Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp

MỤC LỤC

 TRANG

 Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT. 6

1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 6

1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động 6

1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu đông 7

1.1.3. Vai trò của tài sản lưu động 7

1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 8

1.2.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản lưu động 8

1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành 9

1.2.3. Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế 9

1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 11

1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng 11

1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của các doanh nghiệp 11

1.3.3. Hệ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 12

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 14

1.4.1. Doanh thu trong kỳ 14

1.4.2. Chi phí sản xuất 15

1.4.3. Nhân tố thanh toán 16

1.4.4. Nhân tố về cung ứng vật tư 16

1.4.5 Nhân tố về sản xuất 17

1.4.6. Nhân tố về cầu thị trường 17

1.4.7. Nhân tố trình độ lao động 18

1.4.8. Nhân tố khác 18

1.5. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 20

1.5.1. Quản lý tốt khâu dự trữ, tồn kho 20

1.5.2. Quản lý tốt tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao 21

1.5.3. Quản lý tốt các khoản phải thu 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY - TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 26

2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LẮP MÁY 26

2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty lắp máy 26

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của Công ty 30

2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH XÂY DỰNG 41

2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 41

2.2.2. Những đặc điểm sản phẩm ngành xây dựng 43

2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 44

2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong vài năm gần đây 44

2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty 47

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 56

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LẮP MÁY TRONG THỜI GIAN TỚI 56

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 57

3.2.1. Quản lý tốt tài sản lưu động trong khâu sản xuất, dự trữ và tồn kho 58

3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và hoạt động thanh toán với các đối tác 59

