Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 3

1.1. Tài sản trong doanh nghiệp 3

1.1.1. Hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp 3

1.1.2. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp 7

1.2. Quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp 13

1.2.1. Sự cần thiết quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp 13

1.2.2. Nội dung quản lý tài sản lưu động 14

1.3. Vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 21

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 21

1.3.2. Các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 23

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 34

Chương II: Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39

2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39

2.1.2. Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong 5 năm qua (2001- 2005) 45

2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 47

2.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 47

2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 49

2.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 66

Chương III: Một số biện pháp nhắm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng sông đà 70

3.1. Định hướng của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong 5 năm tới 70

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 74

3.2.1. Tăng hiệu quả sử dụng tiền, các khoản phải thu, tồn kho 74

3.2.2. Đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 78

3.2.3. Một số chính sách, biện pháp khác nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 79

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 79

3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty xây dựng Sông Đà 80

3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 81

3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà Nước 82

Kết luận 85

Danh mục tài liệu tham khảo 86

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản lưu động với tài sản cố định sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp đồng thời nó cũng có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nếu trong doanh nghiệp lượng tài sản lưu động quá nhiều so với nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi đó tài sản cố định thì không đủ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, dễ gây ứ đọng tài sản lưu động tốn kém chi phí lưu kho, nhưng cũng không đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh khi không có đủ tài sản lưu động cho hoạt động kinh doanh. Nếu tài sản lưu động quá ít không đủ cho hoạt động kinh doanh, tài sản cố định quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa tài sản cố định, như vậy doanh nghiệp sẽ gây ra lãng phí nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản cố định làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Nói tóm lại, một sự đầu tư không hợp lý vào cả tài sản lưu động hay tài sản cố định cũng có thể gây ra tình trạng ứ đọng hay thiếu hụt cho doanh nghiệp, cả hai trường hợp đều không tốt vì không đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có chính sách đầu tư một cách hợp lý nhất để tiết kiệm được tiền nhưng cũng phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách bình thường và liên tục. Các nhân tố thuộc về trình độ quản lý của doanh nghiệp Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động là hết sức cần thiết đòi hỏi trình độ cán bộ phải hiểu biết và có chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý. Quản lý và sử dụng tài sản lưu động phải được lập kế hoạch và thực hiện một cách đồng bộ và khoa học, kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản lưu động phải được lập một cách tỉ mỉ và phải phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng tài sản lưu động cần phải quản lý sao cho không bị lệch kế hoạch cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trình độ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Các yếu tố thuộc về trình độ nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng chính trong bất cứ doanh nghiệp nào. Đó là một trong những nhân tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực được đo bằng trình độ lành nghề, học vấn, kinh nghiệm, hiểu biết… trình độ nguồn nhân lực vì thế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Bởi vì, những cán bộ công nhân trong doanh nghiệp là những người trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản lưu động, nếu nguồn nhân lực không có trình độ hoặc trình độ kém, tay nghề kém sẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản lưu động không đúng hoặc gây lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách nhằm đài tạo và phát triển hơn nữa trình độ của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, không chỉ vì mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động mà còn vì mục đích phát triển doanh nghiệp. Trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới đã buộc doanh nghiệp phải thay đổi cả về máy móc, thiết bị, trình độ quản lý cũng như nguồn nhân lực nhằm bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Do vậy, trình độ quản lý và sử dụng tài sản lưu động trong các doanh nghiệp cũng thường xuyên phải thay đổi nhằm cho phù hợp với sự phát triển của khoa học. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ hữu ích nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp nói chung và để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Đây là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng hết sức sâu sắc tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nhìn chung có thể chia các doanh nghiệp ra thành các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có nhu cầu về tài sản lưu động là khác nhau, do đó hoạt động quản lý và sử dụng tài sản lưu động cũng là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì nhu cầu về tài sản lưu động của họ không cao, chỉ chiếm khoảng 20- 30% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ thì nhu cầu về tài sản lưu động của họ là trung bình khoảng 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là có nhu cầu về tài sản lưu động là nhiều nhất, chiểm khoảng 70- 80% tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau cần phải có một chế độ sử dụng và quản lý tài sản lưu động cho phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp mình có như vậy mới có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong các doanh nghiệp. Nhóm các nhân tố khách quan Là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động vào làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các yếu tố đó bao gồm: Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế Nền kinh tế khi vận hành luôn mang trong nó sự biến đổi và rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn. Sự thay đổi thường xuyên của các biến số kinh tế này luôn đặt doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời. Các biến số chủ yếu trong nền kinh tế thay đổi đó là: - Lạm phát: khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát tức là hiện tượng mất giá của đồng tiền, làm cho giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu tăng nhanh và biến động không ngừng, khi đó doanh nghiệp cần phải có những chính sách đối với quản lý tài sản lưu động sao cho việc các biến số kinh tế thay đổi không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Các biến động về cung cầu hàng hoá trên thị trường: các biến động này làm cho giá cả các mặt hàng thay đổi, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có biện pháp quản lý sao cho giá cả của sản phẩm sản xuất ra đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường mà không làm cho giảm chất lượng của sản phẩm. - Sự thay đổi về chính sách kinh tế của Nhà nước: để điều hành nền kinh tế, Nhà nước có rất nhiều các chính sách nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp cần phải có những chính sách nhằm bắt kịp với sự thay đổi đó nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. - Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường: điều này làm cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ trở nên đắt đỏ hơn, vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp nhằm quản lý và sử dụng tài sản lưu động một cách tiết kiệm và hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Sự biến động của các thị trường Thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường máy móc thiết bị… các thị trường này thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi của nguyên vật liệu, giá nhân công lao động, máy móc thiết bị… không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng và mức độ khan hiếm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nhất là quản lý việc sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ Khoa học công nghệ tác động đến tất cả các mặt của nền kinh tế xã hội, doanh nghiệp chịu rất nhiều tác động của công nghệ, nếu áp dụng công nghệ đúng chỗ và tiên tiến sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển. Do vậy doanh nghiệp cần phải biết áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực quản lý, nhất là quản lý tài sản lưu động sẽ tạo ra hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên Do tài sản lưu động bao gồm nguyên nhiên vật liệu sản xuất nhất là những doanh nghiệp chế biến thực phẩm, do đó chịu ảnh hưởng rất nhiều của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần tăng cường quản lý tài sản lưu động, chú ý vấn đề lưu kho và bảo quản tài sản lưu động sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn và không phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Chương II Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà Hoà mình vào xu thế của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng một cách tốt nhất và nhanh nhất nhu cầu của thị trường, hiện nay có rất nhiều công ty được thành lập mới hoặc tạo thêm chi nhánh nhằm mở rộng sản xuất và ngày càng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường trên thế giới. Bắt kịp đà tăng trưởng đó Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã thành lập nhiều chi nhánh với rất nhiều những công ty con nhằm phục vụ một cách tốt nhất việc hoàn thành các tiến độ công trình, đồng thời tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn hiện nay. Nhằm đáp ứng các nhu cầu về tư vấn thiết kế… Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã thành lập Công ty khảo sát thiết kế trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà vào ngày 26/03/1993- theo