MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM 3
1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 3
1.1.1. Tên giao dịch 3
1.1.2. Trụ sở chính 3
1.1.3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của VEC 3
1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của VEC 3
1.1.5. Vốn điều lệ của VEC 4
1.1.5.1. Vốn điều lệ của VEC là 4
1.1.5.2. Vốn của VEC bao gồm: 4
1.1.5.3. Tổng vốn, các nguồn vốn 4
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 4
1.2.1. Giai đoạn từ 1983-1989. 5
1.2.2. Giai đoạn từ 1990-1994. 6
1.2.3. Giai đoạn từ 1995-2000. 7
1.2.4. Giai đoạn từ 2000 đến nay. 8
1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 9
1.3.1. Hội đồng quản trị. 10
1.3.2. Tổng giám đốc. 10
1.3.3. Phó tổng giám đốc. 10
1.3.4. Giám đốc 10
1.3.5. Phó giám đốc. 10
1.3.6. Các phòng ban. 10
1.3.6.1. Phòng tổ chức 10
1.3.6.2. Phòng kế hoạch 10
1.3.6.3. Phòng kỹ thuật 11
1.3.6.4. Phòng tài chính – kế toán 11
1.3.6.5. Phòng quản lý chất lượng 11
1.3.6.6. Phòng vật tư 11
1.3.6.7. Phòng hành chính 12
1.3.6.8. Phòng lao động 12
1.3.6.9. Phòng bảo vệ 12
1.3.6.10. Khách sạn Bình Minh 12
1.3.6.11. Các phân xưởng 12
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 14
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm 14
1.4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ. 15
1.4.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất. 16
1.4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. 18
1.4.4.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất: 18
1.4.4.2. Đặc điểm về trang thiết bị 18
1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu. 19
1.4.5.1. Các loại nguyên vật liệu 19
1.4.5.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 19
1.4.6. Đặc điểm lao động. 20
1.4.7. Đặc điểm tài chính. 22
1.4.8. Đặc điểm về vốn có ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 22
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua một số năm. 23
2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 26
2.1.1. Đặc điểm vốn lưu động của Tổng công ty. 26
2.1.2. Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty. 28
2.1.2.1. Cơ cấu vốn lưu động theo loại. 28
2.1.2.2. Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành. 30
2.1.3. Tình hình biến động của vốn lưu động của Tổng công ty. 31
2.2. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 34
2.2.1. Sử dụng vốn bằng tiền. 34
2.2.2. Các khoản phải thu. 36
2.2.3. Hàng tồn kho. 40
2.2.4. Hệ số thanh toán. 42
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 44
2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty. 44
2.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 47
2.3.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 47
2.3.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 49
2.3.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. 50
2.3.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. 52
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 53
2.4.1. Ưu điểm. 53
2.4.2. Nhược điểm. 55
2.4.3. Nguyên nhân. 55
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM. 57
3.1.Phương hướng phát triển của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam trong những năm tới. 57
3.1.1. Mục tiêu lâu dài của Tổng công ty. 57
3.1.2. Những mục tiêu cụ thể trước mắt mà Tổng công ty cần thực hiện. 57
3.1.3. Dự báo nhu cầu vốn lưu động của Tổng công ty trong thời gian tới. 58
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 59
3.2.1. Các giải pháp cơ bản: 59
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động. 59
3.2.1.2. Hạn chế các khoản phải thu. 62
3.2.1.3. Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho. 64
3.2.1.4. Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho dự trữ. 67
3.2.1.5. Tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động. 69
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước: 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