3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 63

3.3. KIẾN NGHỊ 64

3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty 64

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 65

 KẾT LUẬN 67

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc lợi xã hội có tầm quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Công ty được thành lập theo quyết định số 24/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trên cơ sở tách các Xí nghiệp thành viên từ các Công ty: Công ty Xây lắp Điện 1, Công ty Xây lắp Điện 4, Công ty Xây lắp Hoá chất và Công ty Xây lắp - Sản xuất công nghiệp với thời gian hoạt động trên 25 năm. Với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập theo điều lệ xí nghiệp Quốc doanh do Nhà nước ban hành, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch và quan hệ kinh tế. Công ty có nhiều thiết bị chuyên dùng, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong các lĩnh vực xây lắp công nghiệp và dân dụng. Đặc biệt là lĩnh vực lắp máy, điện và dây truyền công nghệ khép kín. Từ những năm đầu của thập kỷ 70, các đơn vị trực thuộc đã tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp và dân dụng lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân : * Các nhà máy cơ khí chế tạo, mỏ khai khoáng: Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, Mỏ Apatit Lao Cai, Nhà máy đóng tàu Ba Son, Thiết bị Điện Đông Anh, Nhà máy Cơ khí nặng HAVICO, Nhà máy Ô tô TOYOTA, Ô tô FORD, Xe máy VMEP. * Các nhà máy công nghiệp Hoá chất: Supe Lâm Thao, Supe Long Thành, Phân Đạm Hà Bắc, Phân lân Văn điển,Pin văn Điển, ắc qui Hải Phòng, Nhà máy Hoá Chất Đức Giang, Dầu nhờn Hải Phòng, Bột giặt NET, * Các nhà máy công nghiệp giấy, công nghiệp thực phẩm, chế biến nguyên liệu: Nhà máy Đường Tây Ninh, VINACAFE, Bia Phú Yên, Bột ngọt VEDAN, AJNOMOTO, Giấy Việt Trì, Ván Dăm Thái Nguyên, Nhà máy nước Bình An. * Các nhà máy thuốc lá, các liên hợp sợi, may mặc, da giày, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, thủy tinh, một số nhà máy xi măng và vật liệu xây dựng khác: Xi măng Tam Điệp, Xi măng Thái Nguyên v.v. * Các nhà máy thủy điện: Đrây Hlinh, Sông Pha, Kỳ Sơn, Tủa Chùa. Các nhà máy Nhiệt điện: Lạng Sơn, Kim Bảng, Nam Định, Uông Bí, Yên Phụ, Đồng Hới, Qui Nhơn, Đông Hà v.v... * Các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV, 110kV, 220kV đến 500KV gia công chế tạo và lắp đặt các hệ thống cột viba trong cả nước, các hệ thống cáp quang, thông tin viễn thông: như: Đường dây 220kV Việt Trì - Sơn La đoạn 2 từ G37 đến G77, đường dây 500KV Hà Tĩnh Nho Quan, đường dây 500KV Bắc Nam, Yaly-Playku.... * Nhiều văn phòng, nhà ở, khu công nghiệp, đô thị, và các công trình hạ tầng cơ sở trên khắp cả nước: Trụ sở Tổng Công ty Thép Việt Nam, Trung tâm Công nghệ quốc gia, hệ thống cấp thoát nước thành phố Thái Nguyên, Thị trấn Cẩm Phả..... Và cho đến nay công ty đã tham gia đấu thầu và thắng thầu xây lắp cũng như được Tổng công ty giao nhiều hợp đồng quan trọng. Đó là những ghi nhận bước đầu về một phương hướng hoạt động kinh doanh hợp lý, có hiệu quả, thích ứng được với đòi hỏi của thị trường. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của công ty Sơ đồ tổ chức Công ty Giám đốc Công ty Công ty các phó Giám đốc Công ty phòng kỹ thuật – cơ điện phòng tài chính kế toán phòng quản lý chất lượng CT phòng an toàn sản xuất các ban quản lý dự án trực thuộc công ty các đơn vị thành viên của công ty phòng tổ chức nhân sự phòng kinh tế – thị trường phòng kế hoạch - đầu tư phòng hành chính * Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như sau: - Giám đốc công ty: Đối với Nhà nước và Tổng công ty, Giám đốc chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh mà công ty được giao, chịu trách nhiệm hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch do Tổng công ty phân bổ. Đồng thời, giám đốc điều hành, quản lý trực tiếp và toàn diện mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị thông qua kiểm tra hoặc chỉ huy các phòng đội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các phòng đội. - Các phó giám đốc: Do yêu cầu và đặc thù của ngành kinh doanh công ty có hai phó giám đốc: PGĐ Kinh doanh, PGĐ Kỹ thuật. Trong quá trình tổ chức quản lý các Phó giám đốc phối hợp điều hành và giúp Giám đốc ra các quyết định. Công ty gồm bốn phòng chuyên môn nghiệp vụ: - Phòng Kế toán- tài chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về mặt kế toán- tài chính để công ty cũng như các đội sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả và kinh doanh có lãi - Phòng Kinh tế - Thị trường: Trong điều kiện thị trường hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của phòng Kinh tế - Thị trường là thực hiện việc nắm bắt và khai thác thị trường lập dự toán đấu thầu các công trình, dựa trên thiết kế công trình làm hồ sơ dự thầu. - Phòng Kế hoạch đầu