MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 2
1.Tổng quan về vốn lưu động.2
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động.2
1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
1.1.3. Kết cấu vốn lưu động.
1.1.4. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.10
1.1.4.1. Căn cứ vào nguồn hình thành . 11 1.1.4.2. Căn cứ vào thời gian huy động vốn . 12
1.2. Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. 14
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp. 14
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 15
1.2.2.1. Phân tích chung . 15
1.2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động . 16
1.2.2.3.Các hệ số khả năng thanh toán. 18
1.2.2.4.Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay vòng hàng tồn kho. 19
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 20
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN .22
2.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lýcủa Công ty in Công Đoàn.22
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty in Công Đoàn.22
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lýcủa Công ty in Công Đoàn.23
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn.23
2.1.4.Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.24
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Công Đoàn.24
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công Đoàn.25
2.2.1.Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn.25
2.2.2.Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty in Công Đoàn.25
2.2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn.26
2.3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn.29
2.3.1.Những kết quả đạt được.29
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.33
CHƯƠNG3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN.36
3.1.Định hướng phát triển của Công ty.36
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty in Công Đoàn .39
3.2.1.Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động.39
3.2.2.Phát huy triệt để năng lực sản xuất hiện có,đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.40
3.2.3.Công ty cần đầu tư một cách đồng bộ hơn vào tài sản cố định.41
3.2.4.Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ.42
3.2.5.Nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân, bố trí lao độngtrong Công ty một cách hợp lý.45
3.2.6.Tổ chức hội nghị khách hàng, họp mặt khách hàng truyền thống.46
3.2.7.Giảm tối đa lượng hàng tồn kho.47
3.2.8.Cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm các khoản nợphải trả “ Thanh toán các khoản nợ đến hạn”.47
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn .48
3.3.1. Đối với Nhà nước .48
3.3.2. Đối với cơ quan chủ quản .48
KẾT LUẬN.49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.50
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .51
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quay hàng tồn kho
1.2.2.1. Phân tích chung
Hiệu quả về sử dụng vốn lưu động, hệ số sinh lợi của vốn lưu động ( tài sản lưu động )
Hệ số hiệu quả của vốn lưu động
Là mối quan hệ giữa doanh thu đạt được trong kỳ với số vốn lưu động bình quân đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Hệ số hiệu quả sử dụng VLĐ = Tổng doanh thu/ VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu sử dụng thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận ròng/ VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
1.2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng và vận động thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Do đó,đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh, làm lợi nhuận tăng lên. Để xác định tốc độ chu chuyển vốn lưu đông, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Vòng quay của vốn lưu động:
Số vòng quay củaVLĐ =
Trong đó:
L: là số lần luân chuyển hay số vòng quay của VLĐ trong kỳ
M: là tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần
VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụg vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Kỳ luân chuyển của VLĐ
N. VLĐ
K= ----------------
M
với K: Kỳ luân chuyển
N: Số ngày trong kỳ
M, VLĐ: như trên
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để quay được 1 vòng vốn lưu đông, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
c. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = ---------------------------------
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và vốn được tiết kiệm càng nhiều.
Để tăng tốc độ luân chuyển của vốn cần áp dụng đồng bộ để giảm bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.2.3. Các hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ( thanh toán hiện thời )
Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = -----------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán, nó cho biết các khoản nợ ngắn hạn sẵn sàng có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền trong một thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Nói chung hệ số này càng cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn càng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này quá cao thì cũng phải xem xét thêm tình hình tài chính có liên quan.
Hệ số thanh toán nhanh
Vốn bằng tiền + Các khoản tương đương tiền
HS thanh toán tức thời = ----------------------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Tổng TSLĐ - HTK
Hệ số thanh toán nhanh = -------------------------------------------
Số nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không cần dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá để trả nợ.
