MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4
1. Giai đoạn 1894-1954 4
2. Giai đoạn 1955-1965 4
3. Giai đoạn 1965-1975 5
4. Giai đoạn 1975-1985 5
5. Giai đoạn từ năm 1985 đến tháng 8/1996 6
6. Giai đoạn từ 1996 đến nay: 7
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 8
1. Hoạt động sản xuất 8
2. Kết quả hoạt động kinh doanh 9
a. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 9
b. Tình hình tiêu thụ nước sạch 10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 12
I. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đến tài sản của Công ty. 12
1. Đặc điểm về sản phẩm 12
a. Sản phẩm chính: nước sạch 12
b. Các hoạt động kinh doanh khác 13
2. Đặc điểm về khách hàng 13
3. Đặc điểm về lao động 14
4. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị 15
5. Đặc điểm về vốn 16
6. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 18
a. Khối phòng ban 19
b. Khối sản xuất nước: 21
c. Khối các xí nghiệp kinh doanh 21
d. Khối các xí nghiệp phụ trợ 21
II. Tài sản và cơ cấu tài sản của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội. 22
1. Khái quát về tài sản. 22
2. Tài sản cố định. 23
3. Tài sản lưu động 26
III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI. 27
1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 28
2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 31
3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 34
IV. Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong một số năm gần đây. 40
1. Thành công 40
2. Hạn chế. 42
3. Nguyên nhân của những hạn chế. 43
a) Nguyên nhân chủ quan 43
b) Nguyên nhân khách quan. 44
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN Ở CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 46
I. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 46
1. Làm tốt công tác đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị. 46
2. Hoàn thiện công tác quản lý tài sản. 48
3. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân. 49
4. Chú trọng vấn đề phân tích tài chính 51
5. Quản lý khách hàng và làm tốt công tác ghi thu tiền nước. 52
6. Tăng cường nhiều nguồn nước và nâng cao chất lượng nước sạch: 53
7. Đổi mới cơ chế tổ chức hoạt động tại Công ty theo mô hình tổng Công ty 55
II. Kiến nghị đối với cấp trên. 58
1. Hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất tín dụng ưu đãi. 58
2. Cải cách thủ tục hành chính. 59
3. Hoàn thiện mô hình tổng công ty nhà nước. 59
KẾT LUẬN 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15,18
-145
-51,11
TSCĐ
577252
712269
772689
135017
23,39
60420
8,48
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Qua bảng trên ta thấy tài sản cố định của doanh nghiệp trong các năm 2003, 2004, 2005 liên tục tăng tuy nhiên với tốc độ không đều. Cụ thể là TSCĐ năm 2004 tăng lên 135017 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 23,39%, còn năm 2005 tăng lên 60420 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 8,48%. Điều này chứng tỏ năm 2004 doanh nghiệp đầu tư nhiều để mua sắm máy móc thiết bị, có nhiều dự án đầu tư xây dựng mới...
Tài sản cố định tăng là do:
Tài sản cố định hữu hình năm 2004 tăng 134910 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 23,4%. Còn năm 2005 tăng 46014 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với tốc độ tăng 6,47%. Dưới đây là bảng chi tiết tăng giảm tài sản cố định hữu hình.
Bảng 10: Tăng giảm tài sản cố định hữu hình năm 2004, 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên
Năm 2004
Năm 2005
Tăng trong năm
Giảm trong năm
tăng giảm còn lại
Tăng trong năm
Giảm trong năm
tăng giảm còn lại
Nhà cửa, vật kiến trúc
104645
0
104645
13019
347
12672
Máy móc thiết bị
7466
162
7304
27327
391
26936
Đất
0
0
0
0
0
0
Phương tiện vận tải truyền dẫn
52115
27,6
52087,4
57553
102
57451
Thiết bị dụng cụ quản lý
401
0
401
697
31
666
TSCĐ phúc lợi
0
0
0
0
0
0
TSCĐ khác
136302
33,8
136268,2
55365
4263
51102
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Qua bảng tăng giảm tài sản cố định hữu hình, ta thấy nguyên nhân của tốc độ tăng TSCĐ hữu hình năm 2004/2003 lớn gấp gần 4 lần so với tốc độ tăng năm 2005/2004, là do hạng mục nhà cửa, vật kiến trúc và các loại tài sản cố định khác tăng mạnh. Năm 2005 TSCĐ hữu hình tăng chủ yếu là do Công ty mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị, đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất.
