MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 3
I. Hệ thống Ngân sách nhà nước 3
1. Khái niệm 3
2 Đặc điểm 4
3. Cơ cấu thu- chi 6
3.1 Các khoản thu 6
3.2 Các khoản chi 7
4. Chức năng của ngân sách nhà nước 11
4.1 Phân phối tổng sản phẩm xã hội 11
4.2 Ổn định và tăng trưởng kinh tế 11
4.3 Ổn định chính trị bảo vệ thành quả cách mạng 12
4.4 Kiểm tra giám sát 12
II. Vai trò của ngân sách đối với phát triển kinh tế địa phương 13
1.Đối với tăng trưởng kinh tế 13
2. Đối với phát triển xã hội 14
3. Đối với bảo vệ môi trường 14
III. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 15
1. Tốc độ tăng trưởng thu nhập và thu nhập bình quân 16
2. Tỷ lệ giảm nghèo 18
3. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu 19
4. Mức độ ô nhiễm môi trường 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ 2005-2009 21
I. Đặc điểm Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội huyện Thanh Trì 21
1. Vị trí địa lý 21
2. Đặc điểm 21
2.1 Kinh tế 21
2.2 Xã hội 22
II. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009 23
1.Chỉ tiêu kinh tế 23
2. Chỉ tiêu xã hội 26
2.1. Giáo dục đào tạo 26
2.2. Công tác Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao 27
2.3. Công tác y tế – Dân số: 28
3.Hệ thống kết cấu hạ tầng 28
III. Tình hình sử dụng Ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009 29
1. Chi thường xuyên: 31
2.Chi đầu tư phát triển 32
3. Chi chương trình mục tiêu của ngân sách thành phố: 34
IV. Đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009 34
1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 34
2. Mục tiêu xã hội 37
3. Mục tiêu bảo vệ môi trường 43
4. Đánh giá chung: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THANH TRÌ TỚI NĂM 2015 48
I. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh trì tới năm 2015 48
1. Định hướng phát triển huyện trong giai đoạn đến năm 2015 48
2. Mục tiêu Phát triển kinh tế xã hội huyện trong giai đoạn tới 50
3. Đánh giá các dự án với mục tiêu phát triển kinh tế huyện 52
II. Nhu cầu chi ngân sách để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 52
1.Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản 55
2. Đối với chi thường xuyên 56
3. Chi các chương trình mục tiêu 57
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì 58
Kiến nghị.63
Kết luận 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trạng công tác quản lý chi ngân sách huyện đã đảm bảo các khoản chi thường xuyên, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Cơ cấu chi ngân sách có chuyển biến tích cực theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên được cơ cấu lại, trong đó tập trung ngân sách để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, ưu tiên kinh phí cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, và xây dựng cơ bản tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên chi cho môi trường còn hạn chế về mặt số lượng, có thể nói đến năm 2009 huyện mới quan tâm tới vấn đề chi bảo vệ môi trường. Trong khi đó chi quản lý ngân sách còn chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ bộ máy hành chính của huyện còn khá cồng kềnh
Các khoản mục chi bảo đảm nguồn dự phòng để xứ lý các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh. Các khoản chi năm sau cao hơn năm trước
Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế Nhà nước đã thực hiện tương đối tốt và hiệu quả trong công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện.
Trong tổng chi ngân sách huyện bao gồm chi của các cấp ngân sách: Đó là Chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã.
Nhìn chung phần lớn đã bảo đảm nhiệm vụ chi để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Đồng thời, chi ngân sách cấp huyện cũng đã dần đáp ứng được các yêu cầu của Luật Ngân sách Nhà nước: phân bổ công bằng, hợp lý và công khai, tiết kiệm, các tiêu chí xây dựng định mức cụ thể rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán và dễ kiểm tra.
