MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1: Tổng quan về doanh nghiệp 3
1.1.1: Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 3
1.1.2: Tài sản lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2.1: Khái niệm , đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2.2 Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp 7
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 16
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 22
1.3.1 Nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Nhân tố khách quan 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 24
2.1 Khái quát về Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận thuộc Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 26
2.1.2.1 Các phòng ban thuộc khối Văn phòng 26
2.1.2.2 Các đơn vị sản xuất 28
2.1.3 Hoạt động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 29
2.1.3.2 Dịch vụ Viễn thông 31
2.1.3.3Phát triển mới máy điện thoại 32
2.1.3.4 Kết quả hoạt động chủ yếu 32
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 34
2.2.1 Thực trạng TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 34
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 40
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Bưu Điện Tỉnh 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 45
2.3.2.1 Hạn chế 45
2.3.2.2 Nguyên nhân 47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 49
3.1: Định hướng phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 49
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang 53
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động . 53
3.2.2: Xác định vốn lưu động phù hợp đối với các đơn vị sản xuất 57
3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý 58
3.3: Kiến nghị: 58
3.3.1: Kiến nghị với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam 58
3.3.2 Kiến nghị với Tập Đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt nam 59
KẾT LUẬN 60
64 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại bưu điện tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu, tín dụng thương mại làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần phải quản lý tốt các khoản tín dụng thương mại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu, muốn vậy doanh nghiệp cần phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng, xác định tiêu chuẩn tín dụng, xây dựng chiết khấu thanh toán thích hợp, xác định thời gian bán chịu hợp lý, có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng...
Để doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ thì ngoài những biện pháp đôn đốc thu hồi các khoản nợ, doanh nghiệp cần xác định và lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi để có thể sử dụng khi doanh nghiệp có các khoản thu không thể thu hồi được, bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Doanh nghiệp có các nhà quản lý có trình độ, được đào tạo, có khả năng phân tích đánh giá dự báo để sử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh . Việc doanh nghiệp bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ sẽ giúp họ phát huy năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong công tác quản lý sử dụng tài sản lưu động, con người đóng vai trò nhân tố ảnh hưởng quan trọng, con người là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người ra các quyết định quản lý, vận hành máy móc tạo ra sản phẩm, do đó vấn đề con người luôn là then chốt quyết định các vấn đề khác.
- Do trình độ quản lý: Thể hiện ở trình độ quản lý sản xuất và quản lý tài chính
+ Quản lý sản xuất: Việc bố trí lực lượng lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ sẽ giúp người lao động phát huy năng lực của bản thân họ và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Quản lý tài chính: xác định đúng nhu cầu VLĐ, bố trí cơ cấu vốn hợp lý không để vốn ứ đọng dư thừa, phân tích đánh giá, dự báo chính xác các chính sách về tiền mặt, dự trữ, chính sách về tín dụng thương mại .. để huy động vốn đủ cho sản xuất kinh doanh.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp lựa chọn được các phương án đầu tư tốt, sản phẩm sản xuất ra được khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá thành hợp lý thì doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng, tăng vòng quay VLĐ.
1.3.2 Nhân tố khách quan
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động to lớn của môi trường xung quanh. Khả năng cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp là rất khó khăn, chính vì thế mà việc phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường xung quanh để thích nghi, tồn tại và phát triển. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Các chính sách vĩ mô của Chính phủ như: chính sách tài khoá, chính sách lãi suất, chính sách hối đoái....sẽ tác động đến giá trị và khối lượng các khoản mục trong tài sản lưu động rất lớn.
Tình trạng lạm phát, thiểu phát của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Nếu thiểu phát sẽ dẫn đến sức mua kém, sản phẩm sản xuất ra tồn kho, ứ đọng TSLĐ, chậm luân chuyển vốn. Nền kinh tế lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm, tăng giá các loại vật tư nguyên liệu đầu vào, TSLĐ sẽ sụt giảm theo tốc độ mất giá của đồng tiền.
