Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel

MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản ngắn hạn 3

1.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn 4

1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 8

1.2.1. Khái niệm 8

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 10

1.2.2.1. Tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn 10

1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 11

1.2.2.4. Tốc độ thu hồi các khoản phảI thu 11

1.2.2.5. Vòng quay hàng tồn kho 12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 12

 

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 13

1.3.2. Các nhân tố khách quan 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL 15

2.1. Tổng quan về công ty TNHH NN một thành viên Công trình Viettel 15

2.1.1. Giới thiệu chug về công ty TNHH một thành viên Công trình Viettel 15

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 16

2.1.3. Hoạt động cơ bản công ty Công trình Viettel 25

2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 26

2.2. Thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel 32

2.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của công ty trong những năm gần đây 32

2.2.1.2. Tình hình hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty 35

2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty 42

2.3.1. Kết quả 43

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 47

2.3.2.1. Hạn chế 47

2.3.2.2. Nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL 50

3.1. Định hướng hoạt động sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel trong thời gian tới 50

3.1.1. Định hướng chung 50

3.1.2. Định hướng sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty 51

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel 51

3.2.1. Quản lý, sử dụng tốt hơn hàng tồn kho 51

3.2.2. Nâng cao hiệu quả các khoản phảI thu 52

3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn 52

3.2.4. Chú trong phát huy nhân tố con người 54

3.3. Một số kiến nghị 55

3.3.1. Kiến nghị với công ty 55

3.2.1.1 Kiện toàn bộ máy quản lý của công ty 55

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56

3.2.3. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 58

3.2.4. Phấn đấu giảm chi phí 58

3.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 59

3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty và nhà nước 60

KẾT LUẬN

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trục và cáp đồng trục + Lắp đặt thiết bị tin học phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty + Thi công lắp đặt các hệ thống truyền dẫn phục vụ thuê kênh nội hạt, đường dài quốc tế. Thi công lắp đặt tổng đài, thiết bị tập trung thuê bao, mạng cáp nội hạt, ngoại vi phục vụ dịch vụ điện thoại cố định của Công ty + Tham gia vào việc thiết kế thi công, phối hợp với Phòng Dự án & Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật lập phương án, giải pháp kỹ thuật cho các công trình tham gia + Thường xuyên báo cáo Ban Giám đốc Công ty, Phòng Kế hoạch về tiến độ thi công các công trình được giao - Đội dịch vụ viễn thông: + Tổ chức cung cấp dịch vụ Radio Trunking cho các khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới + Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông khác theo nhu cầu thị trường sau khi được Giám đốc Công ty phê duyệt + Thường xuyên báo cáo Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch về tiến độ và kết quả các công việc được giao - Quyền hạn: + Được xử lý các vấn đề trong khi thi công các công trình theo qui định của Công ty Công trình Viettel + Được quan hệ với các cơ quan bên ngòai để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng tiến độ sau khi được Ban Giám đốc đồng ý - Được chủ động quan