Riêng chi quản lý hành chính vẫn còn cao, nhưng ngày càng được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm hơn thông qua các biện pháp quản lý biên chế, quản lý tiền lương, quản lý định mức, giảm chi phí phô trương hình thức, mua sắm hội họp chưa cần thiết.
Trong năm 2009, huyện Thanh Trì cũng đã thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý chi trong đúng phạm vi quyền hạn của mình, trong đó có việc quản lý chi kinh phí giáo dục, y tế theo ngành dọc. Việc phối kết hợp trong quản lý với các đơn vị chủ quản được thực hiện ngay từ khâu đầu là khâu lập dự toán ngân sách. Sau đó là khâu chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình quản lý cũng có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu bổ sung thêm về khả năng, nguồn lực và trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương ( huyện, xã ) đối với các lĩnh vực trên.
Những phân tích trên cho ta thấy việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện cơ bản đã đảm bảo được các nguyên tắc sau:
Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế dự toán và các cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mà Nhà nước đã ban hành.
Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng mục đích kế hoạch chỉ cấp phát vốn cho các khối lượng công trình đã được duyệt. Tăng cường thực hiện đấu thầu các công trình để loại bỏ và giảm tối đa sự biến động về số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đem lại hiệu quả vốn đầu tư cao.
Trong một số trường hợp đã kết hợp sử dụng các biện pháp cấp phát tạm ứng và cấp phát theo khối lượng hoàn thành..v.v....
Chi đầu tư phát triển
Huyện luôn xác định rõ chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hoá nhằm đảm bảo các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để đảm bảo nguồn cân đối ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu chi ngân sách Nhà nước và chi cho đầu tư phát triển theo tiến độ thực hiện, qua đó góp phần hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đặt ra cho năm 2010 và giai đoạn 2006-2010.
Quyết định số 530/QĐ-UBND ngày 26/02/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách địa phương đối với các dự án (công trình) đầu tư trên địa bàn huyện . Nội dung bao gồm: Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngân sách huyện thị và ngân sách xã gồm 6 loại hạng mục công trình Ví dụ như công trình nâng cấp hệ thống thoát nước, giao thông thôn Ngọc Hồi năm 2009 đã thực hiện 4.886 triệu đồng, chi 5.148 triệu đồng để hỗ trợ xã Tân Triều nâng cấp hệ thống giao thông, cấp thoát nước ngõ xóm, xử lý môi trường và hỗ trợ thực hiện đề án cái tạo hệ thống giao thông chiếu sáng nông thôn; Phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình thuộc ngân sách huyện quản lý; xử lý chuyển tiếp về các thủ tục và hoàn vốn.
Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 530/QĐ-UBND ngày 26/02/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách địa phương đối với các dự án(công trình) đầu tư trên địa bàn huyện đi sâu vào công tác quy hoạch.
Chi đầu tư phát triển được phân cấp: ước thực hiện 5.071 triệu đồng đạt 123.9% dự toán giao, trong đó bổ sung từ nguồn chuyển nguồn ngân sách huyện năm 2008 chuyển sang là 3.132 triệu đồng. Được sử dụng để thanh toán vốn cho 11 công trình chuyển tiếp và thanh toán khối lượng cho một số công trình khởi công mới trong năm.
Chi Xây dựng cơ bản từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất và tiền sử dụng đất: Ước thực hiện 115.436 triệu đồng đạt 239.74% so dự toán giao bao gồm: Số dự toán giao đầu năm là 48.150 tỷ đồng, sô bổ sung từ nguồn chuyển nguồn ngân sách năm 2008 chuyển sang 14.753 triệu đồng, số bổ sung từ nguồn tiền toán thu tiền sử dụng đất ngân sách huyện năm 2009 là 2533 tỷ đồng. Được bố trí vống cho các dự án chuẩn bị đầu tư, dự án chuẩn bị thực hiện và thanh toán khối lượng cho 46 công trình chuyển tiếp thực hiện dự án và một số công trình khởi công xây dựng mới thực hiện dự án trong năm.
Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách thành phố: 122 tỷ 700 triệu đồng, trong đó có 35 tỷ đồng là nguồn vốn thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư và 5 tỷ đồng là chương trình kiên cố hóa kênh mương, được sử dụng để bố trí vốn cho các dự án chuẩn bị đầu tư, dự án thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư và dự án thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn theo danh mục thành phố phê duyệt.
Chi từ nguồn thu đóng góp và đền bù khi nhà nước thu hồi đất: Được thực hiện heo tiến độ thu của các xã, thị trấn để cải tạo đường làng, ngõ xóm và các công trình dân sinh tại xã.
.
Huyện Thanh trì đã tập trung vào các hạng mục công trình như giải tỏa các vi phạm hành lang ATGT đường sắt tại địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, khu vực đô thị sẽ được hình thành trên trục đường 1A gắn kết với trục đường 70 tới khu vực quận Hà Đông theo hướng phát triển các trung tâm thương mại hỗn hợp, dịch vụ văn phòng và đào tạo. Khu vực phía Tây, gồm các xã: Tả Thanh Oai, Đại Áng. Khu vực phía Đông, gồm xã Đông Mỹ và phần bãi sông Hồng sẽ được dành để phát triển các vùng cây xanh lớn, kết hợp với các yếu tố mặt nước để tạo nên các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí. Khu vực phía Nam, gồm các xã: Liên Ninh, Tam Hiệp, Ngọc Hồi sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề kết hợp. Tình hình giải ngân xét tổng thể đã phù hợp với những yêu cầu và đặc điểm của huyện.
3. Chi chương trình mục tiêu của ngân sách thành phố:
Năm 2009 thành phố bổ sung có mục tiêu cho huyện 37.619 triệu đồng trong đó có 21 tỷ 607 triệu đồng thực hiện cải cách tiền lương, 7791 tỷ đồng chi hỗ trợ thiệt hại và khôi phục sản xuất do đợt ngập úng cuối tháng 10 đầu tháng 11 của năm 2008 số còn lại để chi các khoản chi chính sách xã hội, ma túy.mại dâm…
IV. Đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009
1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Trong năm 2009 chính phủ và thành phố dã có nhiều chính sách nhằm kích cầu đầu tư và sản xuất để ngăn chặn suy giảm kinh tế, khôi phục sản xuất kinh doanh đảm bảo an sinh xã hội. Ngay từ đầu năm 2009, thanh tra huyện đã phối hợp với các ngành tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về giá đối với các mặt hàng xi măng, thép, xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học, đường ăn, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có văn bản chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức ngay các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với cước vận tải ô tô, các mặt hàng bình ổn giá nêu trên và một số mặt hàng thiết yếu khác tại địa phương; đề nghị Bộ Y tế tổ chức ngay các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với thuốc phòng và chữa bệnh. Thực hiện biện pháp bình ổn giá, đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp và cùng tham gia với Chính phủ thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo...
Hiệu quả sử dụng ngân sách xét trên khía cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhưng trong phạm vi của huyện Thanh Trì hạn chế về số liệu nên trong bài viết này, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách đó là hệ số ICOR và tỷ lệ vốn chi đầu tư phát triển so với GDP.