Môi trường chính trị - xã hội tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, ngoài ra tác động đến các mặt hàng xuất nhập khẩu.
- Tác động của khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật liên tục có sự thay đổi , ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành của sản phẩm, khả năng bảo quản sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm do thay đổi mẫu mã... Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân bổ và sử dụng hiệu quả TSLĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và có giải pháp đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Khái quát về Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam, thực hiện hạch toán phụ thuộc với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Trụ sở: Phường Phan Thiết – TX Tuyên Quang
Điện thoại: 027.922889
Fax: 027.922567
Số đăng ký kinh doanh: 1516000015
Ngày 22 tháng 08 năm 1945, Sở dây thép của chế độ cũ đã được giao cho đại diện Việt minh, đây là cơ sở đầu tiên của Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang sau này, nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là tổ chức mạng lưới điện, đường thư phục vụ hoạt động của Chính quyền cách mạng, với tên gọi là Ty Bưu Điện Tuyên Quang, trực thuộc Nha Giám đốc Bắc phần.
Kỳ họp Quốc hội thứ 2 khoá V, tháng 4 năm 1976 quyết định sát nhập tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, lấy thị xã Hà Giang làm tỉnh lỵ, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang và Bưu Điện tỉnh Hà Giang sát nhập, lấy tên là Bưu Điện tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 2 tháng 10 năm 1987, Tổng cục Bưu Điện ra quyết định số 1049/TCCB về mô hình tổ chức quản lý của Bưu Điện Tỉnh Hà Tuyên gồm 5 phòng:
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính – kế toán – thống kê
Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản
Phòng Quản lý nghiệp vụ
Phòng Quản lý kỹ thuật
Khối sản xuất gồm có 15 Bưu Điện huyện thị, Bưu Điện hệ 1 và 3 Công ty:
Công ty Điện báo - Điện thoại
Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí
Công ty xây lắp dịch vụ kỹ thuật Bưu điện
Nghị định số 115/HĐBT ngày 7 tháng 4 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chuyển Tổng cục Bưu Điện thành Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đổi mới tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, phân cấp quản lý tài chính cho cơ sở, thực hiện giao kế hoạch cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị có sự tự chủ về kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Bưu Điện Hà Tuyên chia tách thành hai Bưu Điện Tỉnh, nhân viên Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang lúc này còn có 303 người, khối sản xuất còn 7 đơn vị gồm 5 Bưu điện huyện, 2 công ty , các tổ chuyên viên khối văn phòng thuộc Bưu Điện tỉnh gồm 5 tổ.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, mô hình tổ chức bộ máy có sự thay đổi, các tổ chuyên viên nâng cấp lên thành phòng. Khối văn phòng gồm có 5 phòng:
Phòng Tổ chức cán bộ – Lao động – Tiền lương
Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính
Phòng Bưu chính – Viễn thông – Tin học
Phòng Đầu tư – Xây dựng cơ bản
Phòng hành chính quản trị
Khối sản xuất gồm có:
Công ty Điện báo - Điện thoại
Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí
Bưu Điện Huyện Sơn Dương
Bưu Điện Huyện Yên Sơn
Bưu Điện Huyện Hàm Yên
Bưu Điện Huyện Chiêm Hoá
Bưu Điện Huyện Na Hang
Theo mô hình trên, các Bưu điện huyện quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh về bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện theo địa giới hành chính, Công ty Điện báo - Điện thoại quản lý hoạt động viễn thông và Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí quản lý hoạt động bưu chính – phát hành báo chí tại địa bàn Thị Xã Tuyên Quang. Mô hình tổ chức này được duy trì đến 31 tháng 7 năm 2002. Ngày 15 tháng 8 năm 2002, thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam tách Bưu chính – Viễn thông chuẩn bị cho thành lập Tập đoàn Bưu Chính – Viễn thông, tách toàn bộ hệ thống viễn thông tại các huyện bàn giao sang Công ty Điện báo - Điện thoại quản lý, các Bưu điện huyện chỉ hoạt động về lĩnh vực bưu chính và các dịch vụ viễn thông tại các điểm công cộng, dịch vụ hỗ trợ viễn thông.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận thuộc Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.1.2.1 Các phòng ban thuộc khối Văn phòng
Phòng Tổ chức – Cán bộ – Lao động tiền lương:
Tham mưu và giúp Giám đốc Bưu Điện Tỉnh trong công tác tổ chức, công tác quản trị nguồn nhân lực, công tác thanh tra pháp chế, công tác thi đua – truyền thống, công tác hành chính – quản trị của Bưu Điện tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng, đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Bưu Điện tỉnh, xây dựng nội quy lao động, các quy định về khen thưởng và kỷ luật, lập kế hoạch, lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch cán bộ.