hệ với các phòng ban chức năng trong toàn Công ty để giải quyết các công việc chuyên môn + Báo cáo Ban Giám đốc Công ty những vấn đề vượt quá quyền hạn cho phé để kịp thời xử lý - Mối quan hệ: + Với Ban Giám đốc Công ty là mối quan hệ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo chỉ huy + Với Phòng Kế hoạch, Phòng Dự án và Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật Công ty là mối quan hệ chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ 2.1.3. Hoạt động cơ bản công ty Công trình Viettel + Tổ chức SXKD trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin trong và ngoài nước + Thực hiện xây lắp, bảo trì, bảo dưỡng các công trình cột cao thông tin + Quản lý và điều hành SXKD theo các chỉ tiêu + Lắp đặt, bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống tổng đài, viba, mạng cáp các thiết bị của hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh và kinh tế của các đơn vị trong và ngòai quân đội + Thực hiện các công trình thuộc dự án viễn thông, công nghệ thông tin của Tổng công ty Viễn thông quân đội thông qua các hợp đồng + Tổ chức kinh doanh các dịch vụ Radio Trunking + Tổ chức hạch tóan độc lập theo quy định của Tổng công ty Viễn thông quân đội và quy định của Nhà nước + Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nước + Xây dựng quy chế tiền lương, thực hiện chi trả lương cho người lao động theo quy định của Nhà nước + Tổ chức quản lý tài sản, cơ sở vật chất của Công ty được TCT giao cho + Quản lý đúng nguyên tắc, chuyên môn các công tác tài chính, kế hoạch kỹ thuật, lao động tiền lương, kinh doanh, hành chính quản trị và kho tàng + Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các tài liệu và chương trình đào tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức lao động theo định hướng, mô hình được Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Là đơn vị hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty, những năm gần đây mặc dù có những khó khăn nhất định do thiết bị thiếu đồng bộ, giá nguyên vật liệu tăng, miền trung bị ảnh hưởng lớn của thời tiết (đặc biệt là cơn bão số 5 và mưa lớn gây ngập trên diện rộng) nhưng toàn thể CB, CNV công ty đã nỗ lực cố gắng, thay đổi cách quản lý điều hành nên khối lượng lắp đặt năm 2007 tăng trung bình gấp 2,2 lần với năm 2006. Qua quá trình làm việc với khối lượng lớn, tiến độ nhanh nên đội ngũ đội nhân viên đã có trưởng thành nhất định về tay nghề chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Bộ máy cơ quan và các công tác quản lý đã được kiện toàn và hoạt động đã có nề nếp. Kết quả về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Công trình Viettel Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 01 87472.13 99543.5 12071.4 13.8 101925.2 2381.71 2.39 Các khoản giảm trừ 03 0 0 - - 0 - - Chiết khấu 04 0 0 - - 0 - - Giảm giá hàng bán  05 0 0 - - 0 - - Hàng bán bị trả lại  06 0 0 - - 0 - - ThuÕ TT§B,thuÕ XK  07 0 0 - - 0 - - 1.Doanh thu thuần  10 87472.13 99543.5 12071.4 13.8 101925.2 2381.71 2.39 2.Gia vốn hàng bán  11 72566.36 86343.5 13777.2 18.99 90750.7 4407.15 5.1 3.LN gộp  20 14905.77 13200 (1705.8) (11.44) 11174.53 (2025.4) (15.34) 4.Chi phí bán hàng  21 2186.66 1962.89 (223.77) (10.23) 2231.55 268.66 13.69 5.Chi phí qlý DN  22 11276.53 9876.66 (1399.9) (12.41) 7453.57 (2423.1) (24.53) 6.LN từ hđkd  30 1442.58 1360.42 (82.16) (5.7) 1489.4 128.98 9.48 TN hđ tài chính  31 247.66 156.56 (91.1) (36.78) 52.15 (104.41) (66.69) Chi phí hđ tài chính  32 152.81 133.55 (19.26) (12.6) 214.75 81.2 60.8 7.LN từ hđ tài chính  40 94.85 23.011 (71.839) (75.74) (162.6) (185.61) (806.6) TN tõ h® bÊt th­êng  41 56.72 83.7 26.98 47.57 14.01 (69.69) (83.26) Chi phí từ hđ bất thường  42 23.57 133.28 109.71 465.46 0 (133.28) (1000 8.LN hđ bất thường  50 33.15 (49.57) (82.72) (249.5) 14.01 63.58 (128.3) 9.LN trước thuế  60 1570.58 1333.85 (236.73) (15.07) 1340.81 6.96 0.52 10.Thuế lợi tức  70 552.98 413.18 (139.8) (25.28) 412.69 (0.49) (0.12) 11.LN sau thuế  80 1017.6 920.67 (96.93) (9.53) 928.12 7.45 0.81 ( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 đã tăng lên khá lớn so với năm 2005. Cụ thể năm 2006 tổng doanh thu của công ty đạt 99543,5 tr.