Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3

1.1 Khái niệm, vai trò và đặc trưng của đầu tư phát triển 3

1.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển: 3

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của đầu tư phát triển 3

1.1.3 Vai trò đầu tư phát triển trong nền kinh tế xã hội: 5

1.1.3.1 Vai trò của đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế. 5

1.1.3.2 ĐTPT tác động đến chuyển dịch kinh tế. 7

1.1.3.3 Vai trò của ĐTPT đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội. 11

1.2 Khái niệm và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển: 11

1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư phát triển: 11

1.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển 14

1.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước: 14

1.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 16

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 18

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 18

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 18

1.3.2.1 Các chỉ tiêu tài chính 18

1.3.2.2 Các chỉ tiêu xã hội 20

1.3.2.3 Các chỉ tiêu môi trường 21

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 21

1.3.3.1 Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước: 21

1.3.3.3 Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, kỹ năng và trình độ chuyên môn của người lao động: 22

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA 23

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thanh Hóa 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.1.1 Vị trí địa lý 23

2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết 24

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 25

2.1.2 Điều kiện xã hội 26

2.1.2.1 Dân số và nguồn nhân lực 26

2.1.3 Đánh giá tổng quan về những tiềm năng và khả năng phát huy những lợi thế so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh. 27

2.1.3.1 Những mặt thuận lợi 27

2.1.3.2 Những mặt khó khăn và thách thức 28

2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến nay. 29

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 29

2.2.1.1 Tăng trưởng và quy mô kinh tế 29

2.2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu 30

2.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 32

2.2.2.1 Giáo dục và đào tạo 32

2.2.2.2 Khoa học công nghệ và môi trường 32

2.2.2.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe 33

2.2.2.4 Văn hóa, thông tin thể dục thể thao 33

2.2.2.5 Công tác xóa đói giảm nghèo 34

2.3 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Thanh Hóa giai đoạn 2005 đến năm 2009. 34

2.3.1 Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Thanh Hóa 34

2.3.1.1 Xác định vốn 34

2.3.1.2 Cơ cấu vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa 37

2.3.2. Tình hình thực hiện vốn ĐTPT trên toàn tỉnh: 40

2.3.2.1 Nguồn vốn đầu tư phân theo các ngành kinh tế: 40

3.2.2.2 Vốn đầu tư phân bố theo vùng địa lý 41

2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009: 42

2.3.3.1 Các chỉ tiêu về kinh tế 42

2.3.3.2 Các chỉ tiêu xã hội 47

2.3.3.3 Các chỉ tiêu về môi trường 49

2.3.4 Những hạn chế trong sử dụng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 và nguyên nhân gây ra những hạn chế. 50

2.3.4.1 Những hạn chế trong sử dụng vốn ĐTPT 50

2.3.4.2. Những nguyên nhân chủ yếu. 51

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở THANH HÓA 54

3.1 Định hướng và mục đích phát triển của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 54