1.1.2.4. Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền trung bình
S ố dư bình quân các khoan phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =---------------------------------------------- x 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thâý độ dài thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Vòng quay HTK = ---------------------------------
HTK bình quân
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện sự luân chuyển của vốn vật tư hàng hoá. Số vòng quay hàng tồn kho cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữcủa doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. từ đó có thể dẫn đến đồng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể dặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc vào một số nhân tố như:
Số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định chính xác.Từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, liên tục, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Lựa chọn hình thức khai thác, huy động các nguồn vốn lưu động thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải tính toán lựa chọn các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn vốn nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Ta biết rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ và kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển vốn lưu động và số vốn lưu động bình quân. Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều sản phẩm, đẩy nhanh công tác tiêu thụ nhằm tăng doanh thu làm cơ sở để tăng mức luân chuyển vốn lưu động, đồng thời phải sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý, tiết kiệm.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những điều kiện về công nghệ, máy móc thiết bị , thị trường... còn phải kể đến một vấn quan trọng là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty in công đoàn
2.1.Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý của Công ty in Công đoàn
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty in Công đoàn
Công ty in Công đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tiền thân là nhà máy in lao động được thành lập ngày 22/8/1946 tại chiến khu Việt Bắc với nhiệm vụ in báo lao động và các tài liệu sách báo của Tổng liên đoàn lao động.
Tháng 7/1997 xí nghiệp in Công đoàn được đổi tên thành Công ty in Công đoàn Việt Nam và được giao toàn quyền tự chủ sản xuất kinh doanh in ấn.
Công ty in Công đoàn là một doanh nghiệp nhà nước với nghành nghề kinh doanh là gia công in ấn trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Chức năng chủ yếu của Công ty là gia công in ấn các văn hoá phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác tư tưởng văn hoá xã hội, các loại báo, tạp chí,tập san, sách giáo khoa.
Nhiệm vụ cơ bản của Công ty là xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng đă đăng ký( sách báo, tạp chí ) đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và phục vụ xã hội.
Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty in Công đoàn đã có những thay đổi căn bản về hình thức cũng như nội dung và đạt hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, sản phẩm của công ty sản xuất rất đa dạng, phong phú gồm hơn 30 loại báo và tạp chí . Ngoài ra còn có nhiều sách của Nhà xuất bản Hà Nội , Nhà xuất bản Lao động...
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty in Công đoàn:
Với đặc điểm của một đơn vị vừa tổ chức sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh , Công ty in Công đoàn đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức điều hành theo nguyên tắc khép kín gọn nhẹ thông tin kịp thời, chính xác góp phần phục vụ sản xuất có hiệu quả cao, nhanh chóng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có những phương án và điều hành thích hợp.
Nhiệm vụ chung của các phòng ban là trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kinh nghiệm kỹ rhuật, lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính:
Phòng quản lý tổng hợp : kỹ thuật cơ điện và kế hoạch vật tư
Phòng kế toán tài vụ
Các phân xưởng sản xuất
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty in Công đoàn được minh hoạ ở ( Sơ đồ 01)
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công đoàn:
ở công ty in Công đoàn, công tác kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng Tài vụ của Công ty.
Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là phương thức trực tuyến, nghĩa là mọi nhân viên được điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng.
Bộ phận kế toán của Công ty có 5 người, trong đó nhiệm vụ chức năng của mỗi người như sau:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán toàn công ty, giúp ban giám đốc thực hiện các chế độ Nhà nước quy định. Ngoài ra, còn giúp ban giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, tìm ra những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động thu lại kết quả cao.
Kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ: Là người theo dõi tình hình nhập, xuất của các loại vật liệu công cụ, dụng cụ trong kỳ.
Kế toán TSCĐ, lương, BHXH: Là người theo dõi về khấu hao TSCĐ và tính lương để trả cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương.