đồng, tăng thêm so với năm 2005 là 99543,5 – 87472,13 = 12071,4tr. đồng tương ứng với mức tăng 13,8%. Năm 2007 tổng doanh thu cũng tăng một tỷ lệ nhỏ là 2381,71tr.đồng với tỷ lệ tăng 2,39%. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay thì để đạt được điều này không phải là dễ. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006, đạt 928,12tr.đồng năm 2007 so với năm 2006 là 920,67tr.đồng và mặc dù so với năm 2005 thì lợi nhuận sau thuế có giảm đi đôi chút là 9,53%. Như vậy, so với năm 2006 thì lợi nhuận năm 2007 của công ty đã tăng 928,12 – 920,67 = 7,45 tr.đồng, tương ứng với mức tăng là 0,81%. Tỷ lệ tăng tuy nhỏ so với năm trước nhưng đó cũng là thành công đáng ghi nhận của công ty trong năm qua khi cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của công ty tăng trong năm 2007 là : - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng khá lớn 128.98 tr.đồng với mức tăng tỷ lệ là 9,48%.Sở dĩ khoản này tăng là do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm đáng kể là 24,53% mặc dù lợi nhuận gộp có giảm đi 2025.44 tr.đồng tương ứng giảm 15,34% - Chi phí hoạt động bất thường giảm đáng kể và gần như khỏan này không phát sinh năm 2007 nên có thể nói nó đã giảm tối đa 100% so với năm 2006 -Lợi nhuận bất thường tăng năm 2007 khoản này là 14,01tr. đồng, con số này thật ý nghĩa khi mà năm 2006 khoản này chỉ có 49,57tr.đồng do vậy nó đã tăng lên khá lớn một lượng là 63.58tr.đồng ứng với mức tăng là 28,27% mặc dù khoản thu nhập từ hoạt động tài chính giảm lớn nhất trong các khoản khi so với năm 2006 nó giảm tới 185.6tr. đồng tức là 806,6 % -Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng chút ít so với năm 2006 mà tỷ lệ tăng tương ứng là 0,52%. Có thể nói năm 2007 doanh nghiêp vẫn duy trì được doanh thu ,và lợi nhuận sau thuế tăng so với năm trước là một thành công không nhỏ của công ty mặc dù tỷ lệ tăng là nhỏ là 2,39%đối với doanh thu và 0,81% đối với lợi nhuận sau thuế nhưng có ý nghĩa hơn cả là đó là mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 955.000 đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 955.000 - 874.000 = 81.000 đồng. Đây là một dấu hiệu cho thấy những cố gắng của công ty trong việc nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên Bảng 2.2: Sự biến động của khoản nợ phải trả Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I.Nợ ngắn hạn 32633.82 37735.91 5102.09 15.63 48690.76 10954.9 29.03 1.Vay ngắn hạn 23144.47 22999.03 (145.44) (0.63) 29072.26 6073.23 26.41 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 - - 0 - - 3.Phải trả cho ngườibán 7233.84 12835.68 5601.84 77.44 17382.22 4546.54 35.42 4.Người mua trả tiền trước 131.16 217.64 86.48 65.93 346.09 128.45 59.02 5.Thuế và các khoản p.nộp NN 0 0 - - 10.01 10.01 100 6.Phải trả công nhân viên 1265.23 1137.18 (128.05) (10.12) 1239.91 102.73 9.03 7.Phải trả nội bộ 0 0 - - 0 - - 8.Các khoản p.trả ,p.nộp khác 859.12 546.01 (313.11) (36.45) 645.27 99.26 18.18 II. Nợ dài hạn 9092.55 8055.24 (1037.3) (11.41) 10977.69 2922.45 36.28 1. Vay dài hạn 9092.55 8055.24 (1037.3) (11.41) 10977.69 2922.45 36.28 2. Nợ dài hạn khác 0 0 - - 0 - - III. Nợ khác 0 0 - - 0 - - Tổng 41726.37 45791.15 4064.78 9.74 59668.45 13877.3 30.31 (Nguồn : Bảng cân đối kế toán ) Ta thấy, trong năm 2006 khoản nợ phải trả của công ty tăng 4064,78 tr.