Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3

1.1.1. Khái niệm chung về vốn 3

1.1.2. Vai trò của vốn. 4

1.1.3. Phân loại vốn. 5

1.1.3.1 Phân theo tính chất sở hữu. .5

1.1.3.2. Phạm vi nguồn hình thành. .5

1.1.3.3. Theo thời gian sử dụng. .6

1.1.3.4. Theo nội dung kinh tế. .7

1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 11

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn . 11

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp. 11

1.2.2.1. Vòng quay toàn bộ vốn .11

1.2.2.2. Tỷ suất doanh lợi doanh thu . 11

1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn .12

1.2.2.4. Doanh lợi vốn chủ sở hữu. 12

1.2.2.5. Hiệu suất vốn chủ sở hữu. 12

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định. 12

1.2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định. 12

1.2.3.2.Hàm lượng vốn cố định. 13

1.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. 13

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.13

1.2.4.1 Vòng quay vốn lưu động. 13

1.2.4.2. Hàm lượng vốn lưu động.13

1.2.4.3. Sức sinh lời vốn lưu động.14

1.2.4.4. Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.14

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.14

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.14

1.3.1.1. Trình độ quản lý doanh nghiệp.14

1.3.1.2. Năng lực của lao động trong doanh nghiệp. 15

1.3.1.3. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất. 15

1.3.1.4. Chu kỳ sản xuất kinh doanh. 16

1.3.1.5. Đặc điểm sản phẩm. 16

1.3.2. Các nhân tố khách quan. 16

1.3.2.1. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với doanh nghiệp. 16

1.3.2.2 Tình hình thị trường. 17

1.3.2.3 Môi trường pháp lý. 17

1.4. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP. 17

1.4.1. Tổ chức, điều hành tốt hoạt động kinh doanh. 17

1.4.2. Đánh giá và sử dụng tốt nguồn vốn.18

1.4.3. Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất. 19

1.4.4. Lựa chọn phương án mục tiêu kinh doanh. 20

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1. KHÁI QUÁT TRUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 22

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty. 23

2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 24

2.1.4.1. Đặc điểm về lao động . 24

2.1.4.2. Đặc điểm máy móc thiết bị .26

2.1.3.3. Đặc điểm sản phẩm, thị trường. 27

2.1.4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 28

2.1.4.5. Đặc điểm bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 29

2.1.4.6. Đặc điểm về tài chính ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 29

2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 30

2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây. 30

2.2.1.1. Tình hình sản xuất. 30

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ. 30

2.2.1.3. Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh của Công ty. 35

2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định. 38

2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động. 39

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ . 40

2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 40

2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 43

2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 47

2.3.4. Những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân trong sử dụng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 52

2.3.4.1 Thuận lợi. 52

1.3.4.2 Những khó khăn và nguyên nhân. 53

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG, PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 55

