MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu 5
Lời mở đầu 6
Chương 1. Lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 8
1.1.Khái quát về tài sản cố định của doanh nghiệp 8
1.1.1.Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 8
1.1.2.Tài sản cố định của doanh nghiệp 10
1.1.2.1.Khái niệm 10
1.1.2.2.Phân loại tài sản cố định 11
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 14
1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 14
1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 15
1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 17
1.3.1.Nhân tố chủ quan 17
1.3.2.Nhân tố khách quan 20
Chương 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH Vinh Ánh 22
2.1.Khái quát về công ty TNHH Vinh Ánh 22
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.2.Cơ cấu tố chức 23
2.1.3.Kết quả hoạt động chủ yếu của công ty 29
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 36
2.2.1.Thực trạng tài sản cố định của công ty 36
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 42
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 47
2.3.1.Thành tựu 47
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 48
2.3.2.1.Hạn chế 48
2.3.2.2.Nguyên nhân 50
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Vinh Ánh 51
3.1. Định hướng phát triển của công ty 51
3.1.1.Mục tiêu chủ yếu thời gian tới 51
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty 52
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 52
3.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 52
3.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo quản TSCĐ 54
3.2.3. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 56
3.2.4. Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty 57
3.2.5. Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý 58
3.2.6. Hoàn thiện công tác kế toán tài chính TSCĐ 59
3.2.7. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Công ty 61
3.3. Kiến nghị 63
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
69 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty TNHH Vinh Ánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ thuật: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật của công ty.
Các nhiệm vụ chính:
+ Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, theo dõi kiểm tra , cập nhật các tài liệu thông tin, số liệu kĩ thuật...
+ Thẩm định phương án kinh doanh, chiết tính giá thành...
+ Kiểm tra về mặt số lượng, tỷ trọng các hao phí đầu tư cho công trình làm cơ sở pháp lý cho phòng Tài chính kế toán thanh quyết toán công trình.
+ Soạn thảo, quản lý, lưu trữ các phương án, luận chứng kinh tế, kĩ thuật, hợp đồng kinh tế, quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm công trình và thành lập Ban chỉ huy công trường, và các văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật thương mại...
+ Kiểm tra , giám sát về kĩ thuật, chất lượng công trình.
+ Lập báo cáo tiền khả thi, lập dự án khả thi, thiết kế kĩ thuật và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức triển khai, thi công và kinh doanh sản phẩm công trình dự án được phê duyệt.
- Phòng Tổ chức-hành chính: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự và quản lý hành chính, pháp chế thanh tra.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
+ Quản lý thực hiện chế độ lao động, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác theo đúng chế độ của Nhà Nước ban hành, chủ động hoặc đề xuất với lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác. Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo theo quy định của Nhà nước trong phạm vi công ty.
+ Quản lý các hoạt động tài chính của công ty.
+ Quản lý toàn bộ trang thiết bị, phương tiện văn phòng của công ty, phối hợp với các phòng ban chức năng chủ động đề xuất với Giám đốc việc sửa đổi , thay thế hoặc sắm mới nếu cần thiết.
+ Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của Giám đốc, các Phó Giám đốc; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách theo định kì hoặc đột xuất.
+ Soạn thảo lưu trữ, hồ sơ các văn bản hành chính công ty.
+ Tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, hướng dẫn các thủ tục về an toàn lao động và giải quyết các vấn đề an toàn lao động.
+ Thẩm định các văn bản trong phạm vi quản lý của phòng.
+ Điều động xe đưa cán bộ đi công tác...
- Phòng kinh doanh: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh.
Nhiệm vụ cụ thể là:
+ Xây dựng và lập kế hoạch theo tháng, quý.
+ Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm cũ, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới trên các mặt: tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí...
+ Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kí kết hợp đồng kinh tế, hàng hoá vật tư.
- Phòng tài chính- kế toán: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chiến lược quản lý tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của công ty.
Nhiệm vụ cụ thể:
+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu- chi tài chính, các nghiệp vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Làm việc với các cơ quan Nhà nước liên quan tới công tác tài chính kế toán .