Kế toán thanh toán: Là người thep dõi về doanh thu, công nợ của khách hàng, thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Thủ quỹ: Là người quản lý số lượng tiền mặt tại Công ty, thực hiện việc thu chi theo chứng từ kế toán đã lập., hàng ngày rút số tồn, đối chiếu két.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được minh hoạ ở ( sơ đồ 02)
2.1.4.Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm:
Mỗi sản phẩm của Công ty từ khi bắt đầu đưa vào sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh giao cho khách hàng phải trải qua quy trình công nghệ sau:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được biểu diễn ở (sơ đồ 03)
2.1.5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Công đoàn
(Bảng 01)
Qua số liệu ở bảng 01 ta có thể thấy một cách khái quát tình hình SXKD của Công ty trong những năm vừa qua. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Quy mô sản xuất mở rộng, sản phẩm in của Công ty cũng được thị trường chấp nhận, ngày càng có nhiều khách hàng đến với Công ty nên sản lượng trang in tiêu chuẩn cũng tăng lên 1.507.339.128 trang, tăng 70%, kéo theo doanh thu của Công ty cũng tăng theo, với mức doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là 81,3% (26.324.298.389 đồng). Lợi nhuận của Công ty tăng góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 1.560.000 đồng/ người/ tháng so với năm 2005 là 1.864.000 đồng/người/ tháng tăng 304.261 đồng, tăng 19,5%. Đây là kết quả có được từ sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn
2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty in Công đoàn( Bảng 02)
Vốn lưu động của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
Qua số liệu ở bảng 02 ta thấy, nguồn vốn của Công ty cuối năm 2005 là 32.400.202.195 đồng, tăng hơn so với cuối năm 2004 là 7.740.501.717 đồng ( tương ứng tăng 31,4%).
Nợ phải trả của Công ty đến cuối năm 2005 là 23.924.861.295 đồng, tăng 5.042.199.949 đồng, với mức tăng tương ứng 26,7% so với năm 2004. Tuy nợ phải trả năm 2005 tăng lên nhưng chỉ chiếm 73,8% trên tổng nguồn vốn trong khi đó nợ phải trả năm 2004 là 18.882.661.346 đông chiếm 76,6% trong tổng số vốn, như vậy hệ số nợ 2005/2004 giảm, có nghĩa là rủi ro của Công ty giảm đi.
2.2.2.Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty in Công đoàn ( Bảng 03 )
Trong mỗi doanh nghiệp, vốn là điều kiện đầu tiên có ý nghĩa quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động đóng một vai trò không nhỏ và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vốn lưu động thể hiện năng lực, trình độ công nghệ và quy mô sản xuất của doanh nghiệp đó.
Xét về kết cấu vốn trong tổng vốn kinh doanh, cuối năm 2005 so với cuối năm 2004 cũng có sự thay đổi. Cuối năm 2004 tỷ trọng vốn lưu động là 51,4% trong khi đó vốn cố định chỉ chiếm 48,6%. Nhưng đến cuối năm 2005 vốn cố định lại tăng lên hẳn chiếm 61,7% trong tổng vốn kinh doanh, làm cho vốn lưu động chỉ còn 38,3%.
2.2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn
( Bảng 03- bảng 04 )
Tính đến thời điểm 31/12/2005 thì tổng số vốn lưu động của Công ty là 12.416.258.870 đồng, giảm 250.030.468 đồng, so với năm 2004 tỷ lệ giảm tương ứng là 2%.
Tổng số vốn bằng tiền của Công ty tại thời điểm 31/12/2005 là 4.001.429.532 đồng, tăng 1.215034.468 đồng với tỷ lệ tương ứng là 43,6% so với năm 2004.Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ tăng 382.275.393 ( tương ứng 97,9%), tiền gửi Ngân hàng tăng 832.789.414 đồng (tương ứng 31,5%).
Cả hai loại vốn bằng tiền nêu trên của Công ty đều tăng lên đáng kể, làm cho hệ thống thanh toán nhanh được đảm bảo, nhưng vốn bằng tiền là vốn không có khả năng sinh lời, vốn bằng tiền gửi Ngân hàng có khả năng sinh lời thấp bởi vì Công ty mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng sẽ trả cho Công ty trên số dư tài khoản với một lãi xuất rất thấp (1,2%/năm). Sở dĩ vốn bằng tiền tăng lên là do trong năm Công ty đã thu được một khoản tiền nhượng bán TSCĐ là 78.424.609 đồng và một số tiền thu được từ khách hàng. Trên góc độ lý thuyết thì việc tăng này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Nhưng quy mô sản xuất của năm 2005 tăng 70% so với năm 2004. Do vậy, việc tăng vốn bằng tiền mặt của Công ty có thể nói là hợp lý.
