Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1

Công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình, chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm kể từ năm 2007 đến năm 2009. Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Phương án này giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả tránh thất thoát không đáng có.

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới phản ánh tại thời điểm 31/12/2009, do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của DN. Tỷ trọng vốn vay của DN rất lớn đòi hỏi DN phải đạt mức doanh lợi cao mới đủ trả lãi vay Ngân hàng. ¨ Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm là 30437 triệu đồng, trong đó đầu năm là 24868 triệu đồng, gấp 1,22 lần. Điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện tăng dần tính độc lập với ngân hàng và các nhà cung cấp. Hơn nữa lợi nhuận chưa phân phối của DN đến cuối năm có đạt 5569 trđồng. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Như vậy, nguồn vốn CSH của DN quá nhỏ (8%), chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là quá thấp so với chỉ tiêu của toàn ngành. ¨ Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả là gần 337 tỷ đồng vào đầu năm, cuối năm con số này tăng lên gần đạt 355 tỷ đồng. Khoản nợ phải trả này DN phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải thu thì DN lại không được hưởng lãi. Cũng từ bảng 3 ta thấy, nếu xét về tỷ trọng thì tất cả các khoản phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn có xu hướng giảm về tỉ trọng nhưng lại tăng tuyêt đối hơn 14 tỷ, nợ dài hạn có xu hướng tăng lên về cả tuyết đối và tương đối. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến đầu tư vào TSCĐ nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn vay của mình. Nhưng vẫn chưa thất sự hợp lý. Như vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà, ta thấy: Tổng tài sản của công ty tăng 21816 triệu đồng. Tất cả các loại tài sản đều có xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu vốn cố định và vốn lưu động của DN, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy dủ hơn về tình trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 4: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tài sản cố định hữu hình 40146 33531 26473 - Nguyên giá 89878 96391 85842 - Giá trị hao mòn lũy kế -49731 -62859 -59369 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 26173 69884 0 Tổng cộng 66320 103416 26473 ( Nguồn : BCĐKT công ty CP Sông Đà 1 2007- 2009) Qua bảng biểu 4 ta thấy: Với hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình TSCĐHH chiếm khá cao trong tổng số tài sản cố định của công ty. Năm 2007 tỷ trọng này đạt 60,53%, năm 2008 đạt 32,42%, năm 2009 chiếm 100%. Như vậy, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của công ty tại thời điểm lớn nhất là năm 2009 và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công công trình. Tuy nhiên về mặt số tuyệt đối giá trị tài sản cố định hữu hình lại giảm đi từ năm 2008- 2009 từ 33531 triệu đồng xuống còn 26 473 triệu đồng. Theo tài liệu kiểm kê cuối năm 2009 gồm 41 đầu tài sản nguyên giá 6.927,253 triệu đồng, giá trị còn lại 235,915 triệu đồng hiện đang thuộc sự quản lý của cơ quan công ty (25 đầu tài sản), Chi nhánh Sơn la (10 đầu tài sản), Chi nhánh Hà Nội (1 đầu tài sản), chi nhánh Quang Ninh (5 đầu tài sản). Hơn thế nữa để hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại điện tử hiện nay thì công ty đổi mới trang thiết bị này là hoàn toàn phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, khoản tài sản cố định dùng để đầu tư dài hạn vào tài chính trong đó có chứng khoán tăng qua các năm từ 16740 triệu đồng năm 2008 lên tới 44924 triệu đồng, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt nhưng lơi nhuận thu lại chưa được cao. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có xu hướng giảm dần về sau kể từ năm 2009, điều này cho thấy công ty đã từng bước sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn của mình. Để nắm rõ hơn ta xem tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua bảng biểu sau: Bảng 5: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty (Nguồn BCTC của công ty từ năm 2007 đến năm 2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn chủ sở hữu 24014 24868 30437 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15000 15000 15000 - Thặng dư vốn chủ sở hữu 9014 8987 8987 - Quỹ đầu tư phát triển 749,364 749,364 - Quỹ dự phòng 131,467 131,467 - Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận chưa phân phối 5569 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác -714,539 -1465 -Quỹ khen thưởng phúc lợi -714,537 -1465 Từ biểu trên ta thấy, vốn chủ sở hữu của công ty có tăng