- Các tổ đội sản xuất
Hiện tại công ty có 3 đội xây dựng 01 đội xe, 01 đội máy.
- Mỗi tổ đội xây dựng có nhiệm vụ thu thập thông tin, chỉ thị của công ty, có thể tự liên hệ kí kết hợp đồng và trực tiếp thi công các công trình theo hợp đồng đã kí kết. Các tổ đội sản xuất được quyền hạch toán độc lập với nhau và chịu sự giám sát quản lý của công ty.
- Các bộ phận khác, các tổ chức đoàn thể
+ Các bộ phận khác: công ty lập ra các bộ phận giúp việc này tuỳ theo tính chất công việc và nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, mà các bộ phận này có thể được lãnh đạo công ty duy trì hoạt động thường xuyên hoặc theo vụ việc.
+ Các tổ chức đoàn thể :công ty có các tổ chức gồm : Công đoàn , Đoàn thanh niên ...
Các tổ chức này hoạt động tuân thủ theo quy chế của công ty và phù hợp với pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo cho cán bộ công nhân viên công ty có đời sống tinh thần và vật chất ổn định. Đoàn kết gắn bó để phát huy tối đa nội lực phục vụ cho lợi ích của công ty.
Kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể do chính tổ chức huy động từ nguồn thu đoàn phí, các nguồn thu hợp pháp khác và sự hỗ trợ của công ty trên cơ sở đề xuất được lãnh đạo công ty phê duyệt .
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
2.1.3.1 Tình hình tài chính
Trước hết chúng ta hãy xem xét sự biến động về tài sản của công ty qua một số năm.
Bảng 1: Bảng biến động tài sản của công ty giai đoạn 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Nội dung
2005
2006
2007
1.Tài sản cố định
2.250
1.890
1.524
2.Tài sản lưu động
6.574
8.215
10.236
3.Tổng tài sản
8.824
10.867
13.157
4.Doanh thu
17.560
20.756
25.124
( Nguồn: Báo cáo Tài chính – Phòng Tài chính kế toán)
Ta nhận thấy rằng tỷ lệ: Tài sản cố định(TSCĐ)/ tổng tài sản(TS),và tài sản lưu động(TSLĐ)/tổng tài sản(TS), các năm như sau:
+ Năm 2005: TSCĐ/TS =25,49%
TSLĐ/TS =74,5%
+ Năm 2006: TSCĐ/TS =17,39%
TSLĐ/TS =75,59%
+ Năm 2007: TSCĐ/TS =11,58%
TSLĐ/TS =77.79%
Sở dĩ tỷ lệ TSLĐ chiếm đa số trong tổng tài sản là vì do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây dựng cơ bản. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy vậy ta thấy năm 2005 TSCĐ còn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng tài sản (25,49%) thì đến năm 2006, 2007 con số này đã giảm dần từ 17,39% xuống còn 11,58%. Điều đó chứng tỏ rằng một phần do gía trị TSCĐ bị hao mòn dần qua các năm và đồng thời cũng do gíá trị TSLĐ tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 gía trị TSLĐ chỉ hơn 6.574 Triệu đồng nhưng đã tăng lên 8.215 Triệu đồng năm 2006 và 10.236 Triệu đồng năm 2007. Đó là một điều đáng mừng của công ty, bởi vì nó cho thấy công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện rõ nhất qua việc tăng trưởng nhanh chóng của doanh thu.
Năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ là 17.560 Triệu đồng thì đến năm 2006 con số này đã là 20.756 Triệu đồng, đến năm 2007 đã tăng lên đến 25.124 Triệu đồng.
Để xem xét kĩ hơn tình hình tài chính của công ty chúng ta hãy xem xét bảng dưới đây:
Bảng 2: Tình hình tài chính của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Nội dung
Năm
2005
2006
2007
1
Vốn chủ sở hữu
2.515
3.035
3.500
2
Các khoản phải nộp ngân sách
871,5
1.081,5
1.439,3
3
Nợ phải thu
11.056
16.564
14.246
4
Nợ phải trả
8.647
11.354
12.586
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Vinh Ánh
Với bảng trên ta có thể thấy : nguồn vốn chủ sở hữu là do hình thành từ
các nguồn vốn như vay ngắn hanh ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, vốn góp
của các cổ đông, vốn liên doanh liên kết.
Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng: từ trên 11 tỷ năm 2005 tăng lên hơn 16 tỷ năm 2006. Cho nên công ty cũng cần có biện pháp để đòi nợ, tránh tình trạng nợ dây dưa quá dài, gây tình trạng thiếu vốn cho chính mình.
Bên cạnh các khoản phải thu tăng lên đó thì khoản nợ phải trả của công ty cũng tăng rất nhanh. Sự vay vốn mở rộng sản xuất là một tất yếu với công ty.
Tuy vậy công ty cần có biện pháp để kiểm soát khoản nợ đó, tránh tình trạng không trả được dẫn đến phá sản.
2.1.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Để đánh giá một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có thể theo dõi bảng : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: 2005, 2006, 2007
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm
2005
2006
2007
1. Doanh thu hàng bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
01
17.560
20.756
25.124
2. Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo pp trực tiêp
03
04
05
06
07
235
253
281
3. Doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ(10=01-03)
10
17.325
20.503
24.843
4. Giá vốn hàng bán
11
14.022
16.142
19.505
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV (20=10-11)
20
3.303
4.361
5.338
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
12
17
21
7. Chi phí tài chính
22
450
590
720
8. Chi phí quản lý DN
24
2.255
2.947
3.426
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30=20+21-22-24)
30
610
841
1.213
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
150
211
264
12. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
(150)
(211)
(264)
13.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
460
630
949
14. Thuế thu nhập DN phải nộp
51
92
126
189,8
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
368
504
759,2
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng TC- KT)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy rằng:
Doanh thu trong các năm tăng nhanh năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất
Như vậy giá vốn hàng bán cũng tăng nhanh, nó phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của công ty tăng nhanh.
Bên cạnh doanh thu cung cấp dịch vụ, hàng hoá công ty còn có doanh thu hoạt động tài chính. Tuy doanh thu này không lớn nhưng nó cũng thể hiện sự cố gắng của công ty nhằm đa dạng hoá nguồn thu, tạo thêm thu nhập cho công nhân viên. Tuy vậy, chi phí tài chính tăng lên nhanh chóng và vượt qua cả doanh thu tài chính, điều này khiến cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị âm. Doanh nghiệp cần xem xét kĩ lại chi phí tài chính và có biện pháp quản lý tốt.
Xét về chi phí doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm tăng lên rất nhanh đây là một tín hiệu không tốt cho công ty vì vạy ban giám đốc cần xem xét lại và cát bớt những khoản chi phí không cần thiết trong những năm sau để lợi nhuận của công ty trong những năm tiếp theo tăng cao hơn nữa
Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến
Nhận xét chung: Nhìn chung hoạt động của công ty đã mở rộng nhanh chóng. Công ty đã trú trọng khai thác thị trường, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy vậy do chưa kiểm soát tốt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty có mức lợi nhuận đạt được chưa như mong muốn.
Bảng 4: Bảng báo cáo tổng hợp tài sản cố định khâu quản lý 2007
ĐVT: Triệu đồng
Mã tài sản
Tên tài sản
Ngày tính khấu hao
Nguyên giá
Tổng hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại (31/12/2007)
0001
Nhà kho
1/1/2002
80
60
20
0002
Nhà làm việc cấp 2
1/1/2002
120
90
40
0003
Nhà làm việc cấp 2
1/1/2002
135
103
32
0004
Nhà làm việc cấp 2
1/1/2002
145
110
35
0005
Nhà làm việc cấp 2
1/1/2002
150
130
20
0006
Sân, đường
1/1/2002
50
35
15
0007
Cổng cơ quan
1/1/2002
30
23
7
0008
Bàn họp
1/1/2002
15
15
0
0009
ôtô misubisi
1/1/2003
360
270
90
0010
Máy photocopy
1/1/2002
35
28
7
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty TNHH Vinh Ánh
2.2.1.Thực trạng sử dụng tài sản cố định của công ty
Bảng 5. Tỷ trọng tài sản cố định trong 3 năm của Công ty TNHH Vinh Ánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tỷ trọng %
Năm 2006
Tỷ trọng %
Năm 2007
Tỷ trọng %
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.380
61,33
1.219
64,5
798
52,36
-161
-421
Máy móc thiết bị
482
21,42
373
19,74
314
20,6
-109
-59
Phương tiện, vật tư bốc dỡ
138
6,13
95
5,03
86
5,64
-43
-9
Thiết bị, dụng cụ quản lý
250
11,11
203
10,74
326
21,39
-47
123
Tổng
2.250
100
1.890
100
1.524
100
-360
-366
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Vính Ánh năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu của tài sản cố định của các năm 2005 - 2007 thì tỷ trọng của nhà cửa, vật kiến trúc là chiếm cao nhất. Năm 2005 chiếm tỷ trọng là 61,33% [(1380/2.250) * 100]. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 64,5 %, tăng lên so với đầu kỳ năm 2005 là 3,17% .