Xây dựng chủ trương, lập kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo lao động hàng năm theo định mức, định biên của các đơn vị trực thuộc Bưu Điện tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong từng thời kỳ và hàng năm.
Thực hiện các chính sách về tiền lương, chính sách xã hội, chế độ bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật, xây dựng chế độ tiền lương phù hợp với từng chức danh, công việc. Phân cấp quản lý tổ chức và quản trị nguồn nhân lực các đơn vị, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các chức danh.
Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính:
- Tham mưu giúp giám đốc Bưu Điện tỉnh trong công tác phát triển các nguồn vốn và tư vấn sử dụng hợp lý các nguồn vốn của Bưu Điện tỉnh . Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác quản lý kế toán, công tác báo cáo kế toán, quản lý các nguồn sản xuất kinh doanh, các nguồn khác do Bưu điện tỉnh trực tiếp nắm giữ. Điều chuyển các nguồn các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ sản xuất.
Giúp Giám đốc đơn vị tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính; thông tin kinh tế của đơn vị theo quy định của pháp luật, của ngành.
Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước, của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam
Tập hợp doanh thu , chi phí do các đơn vị sản xuất báo cáo, quyết toán thu chi tài chính toàn Bưu điện tỉnh với Tập đoàn, quyết toán thuế với Nhà nước
Quản lý , hướng dẫn khai thác sử dụng mạng Lan kế toán nội bộ các đơn vị trực thuộc
Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện an toàn kho quỹ và chuyển, nộp các nguồn, chấp hành định mức lưu quỹ theo quy định.
Đảm bảo an toàn kho quỹ, quản lý các chứng từ, hồ sơ theo quy định.
Phòng kinh doanh Bưu chính – Viễn thông – Tin học:
Giúp Giám đốc Bưu Điện tỉnh việc phát triển mạng lưới kinh doanh, việc phát triển các dịch vụ của ngành đến các Bưu điện huyện, các bưu cục, ki ốt. Tham mưu cho Giám đốc Bưu điện tỉnh đầu tư, đổi mới các thiết bị về bưu chính, viễn thông, tin học nhằm kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chịu trách nhiệm quản lý mạng bưu chính, viễn thông, tin học toàn Bưu Điện tỉnh, xây dựng chương trình kế hoạch theo tháng , quý, năm về các nội dung được Giám đốc Bưu điện tỉnh giao
Duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị toàn bộ các đơn vị sản xuất thuộc Bưu Điện tỉnh.
Phòng kế hoạch đầu tư – Xây dựng cơ bản:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Bưu điện Tỉnh, bảo vệ kế hoạch trước Tập đoàn
Xây dựng kế hoạch và giao cho các đơn vị thuộc khối sản xuất theo khả năng, tình hình thực tế của từng Bưu điện huyện, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc
Lập kế hoạch về đầu tư mạng lưới, đầu tư các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc.
Theo dõi việc xây dựng cơ bản của toàn Bưu điện tỉnh.
Phòng Hành chính – Quản trị:
Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, văn bản, tài liệu gửi đến Bưu Điện tỉnh.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác hành chính quản trị tại Văn phòng Bưu Điện Tỉnh, quản lý lưu trữ các công văn, chỉ đạo của cấp trên theo quy định. Sao, gửi các chỉ thị, văn bản, công văn , chỉ đạo của Bưu Điện tỉnh đến các đơn vị thuộc khối sản xuất, các phòng ban của Khối văn phòng Bưu Điện tỉnh. Đảm bảo công tác bảo mật theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và quy chế bảo vệ bí mật của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông trong việc quản lý các công văn, chỉ đạo theo đúng quy định bảo mật thư tín của Nhà nước.