Bảng 2.4 :Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2005-2009
đơn vị tính: triệu đồng, theo giá cố định
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
I
1.288
1.366
1.466
2.505
5.071
GDP
4461,12
4884,58
5295,06
5921,31
7341.19
∆ GDP
423,46
410,48
626,25
1419,88
Hi=
0,31
0,28
0,32
0,41
ICOR
4,06
4,4
3,8
4,1
4,5
Nguồn: phòng Tài chính huyện Thanh Trì
Hiệu suất sử dụng nguồn ngân sách là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức phát triển tổng sản phẩm quốc nội trong kì với lượng vốn đầu tư bỏ ra. Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả của nguồn ngân sách. Qua bảng số liệu trên, mức tăng tổng sản phẩm quốc nội tính trên vốn đầu tư trong kì của huyện không biến đổi nhiều qua các năm. Tuy nhiên nếu so sánh với mặt bằng chung của cả nước thì có thấp hơn, Hi cả nước năm 2005 là 0,32 , năm 2006 là 0,39 còn năm 2009 là 0,44 vậy một đồng vốn đầu tư bỏ ra của huyện Thanh trì sẽ tạo nên một lượng tổng sản phẩm tăng lên ít hơn so với trung bình cả nước. Nếu thông qua chỉ tiêu này để đánh giá thì rõ ràng hiệu quả sử dụng ngân sách của huyện nhỏ hơn hiệu quả sử dụng ngân sách trên cả nước. Nguyên nhân cũng có thể một phần là chưa đầu tư đúng hướng, hoặc chưa khai thác hết tiềm năng, cũng có thể do nguyên nhân tiến độ triển khai đầu tư còn chậm, mât nhiều thời gian. Hệ số Hi thấp hơn cả nước nhưng khi kết hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của huyện và các chỉ tiêu khác thì đây cũng là tỷ lệ tương đối.
Đáng chú ý là hệ số ICOR có xu hướng gia tăng, năm 2005 là 4,06 đến năm 2009 là 4,5 tức là để tăng 1% GDP đã đòi hỏi phải có tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ngày càng nhiều hơn. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng, chi hành chính ngày càng giảm, đời sống người lao động từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thông đã không ngừng được đổi mới, cơ cấu kinh tế địa phương thay đổi theo hướng tích cực, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội. Đó là sự đổi mới tư duy quản lý kinh tế, những nhận thức mới về hoạt động tài chính trong quá trình cải cách kinh tế và xây dựng kinh tế thị trường, quan điểm về động viên và phân phối nguồn lực, đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết hài hoà quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội đã được các cơ quan kinh tế có chức năng của huyện ứng dụng có hiệu quả.
Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 từ 10,7% - 11,8%/năm, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng bình quân hàng năm từ 9,1% - 10,4%/năm.
Qui mô giá trị sản xuất năm 2009 tăng gấp 2,8 - 3,0 lần năm 2000, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng từ 2,4 đến 2,7 lần so với năm 2000.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu kinh tế
Đơn vị:%
Chỉ tiêu
Khu vực
2005
2006
2007
2008
2009
Cơ cấu vốn đầu tư ngân sách
Nông nghiệp
20.34
19.18
17.29
17.93
16.2
Công nghiệp
34.65
36.87
39.35
37.75
38.96
Dịch vụ
45.01
43.95
43.36
44.32
44.82
Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp
39.3
22.4
20.5
10.4
8
Công nghiệp
45.4
59.5
63.5
70.8
69
Dịch vụ
15.3
18.1
16
18.8
23
Nguồn: Phòng tài chính huyện Thanh Trì
Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì ngày càng chuyển dịch theo xu hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân của sự chuyển dịch tích cực trên là do cơ cấu ngân sách đầu tư cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngân sách Huyện tập trung đầu tư cho các ngành nông nghiệp giảm bớt để ưu tiên đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ. Theo bảng số liệu 2.4 ta thấy rằng năm 2006 chi cho sự nghiệp nông lâm thủy lợi là 927 triệu đồng chiếm 42% tổng chi sự nghiệp kinh tế, trong khi đó, đến năm 2009 chi cùng hạng mục là 1,586 triệu đồng chiếm 29% chi sự nghiệp kinh tế. Chi ngân sách vào các ngành khác nhau đem lại hiệu quả khác nhau đối với mỗi ngành, nhờ những phân tích về điểm mạnh, các vùng trọng tâm trọng điểm nên huyện đã có hướng đầu tư ngân sách phù hợp dẫn đến kết quả là cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp 40,5% khá cao so với năm 2005 là 35,8 là do được đầu tư ưu tiên phát triển đúng hướng. Sản xuất công nghiệp liên tục tăng cao với nhịp độ tăng trưởng bình quân là 20,4% / năm. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ cũng tăng bình quân 8,3%/ năm vượt chỉ tiêu là 7-8%/ năm , đến năm 2009 tỷ trọng giá trị sản xuất của dịch vụ là 25% so với năm 2005 là 19,8%. Nguyên nhân là du lịch được chú trọng đầu tư, cơ sở hạ tầng phục vụ được nâng cấp, đặc biệt là lợi thế về du lịch sinh thái ở vùng Đông Mỹ, Duyên Hà...