Năm 2007 nhà cửa, vật kiến trúc giảm xuống còn 52,36%, giảm so với năm 2006 là 12,14% chủ yếu vẫn là do tăng tỷ trọng của vật kiến trúc.
Tiếp theo đó là máy móc thiết bị: Năm 2005 máy móc thiết bị là 482 triệu đồng, sang năm 2006 máy móc thiết bị là 373 triệu đồng, nhưng tỷ trọng vẫn nhỏ hơn năm 2005. Đến năm 2007 máy móc thiết bị lgiảm 59 triệu đồng so với năm 2006. Tuy nhiên máy móc thiết bị vẫn chíêm tỷ trọng cao trong tổng tài sản cố định. Do tỷ trọng của máy móc thiết bị là rất cao cho nên năng lực sản xuất của nó sẽ quyết định tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có tính toán các loại tài sản cố định, máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong doanh nghiệp.
Phương tiện vận tải bốc dỡ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tài sản cố định. Năm 2005 phương tiện vận tải bốc dỡ chiếm 11,11% trong tổng tài sản cố định. Năm 2006 chiếm 5,03 % trong tổng tài sản cố định, về số tuyệt đối giảm 47 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 phương tiện vận tải bốc dỡ có tăng nhưng không đáng kể, tăng 0,61% so với năm 2006.
Bảo toàn và phát triển tài sản cố định ở công ty:
Bảo toàn và phát triển vốn, vốn là một nội dụng quan trọng trong công tác bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng mà công ty theo đuổi.Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của công ty, trong đó có tài sản cố định. Để thấy được công tác bảo toàn và phát triển vốn, tài sản cố định của công ty trong vài năm trở lại đây như thế nào, ta xem xét sự biến động của tài sản cố định ở công ty thông qua:
Bảng 6. Tình hình biến động từng loại tài sản cố định của công ty
Năm
TSCĐ
2005
2006
2007
1. Số dư đầu kỳ
1.976
1.785
1.569
2 Tăng trong kỳ
322
302
203
+ Mua sắm mới
322
302
203
- Nhà cửa, vật kiến trúc
28
19
54
- Máy móc thiết bị
198
106
0
- Phương tiện vận tải
0
177
42
- Thiết bị dụng cụ quản lý
96
0
107
+ Xây dựng mới
0
0
0
3. Giảm trong kỳ
48
203
248
+ Thanh lý
48
203
248
- Nhà cửa, vật kiến trúc
20
15
14
- Máy móc thiết bị
6
4
7
- Phương tiện vận tải
14
11
7
- Thiết bị dụng cụ quản lý
0
0
0
4. Số cuối kỳ
2.250
1.890
1.524
5. Hệ số đổi mới TSCĐ( 2/4 )
0,14
0,16
0,13
6. Hệ số loại bỏ TSCĐ( 3/1 )
0,024
0,113
0,158
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Vính Ánh năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng tình hình biến động tài sản cố định của công ty ba năm 2005, 2006, 2007 ta thấy tài sản cố định của công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2005 dư đầu kỳ là 1.976 triệu đồng, tăng trong kỳ do mua sắm tài sản cố định mới là 322 triệu đồng, giảm trong kỳ do thanh lý nhượng bán tài sản cố định là 48 triệu đồng. Năm 2006 dư đầu kỳ là 1.785 triệu đồng, tăng trong kỳ do mua sắm tài sản cố định mới là 302 triệu đồng, giảm do thanh lý nhượng bán tài sản cố định là 203 triệu đồng. Năm 2007 dư đầu kỳ là 1.569 triệu đồng, tăntrong kỳ do mua sắm tài sản cố định mới là 203 triệu đồng, giảm trong kỳ do thanh lý nhượng bán tài săn cố định là 248 triệu đồng.