Tài sản cố định vô hình năm 2004 tăng lên 107 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 15,18%. Năm 2005 giảm 145 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 51,11%. Nguyên nhân của việc giá trị tài sản cố định vô hình trong năm 2005 giảm mạnh là do khấu hao nhiều, trong khi đó không không bổ sung mua săm thêm.
3. Tài sản lưu động
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp đều cần phải có một lượng tiền mặt nhất định. Hàng hoá sau khi sản xuất xong sẽ được nhập kho và trở thành hàng tồn kho. Rồi phát sinh tiền tạm ứng, tiền phải trả công nhân viên, tiền mà người mua còn nợ v.v... Tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác (như:chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu) được gọi là tài sản lưu động. Giáo trình tài chính doanh nghiệp năm 2004 viết: “ tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên lưu chuyển trong quá trình kinh doanh.”
Bảng 11: cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền
180808
201428
229501
20620
11,4
28073
13,94
Các khoản phải thu
51801
56227
93753
4426
8,54
37526
40,03
Hàng tồn kho
25218
25207
29474
-11
-0,044
4267
16,93
TSLĐ khác
7235
5201
63
-2034
-28,13
-5138
-98,79
Tổng TSLĐ
265062
288063
352791
23001
8,68
64728
22,47
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản lưu động đều tăng qua các năm 2003, 2004, 2005. Tuy nhiên các hạng mục TSLĐ lại tăng giảm không đồng đều. Cụ thể như sau:
Năm 2004 TSLĐ của Công ty tăng lên 23001 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 8,68%. Nguyên nhân do tiền tăng lên 20620 triệu đồng, các khoản phải thu tăng 4426 triệu đồng. Trong khi đó hàng tồn kho lại giảm 11 triệu đồng, TSLĐ khác giảm 2034 triệu đồng. Tiền tăng nhiều là do Công ty tăng tiền gửi ngân hàng từ 176262 triệu đồng năm 2003 lên 198327 triệu đồng năm 2004. Các khoản phải thu tăng lên là do trong năm 2004 Công ty đã tăng các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác và giảm các khoản nợ khó đòi. Hàng tồn kho giảm không đáng kể còn các khoản ký cược, ký quỹ giảm mạnh.
Năm 2005 tổng TSLĐ tăng lên 64728 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với tốc độ tăng 22,47%. Tốc độ tăng năm 2005/2004 gần gấp 2,6 lần so với năm 2004/2003. Tiền vẫn tăng đều đặn với tốc độ tăng 13,94%. Đáng chú ý là các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng mạnh. Các khoản phải thu tăng với tốc độ 40,03%. Còn hàng tồn năm 2004 giảm thì sang năm 2005 tăng lên 4267 triệu đồng, đây là một tín hiệu không tốt và Công ty cần có giải pháp để giảm lượng hàng tồn kho như tăng việc mở rộng dịch vụ khách hàng.
Mặc dù cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% trong cơ cấu tổng tài sản, do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nước sạch - sản phẩm thiết yếu, mặt khác lại là Công ty độc quyền nên Công ty không có đối thủ cạnh tranh, sản xuất đến đâu là được truyền tải đến người dùng nên lượng thành phẩm tồn kho rất ít, có khi sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu. Trong thời gian qua cơ cấu vồn lưu động có tăng giảm đáng kể nhưng là để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh từng năm, từng thời điểm. Tuy qua bảng cơ cấu chưa thấy được những mặt hợp lý nhưng nhìn chung cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định là tạm ổn, cần hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới để đảm bảo chỉ số tài chính hiệu quả.