81 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tỷ trọng rất lớn trong năm 2003, chiếm 40,3 % nhưng tỷ trong này đã giảm xuống rất nhiều và đến năm 2007, tỷ trọng này chỉ còn 8,8 % trong tổng tài sản lưu động.Vốn bằng tiền liên tục giảm trong các năm từ 2003-2006. Năm 2004 đạt 32.840 triệu đồng, so với năm 2003 giảm 22.397 triệu đồng tương đương giảm 40,55 %, nhưng tổng tài sản lưu động vẫn tăng 12.839 triệu đồng tương đương tăng 9,36 %. Năm 2005 đạt 15.126 triệu đồng, so với năm 2004 giảm 17.714 triệu đồng tương đương giảm 53,94 % nhưng tổng tài sản lưu động vẫn tăng 18.322 triệu đồng tương đương tăng 12,21 %. Năm 2006 dạt 14.367 triệu so với năm 2005 giảm 759 triệu đồng tương đương giảm 5,02 %, tuy nhiên tổng tài sản lưu động vẫn tiếp tục tăng 10.457 triệu đồng tương đương tăng 6,21 %. Như vậy, sự giảm đi của lượng vốn bằng tiền không làm ảnh hưởng gì nhiều đến sự tăng lên của tài sản lưu động. Điều đó có nghĩa là các khoản khác tăng lên rất nhiều. Xét về tuyệt đối thì lượng vốn bằng tiền tuy có giảm nhưng đã giảm ngày càng ít hơn. Đến năm 2007, vốn bằng tiền đạt 25.769 triệu đồng, so với năm 2006 đã tăng lên 11.402 triệu đồng tương đương tăng 79,36 % góp phần làm cho lương tài sản lưu động tăng lên 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 %. Lượng vốn bằng tiền tăng nhanh trong năm 2007 có nghĩa là Tổng công ty ít đầu tư vào các dự án lớn hoặc chỉ đầu tư vào các dự án mà vốn phải bỏ ra ít, không bao gồm các chi phí ứng trước, chi phí ký quỹ đặt cược lại thu được tiền về ngayVới lượng tiền mặt tăng nhanh như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được Tổng công ty thực hiện tốt hơn.
Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động và đa phần là tăng đều trong các năm, chỉ riêng năm 2006 bị giảm. Năm 2004 đạt 42.230 triệu đồng, so với năm 2003 tăng 16.398 triệu đồng tương đương tăng 63,48 % làm cho tài sản lưu động tăng lên 9,36 %. Năm 2005 đạt 75.875 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 33.645 triệu đồng tương đương tăng 79,67 % nâng tổng tài sản lưu động lên con số 168.356 triệu đồng, tăng 12,21 % so với năm 2004. Năm 2006 đạt 73.851, so với năm 2005 có giảm đi chút ít là 2.024 triệu đồng tương đương giảm 2,67 %, trong khi đó tổng tài sản lưu động vẫn tăng 6,21 %. Năm 2007 đạt 137.626 triệu đồng, so với năm 2006 đã tăng 63.775 triệu đồng, tăng gần gấp đôi, tương đương tăng 86,36 % làm cho tổng tài sản lưu động tăng mạnh, đạt 291.765 triệu đồng, tăng 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 % so với năm 2006. Các khoản phải thu lớn như vậy chứng tỏ lượng vốn của Tổng công ty vị chiếm dụng rất nhiều. Do đó Tổng công ty cần có những biện pháp hợp lý để quản lý các khoản phải thu.
Hàng tồn kho của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, tương đương thậm chí hơn cả tỷ trọng của các khoản phải thu. Hàng tồn kho tăng đều đặn qua các năm. Năm 2004 đạt 74.621 triệu đồng, so với năm 2003 tăng 18.783 triệu đồng tương đương tăng 33,64 %. Năm 2005 đạt 75.889 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 1.268 triệu đồng tương đương tăng 1,7 %. Năm 2006 đạt 89.287 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 13.389 triệu đồng tương đương tăng 17,65 %. Năm 2007 đạt 120.793 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 31.506 triệu đồng tương đương tăng 35,29 %. Hàng tồn kho tăng đều qua các năm đã góp phần lớn nhất vào việc tăng tổng tài sản lưu động. Sở dĩ hàng tồn kho liên tục tăng trong các năm từ 2003-2006 và tăng mạnh vào năm 2007 là do Tổng công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác xúc tiến hỗn hợp, marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và việc quản lý hàng tồn kho cũng chưa được thực hiện tốt. Trong tình hình hiện nay khi Tổng công ty đã được cổ phần hóa thì công tác này phải được chú trọng và làm triệt để hơn nữa.