tư: là trung tâm tổ chức điều hành quản lý và đảm bảo phục vụ mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh và xây dựng của đơn vị, cùng với những yêu cầu kĩ thuật cụ thể để đưa ra những giải pháp kĩ thuật phù hợp. Đồng thời thực hiện việc giám sát, kiểm tra, theo dõi về kĩ thuật của các công trình. Ngoài ra còn theo dõi và lập kế hoạch sản xuất, thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên. - Phòng Kỹ thuật - Cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý điều động vật tư, lập kế hoạch mua sắm, giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua sắm các loại nguyên vật liệu xây dựng rất dễ dàng, thuận tiện song phòng xe máy- vật tư phải đưa ra được những định mức hao phí vật tư phù hợp cũng như việc theo dõi chấp hành những định mức đó để đảm bảo hiêụ quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một nhiệm vụ quan trọng khác của phòng là theo dõi tình trạng máy móc thiết bị sữa chữa và bảo quản vật tư máy móc thiết bị, đảm bảo năng lực thi công của công ty. - Phòng Tổ chức - Nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý và đào tạo cán bộ, thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, phát động các phong trào thi đua khen thưởng, đảm bảo về công tác hậu cần đời sống. Ngoài ra Công ty, còn có những phòng ban nghiệp vụ như Phòng an toàn lao động, Phòng hành chính... và các đội sản xuất. Các phòng, ban, đội sản xuất trên cơ sở nhận nhiệm vụ được giao trực tiếp của ban giám đốc, từ đó tổ chức lực lượng nhân công, thiết bị, máy móc để thi công công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và sản phẩm cuối cùng là các hồ sơ nghiệm thu, hoàn công. Trong thời gian gần đây Công ty đã hợp tác với nhiều Công ty, tập đoàn nước ngoài đồng thời tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị thi công, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới hệ thống quản lý, tham gia thực hiện nhiều công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được khách hàng đánh giá tốt. Đặc biệt trong 3 năm gần đây với khả năng huy động vốn lớn, doanh thu xây lắp của Công ty liên tục tăng trưởng cao: * số liệu năng lực tài chính trong những năm gần đây : Đơn vị: Triệu đồng TT tên tài sản năm 1999 năm 2000 năm 2001 Năm 2002 1 Tổng số tài sản có 88.648,000 106.143,000 144.268,051 193.141,235 2 Tài sản có lưu động 81.492,000 98.241,000 132.304,791 178.308,864 3 Tổng số tài sản nợ 88.648,000 106.143,000 144.268,051 193.141,235 4 Tài sản nợ lưu động 75.459,000 93.273,000 129.910,032 190.747,000 5 Lợi nhuận trước thuế 1.061,000 1.086,000 1.398,960 1.564,123 6 Lợi nhuận sau thuế 796,000 570,000 1.049,220 1.063,603 7 Doanh thu 111.000,000 121.600,000 128.557,000 174.283,438 - Doanh thu xây lắp 106.560,000 116.160,000 120.500,000 174.056,438 - Doanh thu SXKD khác 4.440,000 5.440,000 8.057,000 227,000 8 Nộp ngân sách 4.698,000 5.826,000 6.408,000 2.902,688 các ngân hàng cung cấp tín dụng 1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Địa chỉ ngân hàng : 4 B – phố Lê Thánh Tông - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.264.803 Số Fax: (84)-04- 9.331.011 2. Ngân hàng đầu tư và phát triển cầu giấy Địa chỉ ngân hàng : 263 - đường Cầu Giấy - Quận Cầu Giấy - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.334.883 Số Fax: (84)-04- 8.335.097 3. Ngân hàng công thương hoàn kiếm Địa chỉ ngân hàng : 37 – Phố Hàng Bồ - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 8.267.110 Số Fax: (84)-04- 8.267.112 4. Ngân hàng vinasiam – chi nhánh hà nội Địa chỉ ngân hàng : 61 – Phố Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Số điện thoại : (84)-04- 9.435.570 Số Fax: (84)-04- 9.435.573 các đơn vị trực thuộc Công ty Lắp máy có 07 Xí nghiệp thành viên và nhiều đội, xưởng trực thuộc: Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 1 : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel: ( 84 ) - 4 -8 389 659 - Fax: ( 84 ) - 4 -8 389 659 Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng điện : Địa chỉ : Km 9 - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 8 - 8 543 025 - Fax : ( 84 ) - 8 - 8 543 928 Xí nghiệp Lắp máy điện - Xây dựng : Địa chỉ : Phường Trung Thành - Thành phố Thái Nguyên Tel : ( 84 ) - 280 - 832 131- Fax : ( 84 ) - 280 - 833 008 Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng Miền Nam : Địa chỉ : 22 Lý Tự Trọng - Quận 1 - TP.Hồ Chí Minh Tel : ( 84 ) - 8 - 8 245 982 - Fax : ( 84 ) - 8 - 8 225 184 E-mail : incomn@hcm.vnn.vn Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng Thuỷ điện : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 4 - 7 570 182 - Fax : ( 84 ) - 4 - 7 570 180 Xí nghiệp Lắp máy và Điện tử công nghiệp : Địa chỉ : Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội Tel : ( 84 ) - 4 - 8 384 050 - Fax : ( 84 ) - 4 - 8 384 051 Văn phòng đại diện miền Trung: Địa chỉ : 153B Huỳnh Thúc