động tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,19 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,8%. Cứ một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh năm 2007 tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận và năm 2006 tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận tạo ra trên một đồng tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,006 đồng ứng với tỷ lệ tăng 66,7%. Qua bảng phân tích ta thấy sức sản xuất của một đồng tài sản cố định năm 2008 là lớn nhất tăng 2,45 đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 47,2%. Tuy nhiên sức sinh lời của tài sản cố định năm 2008 lại thấp hơn năm 2007 là 0,003 đồng tỷ lệ giảm là 20%, do đó khó có thể kết luận hai năm 2007 và 2008 năm nào hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn. Có một điều chắc chắn là hai năm 2008 và 2007 đều có hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn năm 2006 nên có thể kết luận có một xu hướng tăng dần trong hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Điều này có thể được giải thích là trong những năm gần đây Tổng Công ty đã tích cực trong việc khai thác và mở rộng thị trường chủ động đầu tư có hiệu quả những tài sản cố định cần thiết. Do đó mặc dù giá trị tài sản cố định cũng tăng lên nhưng lợi nhuận và doanh thu cũng tăng lên đáng kể. Qua bảng ta thấy năm 2008 Tổng Công ty Muối đã đầu tư vào tài sản cố định nhiều nhất tăng so với năm 2007 là 8528 (trđ). Đây là sự đầu tư dài hạn nhằm mở rộng lượng sản xuất muối đang có xu thế bị thu hẹp và đa muối tiêu dùng lên vùng sâu vùng xa theo chủ trương của Chính phủ. 4.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Biểu 11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty Muối (2006-2008) Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Doanh thu (trđ) 187.600 210.000 374.300 + 22.400 + 11,9 + 164.300 + 78,2 2. Lợi nhuận (trđ) 1.041 2.282 2.720 +1.241 + 119,21 +438 +19,19 3. Vốn lưu động (trđ) 85.804 82.520 119.143 - 3284 - 3,83 + 36.623 + 44,38 4. Sức sản xuất của vốn lưu động 2,19 2,54 3,14 + 0,35 + 16 + 0,6 + 23,6 5. Sức sinh lời của vốn lưu động 0,004 0,007 0,005 + 0,003 + 75 - 0,002 - 28,6 6. Số vòng quay vốn lưu động vòng 2,19 2,54 3,14 + 0,35 + 16 + 0,6 + 23,6 7. Thời gian 1 vòng luân chuyển ngày/vòng 164 142 115 - 22 - 13,4 - 27 - 19 ( Nguồn số liệu phòng kế hoạch kinh doanh) Qua kết quả tính toán ta thấy: Hiệu quả tài sản lưu động năm 2007 cao hơn năm 2006 cụ thể: Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2007 cao hơn năm 2006. Nếu như năm 2006 cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,19 đồng doanh thu thì đến năm 2007 tạo ra được 2,54 đồng tăng 16% với mức tăng tuyệt đối là 0,35. Bên cạnh đó sức sinh lời của vốn lưu động năm 2007 cũng cao hơn năm 2006. Năm 2007 cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,007 đồng lợi nhuận thì năm 2006 chỉ tạo ra được 0,004 đồng tăng hơn là 75% với mức tăng tuyệt đối là 0,003. So sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2008 và năm 2007 ta thấy: Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng sức sinh lời của vốn lưu động bị giảm hơn nên nếu xét hiệu quả chung của vốn lưu động ta khó có thể kết luận hiệu quả năm nào cao hơn. Để đánh giá chính xác hơn ta đi vào phân tích tốc độ luân chuyển của vốn thông qua một số chỉ tiêu sau: - Số vòng quay của vốn lưu động Năm 2006 số vòng quay vốn lưu động của Tổng Công ty là 2,19 vòng, năm 2007 là 2,54 vòng, năm 2008 là 3,14 vòng. Như vậy số vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên giữa các năm 2006, 2007, 2008 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng, Tổng Công ty đã đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn để giải quyết nhu cầu về vốn. - Thời gian luân chuyển vốn: Do số vòng quay của vốn lưu động giữa các năm gần đây có xu hướng tăng lên dẫn đến thời gian một vòng luân chuyển vốn có xu hướng giảm đi. Như vậy nếu xét hiệu quả sản xuất kinh doanh theo vốn lưu động của Tổng Công ty thì năm 2007 là hiệu quả nhất, năm 2008 hiệu quả vẫn cao hơn so với năm 2006. Do đó có thể khẳng định có xu hướng tăng lên trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong những năm gần đây. Nguyên nhân của vấn đề trên là do những năm gần đây đã có sự cải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2255.doc
Tài liệu liên quan