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Nhờ có đầu tư đúng hướng mà đã có những chuyển biến đáng khích lệ: Tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2009 là: Công nghiệp khoảng 72%, dịch vụ khoảng 23%, nông nghiệp khoảng 5%.
Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện trực tiếp quản lý năm 2009 là: Công nghiệp khoảng 40,5%, nông nghiệp khoảng 34,5%, dịch vụ khoảng 25%.
Biểu 2.1 Tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ năm 2009
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì
2. Mục tiêu xã hội
Trọng tâm trong những năm qua bám sát bản kế hoạch 5 năm 2006-2010 như Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; nâng cao hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, và nâng cao đời sống nhân dân. Tạo bước phát triển về chất trong phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cùng với việc chuẩn bị chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long. Mục tiêu của các chương trình dự án đầu tư công cộng nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Trong quá trình thực hiện dự án, vấn đề lao động giải quyết việc làm cho nhân dân được quan tâm hơn trước, nhờ đó tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Như vậy, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành công không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng nói riêng hoặc các chỉ tiêu kinh tế nói chung mà còn phải căn cứ vào các yếu tố xã hội hay nói cách khách phải chú ý đến chất lượng tăng trưởng mà không chỉ chú ý tới tốc độ tăng trưởng. Do giới hạn của khu vực xem xét là kinh tế của huyện Thanh trì nên chỉ tiêu xã hội được dung để đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách là chỉ tiêu về việc làm giai đoạn 2005-2009.
Số lao động đang làm việc tại một thời điểm nhất định là chỉ tiêu quan trọng để xác định số việc làm tạo ra trong nền kinh tế, phản ánh hiệu quả hoạt động của việc sử dụng vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tức là tăng số chỗ việc làm . Tình hình thất nghiệp thể hiện hiệu quả của việc đầu tư ngân sách.. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, các công việc hỗ trợ và hướng dẫn nông dân có phương pháp sản xuất thu được giá trị sản xuất cao hơn, tạo điều kiện cho người dân cải thiện được đời sống vật chất cũng như tinh thần, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống. nhờ đó việc thực hiện mục tiêu tạo việc làm để tăng thu nhập, giảm nghèo cũng có được nhiều dấu hiệu khả quan. Năm 2006 tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện Thanh Trì ở mức 7,2% đến năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 5,8% ( tính theo chuẩn nghèo quốc gia, số liệu phòng lao động thương binh xã hội huyện Thanh Trì).