3.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh 54

3.1.2 Mục tiêu phát triển 55

3.2 Nhu cầu đáp ứng vốn đầu tư phát triển và định hướng sử dụng vốn đầu tư của tỉnh đến năm 2020 55

3.2.1 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển 55

3.2.2. Định hướng sử dụng vốn đầu tư phát triển 56

3.2.2.1 Mục tiêu kinh tế 57

3.2.2.2 Mục tiêu xã hội 58

3.2.2.3 Mục tiêu bảo vệ môi trường 59

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020: 59

3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển KTXH: 59

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển: 60

3.3.2.1 Chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư: 60

3.3.2.2 Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư. 61

3.3.3 Đổi mới công tác quản lý đầu tư 64

3.3.3.1 Đổi mới khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 64

3.3.3.2 Đổi mới khâu thanh toán vốn đầu tư: 64

3.3.3.3 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình ĐTPT: 65

3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 65

KẾT LUẬN 68

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là sức ép lớn đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới. (6) Cuối năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm kinh tế ở Việt Nam: làm lạm phát tăng cao, giá cả thị trường không ổn định có tác động không thuận lợi cho thực hiện các chỉ tiêu phát triển. Với thực trạng trên, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, đòi hỏi cần có sự quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ nhân dân trong tỉnh để vượt qua những khó khăn và thách thức nêu trên đồng thời phải có định hướng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và trên từng lãnh thổ. 2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến nay. 2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 2.2.1.1 Tăng trưởng và quy mô kinh tế Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, kinh tế Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2005 là 8,5% đến năm 2008 đã tăng là 11,3% và năm 2009 có sự chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên chỉ đạt là 10,8%. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001-2005 là 9,1% và 2006-2009 là 10,7%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Thanh Hóa cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước (năm 2009 là 6,23%) Về quy mô kinh tế, thì do xuất phát điểm thấp nên mặc dù tốc độ tăng trưởng khá nên quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển, thu nhập dân cư còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 430USD đến năm 2009 là 720 USD thấp hơn so với cả nước năm 2009 ở cả nước thu nhập bình quân đầu người là 1055 USD. Thu nhập của người dân vẫn còn kém so với trung bình của cả nước Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 BQ năm 2005-2009 Tốc độ tăng trưởng(%) 8,5 10,2 10,5 11,3 10,8 10,26 GDP( giá hh)(tỷ đồng) 21572 25497 35095 42355 Công nghiệp và xây dựng 7874 9317 12667 16527 Nông lâm thủy sản 6300 7283 10524 11550 Dịch vụ 7398 8879 11962 14548 GDP( giá 1994) 11910,0 13125 14497,0 16144 17887 Công nghiệp và xây dựng 4538,0 4790 5835,0 6794 7861 Nông lâm thủy sản 3633,0 3833 3834,0 3943 4054 Dịch vụ 3739,0 4502 4827,6 5407 5973 GDP/ người/năm (USD) 430 471 519,5 575 720 Nguồn: báo cáo phát triển KTXH tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2009 2.2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu a. Cơ cấu ngành kinh tế Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2009, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 27,3%- 38,4%- 34,3% so với năm 2005 là 31,5%- 35,1%- 33,4%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp. đây là kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu hướng này Thanh Hóa có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế KT_XH tỉnh đến năm 2010 đã được phê duyệt là 24-25%;39-41%;34-37% Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: % Cơ cấu các ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 Nông, lâm, thủy sản 31,5 30,3 28,4 29,9 27,3 CN_ XD 35,1 36,5 36,8 36,1 38,4 Dịch vụ 33,4 33,2 34,8 34 34,3 