- Các khoản phải thu cuối năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 693.168.050 đồng, vơi tỷ lệ tăng 18,9%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu của khách hàng với số tăng là: 2.281.132.713 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn khá lớn. Như vậy,Công ty đã mở rộng chính sách cấp tín dụng cho khách hàng.
Mặt tích cực: Việc tăng các khoản phải thu chứng tỏ rằng hàng hoá tiêu thụ nhiều, tất yếu dẫn đến doanh thu tăng trong khi các điều kiện khác không biến động. Điều này chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đảm bao chất lượng, mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú, đa dạng, công tác tiếp thị tốt nên mở rộng được thị trường góp phần làm tăng doanh thu.
Mặt tiêu cực: Công ty chưa coi trọng công tác thu hồi nợ,chưa có chính sách bán hàng hợp lý để kích thích người tiêu dùng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ,dẫn đến tình trạng nợ khó đòi hoặc không đòi được gây tổn thất cho Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Vì vậy Công ty cần phải có chính sách tín dụng hợp lý và làm tốt công tác thu hồi nợ.
Bên cạnh đó cả hai chỉ tiêu trả trước người bán và phải thu nội bộ đều giảm. Chỉ tiêu trả trước cho người bán giảm 877.935.009 đồng ( tỷ lệ giảm lên tới 98,9%). Chỉ tiêu phải thu nội bộ giảm 378.626.034 đồng ( tỷ lệ giảm 57,7%). Còn chỉ tiêu phải thu khác lại tăng 333.184 đồng với tỷ lệ tăng không đáng kể 0,6%. Như vậy, trong các khoản phải thu có hai chỉ tiêu tăng ( khoản phải của khách hàng, phải thu khác) và hai chỉ tiêu giảm ( trả trước người bán và phải thu nội bộ) nhưng số tăng vẫn nhiều hơn số giảm nên đã làm cho các khoản phải thu tăng lên.
Hàng tồn kho của Công ty cuối năm 2005 so với năm 2004 giảm 2.142.722.732 đồng ( tỷ lệ giảm 35,2%). Trong đó:
Nguyên vật liệu tồn kho giảm 821.980.959 đồng ( tỷ lệ giảm 17,3%). Trên thực tế việc NVL dự trữ đã không làm ảnh hưởng đến quá trình SXKD của Công ty. Có được điều này là trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2005 thị trường giấy mực, mực in phục vụ cho nghành in rất sẵn và ổn định, nhưng cũng cần phải nói đến sự cố gắng đáng kể của Công ty trong việc tìm nguồn hàng và thiết lập mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với nhà cung cấp. Bên cạnh đó còn là do Công ty xác định được đúng đắn nhu cầu dự trữ NVL một cách hợp lý góp phần làm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động.
Công cụ, dụng cụ trong kho giảm 964.552.267 đồng ( Tỷ lệ giảm 99,5%). Đến năm 2005 khoản mục công cụ dụng cụ trong kho không đáng kể, chỉ còn 4.763.800 đồng ( chiếm 0,04% so với tổng tài sản lưu động)
Tài sản lưu động khác cuối năm 2005 so với năm 2004 cũng giảm 15.510.593 đồng ( với tỷ lệ giảm tương ứng 12,5%). Trong năm 2005, do Công ty đã đầu tư đổi mới một số máy móc thiết bị thay thế cho những máy móc thiết bị cũ kỹ nên không tiến hành việc sửa chữa lớn tài sản cố định đã làm giảm chi phí trả trước.