Tài sản lưu động khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động nhưng cũng là một phần rất quan trọng mà Tổng công ty cần phải quan tâm. Đó là các khoản như tài sản thiếu chờ sử lý, chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước, các khoản cầm cố ký quỹ ký cược ngắn hạn hay các khoản tạm ứng. Tài sản lưu động khác có xu hướng tăng trong các năm, chỉ có năm 2006 là bị giảm nhưng cũng không đáng kể. Năm 2004 tăng 19,1 % so với năm 2003. Năm 2005 tăng 327,41 % so với năm 2004, đây là năm tài sản lưu động tăng lên rất mạnh, đạt 1.466 triệu đồng, góp một phần rất lớn trong sự tăng lên của tổng vốn lưu động. Năm 2006 không những không tăng mà còn giảm đi 10,78 %, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tổng tài sản lưu động. Đến năm 2007, lại tiếp tục tăng mạnh so với năm 2006 và còn tăng mạnh hơn năm 2005, đạt 7.577 triệu đồng, tăng 6.269 triệu đồng tương đương tăng 479,28 %, làm cho tỷ trọng của tài sản lưu động khác tăng chiếm 2,6 % trong tổng tài sản lưu động. Điều này làm cho các khoản chi phí trả trước của Tổng công ty tăng lên, do đó Tổng công ty sẽ bị lãng phí một phần các chi phí bên ngoài.
Nhìn chung,Tổng công ty cần hạn chế đến mức tối đa các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho để tránh hiện tượng vốn bị chiếm dụng và vốn bị ứ đọng nhiều trong hàng tồn kho gây lên sự không hợp lý trong cơ cấu tài sản của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần làm tốt công tác quản trị tài sản hơn nữa.
2.2. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty.
2.2.1. Sử dụng vốn bằng tiền.
Tiền mặt luôn là một khoản không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Với Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam cũng vậy, tiền mặt giúp cho việc giải quyết một số việc rất nhanh chóng, đem lại lợi ích cao cho Tổng công ty. Vì vậy, dự trữ bao nhiêu tiền mặt là hợp lý trong Tổng công ty là một vấn đề rất phức tạp. Sau đây, ta sẽ xem xét vấn đề sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty một cách cụ thể như sau:
Bảng 9: Sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Tổng vốn bằng tiền
55.237
100
32.840
100
15.126
100
14.367
100
25.769
100
Tiền mặt
229
0,4
526
1,6
341
2,3
329
2,3
554
2,2
Tiền gửi ngân hàng
55.009
99,6
32.314
98,4
14.785
97,7
14,038
97,7
25.215
97,8
Tiền đang chuyển
0
0
0
0
0
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tuy nhiên, Tổng công ty không có lượng tiền đang chuyển nên không ảnh hưởng gì đến Tổng vốn bằng tiền. Tổng vốn bằng tiền liên tục giảm qua các năm từ 2003-2006.
- Năm 2004, tổng vốn bằng tiền giảm 22.397 triệu đồng tương đương giảm 40,55 %. Sự giảm đi của vốn bằng tiền là do sự giảm đi của tiền gửi ngân hàng, giảm 41,26 % so với năm 2003.