III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI.
Tài sản trong doanh nghiệp là phần đối ứng với nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán cuối kỳ. Nó phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, quy mô doanh nghiệp như thế nào. Các hoạt động tăng giảm tài sản phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: đầu tư mua sắm đây chuyền công nghệ mới, xây dựng mới nhà máy, tăng tiền mặt do nhu cầu cấp thiết hay tăng tiền gửi ngân hàng v.v...Việc quản lý sử dụng tài sản có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó Công ty đã thực hiện việc quản lý tài sản một cách chặt chẽ, có hệ thống, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, phòng ban. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ta căn cứ vào các các chỉ tiêu tài chính và được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Nhóm hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Nhóm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Như chúng ta đã biết tài sản được phân thành 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động, trước hết ta phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tổng tài sản. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản phản ánh khái quát nhất. Căn cứ vào báo cáo tài chính qua các năm, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Lượng
%
Lượng
%
1
Doanh thu thuần
211855
229861
330982
18006
8,5
101121
44
2
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
22019
27107
28251
5088
23,11
1144
4,22
3
Lợi nhuận sau thuế
12167
15035
14788
2868
23,57
-247
-1,64
4
Tổng tài sản
842314
1000332
1125480
158018
15,8
125148
11,12
5
Hệ số sinh lợi TTS (%)
0,0261
0,0271
0,0251
0,001
3,83
-0,002
-7,38
6
Hệ số doanh lợi (%)
0,0144
0,0150
0,0131
0,0006
4,17
-0,0019
-12,67
7
Hiệu suất sử dụng TTS (%)
0,2515
0,2298
0,2941
-0,0217
-8,63
0,0643
27,98
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng tài sản, mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản là có hiệu quả.
Công thức tính
Hệ số sinh lợi tổng tài sản = ( lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản)
Qua bảng trên ta thấy hệ số sinh lợi tổng tài sản qua các năm 2003, 2004, 2005 biến thiên không đều. Năm 2004 hệ số sinh lợi tổng tài sản là cao nhất, tăng 0,001 so với năm 2003. Năm 2005 hệ số sinh lợi tổng tài sản giảm, thấp nhất trong 3 năm (0,0251). Chứng tỏ năm 2005 hiệu quả sử dụng tổng tài sản chưa cao.
Hệ số doanh lợi:
Hệ số doanh lợi = ( Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản)
Hệ số doanh lợi cho thấy lợi mỗi đồng tổng tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi qua các năm 2003, 2004, 2005 có sự tăng giảm không đều. Hệ số doanh lợi càng cao chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản trong năm đó càng hiệu quả.
Năm 2004 có hệ số doanh lợi cao nhất (1,5), năm 2005 hệ số doanh lợi thấp nhất. Cụ thể là năm 2003 mỗi đồng tài sản bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,0144 đồng lợi nhuận. Năm 2004 mỗi đồng tài sản lại tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận, tăng 0,0006 đồng so với năm 2003, số tương đối 4,17%. Năm 2005 mỗi đồng tài sản chỉ tạo ra 0,0131 đồng lợi nhuân, còn thấp hơn so với năm 2003. Năm 2005 hiệu quả sử dụng tài sản thấp nhất, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm trong khi đó tổng tài sản vẫn tăng đều qua các năm.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tài sản = ( doanh thu thuần/ tổng tài sản)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết mỗi đơn vị tổng tài sản sinh ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng thì hệ số sinh lợi tổng tài sản, hệ số doanh lợi thấp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản biến thiên không đều.