Nguồn: báo cáo phát triển KTXH từ năm 2005-2009 của tỉnh Thanh Hóa b. Cơ cấu thành phần kinh tế Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đã dịch chuyển phù hợp dần với cơ chế thị trường. khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ. Khu vực ngoài quốc doanh: tỉnh đang đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh việc củng cố một số doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ được cổ phần hóa, tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007. Khu vực ngoài quốc doanh: tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn, càng ngày thể hiện rõ thích nghi với cơ chế thị trường nên tốc độ tăng trưởng khá tỷ trọng năm 2007 là 70,6%, cao hơn so với trung bình của cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn tới tỉnh. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. năm 2007 chỉ chiếm 4% GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên đây sẽ tác động không nhỏ trong tương lai. c. Cơ cấu theo lãnh thổ Cơ cấu thành thị và nông thôn: hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống trong khu vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng chỉ chiếm 27,3% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra chậm. Mức chệnh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng lớn. Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển. Vùng ven biển: kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ tăng cao từ 8,6% giai đoạn 1996-2000 lên hơn 11%giai đoan 2001-2009, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. tỷ trọng kinh tế của vùng này cao khoảng 30% năm 2007. Vùng đồng bằng: Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức trên 8%/năm. Tỷ trọng GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao khoảng 56%. Vùng trung du miền núi: là vùng khó khăn so với các vùng khác. Tốc độ tăng chỉ đạt 5-6%/năm và GDP chỉ chiếm 14% năm 2007. Nhìn chung cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến đúng hướng, phù hợp lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên tỉnh cần những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bên vững giữa các vùng. 2.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 2.2.2.1 Giáo dục và đào tạo Giai đoạn 2005-2009, sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được quan tâm và phát triển, chất lượng dạy học ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện rõ rệt. năm 2008-2009 trong tỉnh đạt 649 trường mầm non, có 724 trường tiểu học, 647 trường THCS và có 3 trường TH và THCS, 102 trường THPT, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên. Về cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả vùng sâu vùng xa. Đội ngũ giáo viên được bổ sung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn về sự nghiệp giáo dục của tỉnh Về mặt đào tạo: công tác giáo dục dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, phong phú loại hình đào tạo. hệ thống các trường đào tạo đang được xây dựng khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1 trường đại học, 3 cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường đại học dự bị dân tộc, 9 trường cao đẳng và trung cấp nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 3 cơ sở đào tạo của trung ương. Ngoài đào tạo chính quy ra tỉnh còn mở thêm không chính quy ở mọi cấp đào tạo nên công tác đào tạo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 12,2% năm 1995 lên 19% năm 2000, 27% năm 2005 và 31,5 năm 2007. 2.2.2.2 Khoa học công nghệ và môi trường Công tác khoa học công nghệ và quản lý môi trường đã nhận thức rõ rệt trong nhận thức cũng như triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã tiếp thu làm chủ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, góp phần cải thiện về giống cây trồng và vật nuôi. Trong công nghiệp đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới, hệ thống quản lý chất lượng, tăng sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm nguyên liệu ngoại nhập, tăng khả năng cạnh tranh các mặt hang sản xuất trên địa bàn Trong y học: đã áp dụng thành công một số công nghệ mới và khám và điều trị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tích cực triển khai chương trình tin học hóa trong cơ quan Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo. Trong công tac quản lý và khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh có nhiều tiến bộ, bước đầu khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và sản xuất công nghiệp, tài nguyên nước phụ vụ sản xuất nông nghiệp… tài nguyên được quản lý chặt chẽ và bảo vệ môi trường được khắc phục. 2.2.2.