Qua phân tích ở trên ta thấy kết cấu tài sản lưu động trong năm 2005 của Công ty hợp lý hơn năm 2004. Tỷ trọng của tiền với tổng tài sản lưu động cuối năm 2004 là 22%, tăng lên 32,2% năm 2005. Tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản lưu động cuối năm 2004 là 20,9% tăng lên 35,2% năm 2005. Trong khi đó tỷ trọng của hàng tồn kho lại giảm đi từ 48% xuống 31,7% của cuối năm 2004 so với năm 2005. Còn tỷ trọng của tài sản lưu động khác không đáng kể, với sự thay đổi rất nhỏ về tỷ trọng so với tổng số tài sản lưu động, giảm 0,1% ( giảm từ 1% cuối năm 2004 xuống 0,9% cuối năm 2005)
2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công đoàn
2.3.1.Những kết quả đạt được
* Chính sách tín dụng thương mại của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường, luôn xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Với các doanh nghiệp bán chiụ cho bạn hàng thường nhằm hai mục đích sau: thứ nhất bán chịu để giới thiệu và tiêu thụ được những sản phẩm của mình mà khách hàng chưa biết đến. Thứ hai, bán chịu còn để nhằm chiếm lĩnh thị phần với đối thủ cạnh tranh, ở Công ty in Công đoàn có một chính sách tín dụng để thực hiện cả hai mục đích trên. Công ty in Công đoàn trong nền kinh tế vừa đóng vai trò là khách hàng tiêu thụ nguyên vật liệu, giấy mực... vừa đóng vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm in hoàn chỉnh. Trên thực tế, Công ty với vai trò là khách hàng cũng được các nhà cung cấp cho mua chịu. Trên cơ sở cùng với số vốn chiếm dụng được và số vốn và số vốn chủ sở hữu của mình, khi Công ty là nhà cung cấp sẽ tiến hành bán chịu cho khách hàng của mình. Để xem kỹ vấn đề này, ta đi so sánh giữa các khoản phải thu và phải trả thông qua bảng 05 ( xem bảng 5)
Qua số liệu ở bảng 05 ta thấy: Xét tạithời điểm 31/12/2005, số vốn mà Công ty chiếm dụng được từ các khoản phải trả nội bộ, người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, phải trả công nhân viên và các khoản phải nộp khác là 7.969.930.662 đồng tăng 714.834.317 đồng so với thời điểm cuối năm 2004, với tỷ lệ tăng là 9,85%. Bên cạnh đó cũng tại thời điểm 31/12/2005, số vốn bị khách hàng chiếm dụng, trr trước cho người bán, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ và phải thu khác là 4.793.853.186 đồng, tăng 1.000.104.853 đồng, với tỷ lệ tăng 26,36% so với cùng kỳ năm 2004.
Tỷ lệ nợ phải thu
trên nợ = = 52,29%
phải trả năm 2004
Tỷ lệ nợ phải thu
trên nợ = 60,15%
phải trả năm 2005
Năm 2005, tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả năm 2004 là 52,29%, năm 2005 là 60,15%. Như vậy, Công ty chiếm dụng vốn của người khác nhiều hơn bị chiếm dụng, nhưng có chiều hướng giảm đi. Sau khi bù trừ hai khoản này thì ta thấy tại thời điểm 31/12/ 2005 Công ty đã chiếm dụng được của người bán, người mua và những đối tượng khác một số vốn là 3.176.077.494 đồng. Tuy nhiên, con số này bị giảm là do tốc độ tăng của các khoản phải thu ( số vốn bị chiếm dụng) lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả ( số vốn chiếm dụng được).
* Tình hình quản lý hàng tồn kho
Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho, làm giảm 2.142.722.732 đồng hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra liên tục, việc lập kế hoạch định mức tiêu hao vật tư sát với thực tế sát với thực tế sản xuất của Công ty thông qua hai chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần
Số vòng quay HTK = ---------------------------------
HTK bình quân trong kỳ
32.385.724.307
Số vòng quay năm 2004 = --------------------------------------------- =8,03 vòng
( 1.981.073.806 + 6.081.378.298)/2
58.710.022.696
Số vòng quay năm 2005 = --------------------------------------------- =11,7 vòng
(6.081.387.298 + 3.938.664.566)/ 2
360
Số ngày một vòng quay HTK = --------------------------
Số vòng quay HTK
360
Số ngày một vòng quay HTK năm 2004 = -------------- = 44,8 ngày
8,03
360
Số ngày một vòng quay HTK năm 2005 = ------------ =30,8 ngày
11,7%
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2004 là 8,03 vòng, năm 2005 tăng lên 11,7 vòng làm cho số ngày một vòng quay giảm từ 44,8 ngày năm 2004 xuống còn 30,8 ngày năm 2005. Điều này chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữ của Công ty là tốt , Công ty đã rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nguyên nhân chính là do rong năm 2005 Công gy đã áp dụng triệt để và có hiệu quả các biện pháp quản lý hàng tồn kho như sau: Công ty xác định được đúng đắn lượng nguyên vật liệu cần mua, sự biến động của thị trường này không có nhiều biến động và có chiều hướng thay đổi có lợi cho Công ty, lượng cung tăng nhanh hơn cầu, làm cho giá mua theo đó có thể giảm đi. Do vậy, Công ty đã không ngừng tăng cường dự trữ vật tư như trong năm 2004.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Ta có thể thấy được hiẹu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thông qua một số chỉ tiêu trong bảng – 06 (xem bảng 06)
Qua số liệu tính toán ở bảng ta thấy:
Số vòng quay vốn lưu động :năm 2004 vòng quay vốn lưu động của Công ty là 2,48 vòng, năm 2005 là 4,68 vòng. Như vậy, so với năm 2004 năm 2005 vòng quay vốn lưu động của Công ty tăng 2,2 vòng ( tỷ lệ tăng 88,71%).