Về nông nghiệp có các công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ và hướng dẫn người dân có phương pháp sản xuất thu được giá trị gia tăng cao hơn, tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Từng bước giảm khoảng cách chênh lệch mức sống đối với thành thị. Trên cơ sở bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2009 là 250 triệu đồng, đến nay Quỹ cho vay giải quyết việc làm của huyện đã tích luỹ được trên 3155 triệu đồng và được phân bổ cho từng xã . Kết hợp nguồn ngân sách bổ sung hàng năm từ Chương trình và vốn thu hồi của các dự án hết hạn, doanh số cho vay của Quỹ năm 2009 là 1450 triệu đồng, thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình, góp phần tạo việc làm cho 250 nghìn lao động. Đồng thời huyện đã có hướng qui hoạch lại hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đặt tại xã Liên Ninh nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác tới người lao động, người sử dụng lao động. Theo báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách huyện năm 2009 ta có thể thấy rõ điều này, huyện đã chi khoản hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là 2.500 triệu đồng, chi cho đào tạo dạy nghề là 2.105 triệu đồng. Còn về công nghiệp thì tập trung đầu tư, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ kinh phí cho các khu công nghiệp cũng như các làng nghề để giải quyết phần lớn số lao động nông nghiệp mất đất trong huyện. Nhờ vậy các mục tiêu kinh tế xã hội mới đảm bảo hoàn thành. Có thể ví dụ các khoản mục chi sau:
Bảng 2.6 Ngân sách đầu tư cho vấn đề giải quyết việc làm năm 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Danh mục đầu tư
Tổng kinh phí
Chia ra
Ghi chú
NS TW
NS địa phương
Tổng số
34.950
31.300
3.650
1
Tài chính cho dạy nghề
4.400
3.300
1.100
a
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, cơ sở dạy nghề.
2.400
1.800
600
b
Kinh phí đào tạo dạy nghề dài hạn
1.500
1.500
-
Chỉ tính nguồn KP do NSNN cấp
c
Dạy nghề ngắn hạn (chủ yếu dạy nghề truyền thống trong khu vực nông thôn)
500
-
500
2
Cho vay vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
30.500
28.000
2.500
a
Vốn thu hồi đến hạn
27.000
27.000
-
b
Vốn TW bổ sung mới
1.000
1.000
-
c
Vốn quỹ việc làm của tỉnh (chủ yếu hỗ trợ dịch vụ cung ứng lao động cho các khu CN tỉnh ngoài)
2.500
-
2.500
Trích từ nguồn thu tỉnh
3
Kinh phí điều hành chương trình việc làm
50
-
50
Nguồn: Phòng tài chính huyện Thanh Trì
Trong hoàn cảnh đổi mới, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng nền kinh tế tri thức và thực hiện hội nhập kinh tế thì việc phát huy nhân tố con người là hết sức quan trọng theo đó vai trò của giáo dục - đào tạo càng được nhận thức đầy đủ hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, huyện đã tập trung và ưu tiên dành phần lớn cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm phát huy nhân tố con người. Vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Đây được coi là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực. Mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bỗi dưỡng nhân tài cho đất nước. còn coi trọng phân phối, sử dụng nguồn lực sao cho có hiệu quả.
Đầu tư có trọng điểm của huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Thanh trì cùng với sự nỗ lực cố gắng của các ngành các cấp, huyện cùng với sự đổi mới tư duy quản lý kinh tế, những nhận thức mới về hoạt động tài chính trong quá trình cải cách kinh tế và xây dựng kinh tế thị trường, quan điểm về động viên và phân phối nguồn lực, đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết hài hoà quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội đã được các cơ quan kinh tế có chức năng của huyện ứng dụng có hiệu quả.
Chi ngân sách huyện năm 2009 đảm bảo cho các đơn vị hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, phát triển làng nghề truyền thống (mây tre đan Vạn Phúc), triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá vược, các trình, tổ chức thành công hội chợ hoa cây cảnh, hàng Thủ công nghiệp là làng nghề , tổ chức lớp sơ cấp nghề cho các cán bộ thú y, cán bộ hợp tác xã , công tác phòng chống dịch (tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết), phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc được quan tâm chỉ đạo sát sao, bố trí đủ kinh phí để thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, duy trì vệ sinh môi trường..