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe Mạng lưới y tế được xây dựng khá hoàn thiện từ tỉnh đến xã phường, các cơ sở y tế được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực ngày càng được tăng cường. Năm 2009, trên địa bàn có 738 cơ sở khám chữa bệnh bao gồm 40 bệnh viện, số giường bệnh 5623 giường, trung bình có 14,99 giường trên 1 vạn dân, trung bình có 5 bác sỹ trên 1 vạn dân. 100% xã có trạm y tế, 57% xã đạt 10 tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Các cơ sở y tế đã được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên đã đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Bệnh viện đa khoa tỉnh được nâng cấp toàn diện, khắc phục tình trạng chuyển lên tuyến trung ương. Các bệnh viện huyện được nâng cấp và sửa chữa, xây dựng mới,, trạm y tế xã được đầu tư. Mạng lưới y tế dự phòng được phát triển, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân được chăm lo, nhiều chương trình y tế được triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả. 2.2.2.4 Văn hóa, thông tin thể dục thể thao Văn hóa thông tin: phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là trọng tâm xây dựng văn hóa, thực hiện nết sống văn minh. Số làng văn hóa tăng nhanh năm 2009 số làng văn hóa là 5750 làng, những giá trị văn hóa được gìn giữ và phát huy Phát thanh truyền hình: công tác phát thanh, truyền hình tăng nhanh cả số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh và trật tự xã hội. tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 99% là phủ sóng truyền hình là 92%. Có cả chương trình phủ sóng tiếng dân tộc. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển rộng khắp, đã thành hoạt động thường xuyên trong rèn luyện sức khỏe của mọi tầng lớp dân cư. Tỉnh đã xây dựng được 1 số công trình thể thao quan trọng để nâng cao phong trào. 2.2.2.5 Công tác xóa đói giảm nghèo Tính đến năm 2009 thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao là 17,6%, cao hơn trung bình của cả nước là dưới 10%. Tỷ lệ nghèo miền núi là 40,5% gấp 1,62 lần bình quân cả nước. có tới 7 huyện tỷ lệ hộ nghèo trên 50% là Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Thường Xuân. Tỷ lệ hộ nghèo đang là một thách thức lớn đối với Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. 2.3 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Thanh Hóa giai đoạn 2005 đến năm 2009. 2.3.1 Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Thanh Hóa Theo nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển thì ở Thanh Hóa cũng như các tỉnh khác đều hình thành từ 2 khu vực trong nước và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm NSNN do địa phương quản lý, vốn tín dụng, vốn DNNN, doanh nghiệp ngoài nhà nước, vốn dân cư, vốn TW đầu tư trên địa bàn. Vốn ngoài nước: bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 2.3.1.1 Xác định vốn a. Xác định vốn ĐTPT là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, và giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống của dân cư, nâng cao mặt bằng dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái. Do nhận thức được vai trò quan trọng đó, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển KTXH. Tổng vốn ĐTPT toàn tỉnh năm 2009 đạt 21200 tỷ đồng cao gấp 3,6 lần so với năm 2005. tính cả giai đoạn 2005-2009 thu hút vốn khoảng 60990 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 12200 tỷ đồng. từ năm 2008 thì tổng vốn đầu tư tăng nhanh từ 10800 tỷ đồng lên tới 15450 tỷ đồng Với lượng vốn huy động được, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chủ yếu để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Bảng 2.3: Vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 (giá hiện hành) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn ĐT toàn xã hội 5810 7730 10800 15450 21200 1. Nguồn vốn trong nước 5515 7220 9710 13630 18960 1.1Vốn ngân sách nhà nước 1974 2430 2860 4354 6880 1.2 Vốn tín dụng 486 580 1480 2472 4623 1.2 Vốn DNNN 195 680 720 1224 1040 1.3 Vốn dân cư và thành phần kinh tế khác. 2860 3530 4650 5580 6417 2. Nguồn vốn nước ngoài 295 510 1090 1820 2240 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa. b. Về tốc độ tăng vốn đầu tư Về tốc độ tăng vốn ĐTPT: từ năm 2005 đến 2009 tốc độ tăng vốn đầu tư không ổn định ( dựa trên biểu đồ 2.1). Tốc độ tăng cao nhất là năm 2007 với tốc độ là 30%, đến năm 2008 có chững lại xuống còn 15,7% và đến năm 2009 cũng đã lên tới 26%, trung bình hàng năm là 24,4%. Nhìn chung tốc độ tăng vốn là rất khá, tỷ lệ tăng cao, phù hợp với tốc độ tăng của cả nước, cần phải phát huy tốc độ tăng vốn này. Bảng 2.4: Tốc độ tăng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn ĐTPT(giá cố định)(tỷ đồng) 3750 4703 6140 7107 8953 Tốc độ tăng vốn(%) 25,4 30,5 15,7 26,0 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa và tính toán của tác giả c. So sánh vốn đầu tư so với GDP Với tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn này tăng nhanh, năm 2006 mới chỉ là 35,8% đến năm 2009 đã là 50,1% và dự báo đến năm 2010 là 54,9%. Chỉ trong 3 năm tỷ lệ thay đổi nhanh, và không đều từ năm 2008 đến 2009 tăng vọt, theo đánh giá chung là đây là do nhu cầu đầu tư xã hội của Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao. Và từ năm 2005-2007 thì tỷ lệ này thấp hơn trung bình của cả nước, từ năm 2008 và 2009 thì tỷ lệ này cao hơn trung bình của cả nước dựa vào bảng 2.4 năm 2009 tỷ lệ của Thanh Hóa là 50,1% còn cả nước là 42,2% Bảng 2.5 Vốn ĐTPT so với GDP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 Đơn vị: tỷ đồng và % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Db2010 Vốn đầu tư phát triển 5810 7730 10800 15450 21200 28000 Vốn đầu tư phát triển/GDP 32,2 35,8 42,4 44,0 50,1 54,9 Bình quân giai đoạn 2005-2009 44,3 Vốn đầu tư phát triển/GDP cả nước 41,5 46,5 41,3 42,2 41,1 Bình quân cả giai đoạn 42,8 Nguồn: báo cáo phát triển KTXH năm 2009 2.3.1.2 Cơ cấu vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa a. Cơ cấu vốn ĐTPT theo nguồn vốn Bảng 2.6: Vốn ĐTPT trong nước và nước ngoài Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 5810 7730 10800 15450 21200 Nguồn vốn trong nước 5515 7220 9710 13630 18960 Nguồn vốn nước ngoài 295 510 1090 1820 2240 Nguồn: Báo cáo phát triển hàng năm tỉnh Thanh Hóa Cho đến nay, vốn ĐTPT trên địa bàn chủ yếu là nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư nước ngoài tuy có tăng lên vài năm gần đây nhưng vẫn còn hạn chế. Năm 2009 vốn huy động trong nước trên địa bàn đạt 18960 tỷ đồng tăng 3,4 lần so với năm 2005. năm 2008 vốn đầu tư nước tăng đột biến từ 1090 lên 1820, và năm 2008 cũng là năm đột biến của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư tăng chủ yếu là nguồn vốn trong nước. năm 2009 tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 10,8% so với tổng vốn đầu tư xã hội. trung bình gần 10% mỗi năm. Đối với vốn trong nước chiếm tầm khoảng 90% so với tổng đầu tư của toàn xã hội. Đây là con số khá cao vì thế kinh tế phát triển nhờ chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư trong nước. Bảng 2.7 Cơ cấu vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn ĐT toàn xã hội 100 100 100 100 100 1. Nguồn vốn trong nước 94,9 93,4 89,9 88,2 89,4 1.1Vốn ngân sách nhà nước 34,0 31,4 26,5 28,2 32,4 1.2 Vốn tín dụng 8,3 7,5 13,7 16 21,8 1.2 Vốn DNNN 3,4 8,8 6,7 7,9 4,9 1.3 Vốn dân cư và thành phần kinh tế khác. 49,2 45,7 43 36,1 30,3 2. Nguồn vốn nước ngoài 5,1 6,6 10,1 11,8 10,6 Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa và tính toán tác giả Bình quân chung của giai đoạn 2005-2009 thì tỷ lệ nguồn vốn trong nước là 91,16% còn nguồn vốn nước ngoài chiếm 8,84%. - Vốn đầu tư của khu vực Nhà Nước: Hiện tại, vốn đầu tư của nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nguồn này