- Năm 2005, vốn bằng tiền giảm 17.714 triệu đồng tương đương giảm 53,94 % so với năm 2004. Năm 2006, vốn bằng tiền giảm 759 triệu đồng tương đương giảm 5,02 % so với năm 2005. Như vậy năm 2006, vốn bằng tiền đã giảm ít hơn so với năm 2005, việc sử dụng vốn bằng tiền đã có cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ở cả năm 2005 và năm 2006, sự giảm đi của vốn bằng tiền là do sự giảm đi của cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
- Đến năm 2007, việc sử dụng vốn bằng tiền đã được cải thiện rõ rệt hơn những năm trước, tăng 11.402 triệu đồng tương đương tăng 79,36 %. Sự tăng lên này là do sự tăng lên của cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Để biết rõ hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng tiền của Tổng công ty thì ta xem xét thêm hai chỉ tiêu sau:
Doanh thu tiêu thụ thuần.
* Vòng quay tiền mặt =
Tiền mặt sử dụng.
Vòng quay tiền mặt là chỉ tiêu cho biết trong một chu kỳ kinh doanh thì tiền mặt luân chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Thời gian kỳ phân tích.
* Thời gian một vòng quay tiền mặt =
Số vòng quay tiền mặt.
Thời gian một vòng quay tiền mặt cho biết để tiền mặt quay được một vòng thì hết bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Bảng 10: Vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay tiền mặt
của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu tiêu thụ thuần
( Triệu đồng )
Tiền mặt sử dụng
( Triệu đồng )
Vòng quay tiền mặt
( ngày )
Thời gian một vòng quay tiền mặt ( ngày )
Năm 2003
299.164
299
1.306,4
0,28
Năm 2004
351.107
526
667.5
0,54
Năm 2005
364.513
341
1.069
0,34
Năm 2006
389.657
329
1.184,4
0,30
Năm 2007
567.300
554
1.024
0,35
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Qua bảng 9 ta thấy, vòng quay tiền mặt năm 2003 là lớn nhất, đạt 1.306,4 vòng,làm cho thời gian một vòng quay tiền mặt là nhỏ nhất, đạt 0,28 ngày. Tức là năm 2003, tiền mặt được luân chuyển nhanh nhất đồng nghĩa với việc Tổng công ty đã vận dụng khá tốt khả năng hoạt động của tiền mặt. Năm 2004, vòng quay tiền mặt là nhỏ nhất, chỉ đạt 667,5 vòng làm cho thời gian một vòng quay tiền mặt diễn ra lâu nhất, 0,54 ngày, chứng tỏ tiền mặt trong năm này được luân chuyển chậm nhất. Vòng quay tiền mặt các năm khác có giảm làm cho thời gian luân chuyển tiền mặt cũng tăng lên tương ứng, do đó khả năng vẫn dụng sự linh hoạt của tiền mặt ở các năm này kém hơn so với năm 2003. Tuy nhiên, các vòng quay này vẫn là khá ổn định, cho thấy việc sử dụng tiền mặt khá tốt, giúp Tổng công ty sử lý được nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh.
2.2.2. Các khoản phải thu.
Các khoản phải thu của Tổng công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và phải thu khác. Để nắm rõ được cơ cấu và tỷ trọng của các khoản phải thu ta hãy phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 11: Các khoản phải thu của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Các khoản phải thu
25.832
100
42.230
100
75.875
100
73.851
100
137.626
100
Phải thu khách hàng
17.392
67,3
27.216
64,4
62.048
81,8
69.591
94,2
94.841
68,9
Trả trước cho người bán
4.774
18,5
12.407
29,4
12.235
16,1
3.072
4,2
3.757
2,7
Phải thu nội bộ
62
0,2
40
0,1
1.147
1,5
935
1,3
8.095
5,9
Phải thu khác
3.604
14
2.567
6,1
445
0,6
253
0,3
30.933
22,5
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Năm 2004, các khoản phải thu tăng 16.398 triệu đồng tương đương tăng 63,48 % so với năm 2003, nguyên nhân là do : phải thu khách hàng tăng 9.824 triệu đồng tương đương tăng 56,49 %; trả trước cho người bán tăng 7.630 triệu đồng tương đương tăng 159,82 %.