Từ những nội dung trên dẫn đến những kết quả khá khả quan trong giải quyết việc làm như sau:
Bảng 2.7 Tình hình giải quyết việc làm của huyện qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
2007
2008
2009
1
Số lao động được giải quyết việc làm mới
Người
65000
70000
75000
2
Tỷ lệ thất nghiệp
%
8,64
8,69
7,84
3
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn
%
68,5
60,5
50,18
Nguồn: Phòng lao động- thương binh xã hội huyện Thanh Trì
Từ bảng trên ta thấy nguồn ngân sách đầu tư vào các dự án Tạo việc làm mới cho khoảng 300 lao động và tạo thêm việc làm cho 5000 lao động mỗi năm.
Đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung dẫn đến sự chuyển biến tích cực trong lực lượng lao động. Lao động trong các ngành dịch vụ tăng 9-10,6% còn lao động trong nông nghiệp giảm từ 78,2- 74,9%, thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn giảm đi một số lượng đáng kể. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 21% năm 2005 lên tới 33% năm 2009.
Biểu 2.2 Tình hình lao động của huyện qua các năm
Nguồn: Phòng lao động- thương binh xã hội huyện Thanh Trì
Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng số lao động cần giải quyết việc làm tăng rất nhanh qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do nông dân mất đất do giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp mới mọc lên. Tuy nhiên, khi có hướng chi ngân sách vào khu công nghiệp cũng đã giải quyết số lượng lớn lao động, cũng như huyện đã có hướng đầu tư vào các trung tâm dậy nghề, từ đó lao động có biến chuyển rõ rệt về số lượng cũng như chất lượng. Năm qua huyện đã tổ chức các chương trình giới thiệu giải quyết việc làm cho lao động phổ thông, đồng thời có hướng đào tạo lao động đa dạng ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hiện tại cần số lượng lớn các lao động có tay nghề làm việc trong các khu công nghiệp. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng lên, số lao động được giải quyết việc làm tăng khá nhanh 2005 là 9000 người đến năm 2009 là 13000 người.
Công tác xã hội được quan tâm và đảm bảo như giải quyết chính sách xã hội cho 2.121 đối tượng theo nghị định số 67/2007/NĐ_CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, hỗ trợ kinh phí thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho người nghèo, cấp 630 triệu đồng cho các xã, thị trấn để hỗ trợ xây mới 7 nhà và sửa chữa cải tạo 12 nhà tình nghĩa đối với các gia đình chính sách, thực hiện công tác khám chữa bệnh, và giải quyết các tệ nạn xã hội. Trong năm huyện đã kịp thời thực hiện biện pháp điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB được phân cấp, cắt giảm đối với các công trình đã đủ khối lượng, đủ điều kiện xây dựng. Đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các dự án dân sinh cấp thiết, dự án đầu tư xây dựng các trường học chuẩn quốc gia và hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án để đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2010, tích cực triển khai thực hiện 3 đề án đầu tư xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa, chợ nông thôn.
Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đầu tư cho một số dự án, nhất là dự án trọng điểm, dự án trường chuẩn quốc gia không đảm bảo tiến độ. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn vướng mắc cho nên nguồn vốn giải phóng mặt bằng của nhiều dự án cải tạo, nâng cấp khó có khả năng giải ngân hết trong năm 2010
Những dự án giao cho xã, đơn vị làm chủ đầu tư do năng lực, trình độ quản lý XDCB còn hạn chế nên thủ tục đầu tư xây dựng còn chậm, làm ảnh hưởng tiến độ thanh toán khối lượng, giải ngân chung của toàn huyện.
3. Mục tiêu bảo vệ môi trường
Từ tình hình kinh tế đặc trưng của huyện, thuộc về ngoại thành Hà Nội. Là một huyện ven đô đang được đô thị hoá, những năm qua nhiều công trình, dự án của Thành phố và Huyện đã được đầu tư xây dựng, vì vậy diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu nông sản thực phẩm phục vụ đời sống của nhân dân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cùng với việc giải quyết lao động, việc làm, môi trường, xã hội... là những vấn đề bức xúc đòi hỏi cần phải được quan tâm. Phát triển bền vững
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26060.doc