bao gồm: vốn ĐTPT thuộc NSNN, vốn tín dụng ĐTPT và vốn của các DNNN. + Vốn NSNN cho ĐTPT giai đoạn 2005-2009 chiếm khoảng 30% tổng vốn ĐTPT trên địa bàn. Nguồn vốn này được tập trung trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Chi cho các mục tiêu quốc gia và xóa đói giảm nghèo khoảng 646 tỷ đồng. + Vốn tín dụng ĐTPT trong giai đoạn này đầu tư khoảng 9641 tỷ đồng và chiếm tầm 13,5% mỗi năm. Nguồn vốn này có chiều hướng tăng dần mỗi năm. Năm 2005 chỉ chiếm 8,3% thì đến năm 2009 là 21,8% . Vốn tăng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ không được cao . Nguồn vốn tín dụng ĐTPT được tập trung cho vay để đầu tư vào các ngành công nghiệp: như nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy chế biến nông sản, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển khu công nghiệp. + Nguồn vốn của các DNNN huy động và đưa vào thực hiện trong giai đoạn 2005-2009 tổng là 3859 tỷ đồng. và chiếm khoảng 6,3% so với tổng đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn này đã được dùng để đầu tư bổ sung thiết bị, hiện đại hóa trong sản xuất, và đầu tư vào một số sản phẩm có lợi thế. xu hướng sử dụng vốn DNNN cũng đang có xu thế giảm dần. Nhìn chung vốn sử dụng ngân sách nhà nước mỗi năm vẫn tăng, nên chính vì thế nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn đang phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước. Mà hầu hết các nhà quản lý đều cho rằng đây là nguồn vốn dẽ gây thất thoát, lãng phí nhất trong các nguồn vốn. Điều này có phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTPT trên tỉnh Thanh Hóa. - Nguồn vốn ĐTPT của khu vực ngoài quốc doanh bao gồm vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn đầu tư của các dân cư. Đây là nguồn vốn lớn thứ 2 trên địa bàn sau nguồn vốn của Nhà Nước. Nguồn vốn này có tăng lên hàng năm từ năm 2005 là 2860 tỷ đồng và đến năm 2009 là 6417 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng giảm hàng năm qua bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư này chiếm 49,2% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 xuống còn 36,1% năm 2008 và tiếp tục giảm 30,3% năm 2009. Điều này cho thấy kinh tế tư nhân cũng đã phát triển nhanh mấy năm gần đây vẫn chưa chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhà nước, vì thế cần có các chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này, nâng cao cơ hội phát triển như các thành phần kinh tế nhà nước khác. Đây là thành phần kinh tế rất năng động và theo nhà quản lý thì đây là nơi sư dụng vốn ĐTPT hiệu quả nhất, ít gây lãng phí. Vì thế thời gian tới cần quan tâm tới nguồn vốn này. - Vốn đầu tư nước ngoài Mặc dù có nhiều lợi thế về tự nhiên và nguồn lực nhưng tính đến trước năm 1994 trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ có công tác thu hút các nguồn vốn nước ngoài được chú trọng nên đến năm 2007 toàn tỉnh có 27 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư. Ta có kết quả như bảng sau: Bảng 2.8 Vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Thanh Hóa Vốn đầu tư nước ngoài TH giai đoạn 2001 – 2005 TH năm 2006 TH năm 2007 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số 295 100 510 100 1.090 100 Gồm - Nguồn FDI 33 11,18 108 21,2 730 66,67 - Vốn ODA 232 78,62 340 66,6 280 25,7 - NGO 30 10,2 62 12,2 80 7,33 Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, năm 2005 chỉ mới có là 295 tỷ đồng đã tăng đến năm 2007 là 1090 tỷ đồng và năm 2008 là 1820 tỷ đồng và đến năm 2009 đã lên tới 2240 tỷ đồng. mặc dù tăng nhanh như thế nhưng tỷ trọng của đầu tư nước ngoài mới chiếm khoảng 10% trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, tỷ lệ vốn FDI giai đoạn 2001-2005 mới chỉ là 11,18% và tỷ lệ vốn ODA khá cao là 78,62% nhưng đến năm 2007 thì đã có sự thay đổi lớn, tỷ lệ vốn FDI là 66,67% còn tỷ lệ vốn ODA là 25,7%. Tuy nhiên nguồn vốn FDI mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chưa có sự đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, mãi tới năm 2007 mới có 1 dự án đầu tư vào nông nghiệp Có thể nói, nguồn vốn nước ngoài ngày càng quan trọng đặc biệt là nguồn vốn FDI