Cụ thể như sau: năm 2003 mỗi đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,2515 đồng doanh thu thuần. Năm 2004 mỗi đồng tài sản tạo ra 0,2298 đồng doanh thu thuần, giảm 0,0217 đồng so với năm 2003, số tương đối giảm 8,63%. Năm 2005 hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao nhất, mỗi đồng tổng tài sản sinh ra 0,294 đồng doanh thu, tăng 0,0643 đồng so với năm 2004, số tương đối tăng 27,98%, tuy nhiên lợi nhuận lại thấp. Nguyên nhân có thể do giá vốn hàng bán tăng, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần có biện pháp tăng doanh thu tiền nước, giảm các loại chi phí đến mức có thể.
Ta thấy hệ số doanh lợi, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty rất thấp, xét về mặt tài chính chỉ số thấp như vậy chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp. Tuy nhiên xét về mặt xã hội, do Công ty là doanh nghiệp công ích, ngoài mục tiêu kinh doanh là sinh lời thì Công ty còn phải đảm bảo mục tiêu xã hội: cung cấp nước sạch tới từng người dân nội ngoại thành thủ đô, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Giá bán nước sạch do quy định của nhà nước, ngoài việc căn cứ vào giá thành sản xuất còn phải căn cứ vào thu nhập trung bình của người dân. Lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu mà trong những năm qua Công ty sản xuất kinh doanh có lãi là một điều đáng mừng. Các chỉ số tài chính trong tương lai phải cao hơn nữa để phù hợp với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.
2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh cũng như trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo ra sản phẩm tăng năng suất lao động... từ đó tạo ra lợi nhuận làm cho doanh nghiệp phát triển không ngừng. Do vai trò quan trọng của việc sử dụng tài sản cố định mà doanh nghiệp ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Dựa vào các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Bảng 13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1
TSCĐ bình quân
677252,5
727603,5
786681,5
50351
7,43
59078
8,12
2
Doanh thu thuần
211855
229861
330982
18006
8,5
101121
44
3
Lợi nhuận sau thuế
12167
15035
14788
2868
23,57
-247
-1,64
4
Sức sản xuất của TSCĐ
0,313
0,316
0,421
0,003
0,96
0,105
33,23
5
Hàm lượng TSCĐ
3,197
3,165
2,377
-0,032
-1
-0,788
-24,9
6
Sức sinh lợi của TSCĐ
0,018
0,021
0,019
0,003
16,7
-0,002
-9,52
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
( Lưu ý: “tài sản cố định bình quân là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ với khấu hao luỹ kế cuối kỳ trước chuyển sang”- giáo trình tài chính – doanh nghiệp – nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2005).
Sức sản xuất của TSCĐ là chỉ tiêu đầu tiên được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, nó cho biết một đơn vị tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
Công thức tính: Sức sản xuất của TSCĐ trong một kỳ= Doanh thu thuần trong kỳ/ TSCĐ bình quân trong kỳ.
Nhìn vào bảng 13 ta thấy sức sản xuất của TSCĐ tăng dần qua các năm. Năm 2003 một đồng TSCĐ thì thu được 0.313 đồng doanh thu thuần. Năm 2004 cứ một đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 0,316 đồng doanh thu thuần, tăng 0,003 đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 0,96%. Năm 2005 sức sản xuất của TSCĐ tăng hơn hẳn (0,421), mỗi đồng TSCĐ được sử dụng đem lại doanh thu thuần cao hơn năm 2004 là 0,105 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 33,23%.
Tóm lại năm 2005 chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ đạt cao nhất trong 3 năm, mặc dù tốc độ tăng TSCĐ năm 2005 (8,48%) nhỏ hơn tốc độ tăng TSCĐ năm 2004 (23,39%) nhưng một đồng TSCĐ năm 2005 sản sinh ra nhiều doanh thu thuần hơn chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ đã phát huy được hiệu quả, khai thác tốt công suất của máy móc thiết bị, sử dụng thời gian làm việc của chúng hiệu quả. Một số dây chuyền sản xuất được mua sắm từ năm 2004 nhưng năm 2005 mới đưa vào sử dụng hiệu quả.
Hàm lượng TSCĐ cho biết để tạo ra được 1 đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị TSCĐ, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng TSCĐ càng lớn.