Hướng dẫn và phối hợp với các phòng liên quan tổ chức thực hiện sắp xếp , bảo quản hồ sơ lưu trữ, dữ liệu lưu trữ trên máy tính, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu.
2.1.2.2 Các đơn vị sản xuất
Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình quản lý theo đúng quy định về các ngành nghề được kinh doanh theo pháp luật, quy định của Nhà nước, của ngành.
Quản lý mạng lưới trên địa bàn, tài sản đã được Bưu điện tỉnh giao, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Bưu Điện tỉnh giao nhằm phát triển kinh doanh và dịch vụ. Bảo toàn, phát triển nguồn vốn và các nguồn lực khác được giao.
Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin bưu chính – PHBC thống nhất của Bưu Điện Tỉnh và của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
Quản lý về lao động, đôn đốc các bộ phận thuộc đơn vị quản lý thực hiện các kế hoạch do Bưu điện tỉnh giao và các kế hoạch đơn vị đăng ký với Bưu điện Tỉnh. Thực hiện phân phối thu nhập đến người lao động theo đúng quy chế của Bưu Điện Tỉnh
Thực hiện báo cáo Bưu điện tỉnh về thực hiện kế hoạch, tình hình mạng lưới, khai thác trên mạng lưới, chất lượng khai thác các thiết bị, các dịch vụ bưu chính – phát hành báo chí, các báo cáo kế toán thống kê theo quy định.
Liên hệ chặt chẽ với địa phương đơn vị đóng trụ sở , nắm bắt tình hình quy hoạch của địa phương để báo cáo Bưu Điện tỉnh có hướng phát triển mạng lưới Bưu chính – Viễn thông phù hợp với sự phát triển của địa phương .Thực hiện chỉ đạo của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác trong Bưu Điện tỉnh thực hiện các mục tiêu kế hoạch chung về kinh doanh, phục vụ, hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Tổng Công ty Bưu chính và của Bưu Điện tỉnh , tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và bảo vệ trước Bưu điện tỉnh để được phê duyệt và triển khai thực hiện theo phân cấp.
2.1.3 Hoạt động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.1.3.1 Dịch vụ Bưu chính - Phát hành báo chí
Hoạt động bưu chính được thực hiện trên toàn hệ thống các bưu cục, ki ốt, các điểm Bưu điện – Văn hoá xã, doanh thu từ hoạt động bưu chính chỉ chiếm tỷ lệ ít trên tổng doanh thu do dịch vụ này mang tính công ích, phục vụ nhiều hơn kinh doanh. Toàn tỉnh có 274 điểm phục vụ trong đó: 1 Bưu cục cấp I, 5 Bưu cục cấp II, 19 Bưu cục cấp III, 8 ki ốt, 128 đại lý, 113 điểm Bưu điện – Văn hoá xã, bình quân doanh thu đạt 1,065 triệu đồng/tháng. Bán kính điểm phục vụ 2,6km/điểm, số dân bình quân/điểm 2.664 người/Điểm.
Chuyển đổi toàn bộ đường thư cấp III sang bán chuyên nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí, lao động mà vẫn đảm bảo chất lượng hành trình đường thư. Giải quyết kịp thời hơn 90 trường hợp khiếu nại của khách hàng về các dịch vụ Bưu chính.
Mở dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ Bưu chính đến các Bưu Điện huyện, đến hết năm 2007, toàn bộ 5 huyện thị và Bưu Điện Thị xã đều đã mở dịch vụ khai giá và dịch vụ phát hàng thu tiền(COD), tiếp tục tham gia ký hợp đồng đại lý dịch vụ chuyển phát nhanh với Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện, mở dịch vụ chuyển phát nhanh đến các Bưu cục III, các điểm Bưu điện – văn hoá xã. Nối mạng chuyển tiền đến tất cả các Bưu điện huyện, mở dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến các Bưu cục III. Tổng số tiền huy động tiết kiệm Bưu Điện trong năm tăng 27,7% so với năm 2006.