qua các năm nhưng lượng tăng này vẫn còn rất nhỏ, lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng lên chứng tỏ công ty đang có xu hướng tích lũy đầu tư chiều mở rộng. Trong năm 2010, ủy ban chứng khoán nhà nước đã chấp thuận cho công ty tăng vốn điều lệ đợt 1 từ 15 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng trong quý I/2010; và đợt 2 từ 50-100 tỷ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD và thực hiện các dự án đầu tư của công ty. Tình hình sử dụng vốn lưu động Như ta đã biết đặc điểm riêng có của ngành xây dựng là chu kỳ kinh doanh dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ, hơn thế nữa sản phẩm dở dang có giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều do vậy nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Mặt khác không thể doanh nghiệp nào cũng cũng có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho các công trình xây dựng của mình bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng thêm vào đó là chi phí sử dụng vốn tự có thường lớn hơn là vốn vay, vì vậy việc huy động vốn phù hợp với công ty của mình từ các nguồn vốn khác nhau là một đầu tư tất yếu, đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có cái nhìn đúng đắn - Cơ cấu vốn lưu động Để đánh giá cơ cấu vốn này ta nghiên cứu bảng biểu sau: (trang sau) Từ bảng 6 ta thấy : ¨ Vốn bằng tiền: Năm 2007 là 260186,5 triệu đồng chiếm 13% trong tổng vốn lưu động tại công ty. Năm 2008, số vốn này giảm đi còn 2883 triệu đồng Năm 2009, số vốn bằng tiền lại giảm cả về số tuyệt đối (- 928) triệu đồng cong 1955 triệu đồng lẫn số tương đối (32.2%). Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền về số tuyệt đối thì nó biến động theo chiều hướng giảm và về tỷ trọng thì nó cũng biến động theo chiều hướng giảm dần. Đây là một điểm tốt đối với công ty, công ty không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn.Và như vậy thể hiện vòng quay của vốn trong công ty có hiệu quả lượng vốn nhàn dỗi của công ty là thấp. Để sử dụng hiệu quả đồng vốn, công ty đã thực hiện gửi tiền có kì hạn tại ngân hàng trong đó: 20tỷ ở ngân hàng Quân đội, Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông đô 2 tỷ đồng trong 2 tháng.lãi suất 9% năm. ¨ Về các khoản phải thu Năm 2007, các khoản phải thu của công ty là 77742 triệu đồng chiếm 38,5% trong tổng số vốn lưu động. Nó bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán. Phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theo chế độ HĐXD, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi Năm 2008, con số này là 82623 triệu đồng chiếm 39,3% trong tổng số vốn lưu động của công ty. Năm 2009, các khoản phải thu của công ty là 82289 triệu đồng tương ứng với 24,23% trong tổng vốn lưu động. Trong đó công nợ phải thu khó đòi là 10547 tỷ đồng; công nợ tạm ứng cá nhân toàn công ty 2377,3 triệu đồng ( chưa đến hạn là 410,263 triệu đông, quá hạn là 1889 triệu đồng);. + Các khoản phải thu của khách hàng tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Đây là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính... của công ty. + Khoản trả trước cho người bán: Có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng, nếu năm 2007 là 7,91% thì năm 2009 là 27,44%. Điều này cho thấy uy tín của công ty đã giảm dần đi. ¨ Các khoản phải thu nội bộ Các khoản phải thu nội bộ trong 3 năm gần đây 2007, 2008, 2009 thì con số này không còn nữa. Điều này có lợi cho công ty, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh tại công ty. Khi những năm trước đó con số này vẫn là con số dương trong đó nợ khó đòi nằm trong tay công nhân viên của công ty đã nghỉ hưu hoặc thôi việc. Đối với các khoản phải thu khác: Cũng có chiều hướng giảm đáng kể năm 2008, 2009 giảm đi hơn một nửa so với năm 2007 từ 9105 tỷ đồng xuống còn 4182 triệu đông. Khoản mục phải thu của công ty chiếm phần lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ¨ Đối với hàng tồn kho Cũng từ bảng bảng 6 ta thấy hàng tồn kho của công ty có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng cao. Cụ thể: - Năm 2007 hàng tồn kho của công ty là 83160 triệu đồng (chiếm 27,48%). - Năm 2008 hàng tồn kho của công ty là 103963 triệu đồng (chiếm 28,76%). - Năm 2009 hàng tồn kho của công ty là 222742triệu đồng (chiếm 58%). Hàng tồn kho tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho của công ty tăng lên là: + Đối với hàng tồn kho dự trữ là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng: nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ đọng, dư thừa ... gây khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc nghẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty lại là chuyên về xây dựng các công trình nên nó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí. Với