Công thức tính:
Hàm lượng TSCĐ = ( TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ / doanh thu thuần trong một kỳ)
Qua bảng 13 ta thấy hàm lượng TSCĐ năm 2004 nhỏ hơn năm 2003 là 0,032 về số tuyệt đối và 1% về số tương đối. Vì thế mà hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2004 cao hơn năm 2003. Năm 2004 để tạo được một đồng doanh thu thuần chỉ cần 3,165 đồng TSCĐ trong khi đó năm 2003 để tạo ra được một đồng doanh thu thuần cần tới 3,197 đồng TSCĐ. Năm 2005 để tạo ra được một đồng doanh thu thuần chỉ cần có 2,377 đồng TSCĐ. Hàm lượng TSCĐ năm 2005 giảm 0,788 về số tuyệt đối, giảm 24,9% về số tương đối. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ của Công ty tương đối hợp lý, cần phát huy hơn nữa trong những năm tới.
Sức sinh lợi của TSCĐ cho biết mỗi đơn vị tài sản cố định đưa vào hoạt động sản suất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Công thức tính:
Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế / TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ.
Qua bảng 13 ta thấy năm 2003 cứ một đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh Công ty thu được 0,018 đồng lợi nhuận. Năm 2004 mỗi đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh Công ty thu được 0,021 đồng lợi nhuận, tăng 0,003 đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 16,7%. Tuy nhiên năm 2005 mỗi đồng TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh Công ty chỉ thu được 0,019 đổng lợi nhuận, giảm 0,002 đồng so với năm 2004, tương ứng với tốc độ giảm 9,52%.
Ta thấy chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ có xu hướng tăng, tuy nhiên sức sinh lợi của tài sản cố định lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do việc sử dụng tài sản cố định là tương đối hợp lý, một số máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ được đầu tư mua sắm từ năm 2004 nhưng đến năm 2005 mới đem vào sử dụng. Nhưng lợi nhuận sản sinh từ mỗi đồng TSCĐ giảm là do lợi nhuận năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004, do chi phí quản lý và chi phí bán hàng tăng nhiều, trong khi đó doanh thu thuần tăng với tốc độ nhỏ hơn.
Tóm lại với đặc thù là doanh nghiệp nhà nước lại sản suất sản phẩm chính là nước sạch _ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên lại chịu sự quản lý của nhà nước, giá bán theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên. Về thực tế thì giá bán nước hiện nay chưa đủ để bù đắp lại chi phí sản xuất, tỷ lệ thu tiền nước còn thấp, không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát nước nên lợi nhuận trên mỗi đồng TSCĐ rất thấp mặc dù việc quản lý và sử dụng TSCĐ tương đối tốt. Để tăng khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản nói chung ( TSCĐ nói riêng) thì không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn thụ thuộc vào chính sách của ngành nước.
3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Trong bất cứ doanh nghiệp nào tài sản bao giờ cũng gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn, được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. Tài sản lưu động mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu tổng tài sản ( khoảng 30%) tuy nhiên có vị trí rất quan trọng. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng tài sản cố định, thì phải phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, để thấy toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty có hiệu quả không. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích thực trạng sử dụng tài sản lưu động của Công ty gồm:
Vòng quay dự trữ, tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ
+) Vòng quay dự trữ, tồn kho được sử dụng để phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính toán nhằm mục đích xác định mức dự trữ vật tư hàng hoá hợp lý.