Về phát hành báo chí: Phát hành 4.220.000 tờ, tăng 7,6% , số đầu sách bình quân/Điểm Bưu điện – Văn hoá xã, có 8 loại báo chí được cấp cho điểm Bưu điện – Văn hoá xã trong đó có 2 loại của Tập đoàn cấp là Báo văn hoá và Báo Nhân chứng và sự kiện, Bưu Điện tỉnh cấp 2 loại là báo Nhân dân và báo Bưu Điện, tỉnh cấp 4 loại là Báo Pháp luật, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuyên Quang và Báo Tân trào.
Chuẩn bị cho công tác chia tách Bưu chính – Viễn thông, đăng ký cho xây dựng và duyệt quy hoạch cấp đất để xây dựng trung tâm giao dịch bưu chính các huyện, mở rộng Bưu Điện Thị Xã để xây dựng nhà làm việc cho Bưu Điện Tỉnh mới.
Doanh thu các dịch vụ cơ bản của bưu chính – Phát hành báo chí được thể hiện:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tem
1,21
1,28
1,17
Chuyển tiền
0,61
0,64
0,74
Bưu kiện
0,073
0,07
0,09
Chuyển phát nhanh
0,72
0,29
Phát hành báo chí
1,27
1,47
1,56
Nguồn: Báo cáo doanh thu bưu chính - PHBC Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến năm 2007
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh thu bưu chính tuy đã mở nhiều dịch vụ nhưng doanh thu chiếm một tỷ lệ nhỏ do khai thác bưu chính phần lớn vẫn là khai thác thủ công, chi phí nhân công lớn, doanh thu chủ yếu là tem, phong bì, các dịch vụ chuyển tiền tuy năm sau có cao hơn năm trước nhưng phát triển chậm.
2.1.3.2 Dịch vụ Viễn thông
Tổng dung lượng đạt hiệu suất sử dụng 95,6%, các tuyến truyền dẫn nội tỉnh được thay thế bằng cáp quang thay cho vi ba, phối hợp với Vinaphone lắp đặt trạm BTS dọc Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 279, đến hết năm 2007 chỉ còn lại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc hai huyện Chiêm Hoá và Na hang chưa phủ sóng Vinaphone. Cuối năm 2007 thử nghiệm và cho triển khai phát triển điện thoại cố định GPHONE đến các vùng khó khăn về việc phát triển mạng cáp, đảm bảo có hiệu quả về chất lượng dịch vụ. Phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông tập huấn nghiệp vụ cho các đại lý, cấp chứng chỉ cho 100% đại lý internet, triển khai cài đặt phần mềm quản lý đại lý internet.
Triển khai dịch vụ internet công cộng đến các điểm Bưu Điện – Văn hoá xã, các bưu cục cấp III .