đồng ứng với tỷ lệ là 9,74%và năm 2007 khoản này tăng còn cao hơn so với năm 2006 với mức cụ thể là 13877,3 tr.đồng ứng với tỷ lệ 30,31%. Khoản nợ phải trả tăng năm 2007 là do các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng so với năm 2006. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng 29,03%, nợ dài hạn tăng 36,28%. Nợ ngắn hạn tăng vì hai khoản phải trả cho người bán và khoản người mua trả tiền trước tăng khá mạnh. Phải trả cho người bán tăng 4546,54 tr.đồng với tỷ lệ tăng 35,42%, khoản người mua trả tiền trước thì tăng 128,44 tr.đồng tương ứng tỷ lệ 59,02%. Trong khi đó nợ ngắn hạn tăng chủ yếu từ khoản vay dài hạn tăng lên với tỷ lệ là 36,28%.Nợ phải trả của công ty tăng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng nhiều vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sự biến động của vốn chủ sở hữu được thông qua bảng sau: Bảng 2.3: Sự biến động của vốn chủ sở hữu Đơn vị tính : Tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ I.Nguồn vốn - quỹ 12228.06 14672.44 2444.38 19.99 15113.94 441.5 3.01 1.Nguồn vốn kinh doanh 10435.23 12784.19 2348.96 22.51 12784.19 - - 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 - - 0 - - 3.Chênh lệch tỷ giá 0 0 - - 0 - - 4.Quỹ đầu tư phát triển 1055.88 1026.65 (29.23) (2.77) 1547.42 520.77 50.73 5.Quỹ dự phòng tài chính 114.53 144.41 29.88 26.09 250.24 105.83 73.28 6.LN chưa phân phối 622.42 717.18 94.76 15.22 532.01 (185.17) (25.82) 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 0 0 - - 0 - - II. Nguồn kinh phí ,quỹ khác 214.65 230.59 15.94 7.43 553.21 322.62 139.91 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 67.47 72.21 4.74 7.03 125.12 52.91 73.27 2.Quỹ khen thưởng phúc lợi 147.18 158.38 11.2 7.61 428.09 269.71 170.29 Tổng 12442.71 14903.03 2460.32 19.77 15667.15 764.12 5.13 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh ) Năm 2006 và năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. Năm 2006 tăng 2460,32 tr.đồng,năm 2007 tăng là 764,12 tr.đồng ứng với tỷ lệ 5,13%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do :nguồn vốn –quỹ tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 19,99% và trong năm 2007 tăng 441,50 tr.đồng tương ứng tỷ lệ 3,01%và nguồn kinh phí, quỹ khác tăng 322,62 tr.đồng, tỷ lệ là 139,9%. Khoản này tăng, nhất là quỹ khen thưởng phúc lợi với mức tăng 170,3% và quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm …cho thấy công ty rất quan tâm tới CBCNV và luôn luôn khích lệ ,động viên người lao động trong sản xuất để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm việc có hiệu quả cao 2.2 Thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel 2.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của công ty trong những năm qua Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, đó là việc phân bổ tài sản ngắn hạn sao cho hợp lý. Mỗi một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo.... Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu tài sản ngắn hạn khác nhau. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lượng tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thì việc phân bổ tài sản ngắn hạn của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sự dụng tài sản ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh của công ty Ta có thể thấy được tình hình phân bổ và cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Công trình viettel qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel Đơn vị tính : Tr .đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Năm 2007 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền TT Số tiền Tỷ lệ(%) I.Tiền 1728.43 4.63 2525.46 6.27 797.03 46.11 4801.68 9.38 2276.22 90.13 1.Tiền mặt tại quỹ 642.74 37.19 933.22 36.95 290.48 45.19 1823.21 37.97 889.99 95.37 2.TGNH 1085.69 62.81 1592.24 63.05 506.55 46.66 2978.46 62.03 1386.22 87.06 II.Các khoản đ.t ngắn hạn 0 0 0 - 0 - 0 - 0 - III.Các khoản phải thu 26703.14 71.47 25360.21 63.01 (1342.93) (5.03) 23769.22 46.41 (1590.99) (6.27) 1.Phải thu của khách hàng 24742.91 92.66 23583.91 93,00 (1159) (4.68) 22079.15 92.98 (1504.76) (6.38) 2.Trả trước cho người bán 774.77 2.90 951.55 3.75 176.78 22.82 1023.94 4.31 72.39 7.61 3.Thuế GTGT được khấu trừ 619.48 2.32 622.49 2.45 3.01 0.49 617.06 2.6 -5.43 (0.87) 4.Các khoản phải thu khác 565.98 2.12 202.45 0.80 (363.53) (64.23) 79.46 0.33 (122.99) (60.71) IV.Hàng tồn kho 8724.22 23.35 12362.35 30.72 3638.13 41.7 22639.9 44.21 10277.55 83.14 1.NVL tồn kho 2733.48 31.33 4200.31 33.98 1466.83 53.66 7381.76 32.61 3181.45 75.74 2. CC,DC tồn kho 232.89 2.67 628.86 5.09 395.97 170.02 503.58 2.22 (125.28) (19.92) 3.CF sxkd dở dang 2311.63 26.50 1080.61 8.24 (1231.02) (53.25) 3811.91 16.84 2731.3 274.23 4. Thàh phẩm tồn kho 3446.22 39.50 6544.56 52.94 3098.34 89.91 10942.66 48.33 4398.1 67.2 V.TSLĐ khác 206.42 0.55 475.89 1.18 269.47 130.54 658.82 1.29 182.93 38.44 Tổng 37362.21 100 40248.02 100 2885.81 7.72 51210.81 100 10962.79 27.24 (Nguån : B¶ng c©n ®èi kÕ to¸) Trong hai năm liên tiếp tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng lên. Năm 2006 tài sản ngắn hạn tăng 2885.81 tr.đồng với tỷ lệ tăng 7,72%. Trong năm 2006 tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do hai khoản tiền và hàng tồn kho tăng với tỷ lệ lớn. Cụ thể tiền tăng 46.11%,hàng tồn kho tăng 41,7% so với năm 2005. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng cao so với sự gia tăng của năm 2006. Năm 2007 tài sản ngắn hạn của công ty đạt 51210,81 tr.đồng và đã tăng lên 10962,79 tr.đồng so với năm 2002, tỷ lệ tăng tương ứng là 27,24%. Việc tài sản ngắn hạn của công ty năm 2007 đã tăng một lượng khá lớn là do - Do khoản tiền tăng. Nếu như năm 2006 khoản tiền của công ty là:2525,46 tr.đồng thì đến 2007 khoản tiền đã lên tới 4801,68 tr.đồng ,tức là đã tăng 2276.22 tr.đồng ,với tỷ lệ 90,13% và vượt xa so với lượng tiền năm 2005 chỉ có 1728.43 tr.đồng. Điều này đã làm cho tỉ trọng của các khoản tiền so với tổng tài sản ngắn hạn cũng tăng lên . Nếu như năm 2005, các khoản tiền chỉ chiếm tới 4,63% và năm 2002 là 6,27% trong tổng tài sản ngắn hạn thì con số này vào năm 2007 lên đến là 9,38%. Trong các khoản tiền thì khoản tiền mặt tại quỹ là tăng mạnh nhất với mức tăng là 889,99 tr.đồng. Những con số trên cho thấy công ty luôn đảm bảo một lượng tiền dự trữ trong két bao gồm cả lượng tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng nhất định đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng và trả lương cho công nhân viên - Do hàng tồn kho tăng đáng kể, năm 2007 khoản mục hàng tồn kho của công ty là 22639,9 tr.đồng, đã tăng 10277,25 tr.đồng so với năm 2006 và ta thấy nó tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005 khi khoản này chỉ chiếm 8724.22 tr.đồng.Trong đó, chỉ riêng khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã tăng là 12793,31 tr.đồng với tỷ lệ tăng 274,23%. Chính sự tăng lên mạnh của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của khoản này trong tổng tài sản ngắn hạn cũng tăng lên đáng kể khi mà năm 2007 nó chiếm tới 44,21% so với tổng tài sản ngắn hạn - Ngoài ra ,sự tăng lên của tài sản ngắn hạn còn do khoản tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên. Tuy tỷ trọng của khỏan này không lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và nó chỉ chiếm 1,29%so với tổng tài sản ngắn hạn nhưng năm 2007 tài sản tài sản ngắn hạn khác cũng đã tăng là 182,93 tr.đồng với tỷ lệ 38,44% so với năm 2006 Mặt khác ta thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì trong năm 2006 và 2007 các khoản phải thu của công ty đều giảm đi. Năm 2007 giảm –1590,99 tr.