Công thức tính
Vòng quay dự trữ tồn kho = Giá vốn hàng hoá / Tồn kho bình quân trong kỳ
Bảng 14: Chỉ tiêu vòng quay dự trữ tồn kho
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Giá vốn hàng hoá
131291
142450
195504
11159
8,5
53054
37,24
Tồn kho bình quân
24115,5
25212,5
27340,5
1097
4,5
2128
8,44
Vòng quay dự trữ tồn kho
5,44
5,65
7,15
0,21
3,86
1,5
26,55
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Qua bảng 14 ta thấy năm 2003 ta thấy hàng tồn kho chỉ luân chyển được 5,44 vòng. Năm 2004 vòng quay dự trữ, tồn kho là 5,65 tăng lên 0,21 về số tuyệt đối và tương ứng với số tương đối là 3,86% so với năm 2003. Năm 2005 hàng tồn kho luân chuyển được 7,15 vòng, tăng 1,5 vòng so với năm 2004, tương ứng với tốc độ tăng 26,55%. Vòng quay dự trữ tồn kho năm 2005 tăng mạnh là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (37,24%) gấp gấn 4 lần so với tốc độ tăng của tồn kho bình quân (8,44%). Chỉ tiêu vòng quay dự trữ tồn kho tăng thì số lần dự trữ vật tư hàng hoá nhiều, do vậy công tác quản lý vật tư cần được chú trọng hơn. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ việc hoạt động sản xuất của Công ty tương đối khẩn trương, thời gian gián đoạn là thấp.
+) Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này được tính như sau:
Kỳ thu tiền bình quân = Tổng số ngày trong 1 kỳ/ Vòng quay khoản phải thu trong kỳ
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = doanh thu bán hàng trong kỳ / Các khoản phải thu bình quân
Bảng 15: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu BH
211855
229861
330982
18006
8,5
101121
44
Phải thu BQ
50792
54014
76213
3222
6,34
22199
41,1
Vòng quay khoản phải thu
4,17
4,26
4,34
0,09
2,16
0,08
1,88
Kỳ thu tiền BQ
86,31
84,6
82,89
-1,71
-1,98
-1,71
-2,02
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
( Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày )
Năm 2003 cần 86,31 ngày để thu được các khoản phải thu. So sánh với năm 2003 thì năm 2004 số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu là 84,6, giảm số tuyệt đối là 1,71, số tương đối 1,98%. Năm 2005 cần 82,89 ngày để thu được các khoản phải thu, giảm 1,71 so với năm 2004, tương ứng với tốc độ giảm là 2,02%. Nguyên nhân kỳ thu tiền bình quân giảm là do vòng quay khoản phải thu tăng. Vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng, do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng ( năm 2005 là 44%) cao hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân ( năm 2004 là 41,1%). Mà kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tốt. Vì thế mà trong những năm tới cần giảm chỉ tiêu này hơn nữa bằng các biện pháp tăng doanh thu bán hàng. Các khoản phải thu bình quân giữ ở mức ổn định.
+) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Kết quả / Tài sản lưu động
Kết quả được biểu hiện bằng doanh thu hay lợi nhuận trong kỳ sản xuất kinh doanh, còn TSLĐ được tính bình quân trong kỳ.
Bảng 16: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
211855
229861
330982
18006
8,5
101121
44
Lợi nhuận sau thuế
12167
15035
14788
2868
23,57
-247
-1,64
TSLĐ bình quân
264898
276563
320427
11665
4,4
43864
15,86
Vòng quay TSLĐ
0,80
0,83
1,03
0,03
3,75
0,2
24,1
Mức đảm nhiệm TSLĐ
1,25
1,2
0,97
-0,05
4
-0,23
-19,17
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
0,046
0,054
0,046
0,008
17,39
-0,008
-17,39
Nguồn: phòng kế toán – tài vụ
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động ( hay vòng quay tài sản lưu động ): được sử dụng để biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Công thức tính:
Vòng quay TSLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần trong kỳ/TSLĐ bình quân trong kỳ.