Doanh thu viễn thông được thể hiện:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Điện thoại
51,33
56,48
57,38
Bán hàng
7,61
13,5
7,92
internet
1,21
0,92
1,25
Nguồn: Báo cáo doanh thu viễn thông Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến năm 2007
2.1.3.3Phát triển mới máy điện thoại
Chú trọng phát triển mạng cáp đến các khu vực xa để kịp thời phục vụ nhu cầu sử dụng máy điện thoại của dân cư. Thực hiện phối hợp với các đơn vị chủ dịch vụ là Công ty Vinaphone, VDC1 tổ chức khuyến mại về các dịch vụ liên quan. Năm 2005 doanh thu phát triển máy mới đạt 2,911 tỷ đồng, chiếm 3% tổng doanh thu. Năm 2006 tổng doanh thu phát triểm mới đạt 3,55 tỷ, năm 2007 đạt 3,06 tỷ chiếm 3,7% tổng doanh thu, so với năm 2006 giảm do nguyên nhân thị phần bị chia sẻ, việc phát triển mạng lưới không đáp ứng.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động chủ yếu
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Doanh thu phát sinh
0
66,96
78,58
74,18
Doanh thu phân chia BC – VT
0A
17,55
26,26
23,31
Doanh thu sau phân chia( 1=0-0A)
1
49,40
52,32
50,87
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ( 3= 4+5+6+7)
3
+ Chiết khấu thương mại
4
+ Giảm giá
5
+ Hàng bán bị trả lại
6
+ Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế Xkhẩu
7
1.Doanh thu bán hàng và c.c dịch vụ
10
49,40
52,32
50,87
Doanh thu phải nộp
10A
Doanh thu điều tiết
10B
31,13
26,54
36,81
Doanh thu được hưởng (10C=10-10A+10B)
10C
80,53
78,87
87,68
2. Giá vốn hàng bán
11
57,43
56,18
68,84
3. Lợi nhuận gộp( 20=10C – 11)
20
23,1
22,69
18,83
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
0,38
0,58
0,33
5. Chi phí tài chính
22
0,064
0,013
Trong đó lãi vay phải trả
22A
0,064
0,013
6. Chi phí bán hàng
24
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
9,74
8,99
9,79
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
13,09
14,26
9,37
9. Thu nhập khác
31
0,53
0,32
0,27
10. Chi phí khác
32
0,1
0,18
0,12
11. Lợi nhuận khác( 40= 31-32)
40
0,43
0,14
0,14
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+31-32)
50
13,13
14,4
9,52
13. Thuế TNDN phải nộp
51
3,52
4,54
3,0
Trong đó: Trực tiếp nộp ngân sách
51A
- Nộp tổng công ty để nộp NS
51B
3,52
4,54
3,0
Lợi nhuận sau thuế
60
9,62
9,85
6,51
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang năm 2005 đến 2007
Qua theo dõi bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 đến năm 2007, có thể thấy lợi nhuận sau thuế đạt cao nhất là năm 2006, năm 2007 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2006 chủ yếu do thị phần bị chia sẻ, năm 2007 đã có 5 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông cùng khai thác tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong khi doanh thu chủ yếu của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là doanh thu từ các dịch vụ viễn thông. Chi phí quản lý tương đối ổn định, chiếm 14,54% tổng doanh thu năm 2005, năm 2006 chiếm 11,44%, đến năm 2007 chiếm 13,19%, doanh thu năm 2007 giảm xong chi phí quản lý tăng lên, do đó Bưu Điện tỉnh phải có kế hoạch xắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp , tăng hiệu quả lao động của bộ phận quản lý.
Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao so với năm 2005 và 2006( 68,84 tỷ so với 57,43 tỷ và 56,18 tỷ), tuy nhiên đặc thù kinh doanh của Bưu Điện tỉnh đối với các mặt hàng có chi phí vốn là mang tính chất kinh doanh thương mại, nhập hàng từ các doanh nghiệp khác về bán nên giá vốn hàng bán phụ thuộc vào giá bán hàng của các doanh nghiệp cung cấp.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là thu từ lãi tiền gửi Ngân hàng, do đó doanh thu thu được phụ thuộc vào lượng tiền gửi Ngân hàng trong năm.
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.2.1 Thực trạng TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
Bảng 2.1 Cân đối tài sản năm 2007
Đơn vị tính: Tỷ đồng
A. Tài sản
Đầu kỳ
Cuối kỳ
B. Nguồn
vốn
Đầu kỳ
Cuối kỳ
I. TSLĐ
38,828
44,549
III. Nợ phải
trả
37,904
42,405
1. Tiền mặt
24,852
14,447
1.Vay
ngắn hạn
37,415
41,779
2. Phải thu
7,916
8,07
2. Vay
dài hạn
0
0
3. Tồn kho
3,519
21,893
3. Phải trả
0,596
0,780
4. TSLĐ
khác
2,539
0,137
4. Nợ khác
0,489
0,625
II. TSCĐ
67,622
78,036
IV. Vốn
chủ sở hữu
68,546
80,181
1. TSCĐ
66,238
76,419
1. LN chưa
phân phối
3,083
1,963
2. Đầu tư
dài hạn
0,027
0,027
2. Vốn +
quỹ
2,637
2,331
Tổng
106,451
122,586
Tổng
106,451
122,586
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007
Kết cấu tài sản nguồn vốn
Theo bảng 2.1 kết cấu tài sản và nguồn vốn của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua, ta có thể thấy:
* Về tài sản
Trong tổng tài sản, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 là 39%, năm 2007 chiếm 36%.