Năm 2005, các khoản phải thu tăng 33.645 triệu đồng tương đương tăng 79,67 % so với năm 2004, một mức tăng rất cao, nguyên nhân do: phải thu khách hàng tăng 34.832 triệu đồng tương đương tăng 127,98 %; phải thu nội bộ tăng 1.107 triệu đồng tương đương tăng 2.767,5 %.
Năm 2006, các khoản phải thu đã giảm xuống 2.024 triệu đồng tương đương giảm 2,67 % so với năm 2005, nguyên nhân là do phải thu khách hàng tăng 7.543 triệu đồng trong khi đó cả ba khoản: trả trước cho người bán giảm 9.163 triệu đồng tương đương giảm 74,89 %; phải thu nội bộ giảm 212 triệu đồng tương đương giảm 18,48 %; phải thu khác giảm 192 triệu đồng tương đương giảm 43,15 %.
Năm 2007, các khoản phải thu đã tăng lên rất nhiều so với năm 2006, tăng 63.775 triệu đồng tương đương tăng 86,36 %. Các khoản phải thu tăng lên nhiều như vậy là do cả bốn khoản đều tăng: phải thu khách hàng tăng 25.250 triệu đồng tương đương tăng 36,28 %; trả trước cho người bán tăng 685 triệu đồng tương đương tăng 22,3 %; phải thu nội bộ tăng 7.160 triệu đồng tương đương tăng 765,78 %; phải thu khác tăng rất đáng kể, tăng 30.680 triệu đồng tương đương tăng 12.126,5 %. Có được sự tăng lên như vậy có thể là do hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn của Tổng công ty rất tốt và hiệu quả cao.
Để hiểu rõ hơn về các khoản phải thu, ta xem xét thêm hai chỉ tiêu sau:
Doanh thu tiêu thụ thuần.
* Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu.
Vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt càng nhanh.
Thời gian kỳ phân tích.
* Thời gian một vòng quay các khoản phải thu =
Số vòng quay các khoản phải thu.
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu cho biết để thực hiện một vòng quay hàng tồn kho thì phải mất bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, vì chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện thời gian bị chiếm dụng vốn càng ít. Và ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì thời gian bị chiếm dụng vốn càng nhiều.
Bảng 12: Vòng quay các khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu tiêu thụ thuần
( Triệu đồng )
Các khoản phải thu
( Triệu đồng )
Vòng quay các khoản phải thu
( vòng )
Thời gian một vòng quay các khoản phải thu
( ngày )
Năm 2003
299.164
25.832
11,58
31,09
Năm 2004
351.107
42.230
8,31
43,32
Năm 2005
364.513
75.875
4,8
75
Năm 2006
389.657
73.851
5,28
68,18
Năm 2007
567.300
137.626
4,12
87,39
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán.
Bảng số liệu phân tích trên cho thấy, các khoản phải thu được luân chuyển nhanh nhất vào năm 2003 với 11,58 vòng tương ứng với 31,09 ngày. Do đó, trong năm 2003, số vốn bị chiếm dụng là ít nhất, phản ánh hiệu quả quản lý vốn của Tổng công ty là tốt nhất.
Những năm sau, vòng quay các khoản phải thu đã giảm đi rất nhiều. Năm 2004 là 8,31 vòng tương ứng với thời gian một vòng quay các khoản phải thu là 43,32 ngày. Năm 2005 là 4,8 vòng tương ứng với 75 ngày. Năm 2005, số vốn bị chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2004.
Năm 2006 là 5,28 vòng tương ứng với 68,18 ngày, thời gian vốn bị chiếm dụng có giảm đi chút ít.
Năm 2007, là năm mà thời gian vốn bị chiếm dụng lâu nhất vì chỉ đạt vòng quay các khoản phải thu chỉ đạt 4,12 vòng tương ứng với thời gian một vòng quay các khoản phải thu là 87,39 ngày. Năm 2007 là năm Tổng công ty quản lý các khoản phải thu kém nhất, để vốn bị chiếm dụng nhiều, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý sử dụng vốn.