đồng tương ứng tỷ lệ giảm 6,27% và năm 2006 cũng giảm với tỷ lệ ít hơn đôi chút là 5,03%. Những con số trên cho thấy công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi vốn, giảm thiểu việc vốn bị chiếm dụng. Đây được xem là một trong những thành công của công ty về việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn, nhất là trong điều kiện doanh thu của công ty vẫn tăng đều đặn. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể thì các khỏan phải thu vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2006, các khỏan phải thu chiếm tới 63,01% trong tổng tài sản ngắn hạn, và mặc dù đã giảm trong năm 2007 nhưng con số này vẫn là 46,41%, với một tỷ lệ khá cao Như vậy, sang đến hai năm 2006,2007, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, trong đó hai khoản là tiền và tài sản ngắn hạn khác tăng, và các khoản phải thu có giảm đi mặc dù hàng tồn kho có tăng lên tương đối lớn nhưng công ty đang tìm cách khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, việc hai khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn đã phần nào phản ánh việc một lượng tài sản ngắn hạn khá lớn của công ty đang bị chiếm dụng 2.2.2. Tình hình hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty * Vốn tiền mặt: Vốn tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp như: tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, mua sắm hàng hoá, thanh toán các khoản chi phí phát sinh hàng ngày. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp tăng được khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tính toán, xác định xem khoản vốn bằng tiền mặt này cần một lượng bao nhiêu làđiều không phải đơn giản. Một lượng vốn tiền mặt hợp lý là phải đáp ứng vừa đủ các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có sự thay đổi tăng giảm sao cho phù hợp với từng hoàn khoảng thời gian nhất định ở bảng 2.5 ta có thể thấy: Hai năm qua vốn tiền mặt của công ty đều tăng. Năm 2005 là 1728,43tr đồng, chiếm tỉ trọng 4,63% trong tổng tài sản ngắn hạn. Như vậy, so với năm 2005, vốn tiền mặt của công ty năm 2006 đã tăng thêm 797,03 tr.đồng, với tỷ lệ tăng là 46,11% và trong năm 2007 vốn tiền mặt cũng đã tăng lên thêm 2276,22tr.đồng so với năm 2006. Vốn tiền mặt của công ty tăng là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tăng, trong đó đặc biệt là khoản tiền mặt tại quỹ. Cụ thể: năm 2006, tiền mặt tại quỹ của công ty đạt 933,22 tr.đồng, so với 642,74 tr.đồng của năm 2005 thì đã tăng thêm được 290,48 tr.đồng ứng với tỷ lệ tăng 45,19% và năm 2007 còn tăng cao hơn với số tiền là 889,99 tr.đồng ,tỷ lệ tăng rất cao 95,37%. Tiền gửi ngân hàng năm 2007 tăng mạnh hơn sự gia tăng của năm 2006 với tỷ lệ cao hơn hẳn là 87,06% so với tỷ lệ tăng 46,66% của năm 2006. Điều này rất có lợi cho công ty vì một mặt công ty có thể dễ dàng giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các ngân hàng, đồng thời công ty cũng thu được một khoản lãi đáng kể từ số tiền gửi trong ngân hàng đó Như vậy, so với năm 2005, 2006 thì đến năm 2007, khoản mục vốn bằng tiền của công ty đã tăng đáng kể. Điều này là phù hợp vì doanh thu của công ty trong năm 2007 đã tăng khá nhiều so với năm 2006, khiến cho nhu cầu về tiền mặt của công ty cũng tăng lên. Việc có một lượng dự trữ lớn tiền mặt cũng sẽ giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện đáng kể. Ta có thể đángắn hạn giá khả năng thanh toán của công ty thông qua một số chỉ tiêu Bảng 2. 5: Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Năm 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,48 1,37 (0,11) (7,43) 1,59 (0,18) (13,14) 2.Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,2 1,06 (0,14) (11,67) 1,05 (0,01) (0,94) 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,92 0,74 (0,18) (19,57) 0,58 (0,16) (21,62) (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Công trình Viettel) Tổng tài sản + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 59370,5 + Hệ số khả năng thanh toán TQ năm 2005 = = 1,48 40226,4 62634,75 + Hệ số khả năng thanh toán TQ năm 2006 = = 1,37 45791,15 71275,66 + Hệ số khả năng thanh toán TQ năm 2007 = = 1,19 59668,46 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2006 và năm 2007 có giảm so với năm 2005. Năm 2006 đạt 1,37 và năm 2007 chỉ còn 1,19. Hệ số thanh toán tổng quát như trên là khá tốt, chứng tỏ tất cả các khoản vốn huy động bên ngoài năm 2006 đều có tài sản đảm bảo, 1 đồng vốn đi vay có 1,37 đồng đảm bảo và đối với năm 2003 là 1,19 đồng TSNH và ĐTNH Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn 37362,2 Hệ số khả năng thanh toán TQ năm 2005 = = 1,2 31133,8 40248,02 Hệ số khả năng thanh toán NH năm 2006 = = 1,06 37735,91 51210,81 Hệ số khả năng thanh toán NH năm 2007 = = 1,05 48690,76 Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2007 gần như không thay đổi so với năm 2006, đạt 1,05 và nó đều giảm một tỷ lệ nhỏ so với năm 2005 khi 2005 con số này là 1,2 Điều này có nghĩa là tổng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền chỉ đủ để thanh toán 50% tổng nợ ngắn hạn. Như vậy có thể thấy mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp là không được cao TSNH và ĐTNH - Hàng tồn kho + Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 37362,2 – 8724,22 + Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2005 = =0,92 31133,8 40238,02 – 12362,35 + Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 = = 0,74 37735,91 51210,82 – 22639,91 + Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2007 = = 0.5 48690,76 + Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2007 cũng đã giảm so với năm 2006, chỉ đạt 0,58 so với mức 0,74 của năm 2006. Sự sút giảm này là do mức độ tăng của tài sản ngắn hạn không lớn bằng mức độ tăng của hàng tồn kho trong khi tổng nợ ngắn hạn lại tăng lên khá nhiều. Như vậy có thể kết luận, công ty có đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ nhưng lại không có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn * Các khoản phải thu: Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc tồn tại các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán là không thể tránh khỏi. Thậm chi, nó còn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như việc bán chịu cho khách hàng được xem như là một biện pháp giúp doanh nghiệp dễ tiêu thụ sản phẩm của mình hơn. Thế nhưng, nếu khoản phải thu quá lớn thì lại là không tôt vì lúc đó công ty đang bị chiếm dụng một lượng tài sản ngắn hạn lớn, gây lãng phí về vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty trong năm 2006 và 2007 đã giảm đi so với năm 2005. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng tài sản ngắn hạn thì sự thay đổi là không đáng kể và vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn. Ta có thể xem xét sự biến động của các khoản phải thu của doanh nghiệp qua bảng sau Bảng2.6: Tình hình quản lý các khỏan phải thu của công ty Đơn vị tính : Tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷlệ(%) 1.Phải thu của khách hàng 24742.91 23583.91 (1159) (4.68) 22079.15 (1504.8) (6.38) 2.Trả trước cho người bán 774.77 951.55 176.78 22.82 1023.94 72.39 7.61 3.Thuế GTGT được khấu trừ 619.48 622.49 3.01 0.49 617.06 (5.43) (0.87) 4.Cáckhoản phải thu khác 565.98 202.45 (363.53) (64.23) 79.46 (122.99) (60.75) Tổng 26703.14 25360.21 (1342.93) (5.03) 23799.62 (1560.6) (6.15) (Nguồn : Bảng cân đối kế toán) - Khoản phải thu trong năm 2002 giảm so với năm 2001 là do: + Phải thu củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24750.doc
Tài liệu liên quan