quyết định số 139/BXD-TCLD. Ban đầu thành lập doanh nghiệp được phép: đặt trụ sở tại phường Tân Thình, thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Doanh nghiệp được đặt chi nhánh văn phòng đại diện tại phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vốn ban đầu của doanh nghiệp bao gồm vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung là 145 triệu (trong đó vốn cố định là 42 triệu, vốn lưu động là 103 triệu). Doanh nghiệp được phép kinh doanh một số ngành nghề như: khảo sát thiết kế công trình công nghiệp công cộng, tư vấn dịch vụ xây dựng, trang trí nội thất. Công ty khảo sát thiết kế thành lập được phép tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà với tên gọi ban đầu là Công ty Khảo sát Thiết kế, đã và đang đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường hiện nay, công ty đã đổi tên nhiều lần nhằm phản ánh một cách tốt nhất chức năng và nhiệm vụ cụ thể của công ty trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Và ngày 03/06/1995, theo quyết định số 594/BXD-TCLD quyết định đổi tên công ty khảo sát thiết kế trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà, thành công ty tư vấn xây dựng Sông Đà trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà có trụ sở chính tại nhà G9, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Tổng số vốn điều lệ cuả công ty lúc bấy giờ là 2.337.000.000đồng. Khi chuyển đổi tên doanh nghiệp thì chức năng của công ty tư vấn xây dựng Sông Đà cũng có nhiều thay đổi so với trước, cụ thể các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: khảo sát thiết kế công trình công nghiệp công cộng, tư vấn dịch vụ xây dựng trang trí nội thất, khảo sát địa hình địa chất công trình và địa chất thuỷ văn các công trình xây dựng, thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất, thiết kế và lập tổng dự toán cho các công trình, thẩm kế phần xây dựng, thiết kế kỹ thuật các công trình dân dụng công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, lập quy hoạch quản lý dự án đầu tư, xây dựng các công trình công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị, xác định hiện trạng và đánh giá nguyên nhân sự cố các công trình xây dựng, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng dân dụng, thiết kế đường dây và trạm biến thế điện thế đến 500KV, kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dịch vụ khác mà pháp luật không cấm. Tổng công ty xây dựng Sông Đà là một trong những tổng công ty thành lập theo quyết định 90/91 của chính phủ còn lại. Nhìn chung Tổng công ty xây dựng Sông Đà làm ăn khá phát đạt, doanh số xây dựng hằng năm là rất cao. Chớp lấy chủ trương của Đảng và Nhà Nước muốn thay đổi tổ chức của các công ty Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Ngày 28/10/2004 theo quyết định của bộ trưởng bộ xây dựng về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước, công ty tư vấn xây dựng Sông Đà đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà- theo quyết định số 28/10/2004, theo đó: - Điều 1: Chuyển doanh nghiệp Nhà nước- công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà thành công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. - Điều 2: + Công ty có trụ sở chính tại nhà G9, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nôi. + Tên giao dịch quốc tế của công ty là: SD construction consulting Jointstocks Company. + Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. + Công ty có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quyết định của pháp luật, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật quy định, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. - Điều 3: Công ty có vốn cổ phần là 10 tỷ đồng, cổ phần phát hành lần đầu là 100.000 cổ phần, mệnh giá 100.000đ/1cp. Số điện thoại giao dịch là 04.8542209 Fax: 8545855 E- mail : http/ www. Tksongda @fpt.vn - Điều 4 : Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề không bị pháp luật cấm. Cụ thể, các ngành nghề kinh doanh của công ty cũng tương tự như khi chưa cổ phần hoá Trên đây là một số nét chính về lịch sử hình thành của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao và phát triển công ty nhằm tạo lợi nhuận cho công ty, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. 2.1.1.2. Cơ cấu và bô máy tổ chức của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà a) Bộ máy quản lý Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà hoạt động theo mô hình công ty cổ phần có hội đồng quản trị. Danh sách cổ đông của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà bao gồm : Thứ nhất là Tổng công ty xây dựng Sông Đà có 51.000 cổ phần. Tổng công ty xây dựng Sông Đà cử đại diện quản lý và giám sát nguồn vốn của mình tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà gồm các ông bà sau : ông Vũ Tuấn Hựng, Phạm Văn Hựng, Bựi Văn Luyện, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Viết Cường, Phạm Đại Thắng, Nguyễn Lương và bà Bựi thị Kim Khỏnh. Thứ hai là 103 cổ đông khác chiếm 49.000 cổ phần trong công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà Ông Vũ Tuấn Hựng là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành của công ty, và 4 uỷ viên hội đồng quản trị. Công ty có 8 phó tổng giám đốc, 1 kế toán trưởng, và 1 giám đốc điều hành, 1 ban kiểm soát gồm 1 trưởng ban kiểm soát và 2 uỷ viên ban kiểm soát. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng của công ty năm 2005 đạt 7-10%, tỷ lệ cổ tức 2005 đạt 18%. b) Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà có 6 phòng ban : - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kinh tế- kế hoạch - Phòng quản lý kỹ thuật - Phòng tài chính- kế toán - Phòng dự án - Phòng tư vấn giám sát Đại hội đồng cổ đụng Hội đồng quản trị P.Tổ chức hành chớnh P. Kinh tế kế hoạch P. Quản lý kỹ thuật P.Tài chớnh kế toỏn P. Dự Án P.Tư vấn giỏm sỏt Trong đó các phòng ban có các chức năng chủ yếu như sau : - Phòng tổ chức hành chính chức năng chính là tổ chức hoạt động chung của công ty, giải quyết các vấn đề về nhân sự, các vấn đề về tiền lương, vị trí công việc... - Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng hoạch định các kế hoạch phát triển cho công ty, xu thế của nền kinh tế thị trường để từ đó có phương hướng và kế hoạch nhằm đưa công ty bắt kịp nền kinh tế hiện nay. - Phòng quản lý kỹ thuật có chức năng giám sát các tiêu chuẩn về kỹ thuật của các phương tiện thiết bị, tài san cố định phục vụ cho công việc của công ty, đồng thời có nhiệm vụ sữa chữa và thay thế kịp thời các thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty luôn liên tục. - Phòng tài chính- kế toán có chức năng thu thập các số liệu về tình hình kinh doanh của công ty trong từng ngày, tháng, năm theo dõi các hoạt động mua bán vật liệu thiết bị, các khoản nợ, ngân quỹ của công ty, tình hình trả lương công nhân viên, các khoản chiếm dụng.. nhằm tổng kết cuối năm trình đại hội cổ đông, từ đó đại hội đề ra phương hướng đúng đắn để năm sau công ty hoạt động có hiệu quả hơn. - Phòng dự án có chức năng xây dựng các dự án đầu tư trình lên đại hội cổ đông xem xét thông qua trước khi đầu tư, đồng thời phòng này cũng có chức năng thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp xem có hiệu quả hay không. - Phòng tư vấn giám sát có chức năng tư vấn cho các công trình xây dựng dân dụng, các công trình công nghiệp công cộng, giám sát tiến độ các công trình, giúp các công trình hoàn thành nhanh chóng và đạt tiến độ được giao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đề ra. Đại hội đồng cổ đông họp thường kỳ, hoặc đột xuất theo điều lệ công ty và tuân theo pháp luật Việt Nam. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà bao gồm 9 đơn vị trực thuộc dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra và hoàn thành tốt các công việc được giao. Bao gồm : - Trung tâm tư vấn xây dựng I - Trung tâm tư vấn xây dựng II - Xí nghiệp thiết kế cơ điện - Xí nghiệp khảo sát - Trung tâm thí nghiệm Sông Đà - Chi nhánh công ty tại Tuyên Quang - Chi nhánh công ty tại Miền Trung - Chi nhánh Tây Bắc - Chi nhánh Việt Lào Cụng ty CPTVXDSD Xớ nghiệp thiết kế cơ điện Chi nhỏnh Việt- Lào X ớ nghiệp khảo sỏt Chi nhỏnh Tõy Bắc Trung tõm thớ nghiệm Sụng đà Chi nhỏnh cụng ty tại miền Trung Trung tõm tư vấn xõy dựng II Trung tõm tư vấn xõy dựng I Chi nhỏnh cụng ty tại Tuyờn Quang 2.1.2. Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong 5 năm qua (2001- 2005) Trong những năm 2001 – 2005, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, dưới sự quản lý của Nhà Nước và sự chỉ đạo của Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ cơ cấu tổ chức chỉ có 5 phòng nghiệp vụ và 9 đơn vị sản xuất (năm 2001), đến nay cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có 6 phòng chức năng và 9 đơn vị trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 323 (năm 2001) cán bộ công nhân viên, đến nay đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã lên đến 698 người (năm 2005). Trong đó: Kỹ sư 511 người, công nhân kỹ thuật 187 người. Đội ngũ cán bộ kỹ sư có trình độ chuyên môn ngày càng cao và tích lũy kinh nghiệm qua nhiều công trình lớn, nhiều cán bộ kỹ sư giỏi có thể đảm nhận các cương vị chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm dự án. Về công tác tư vấn xây dựng, giai đoạn trước đây Công ty chủ yếu là lập các biện pháp thi công, thiết kế tổ chức thi công cho công trình thủy điện Hoà Bình, cho đến nay Công ty đã có thể đảm nhận hầu hết các công việc tư vấn xây dựng các công trình thủy điện từ khâu khảo sát phục vụ lập dự án, lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công như: công trình thủy điện Sêsan3, Công trình thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện Cần Đơn, thủy điện Ryninh2, Thủy điện Nậm Chiến, Xêkaman 3, Bình Điền, … bên cạnh đó công ty cũng đã thực hiện công tác khảo sát và thiết kế các công trình giao thông, các công trình công nghiệp, hạ tầng cơ sở như: Công trình đường Hồ Chí Minh, Công trình Hầm đường bộ qua Đèo Ngang; nhà máy Nhà máy xi măng Hạ Long, khu nhà ở CBCNV khu công nghiệp Phố Nối A – Hưng Yên, và nhiều công trình khác. Về máy móc trang thiết bị đến đầu năm 2001 tổng số máy vi tính toàn Công ty là 32 cái. Ngoài ra các phần mềm ứng dụng hầu như chưa có, thiết bị phục vụ công tác khảo sát, chưa đồng bộ, một số thiết bị đã quá cũ kỹ lạc hậu (sản xuất từ năm 1980 -1985), các phần mềm tính toán địa chất, phần mềm đo đạc chưa có. Đến nay Công ty đã đầu tư được hơn 250 máy vi tính, gần 70 máy in laser, 11 máy phôtô và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác thiết kế và lập dự toán. Đầu tư 7 máy khoan khảo sát, 4 máy đo đạc và đầu tư các phần mềm tính toán ứng dụng phục vụ khảo sát. Ngoài ra Công ty cũng đã đầu tư thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm đáp ứng đủ yêu cầu về máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh. Nhìn chung trong gia đoạn 2001 – 2005 Công ty Cổ phần tư vấn Sông Đà mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của Tổng công ty và các đơn vị bạn, cùng với sự đoàn kết nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty cổ phần tư vấn Sông đà đã hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm (2001 –2005) cụ thể như sau: * Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 1. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 5 năm (2001 – 2005) ước đạt khoảng 269.853 triệu đồng/141.713 triệu đồng bằng 190% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2005 Giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 88.000 triệu đồng, so với năm 2001 tăng 5,7 lần. 2. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu Tổng giá trị doanh thu thực hiện trong 5 năm (2001- 2005) ước đạt 206.460 triệu đồng/144.120 triệu đồng, bằng 143 % kế hoạch đề ra. Riêng năm 2005 so với năm 2001 tăng gấp 5,92 lần. 3. Các khoản nộp Nhà nước. Tổng giá trị các khoản nộp Nhà nước 5 năm (2001 – 2005) ước đạt 16.758 triệu đồng/13.552 triệu đồng bằng 124% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2005 giá trị các khoản nộp Nhà nước tăng cấp 8,65 lần so với năm 2001. 4. Lợi nhuận. Tổng giá trị lợi nhuận thực hiện 5 năm (2001 – 2005) ước đạt 8.654 triệu đồng/4.838 triệu đồng bằng 179% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2005 giá trị Lợi nhuận thực hiện tăng gấp 5,28 lần so với năm 2001. 5. Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên đạt vào khoảng từ 1,5 triệu đến 3,8 triệu đồng/ tháng. 6. Đầu tư nâng cao năng lực tư vấn thiết kế. Tổng giá trị đầu tư nâng cao năng lực và xây dựng cải tạo trụ sở làm việc trong 5 năm (2001-2005) ước đạt 31.031 triệu đồng/ 18.923 triệu đồng bằng 163,9% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2005 giá trị đầu tư ước tính tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001. 2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 2.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà Từ khi mới thành lập, từ một đơn vị được thành lập ban đầu với nhiệm vụ chủ yếu là lập các biện pháp thi công, thiết kế tổ chức thi công cho công trình thủy điện Hoà Bình đến nay Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ thiết kế ngày càng lớn mạnh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ việc tham gia thiết kế các công trình thuỷ điện Hoà Bình, Sông Hinh, Ialy và nhiều công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và hạ tầng cơ sở có qui mô từ nhỏ đến lớn với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao trong phạm vi cả nước. Qua đây cho ta thấy một sự trưởng thành lớn mạnh không ngừng của công ty. Sự lớn mạnh nhanh chóng này phải kể đến sự quản lý của đội ngũ các nhà quản trị công ty. Trong đó họ đã biết sản xuất, quản lý tài sản của doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý nhất để đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, do đó vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở trong công ty hết sức được coi trọng. Việc duy trì một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý là một yếu tố quyết định cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Bảng 1: Cơ cấu về tài sản của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong năm 2003, 2004, 2005 Khoản mục tài sản Đơn vị tính 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. TCLĐ Tr.đ 50724 86.83 64129 85.8 52608 86.6 2. TSCĐ Tr.đ 7693.7 13.17 10618.5 14.2 8134.3 13.4 ồ Tài sản Tr.đ 58417.7 100 74747.5 100 60742.3 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên 2003, 2004, 2005) Qua bảng số liệu và đồ thị cho chúng ta thấy được rằng đây một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bảng số liệu cũng chỉ cho chúng ta thấy rõ được đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ do trong tài sản của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp cho thấy một sự tăng lên cả về số lượng và về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng tài sản qua các năm. Năm 2003 tài sản lưu động của công ty là 50724 triệu đồng chiếm 86.83% trong tổng tài sản năm 2003, đến năm 2004 tài sản lưu động của doanh nghiệp là 64129 triệu đồng chiếm 85.8% tổng tài sản của doanh nghiệp, và đến năm 2005 là 52608 chiếm 86.6% tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung về cơ cấu tài sản chung của doanh nghiệp là khá ổn định, không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có một hoạt động kinh doanh khá ổn định nhưng lại không tạo một sự nhảy vọt nào trong nhiều năm. 2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 2.2.2.1. Đánh giá về cơ cấu tài sản lưu động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà Đánh giá về cơ cấu tài sản lưu động nói chung Cơ cấu chung về tài sản lưu độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32422.doc
Tài liệu liên quan