2.2.3. Hàng tồn kho.
Đối với mỗi một công ty sản xuất kinh doanh nào thì cũng phải có một lượng hàng tồn kho nhất định để dự trữ. Hơn nữa với một Tổng công ty lớn như Tổng công ty Thiết vị điện Việt Nam thì càng không thể thiếu lượng hàng tồn kho để dự trữ trong những mùa vụ, những thời kỳ nhất định. Vì điều đó nên lượng hàng tồn kho của Tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, đóng góp một phần rất lớn vào tổng vốn lưu động hàng năm của Tổng công ty. Nhưng lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho nhiều, công tác quản lý hàng tồn kho cũng gặp khó khăn hơn. Do đó để xác định xem lượng hàng tồn kho như thế nào là hợp lý, đó là vấn đề không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp. Để biết được tình hình quản lý sử dụng hàng tồn kho của Tổng công ty thì ta cần phải xem xét hai chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho.
Doanh thu thuần.
* Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết số lần luân chuyển của hàng tồn kho trong một thời gian nhất định ( thường là 1 năm ).
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho được coi là tốt nhất khi lớn hơn 9.
Bảng 13: Vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu tiêu thụ thuần
( Triệu đồng )
Hàng tồn kho
( Triệu đồng )
Vòng quay hàng tồn kho
( Vòng )
Năm 2003
299.164
55.838
5,36
Năm 2004
351.107
74.621
4,71
Năm 2005
364.513
75.889
4,8
Năm 2006
389.657
89.287
4,36
Năm 2007
567.300
120.793
4,7
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho tăng giảm từ năm 2003-2007, chứng tỏ tốc độ chu chuyển hàng tồn kho cũng tăng giảm không đều trong giai đoạn đó. Năm 2003, vòng quay hàng tồn kho là 5,36 vòng. Năm 2004 là 4,71 vòng, so với năm 2003 giảm 0,65 vòng. Năm 2005 là 4,8 vòng, so với năm 2004 tăng 0,09 vòng. Năm 2006 là 4,36 vòng, so với năm 2005 giảm 0,44 vòng. Năm 2007 là 4,7 vòng, so với năm 2006 tăng 0,34 vòng. Tuy có năm vòng quay hàng tồn kho đã tăng nhưng số vòng quay hàng tồn kho vẫn chưa đạt yêu cầu là lớn hơn 9. Do đó tốc độ chu chuyển hàng tồn kho vẫn bị coi là chậm.
Thời gian kỳ phân tích.
* Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu thứ hai, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu cho biết trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày.
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ càng tốt. Ta tính ngay được thời gian một vòng quay hàng tồn kho qua các năm như sau:
Bảng 14: Thời gian một vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
( ngày )
67,16
76,43
75
82,59
76,6
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Giống như vòng quay hàng tồn kho thì thời gian một vòng quay hàng tồn kho cũng có sự giảm tăng tương ứng. Năm 2006, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là dài nhất, 82,59 ngày. Năm 2003, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là ngắn nhất, 67,16 ngày. Trong đó, sự tăng giảm thời gian một vòng quay hàng tồn kho giữa các năm là không đồng đều. Năm 2004 tăng 9,27 ngày so với năm 2003. Năm 2005 giảm 1,43 ngày so với năm 2004. Năm 2006 tăng 7,59 ngày so với năm 2005. Năm 2007 giảm 5,99 ngày so với năm 2006.
Với số vòng quay hàng tồn kho nhỏ như vậy tương ứng với thời gian một vòng quay hàng tồn kho lớn thì Tổng công ty phải có thêm nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này, nếu không thì lượng vốn bị ứ đọng rất nhiều cho hàng tồn kho.
2.2.4. Hệ số thanh toán.
Tổng vốn lưu động.
* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết với tổng vốn lưu động hiện có thì Tổng công ty có khả năng bảo đảm thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn hay không.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành > 0,5: khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty cao.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành < 0,5: khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty thấp.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = 0,5: khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty ở mức bình thường.