cho sự phát triển của KTXH tỉnh Thanh Hóa. Các dự án đó đã đóng góp cho xuất khẩu toản tỉnh, giải quyết việc làm và đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn vẫn còn nhỏ. Tóm lại, trong giai đoạn 2005-2009, vốn ĐTPT trên địa bàn tăng khá, nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu phát triển của tỉnh. Trong cơ cấu vốn của tỉnh vốn của Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong thời giai tới tỉnh cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút hơn nữa vốn ĐTPT, đồng thời chú ý sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn nhà nước và tăng dần vốn của khu vực Doanh nghiệp và vốn nước ngoài. 2.3.2. Tình hình thực hiện vốn ĐTPT trên toàn tỉnh: 2.3.2.1 Nguồn vốn đầu tư phân theo các ngành kinh tế: Bảng 2.9 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 Nông - lâm - thuỷ sản 11,2 10,6 16,2 13,1 12,4 Công nghiệp – xây dựng 43,7 45,2 43,1 42,3 42,5 Dịch vụ 45,1 45,2 40,7 44,6 45,1 Nguồn: tổng hợp báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong thời gian qua ở tỉnh Thanh Hóa đã được mở rộng và đa dạng hóa, số lượng vốn được tăng lên đáng kể. Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 2.449,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thực hiện được 490 tỷ đồng, chiếm 11% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt đến năm 2007 vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng vượt bậc, ước đạt 1.687,1 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 69% tổng vốn phát triển nông nghiệp cả giai đoạn 2001-2005 và tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006. Vốn đầu tư phát triển vào công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tỷ lệ trên 40%. Trong đó ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ của ngành công nghiệp. tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp – xây dựng tăng hàng năm nhưng tỷ lệ thì luôn giao động từ 42,3% đến 45,2% trong tổng vốn đầu tư phát triển trên toàn tỉnh. Đầu tư mạnh vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Nghi Sơn, Bỉm Sơn…và xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để phát triển cho các ngành khác phát triển. Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ luôn được chú trọng theo xu thế chung của cả nước, tiếp tục đầu tư vào các trung tâm phân phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ hàng hóa và đặc biệt đầu tư lớn vào các khu du lịch lớn trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư phát triển cho ngành dịch vụ giao động từ 40,7% đến 45,1% trong tổng vốn đầu tư phát triển trên toàn tỉnh. 3.2.2.2 Vốn đầu tư phân bố theo vùng địa lý Vì do điều kiện về địa lý có khác nhau nên vốn đầu tư phát triển cho các vùng cũng khác nhau. Vùng ven biển: vùng ven biển thuận lợi cho đánh bắt thuỷ hải sản, là nơi cặp bến của chở hàng hóa nên đầu tư mạnh mẽ đặc biệt là cùng kinh tế của Nghi Sơn, vùng có cảng nước sâu, và các cảng lớn khác tổng vốn đầu tư cho khu vực này giai đoạn 2005-2009 khoảng 47% trong tổng đầu tư của toàn xã hội. vốn đầu tư vào khu vực này luôn tăng nhanh theo nhu cầu phát triển của vùng này. Vùng đồng bằng: là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng nên cũng nhận được nhiều nhà đầu tư vào vùng này. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2005-2009 chiếm khoảng 43% tổng vốn đầu tư phát triển trên toàn tỉnh. Vùng Trung Du - Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về nhiều mặt, nguồn vốn đầu tư cho vùng này chủ yếu là đầu tư của ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ của các nguồn vốn xây dựng các cơ sở vật chất và hạ tầng cho phát triển vùng khó khăn này, có những chương trình xóa đói giảm nghèo 135 và của chương trình khác dành cho vùng khó khăn này. Nguồn vốn đầu tư cho vùng này chiếm khoảng 10% so với tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh, cần có sự thu hút nhiều đầu tư nhiều hơn tạo điều kiện phát triển cho vùng này. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009: Như đã đề cập ở những phần trước, ĐTPT đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26062.doc
Tài liệu liên quan