Trong tài sản lưu động, lượng tiền tại quỹ năm 2007 giảm so với năm 2006 là 58,13%, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của Bưu điện tỉnh kém đi. Các khoản phải thu của Bưu Điện tỉnh đã giảm tương đối( từ 12,786 tỷ năm 2006 xuống 8,07 tỷ năm 2007). Đây là tín hiệu tốt vì như vậy, Bưu Điện tỉnh đã tích cực thu nợ, cần phát huy.
Hàng tồn kho của Bưu Điện tỉnh tăng cuối kỳ năm 2007 so với năm 2006 là khá lớn, chiếm 17,85% tổng tài sản, trong khi đó năm 2006 hàng tồn kho chỉ chiếm 3,3%. Cơ cấu này là bất hợp lý, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dẫn đến bất hợp lý trong sử dụng vốn lưu động . Với đặc thù kinh doanh của Bưu điện tỉnh, hàng tồn kho chủ yếu là ấn phẩm, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là những mặt hàng có thể đặt mua theo quý nên không cần phải tích luỹ một số lượng lớn như vậy.
* Về nguồn vốn
Nợ phải trả của Bưu Điện tỉnh chiếm 35,6% tổng nguồn vốn trong năm 2006 và chiếm 34,59% trong năm 2007, đây là tỷ lệ hợp lý và ổn định, qua tỷ lệ này cho thấy Bưu Điện tỉnh có kế hoạch trả nợ tốt.
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Bưu Điện tỉnh, điều này cho thấy Bưu Điện tỉnh tự chủ trong kinh doanh, tuy nhiên Bưu Điện tỉnh chưa tận dụng khai thác những nguồn vốn bên ngoài .
Bảng 2.2 Kết cấu tài sản lưu động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
(+,-) 2007/2006
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Lượng
Tỷ trọng
(%)
Mức
%
I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
38,828
36,47
44,549
36,31
5,721
14,73
1. Tiền
24,852
23,33
14,447
11,79
-10,405
-41,86
2. Các khoản phải thu
7,916
12,01
8,070
6,58
4.716
36,88
3. Hàng tồn kho
3,519
3,30
21,893
17,85
18,374
52,21
4. TSLĐ khác
2,539
2,38
0,137
0,011
-2,482
-97,75
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2006& 2007
- Về dự trữ Trong hoạt động kinh doanh của Bưu Điện tỉnh, dự trữ là yếu tố cần thiết để đảm bảo sản xuất kinh doanh vì dự trữ của Bưu Điện tỉnh chủ yếu là ấn phẩm nghiệp vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó Bưu điện tỉnh phải luôn có hàng hoá dự trữ để đáp ứng sản xuất. Trong năm 2007, dự trữ tồn kho của Bưu Điện tỉnh chiếm 49,14%, tài sản lưu động , đây là tỷ trọng tương đối lớn, việc xây dựng một kế hoạch phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh để vừa đáp ứng cho sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo quản là vấn đề cần quan tâm. Bảng 2.3 Sự biến động hàng tồn kho
Đơn vị: Tỷ đồng
Hàng tồn kho
2006
2007
(+,-)2007/2006
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
NVL dùng cho SXKD
3,178
90,3
3,419
15,61
241
7,58
NVL dùng cho xây dựng
0,058
0,016
4,224
19,29
4,223
72,81
NVL giao cho bên nhận thầu
0,282
8,01
14,249
65,08
13,967
495,28
Tổng
3,519
21,89
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7883.doc