Như vậy trong ba năm qua công ty rất chú trọng vào việc đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là năm 2005 mua săm s tài sản cố định là 322 triệu đồng. Hàng năm doanh thu của công ty đều tăng rất nhanh, giá trị tổng sản lượng cũng tăng hàng năm từ 20% - 40%. để cho dây truyền sản xuất được đồng bộ hơn, hàng năm công ty đã đầu tư rất nhiều vào các tài sản cố định khác.
Ngoài biện pháp đầu tư để phát triển vốn thì công ty cũng thực hiện công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của mình để từ đó xác định mức và tỷ lệ khấu hao cho hợp lý. Hàng năm công ty đều tiến hành đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của mình, tuy nhiên công tác này chỉ là hình thức nên không thực sự đem lại hiệu quả trong bảo toàn và phát triển tài sản cố định của doanh nghiệp:
- Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, những tài sản cố định có giá trị nhỏ thì công ty giao trực tiếp quyền quản lý, còn những tài sản cố định có giá trị lớn thì do phòng kỹ thuật trực tiếp quản lý, các đội xây lắp, phân xưởng sử dụng theo đúng nội quy do phòng kế hoạch đưa ra. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định cũng được thực hiện tốt cho nên hạn chế được sự mất mát, hư hỏng tài sản cố định trước khi hết thời hạn sử dụng.
- Về mặt giá trị: Tuy công ty có thực hiện đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định nhưng nó mới chỉ là hình thức, do đó không tránh khỏi tình trạng khi tài sản cố định hư hỏng, công tác sửa chữa làm tăng giá trị tài sản cố định nhưng không được tính vào hạch toán tăng tài sản cố định để tính khấu hao
Tình hình sửa chữa tài sản cố định ở công ty:
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định nhằm mục tiêu làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định. Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công tác sửa chữa, bảo dưởng tài sản cố định được giao cho từng tổ đội, xưởng sản xuất, nhưng chịu trách nhiệm chính là phòng kỹ thuật. Trong đó các tổ, đội, xưởng sản xuất với vai trò quản lý và sử dụng tài sản cố định trực tiếp phục vụ sản xuất và thi công, nên họ có trách nhiệm phải bảo quản, bảo dưỡng theo chu kỳ. Phòng kỹ thuật đóng vai trò là người quản lý trực tiếp công tác sửa chữa, thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn, vừa và nhỏ cho hệ thống tài sản cố định. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn là nơi tiến hành công tác xây dựng và lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ hệ thống tài sản cố định trên cơ sở thực trạng hoạt động từng mặt và thống nhất trong toàn công ty.
Phần lớn tài sản cố định của công ty tập trung vào máy móc thiết bị, một phần máy móc thiết bị dùng để thi công công trình thường xuyên di chuyển theo công trình, do vậy việc tập trung sửa chữa, bảo dưỡng là rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy mà công ty đã lựa chọn hình thức sửa chữa, bảo dưỡng phan tán là chính đối với các hỏng hóc thông thường và được thực hiện bởi công nhân kỹ thuật.