NVL tồn kho, công cụ, dụng cụ tồn kho ít biến động hơn không đáng kể ¨ Đối với TSNH( tài sản ngắn hạn) khác nó biến động theo xu hướng tăng giảm, cụ thể: - Năm 2007 TSNH khác của công ty là 13881 triệu đồng ( 6,9 % ) - Năm 2008 TSNH của công ty là 20700 triệu đồng ( 9,84% ) có sự tăng lên so với năm 2007 - Năm 2009 TSNH khác của công ty là: 6114 triệu đồng ( 1,8%) có xu hướng giảm đi so với năm 2008. Bên cạnh đó khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng vọt và năm 2009 cụ thể giá trị này là 26439 triệu đồng chiếm xấp xỉ 8% trong khi các năm trước con số này chỉ đạt 0,29% và 0,08%. Như vậy công ty đang chuyển hướng đầu tư một phần vốn lưu động vào đâug tư tài chính ngắn hạn thay vì đầu tư vào tài sản ngắn hạn để thu lợi nhuận cao hơn sau hai năm thị trường kinh tế gặp khủng hoảng. Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần Sông đà 1 Đơn vị: triệu đồng Năm 2001 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % I. Tiền 26086 12.918 2833 1.34718 1955 0.575 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả NL) 26086 12.918 2833 1.347 1955 0.575 2. TGNH 0 0 0 0 0 0 3. Tiền đang chuyển 0 0 0 0 0 0 II. Các khoản phải thu 77742 38.498 82623 39.29 82290 24.235 1. Phải thu của khách hàng 60553 29.986 54286.5 25.815 56284 16.576 2. Trả trước cho người bán 6156 3.048 3471 1.650 22581 6.650 3. thu khó đòi 0 0 -640 -0.304 -830 -0.244 4. Phải theo tiến độ SXKD 737 0.364 79 0.037 70.627 0.02 5. Phải thu khác 10295 5.098 25426 12.09 4182 1.231 III. Hàng tồn kho 83623 41.41 103963 49.437 222742 65.6 1. Hàng tồn kho 83623 41.411 109108 51.884 222742 65.6 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 -5144 -2.44 0 0 IV. TSNH khác 13881 6.874 20700 9.843 6115 1.80 1. Chi phí trả trước 426 0.212 664 0.31 935 0.275 2. Thuế VAT khấu trừ 8466 4.192 7431 3.53 2704 0.796 3. Thuế và khoản phải thu của nhà nước 0 0 0 0 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 4989 2.470 12605 5.994 2475 0.728 V. khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 600 0.29 170 0.080 26439 7.78 Tổng 201934 100 210290 100 339541 100 ( Nguồn BCĐKT Công ty CP Sông Đà 1 2007- 2009) Như vậy, kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2008 có sự thay đổi so với năm 2007, năm 2009 có khác với năm 2008 cụ thể là: - Tổng vốn lưu động năm 2008 tăng 8356 triệu đồng so với năm 2007, đến năm 2009 con số này đạt 339541 triệu đồng. Qui mô vốn lưu động ngày càng tăng, điều này chứng tỏ DN ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình bằng vốn lưu động. Đây là điều bất lợi đối với công ty. - Muốn hiểu rõ hơn, ta xem vốn lưu động của công ty có được tài trợ một cách vững chắc không? Ta dựa vào bảng biểu sau: Bảng 7: Nguồn tài trợ vốn lưu động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Nợ ngắn hạn 261778 333586 347717 2. Tồn kho 83623 103963 222742 3. Phải thu 77742 82623 82290 4. Tồn kho và các khoản phải thu 161365 186586 305032 5. Nhu cầu VLĐ thường xuyên (4-1) -100413 -147000 -42685 (Nguồn BCĐKT của công ty năm2007-2009) Từ bảng 7 ta thấy nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa để tài trợ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là không có, DN không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của mình thể hiện khả năng độc lập về tài chính của công ty. Tuy nhiên hàng tồn kho chiếm quá cao trong nguồn tài trợ vốn lưu động như vậy vốn của công ty đang bị ứ đọng ở khâu hàng tồn kho, vốn này bị chiếm dụng mà không sinh lời thậm chí có thể bị giảm giá trị. Trên đây là những đánh giá sơ qua về cơ cấu vốn lưu động và nguồn tài trợ VLĐ. Bên cạnh thành tựu đạt được thì DN vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty như thế nào, ta đi xem xét tình hình thanh toán của công ty trong mấy năm gần đây. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công cổ phần Sông Đà 1 Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 8:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Sông Đà 1 Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu thuần 302644 361430 383959 2. VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 15000 15000 15000 3. Lợi nhuận sau thuế 2008,5 2629,35 5569 4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 20,18 24,1 25,6 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 13,39% 17,53% 37,12% 6. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 20,18 24,1 25,6 7. Số ngày luân chuyển của một vòng quay VLĐ 18,1 15,15 14,26 8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(2/1) 5% 4,15% 3,9% 9. Mức tiết kiệm VLĐ -999,456 -2921,146 -882,585 (Nguồn BCTC của công ty năm2007-2009) Từ bảng 7 ta thấy: ¨ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: - Giai đoạn 2007 - 2009, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty tăng lên khá ổn định đều + Năm 2007, hiệu suất đạt 20,18 trên một đồng vốn + Năm 2008, hiệu suất này là 24,1 tăng 19,42% so với năm 2007 Năm 2009, hiệu suất đạt 25,6 tăng ít hơn so với năm 2008 tăng 6,22% Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động khá đều, ổn định qua các năm, cụ thể: + Năm 2007, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 20,18 đồng doanh thu + Năm 2008, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 24,1 đồng doanh thu + Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 25,6 đồng doanh thu, tăng so với năm 2007; 2008 Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian vừa qua là khá tôt nhưng chưa có sự phát triển cao. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn để phát huy hiệu quả sử dụng vốn của mình. ¨ Tỷ suất lợi nhuận. Cùng với sự tăng lên của doanh thu qua các năm thì tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng tăng lên tương ứng, cụ thể: - Năm 2007, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1339 đồng lợi nhuận. - Năm 2008, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,1753 đồng lợi nhuận, tăng 0,04 đồng so với năm 2009. - Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0,3712 đồng lợi nhuận, tăng hơn gấp đôi so với năm 2008. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng. Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên qua các năm, đây là điều đáng khích lệ cho công ty. Và sự gia tăng này đã có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý có hiệu quả. ¨ Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: - Số vòng quay của vốn lưu động: + Năm 2007, số vòng quay của vốn lưu động là 20,14 vòng. + Năm 2008, số vòng quay của vốn lưu động là 24.1 vòng , tăng lên gần 4 vòng so với năm 2007. Đến năm 2009, con số này là 25.6 vòng, tăng thấp hơn so với năm 2008 là 1,5 vòng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. Hiệu quả này đã khá cao chẳng hạn: + Năm 2007, số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động là 18,1 ngày, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty khá tốt,dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp tăng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Năm 2008, khi vòng quay vốn lưu động tăng lên là 24,1 vòng nên số ngày luân chuyển giảm xuống còn 15,15 ngày, giảm 3 ngày so với năm 2008. Điều này là một thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì lượng vốn của công ty khã lớn mỗi ngày luân chuyển đều tạo lợi nhuận cho công ty. + Năm 2009 con số vòng quay vốn lưu động giảm đi còn 25,6 vòng tương ứng với số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động là 14 ngày, giảm 1 ngày so với năm 2008. Trong giai đoạn 2007 - 2009, vốn lưu động của công ty luân chuyển khá tốt và ồn định. Công ty cần phát huy hơn lợi thế này ¨ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Ngược lại với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên theo chiều giảm. Cụ thể hệ số này chuyển biến như sau: + Năm 2007, để tạo ra được một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ ra 0,05 đồng vốn lưu động. +Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra 0,0415 đồng vốn lưu động, giảm 0,0085 đồng so với năm 2007. +Năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0.039 đồng vốn lưu động, giảm 0,002 đồng so với năm 2008. Xu hướng biến động này là chưa phát huy được hêt tiềm năng của công ty. Cả tốc độ tăng và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động thấp. Thời gian tới, công ty nên duy trì hướng giảm dần hệ số đảm nhiệm. ¨ Mức tiết kiệm vốn lưu động Ngoài các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động. Từ bảng 8 ta thấy: Công ty đã sử dụng vốn lưu động được tiết kiệm khá lớn nhưng mức tiết kiệm này không đều qua các năm, nó biến động theo xu hướng tăng - giảm, cụ thể: Năm 2007, công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động là 1000 triệu đồng. Năm 2008, công ty đã tiết kiệm được gần 3000 triệu đồng, tăng gần 2000 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 882 triệu đồng. Như vậy, công ty tiết kiệm được lượng vốn lưu động khá cao, điều này có thể do công ty đã tăng được tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay vốn nhanh hơn. Chẳng hạn: . Mức tiết kiệm vốn của giai đoạn này là rất tốt cho công ty, giúp công ty giảm được các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác, tiết kiệm được khoản lãi phải trả. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà ở trên ta thu được một số đánh giá khái quát sau : 2.3.1 - Những kết quả đạt được 2.3.1.1 - Về vốn cố định. Công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình, chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm kể từ năm 2007 đến năm 2009. Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Phương án này giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả tránh thất thoát không đáng có.. Thực hiện cơ cấu lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn : bán phàn góp vốn tại các công ty cổ phần thủy điện DắcĐrinh ; Sắt Thạch Khê ; Nhiệt điện Sơn Trạch ; Sông Đà đất vàng, Sông Đà Trường sơn... để bổ sung vốn cho hoạt động SXKD. Tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao, công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định của mình trong việc sử dụng . 2.3.1.2 - Về vốn lưu động Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình. Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Đã thu xếp vốn đủ và kịp thời co các dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công ( máy đào bánh xích, máy khoan đá, hệ thống cốt pha thép vv...). Đã khai thông được quan hệ tín dụng với các Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô năm 2009 la 60 tỷ đồng ( trong đó hạn mức vay vốn lưu động 30 tỷ đồng ; hạn mức bảo lãnh là 30 tỷ đồng), duyệt hạn mức vốn lưu động phục vụ thi công dự án tòa nhà CT4 Văn Khê tại Ngân hàng NT&Pt nông thôn Tràng An là 20 tỷ đồng, ngân hàng thương mại và cổ phần quân đội là 16,8 tỷ. Những kết quả đó là: Thứ nhất: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm, khắc phục được tình trạng khó khăn trong năm trước. Thứ hai: Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng, có nghĩa là công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn tốt hơn nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường. Thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng đều qua các năm và đặc biệt tỷ suất lợi nhuận tăng lên khá nhanh. Thứ tư: Từ kết quả đã đạt được trong năm 2007 - 2009, giúp công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình, giúp công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thương trường. Thứ năm: Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tới các xí nghiệp thành viên, giúp các xí nghiệp này có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và quản lý vốn được giao, giảm được sự mất mát về tài sản như trước đây.. Thứ sáu : Trong quý III/ 2009 thị trường chúng khoán đã hồi phục việc đầu tư tài chính của công ty qua thị trường này đã phát huy được hiệu quả cao , giảm áp lực về nguồn vốn để đầu tư và SXKD. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công trên, cụ thể: ¨ Những nguyên nhân khách quan. Thứ nhất: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc bộ Công thương trong việc thực hiện các công trình mới xây dựng và tu sửa cho đất nước nhằm thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Vì thế, mục tiêu kinh doanh của công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Thứ hai: Nhà nước đã ban hành một hành lang pháp lý , có ảnh hưởng tới và tạo cơ hội thuận lợi cho các công ty thuộc lĩnh vực xây lắp phát triển hơn. Và hơn nữa năm 2009 vừa qua là năm số lượng các công trình xây dựng tăng mạnh so với các năm trước tạo điều kiện cho công ty có nhiều hợp đồng. ¨ Nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất: Thời gian đầu, công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm nhưng đến nay cán bộ của công ty được trang bị khá đầy đủ với trình độ cao. Do sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Thứ hai: Công ty đã tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh của mình. Các khâu tổ chức đã được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ với nhau tránh tình trạng lãng phí vốn trong quản lý. Thứ ba: Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh giúp công ty nắm bắt được tình hình tài chính của mình định kì hàng quý công ty tiến hành kiểm kê và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho quý sau . Thứ tư: Uy tín của công ty ngày càng lớn đối với bên đối tác kinh doanh của mình. Trên đây là những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành công tốt đẹp đó thì nó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. 2.4.2 - Những mặt tồn tại Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì vấn đề sử dụng vốn của công ty còn những hạn chế sau: 2.4.2.1 - Về vốn cố định. Thứ nhất: Vốn cố định chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng vốn của công ty. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quá kém, vì vậy tốn nhiều thời gian sửa chữa máy móc cũ đình trệ trong công tác xây dựng số lượng công trình dở dang không hoàn thành kịp kế hoạch nhiều. Thứ hai: Công ty áp dụng cách tính khấu hao đều để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Trong những năm đầu hiệu suất làm việc của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26782.doc
Tài liệu liên quan