Ta nhận thấy: năm 2003 cứ một đồng TSLĐ của Công ty được huy động vào sản xuất tạo ra được 0,8 đồng doanh thu thuần. Năm 2004 một đồng TSLĐ được huy động vào sản xuất tạo ra 0,83 đồng doanh thu thuần, tăng 0,03 đồng so với năm 2003, tương ứng với mức tăng 3,75%. Năm 2005 một đồng TSLĐ đưa vào sản xuất kinh doanh sản sinh ra 1,03 đồng doanh thu thuần, tăng lên 0,2 đồng so với năm 2004, tương ứng với mức tăng là 24,1%. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng tốt. Vòng quay tài sản lưu động có xu hướng tăng và năm 2005 là cao nhất, đây là một tín hiệu tốt và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Nguyên nhân của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 2005 tăng tới 24,1% là do doanh thu thuần năm 2004 tăng với tốc độ 44%, trong khi đó tốc độ tăng của TSLĐ bình quân trong kỳ là 15,86%. Vì thế mà tăng doanh thu là một nhiêm vụ rất quan trọng để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính khả quan.
Mức đảm nhiệm TSLĐ: chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu thì Công ty cần bao nhiêu đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Công thức tính:
Mức đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ bình quân sử dụng trong kỳ/doanh thu thuần.
Qua bảng trên ta thấy, năm 2003 để đạt được một đồng doanh thu cần 1,25 đồng TSLĐ đưa vào sử dụng. Năm 2004 mức đảm nhiệm TSLĐ là 1,2 giảm 0,05 so với năm 2003, tương ứng với mức giảm 4%. Năm 2005 để đạt được một đồng doanh thu thuần cần 0,97 đồng TSLĐ, giảm 0,23 đồng so với năm 2004, tương ứng với mức giảm 19,17%. Ta thấy mức đảm nhiệm TSLĐ giảm là một xu hướng tích cực chứng tỏ việc sử dụng tài sản lưu động của Công ty càng ngày càng phát huy được hiệu quả tốt.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ đem lại bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Công thức tính:
Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế / TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Ta thấy cứ mỗi đồng TSLĐ tạo ra được 0,046 đồng lãi năm 2003; 0,054 đồng lãi năm 2004; 0,046 đồng lãi năm 2005. Như vậy là so với năm 2003, năm 2004 chỉ tiêu này tăng 0,008, tương ứng với số tương đối 17,39%. Năm 2005 chỉ tiêu này giảm 0,008 (17,39%) so với năm 2004. Hiệu quả sử dụng TSLĐ biến thiên không đều trong 3 năm 2003, 2004, 2005. Nguyên nhân của việc năm 2005 chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSLĐ giảm xuống bằng năm 2003 là do lợi nhuận sau thuế năm 2005 giảm trong khi đó TSLĐ bình quân năm 2005 tăng. Để chỉ tiêu này tăng trong những năm tới cần có biện pháp tăng lợi nhuận sau thuế.
Như trên đã phân tích, hiệu suất sử dụng TSLĐ có xu hướng tăng, Mức đảm nhiệm TSLĐ có xu hướng giảm là tốt. Chỉ có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSLĐ chưa đạt. Tuy nhiên giá trị các chỉ tiêu này còn rất bé, xét về mặt tài chính là chưa hiệu quả. Nguyên nhân của hạn chế trên là do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp.
IV. Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong một số năm gần đây.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều đặt ra những mục tiêu phải đạt được. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu vì nó là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận ngày càng cao thì Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả của các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Trong đó việc sử dụng tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động là yếu tố rất quan trọng. Từ phần phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ta thấy trong những năm gần đây Công ty có những mặt tích cực và hạn chế. Trước hết ta xem xét những mặt mà Công ty đã làm được.
1. Thành công
Về cơ bản chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tăng chứng tỏ quá trình sản xuất liên tục, không gặp phải những sự cố lớn. Bởi lẽ Công ty là doanh nghiệp sản xuất nước sạch và cung cấp các dịch vụ truyền dẫn, lắp đặt. Mà nguyên liệu sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm được hút từ các mạch nước ngầm theo đường ống truyền dẫn nước về nhà máy. Nước thành phẩm lại theo đường ống dẫn nước đến người tiêu dùng. Đó là một công trình khép kín và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết.
Ngày 11/6/1985, chính phủ Việt Nam và chính p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36359.doc