Bảng 15: Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Vốn lưu động
( Triệu đồng )
Nợ ngắn hạn
( Triệu đồng )
Khả năng thanh toàn
hiện hành ( Lần )
Năm 2003
137.195
71.874
1,91
Năm 2004
150.034
89.019
1,69
Năm 2005
168.356
97.796
1,72
Năm 2006
178.813
118.703
1,51
Năm 2007
291.765
161.700
1,8
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Qua bảng số liệu 14 ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty thay đổi không đều qua các các năm. Tuy nhiên, các hệ số thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty rất tốt. Điều đó cũng cho thấy được tình hình tài chính của Tổng công ty rất ổn định và tương đối khả quan.
Tổng vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.
*Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của Tổng công ty càng cao và ngược lại. Hệ số này lớn hơn 0,5 là tốt.
Bảng 16:Khả năng thanh toán tức thời của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
( Triệu đồng )
Tổng nợ ngắn hạn
( Triệu đồng )
Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( lần )
Năm 2003
55.237
71.874
0,77
Năm 2004
32.840
89.019
0,37
Năm 2005
15.126
97.796
0,15
Năm 2006
14.367
118.703
0,12
Năm 2007
25.769
161.700
0,16
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Qua các số liệu phân tích trên ta thấy chỉ có năm 2003, hệ số khả năng thanh toán tức thời đạt 0,77 nên Tổng công ty mới có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt. Còn các năm sau, từ năm 2004-2006, hệ số này liên tục giảm và giảm dưới mức 0,5 vì thế Tổng công ty không thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt. Một yêu cầu đặt ra là Tổng công ty phải quản lý vốn lưu động tốt hơn và tìm cách tăng lượng tiền mặt để đảm bảo tốt việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.
2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty.
Ở phần này, ta sẽ phân tích sâu hơn các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty để thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty trong giai đoạn 2003-2007.
Tổng vốn lưu động.
* Khả năng thanh toán hiện hành =
Tổng nợ ngắn hạn.
Tiền và các khoản phải thu.
*Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn.
Tổng vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.
*Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn.
Bảng 17: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vốn lưu động
( triệu đồng )
137.195
150.034
168.356
178.813
291.765
Tiền ( triệu đồng )
55.237
32.840
15.126
14.367
25.769
Các khoản phải thu
( triệu đồng )
25.832
42.230
75.875
73.851
137.626
Nợ ngắn hạn
( triệu đồng )
71.874
89.019
97.796
118.703
161.700
Khả năng thanh toán hiện hành ( lần )
1,91
1,69
1,72
1,51
1,8
Khă năng thanh toán nhanh ( lần )
1,13
0,84
0,93
0,74
1,01
Khả năng thanh toán tức thời ( lần )
0,77
0,37
0,15
0,12
0,16
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.
Từ bảng 16, qua các số liệu tính toán ta thấy:
- Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty tuy bị giảm trong các năm 2004 và 2006 nhưng vẫn giữ ở mức trên mức trung bình là 0,5, tức là đã đảm bảo được yêu cầu thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty.
Năm 2003, hệ số này đạt 1,91, một hệ số rất cao cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất cao. Năm 2004, hệ số này đã bị giảm đi 1,69 tương đương giảm 0,22 %. Trong năm này tuy vốn lưu động tăng 12.839 triệu đồng nhưng hệ số thanh toán hiện hành lại giảm là do nợ ngắn hạn tăng lên 17.145 triệu đồng tương đương tăng 23,85 %.
Năm 2005, hệ số thanh toán hiện hành đạt 1,72, đã tăng lên 0,03 lần so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do tổng vốn lưu động đã tăng lên rất nhiều, tăng 18.322 triệu đồng so với năm 2004, tuy nợ ngắn hạn cũng bị tăng lên nhưng lượng tăng nhỏ hơn so với năm 2004, chỉ tăng 9,86 %.