Năm 2005 doanh thu thuần của Công ty tăng lên với tốc độ tăng rất lớn 81,3% trong khi đó vốn lưu động bình quân lại giảm đi với tốc độ 4% do cả vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho đều tăng lên. Chính vì vậy đã làm cho số vòng quya vốn lưu động tăng lên đáng kể. Việc tăng số vòng quay vốn lưu động dẫn đến rút ngắn chu lỳ luân chuyển góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Như trên ta thấy vòng quay vốn lưu động năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là 2,2 vòng. Điều này đã làm cho kỳ luân chuyển của vốn lưu động giảm 68 ngày tức là từ 145 ngày năm 2004 xuống chỉ còn 77 ngày năm 2005.
Tỷ suất doanh lợi vốn lưu động: năm 2004 tỷ suất doanh lợi vốn lưu động là 0,1 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2005 tỷ suất doanh lợi vốn lưu động là 0,16 tức là tăng 0,06 với tỷ lệ tăng tương ứng 60%. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kiinh doanh sẽ tạo ra được 0,16 đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất doanh lợi vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 tăng là do trong năm 2005 lợi nhuận ròng tăng với tốc độ 48,4% trong khi đó vốn lưu động bình quân lại giảm với tốc độ 4%.
Như vậy ta thấy rằng, trong năm 2005 Công ty đã sử dụng vốn lưu động rất có hiệu quả, Công ty đã sử dụng tiết kiệm vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục bằng cách tăng vòng quay của hàng tồn kho và của các khoản phải thu góp phần làm tăng vòng quay vốn lưu động. Đây là thành tích đáng khen ngợi của Công ty.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Chính sách tín dụng thương mại của Công ty
Trong phần vốn phải trả mà Công ty chiếm dụng được chỉ có 3 khoản là phải trả cán bộ công nhân viên tăng 1.783.219.006 đồng tỷ lệ tăng 34,35%, phải trả nội bộ tăng 8.026.706 đồng tỷ lệ tăng 0,76% và phải trả , phải nộp khác thì các khoản vốn Công ty có thể chiếm dụng được đều giảm so với thời kỳ 31/12/2004. Cụ thể phải trả cho nội bộ giảm 132.332.993 đồng, tỷ lệ giảm 4,27%, người mua trả trước giảm 620.960.862 đồng, tỷ lệ giảm 48,62% và các khoản phải trả phải nộp Ngân sách Nhà nước giảm 367.142.166 đồng, tỷ lệ giảm 66,5%.Trong ba chỉ tiêu giảm trên thì chỉ có duy nhất chỉ tiêu các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước giảm( khoản vốn chiếm dụng được của ngân sách Nhà nước giảm) là thành tích của Công ty chứng tỏ Công ty đã có tiến bộ trong việc chấp hành kỷ luật thu nộp vào ngân sách Nhà nước. Hai chỉ tiêu còn lại giảm là điều bất lợi cho Công ty, nếu như hai chỉ tiêu này không giảm thì Công ty đã có thể chiếm dụng được một khoản vốn lớn hơn hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty mà không m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32725.doc