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty TNHH Vinh Ánh
Bảng 7. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Giá trị
Tăng (%)
Giá trị
Tăng (%)
1. Doanh thu thuần
34.024,4
44.893,7
58.000,7
10.869,3
31,94
13.107
29,19
2. Lợi nhuận ròng
432
450
850
18
4,17
400
88,88
3. Nguyên giá
TSCĐ bình quân
84.405,32
85.315,466
87.248,482
0,910146
1,07
1.969,016
2,37
4. Sức sản xuất của TSCĐ ( 1/3 )
0,4031
0,5262
0,6645
0,1231
30,5
0,1383
26,28
5. Suất hao phí của TSCĐ ( 3/1 )
2,4807
1,9003
1,50489
- 0,5803
- 23,37
- 0,39551
- 20,8
6. Sức sinh lời của TSCĐ ( 2/3 )
0,005118
0,005274
0,009738
0,000156
3,048%
0,00446
84,64
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Hoa Phát Năm 2006)
Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận:
- Sức sản xuất của tài sản cố định:
Năm 2005: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,4031 đồng doanh thu.
Năm 2006: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,5262 đồng doanh thu.
Năm 2007: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân huy động vào sản xuất kinh doanh thì tạo được 0,6645 đồng doanh thu.
Như vậy sức sản xuất của tài sản cố định đã tăng qua các năm: Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 26,28%. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 30,5%. Mức tăng này có giảm đi từ năm 2005 so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá trị tài sản cố định bình quân.
Vậy nhân tố chủ yếu làm cho sức sản xuất của tài sản cố định tăng là doanh thu thuần. Nguyên giá bình quân tài sản cố định làm giảm sức sản xuất của tài sản cố định.
- Suất hao phí của tài sản cố định:
Năm 2005, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 2,48 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.
Năm 2006, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 1,9003 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.
Năm 2007, để tạo được một đồng doanh thu thì cần phải huy động 1,50489 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.
Như vậy năm 2005 để tạo ra được một đồng doanh thu thì phải bỏ ra 1,9003 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân, tức là giảm được 0,5803 đồng so với năm 2004, giảm 23,37%. Năm 2006 giảm được 0,39551 đồng so với năm 2005, tức là giảm 20,8%. Do đó năm 2006 và năm 2005 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
- Sức sinh lời của tài sản cố định:
Năm 2005 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì tạo được 0,005118 đồng lợi nhuận ròng (tức là mức dinh lời của tài sản cố định là 0,5118%).
Năm 2006 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì tạo được 0,005274 đồng lợi nhuận ròng (tức là mức dinh lời của tài sản cố định là 0,5274%).
Năm 2007 cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì tạo được 0,009738 đồng lợi nhuận ròng (tức là mức dinh lời của tài sản cố định là 0,9738%).
Như vậy tuy sức sinh lời của tài sản cố định các năm rất nhỏ nhưng nó đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt.
Tóm lại, từ sự phân tích ba nhân tố trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty trong ba năm gần đây là chưa cao, song đã có chiều hướng gia tăng rõ rệt, đó là mọt dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng công tác quản lý và sử dụng ở công ty đang ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Với sự theo chiều hướng trên thì tin rằng sự phát triển của công ty là rất chắc chắn, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ cao hơn so với hiện nay. Nhưng để có thể
đạt được thành tựu đó đòi hỏi toàn bộ công nhân viên trong công ty phải hết sức cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
2.3.1.Kết quả đạt được
Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt được một số kết quả sau:
Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện mà Công ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích.
Trong quá trình tái sản xuất TSCĐ, Công ty tích cực tìm nguồn tài trợ dài hạn, làm cho cơ cấu vốn dài hạn được ổn định dần các TSCĐ được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn này.
Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng TSCĐ, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định, tăng năng lực sản xuất.
Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu suất khai thác dây chuyền sản xuất là yếu tố tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm, do đó Công ty đã tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng chủng loại trang thiết bị để bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ cho phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có.
Hiện nay, công ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu, những máy móc không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất và chất lượng
công trình thi công. Công ty đã đổi mới lắp đặt thêm nhiều máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ tự động hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm và công trình. Làm được điều này, công ty phải dựa trên cơ sở nguồn vốn dài hạn huy động được. Hơn nữa, các máy móc thiết bị được khai thác tốt là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn cố định, đầu tư mới, thay thế cho các hạng mục đó.
Có được kết quả này là do:
- Công ty luôn năng động trong việc tìm nguồn tài trợ để đầu tư mới TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất. Công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.
- Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7874.doc