Năm 2006, hệ số này gaimr xuống còn 1,51 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn đã tăng mạnh trong giai đoạn này, tăng 20.907 triệu đồng tương đương tăng 21,38 %, trong khi đó tổng vốn lưu động lại chỉ tăng 6,21 %.
Năm 2007, hệ số này lại bắt đầu tăng lên đạt 1,8 lần, tăng 0,29 so với năm 2006. Hệ số này tăng lên là do tuy nợ ngắn hạn cũng tăng nhưng chỉ tăng 42.997 triệu đồng tương đương tăng 36,22 %, trong khi đó tổng vốn lưu động tăng lên 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 %. Đây là một điều rất đáng mừng khi tổng vốn lưu động ngày càng được tăng lên và mức tăng vượt mức tăng của nợ ngắn hạn. Tổng công ty cần tiếp tục cố gắng phát huy để hệ số khả năng thanh toán ngày càng cao.
- Hệ số thứ hai là khả năng thanh toán nhanh, hệ số này cho biết số tài sản mà khi cần có thể chuyển thành tiền một cách nhanh chóng. Hệ số này cũng được so sánh với mức trung bình là 0,5 và hệ số này càng lớn càng tốt.
Nhìn chung hệ số này là tương đối cao, điều này có nghĩa là Tổng công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn rất cao, chứng tỏ Tổng công ty đang có nỗ lực rất nhiều trong việc giảm thiểu các lượng hàng tồn kho, do đó khi cần, một số tài sản có thể chuyển thành tiền ngay, đồng thời cũng tránh cho việc lượng vốn bị ứ đọng cho hàng tồn kho.
Năm 2003, hệ số thanh toán nhanh là 1,13. Năm 2004 là 0,84, giảm 0,29 so với năm 2003, nguyên nhân là tiền mặt bị giảm 22.397 triệu đồng tương đương giảm 40,55 %.
Năm 2005, hệ số này là 0,93, tăng 0,09 so với năm 2004, nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng lên rất nhiều, tăng 33.345 triệu đồng tương đương tăng 79,67 %, một mức tăng rất cao.
Năm 2006, hệ số này là 0,74, lại bị giảm 0,19 so với năm 2005. Hệ số thanh toán nhanh bị giảm trong năm 2006 là do các yếu tố: tiền giảm 5,02%, các khoản phải thu giảm 2,67 %, còn các khoản nợ ngắn hạn tăng lên 20.907 triệu đông tương đương tăng 21,38 %.
Năm 2007, hệ số này tăng mạnh, đạt 1,01, tăng 0,27 so với năm 2006, lí do là: tuy nợ ngắn hạn tăng 36,22 % nhưng cả tiền và các khoản phải thu đều tăng. Tiền tăng 79,36 %, các khoản phải thu tăng 86,36 %, mức tăng lớn hơn rất nhiều so với mức tăng của nợ ngắn hạn.
Với hệ số thanh toán nhanh cao như vậy thì Tổng công ty phải có thêm biện pháp để tăng các khoản phải thu và vốn bằng tiền.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam ở mức thấp nhất trong các hệ số về khả năng thanh toán.
Nhìn vào bảng số liệu phân tích trên ta thấy năm 2003, hệ số về khả năng thanh toán tức thời là cao nhất, đạt 0,77 lần, vượt qua mức trung bình là 0,5 lần. Điều đó thể hiện được rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt là tôt nhất.
Từ năm 2004-2006, hệ số này liên tục giảm và luôn ở dưới mức trung bình. Năm 2004 là 0,37 lần, giảm 0,4 lần so với năm 2003. Năm 2005 là 0,15 lần, giảm 0,22 lần so với năm 2004. Năm 2006 là 0,12 lần, giảm 0,03 lần so với năm 2005. Tuy các hệ số này bị giảm dần trong các năm nhưng Tổng công ty đang nỗ lực thực hiện các biện ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7866.doc