Kháng, TX. Tam Kỳ. Quảng Nam Tel: ( 84 ) - 4 - 0510 - 828 335 - Fax : ( 84 ) - 0510 - 828 335 Các Đội Xưởng trực thuộc Đội Xây lắp số 1 Đội Xây lắp số 2 Xưởng gia công chế tạo cơ khí số 1 Xưởng gia công chế tạo cơ khí số 2 Sơ đồ tổ chức công trường tại các dự án do Công ty Lắp máy thi công Giám đốc điều hành dự án đội lắp máy đội xây dựng đội xe máy thiết bị thi công đội lắp thiết bị tự động - điện tử cN đội chế tạo gia công cơ khí kho kín- bãi- điện nước phục vụ thi công Giám đốc quản lý chất lượng dự án Giám đốc quản lý dự án bộ phận giám sát vật tư thiết bị bộ phận Giám sát Kỹ thuật thi công bộ phận Giám sát An toàn lao động bộ phận giám sát kế hoạch nhân sự bộ phận quản lý Chất lượng đội lắp điện đội lắp ống Các ngành nghề kinh doanh chính Xây lắp: Lắp đặt máy móc, thiết bị, các dây chuyền công nghệ đồng bộ. Lắp đặt sửa chữa thiết bị công nghệ, hệ thống thang máy công trình, hệ thống thông tin, điều khiển, xử lý môi trường, phòng chống cháy, thiết bị kiểm tra đo lường. Lắp đặt, sửa chữa thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc đến 150kG/cm2, thể tích làm việc đến 300m3. Lắp đặt, sửa chữa nồi hơi có áp suất làm việc đến 150kG/cm2, sản lượng hơi đến 350T/giờ. Xây lắp các công trình trạm biến áp và đường dây tải điện đến 500KV. Xây lắp các Nhà máy Thuỷ điện vừa và nhỏ. San gạt đào đắp nền, đào đắp mặt bằng khu công nghiệp và dân dụng. Xây lắp hệ thống cấp thoát nước công trình, khu công nghiệp. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đến nhóm B. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và công cộng. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện và công trình hạ tầng cơ sở. Sản xuất công nghiệp và kinh doanh khác: Sản xuất kết cấu thép và gia công cơ khí phục vụ lắp máy, nhà thép tiền chế, các thiết bị phối thao, hợp chuẩn như bồn, bể, đường ống, hệ thống trao đổi nhiệt, cửa, giáo thép, cột điện, cột thông tin viễn thông. Sản xuất và sửa chữa các thiết bị cơ khí xây dựng, sửa chữa xe máy thi công. Gia công chế tạo, sửa chữa các thiết bị điện, máy biến áp, tủ bảng điện, thí nghiệm và các phụ tùng thiết bị điện. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ xây lắp các công trình. Trong những năm gần đây, Công ty đã có quan hệ hợp tác với nhiều Công ty, Tổng Công ty trong nước cũng như những Công ty, tập đoàn nước ngoài, tham gia thi công nhiều công trình có quy mô và đòi hỏi kỹ thuật cao từ những nguồn vốn khác nhau. Các công trình nước ngoài tại Việt Nam do Công ty thi công đều đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Lực lượng lao động Công ty Lắp máy có đội ngũ lao động với 1237 người trong đó có 170 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học, số còn lại là công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7. Hầu hết lực lượng cán bộ công nhân đã có thâm niên ngành nghề trên 5 năm, qua nhiều công trình lắp máy trọng điểm của Nhà nước và các công trình có vốn đầu tư nước ngoài: TT Ngành Đ.H và trên Đ.H Cao đẳng Trung cấp CNKT ³ bậc 5 CNKT ³bậc 3 Tổng Số 1 Điện phát dẫn 33 5 14 125 185 361 2 Kinh tế các ngành 23 6 12 40 3 Xây dựng 16 2 16 48 28 110 5 Cơ khí chế tạo 32 2 11 102 118 265 6 Công nghệ hàn 5 2 15 36 58 7 Máy động lực 16 1 1 15 45 78 8 Cấp thoát nước 7 2 4 12 16 41 9 Trắc địa, địa chất 4 1 6 8 19 10 Hoá , thuỷ lợi 4 2 3 8 12 29 11 Môi trường 4 1 2 10 17 12 Điện tử, Tự động hoá 12 6 10 24 36 88 13 Luật Kinh doanh 4 4 14 Phiên dịch 6 6 15 Y tế 4 8 12 16 N/V hành chính 36 36 17 Chuyên môn khác 1 4 18 48 70 Tổng cộng 170 31 126 367 542 1237 2.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng. 2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng. Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng ) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... Thứ hai, chu kỳ sản xuất ( thời gian xây dựng công trình ) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu lại công trình đang còn xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ của khoa học và công nghệ, nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý ... Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với các công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng đều có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công , phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trinh thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọ cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp... Đặc điểm này đòi hỏi các các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ... Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây truyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. 2.2.2. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng - Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng , hoá chất, luyện kim ... và lẽ dĩ nhiên là của ngành xây dựng, ngành đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa chúng vào hoạt động. - Sản phẩm công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính, cần phân biệt sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là các công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng ở đây là công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng. - Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng. 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp Máy trong một vài năm gần đây. Trong những năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban Giám đốc cùng với sự giúp đỡ rất lớn của Tổng công ty về giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu thầu và các điều kiện bất lợi khác đem lại đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2000, 2001, 2002 Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ 2000 2001 2002 1 2 3 4 5=3/2 6=4/3 1 Tổng tài sản 106.143 144.268 193.141 1.36 1.34 2 Tài sản cố định 7.902 11.964 14.833 1.51 1.23 3 Tài sản lưu động 98.241 132.304 178.308 1.34 1.35 4 Doanh thu 121.600 128.557 174.283 1.06 1.355 5 Lợi nhuận trước thuế 1.086 1.398 1.564 1.28 1.11 6 Lợi nhuận sau thuế 570 1.049 1.063 1.84 1.01 7 Nợ ngắn hạn 64.632 82.176 97.971 1.27 1.19 8 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 1.15 0,89 0,90 0.77 1.01 9 Tỷ suất LNST/DTx100 (%) 0,468 0,815 0,61 - - 10 Khả năng thanh toán 1.52 1.61 1.82 - - 11 Nộp NSNN 5.826 6.408 2.902 1.10 0.45 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lắp Máy - Tổng XDCN Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong những năm gần đây Công ty làm ăn có lãi, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước. Doanh thu tăng qua các năm cụ thể năm 2001 doanh thu tăng 6.957 triệu đồng bằng 106% so với năm 2000, lợi nhuận tăng 128% so với năm 2000 và nộp NSNN tăng 110% so với năm 2000 bằng 582 triệu đồng. Tương tự như vậy, năm 2002 ta thấy doanh thu tăng so với năm 2001 là 45.726 triệu đồng đạt 135%. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty qua các năm vẫn thấp hơn so với mức trung bình (3%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty còn rất thấp, và Công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình này. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, năm 2000 là 1.086 triệu đồng, năm 2001là 1.398 triệu đồng, năm 2002 là 1.564 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 0,468 - 0,815 và 0,815 - 0,61 (Cứ 100 đồng doanh thu được 0.468 - 0,815 đồng lợi nhuận). Tỷ suất lợi nhuận này không cao so với tỷ lệ trung bình, tuy vậy, có thể nhận thấy năm 2001 tỷ suất lợi nhuận tăng hơn so với năm 2000 xấp xỉ 174%. Nguyên nhân của việc tỷ suất lợi nhuận ở mức quá thấp như vậy có thể là do chi phí đầu vào quá lớn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút và tỷ suất lợi nhuận quá thấp. Công ty cần có những biện pháp hạ chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới để cải thiện tình hình. Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình (2,5). Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng với tốc độ khá lớn: năm 2001 tăng 17.544 triệu đồng, tăng khoảng 127% so với năm 2000. Còn năm 2002 tăng 15.795 triệu đồng đạt 119% so với năm 2001. Tỷ số này là khá thấp, nó cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đối với những khoản nợ ngắn hạn gặp nhiều khó khăn 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 2.3.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Lắp Máy. Bảng 2: cơ cấu tài sản lưu động của công ty Đơn vị: triệu đồng Năm Khoản mục Năm Tỷ lệ 2000 2001 2002 2000/2001 2001/2002 I/ Tiền 12.628 20.852 17.969 165.12 86.17 II/ Các khoản phải thu 45.056 75.360 107.685 167.25 142.89 1. Phải thu của khách hàng 45.056 70.157 104.212 155.71 148.54 2. Phải thu nội bộ - 3.861 2.586 - 66.97 3. Phải thu nội bộ khác - 1.342 887 - 66.09 III/ Hàng tồn kho 19.576 10.816 20.799 55.25 192.29 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 11.548 7.675 18.256 66.46 238.42 2. Công cụ dụng cụ tồn kho 651 285 53 43.77 18.59 3. Chi phí SXKDD 1.132 687 1.029 60.68 149.78 4. Thành phẩm tồn kho 6.245 2.169 1.461 34.73 67.35 IV/ TSLĐ khác 20.981 25.276 31.855 120.47 126.02 1. Tạm ứng 15.276 21.742 24.273 142.32 111.64 2. Chi phí trả trước - - 928 - - 3. Chi phí chờ kết chuyển 5.000 3.158 5.821 63.16 184.32 4. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 705 376 833 53.33 221.54 Tổng 98.241 132.304 178.308 134.67 134.77 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lắp Máy - Tổng công ty XDCN Việt Nam. Qua những số liệu trên ta thấy trong năm 2001 tài sản lưu động của công ty tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản phải thu khách hàng và tiền mặt: năm 2001 so với năm 2000 các khoản phải thu của khách hàng tăng lên về mặt tuyệt đối là 30.304 triệu đồng, tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34288.doc
Tài liệu liên quan