3.1.1. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao. 55

3.1.2. Duy trì mức độ tăng trưởng và lợi nhuận. 55

3.1.3. Tăng cường thị phần trên thị trường. 56

3.1.4. Bảo vệ thương hiệu. 56

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY . 57

3.2.1. Nâng cao biện pháp bảo toàn vốn. 57

3.2.2. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. 57

3.2.3. Tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tăng tích lũy vốn.58

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài chính. 58

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 59

3.2.6. Nâng cao hoạt động quản lý tài chính. 59

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao hơn đường nhập ngoại, mà do chính sách bảo hộ của Nhà nước do đó nhiều khi doanh nghiệp muốn nhập đường từ nước ngoài thì gặp nhiều khó khăn về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiện nay Công ty chủ yếu sử dụng đường trong nước, nguồn chính từ hai nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy đương Biên Hoà. Hầu hết, các nguyên vật liệu khác của Công ty đều sản xuất trong nước ngoại trừ các gia vị để sản xuất bimbim, giấy nhãn và một số hương liệu khác phải nhập từ Singapore. b) Đối với việc tổ chức sản xuất Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một phân xưởng sản xuất được tổ chức trong diện tích mặt bằng (không kể nhà kho) khoảng 9000 m2. Sản xuất trong Công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng được chia làm 9 tổ sản xuất bao gồm: Tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ isomalt, tổ cookies, tổ bimbim, tổ sôcôla, tổ kẹo cao su, tổ bánh tươi, tổ bốc vác, mỗi tổ sản xuất một loại sản phẩm trong đó kẹo cứng do quy mô sản xuất lớn nên được chia làm hai bộ phận là bộ phận nấu và bộ phận đóng gói, đứng đầu các tổ sản xuất là các tổ trưởng chị trách nhiệm giám sát toàn tổ. Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng. Phân xưởng có một quản đốc và hai phó quản đốc, một phó quản đốc phụ trách mảng bánh tươi và một phó quản đốc phụ trách mảng bánh khô, có nhiệm vụ phụ trách nhân sự và điều phối nguyên vật liệu. 2.1.4.5. Đặc điểm bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán NVL Thủ quỹ K.T tổng hợp Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các đơn vị áp dụng hình thức kế toán mới của Việt Nam. Việc chuyển hình thức kế toán làm thay đổi cơ bản việc ghi chép sổ sách, nhật ký, báo biểu kế toán, đồng thời phải chuyển đổi và làm mới một loạt các chương trình kế toán trên hệ thống máy tính. 2.1.4.6. Đặc điểm về tài chính ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Trong sản xuất kinh doanh nguồn vốn rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Bảng 2.4: Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: triệu đồng TT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Vốn cố định 34086.69 29685.307 42278.46 2 Vốn lưu động 25592.647 32839.931 23867.117 3 Tổng vốn kinh doanh 59679.337 62525.238 66145.577 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008) Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2006 chiếm 57,1%, năm 2007 do công ty có sự đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ nên tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống còn 47,5% và đến năm 2008 công ty lại tăng tỷ trọng nguồn vốn lưu động lên 63,9%. Như vậy qua các năm vốn lưu động tăng dần tỷ trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ công ty đã có những bước phát triển vững mạnh. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo thì tỷ trọng vốn như trên là khá hợp lý, đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và giữ được uy tín với khách hàng. 2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 2.2.1.1. Tình hình sản xuất Hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng về bánh kẹo hết sức đa dạng, trong hoàn cảnh tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo nước ta lại rất phức tạp do đó tình hình sản xuất của công ty thay đổi theo nhu cầu thị trường. Công ty lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo tình hình tồn kho và công suất của các dây chuyền. Căn cứ vào các tiêu thức trên, hàng tuần phó tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất giao cho các phòng ban và phân xưởng trong công ty để thực hiện đúng tiến độ đề ra. Thực tế trong những năm gần đây do thị trường bánh kẹo có nhiều biến động cho nên tình hình sản xuất của công ty cũng có nhiều biến động. 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bên cạnh vấn đề sản xuất, tài chính, công nghệ thì vấn đề tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Trong đó miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, đem lại cho công ty phần lớn doanh thu và lợi nhuận, những mặt hàng bán chạy trên thị trường này là kẹo cứng, bim bim, bánh tươi, isomalt, cookies. Công ty luôn tìm cách, mọi biện pháp để giữ vững và duy trì thị trường truyền thống này bằng cách cải tiến kỹ thuật, chất lượng mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm...Thị trường miền Trung là thị trường chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng kẹo cao su, kẹo cứng còn các mặt hàng khác hầu như không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất ít trên thị trường này. Công ty mấy năm gần đây đã chú ý tiêu thụ tại thị trường miền Nam nhưng đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh và công ty chưa nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng một cách sâu sắc nên có nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây công ty đã bắt đầu thâm nhập vào một số thị trường nước ngoài tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, chủ yếu là kẹo que và kẹo cao su. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây: Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây Đơn vị: đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 60.750.518.000 64.634.102.000 67.981.206.000 Giá vốn hàng bán 47.827.703.000 51.082.603.000 51.443.563.000 Lợi nhuận gộp 12.922.815.000 13.551.499.000 16.537.643.000 Chi phí bán hàng 7.357.355.000 7.031.074.000 7.899.660.000 Chi phí quản lý DN 4.191.330.000 4.605.994.000 6.676.213.000 Lợi nhuận thuần 1.374.130.000 1.914.431.000 1.961.770.000 Thuế thu nhập 439.722.000 612.618.000 627.766.000 L/nhuận thuần sau thuế 934.408.000 1.301.813.000 1.334.004.000 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều có sự gia tăng qua các năm. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.883.584.000 đồng (tăng 6,4%), năm 2008 tăng 3.337.104.000 đồng so với năm 2007 (tăng 5,18%). Do đó lợi nhuận thực hiện được qua các năm cũng tăng lên, cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 367.405.000 đồng và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 32.191.000 đồng. Kết quả trên cho thấy thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, có được kết quả đó là do có sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, một trong những yếu tố đó là công ty đã làm tốt công tác quản trị vốn lưu động từ đó mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện dần. Bảng 2.5a. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2007 Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và ĐTNH 100 27.712.290.000 29.685.307.000 I. Tiền 110 1.946.238.000 3.494.281.000 1. Tiền mặt tại quỹ 111 138.867.000 426.977.000 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.807.371.000 3.067.304.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 7.528.778.000 8.657.180.000 1. Phải thu của khách hàng 131 6.731.446.000 8.540.782.000 2. Trả trước cho người bán 132 610.346.000 7.022.000 3. Các khoản phải thu khác 138 186.986.000 109.376.000 IV. Hàng tồn kho 140 17.440.865.000 17.079.755.000 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 12.651.221.000 13.277.962.000 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 41.186.000 37.915.000 3. Chi phí SXKD dở dang 144 916.740.000 689.390.000 4. Thành phẩm tồn kho 145 3.807.311.000 3.050.867.000 5. Hàng tồn kho 146 24.404.000 23.622.000 V. Tài sản lưu động khác 150 796.409.000 454.091.000 1. Tạm ứng 151 462.655.000 454.091.000 2. Chi phí trả trước 152 333.754.000 0 VI. Chi sự nghiệp 160 0 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 31.952.647.000 32.839.931.000 I. Tài sản cố định 210 25.545.116.000 21.891.600.000 1. TSCĐ hữu hình 211 23.866.828.000 20.481.839.000 - Nguyên giá 212 65.797.103.000 66.475.975.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (41.930.275.000) (45.994.136.000) 2. TSCĐ vô hình 217 1.678.288.000 1.409.761.000 - Nguyên giá 218 3.975.480.000 3.975.480.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (2.297.192.000) (2.565.719.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 6.372.000.000 10.912.800.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 12.000.000 12.000.000 2. Đầu tư dài hạn khác 228 6.360.000.000 10.900.800.000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 35.531.000 35.531.000 Tổng cộng tài sản 250 59.664.937.000 62.525.238.000 Nguồn vốn Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 300 6.731.846.000 7.227.166.000 I. Nợ ngắn hạn 310 6.731.846.000 7.227.166.000 1. Phải trả cho người bán 313 5.193.028.000 5.317.194.000 2. Người mua trả tiền trước 314 3.236.000 72.084.000 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 315 416.361.000 284.219.000 4. Phải trả công nhân viên 316 649.054.000 1.021.232.000 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 470.167.000 532.437.000 II. Nợ dài hạn 320 0 0 III. Nợ khác 330 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 52.933.091.000 55.298.072.000 I. Nguồn vốn- Quỹ 410 52.901.624.000 55.266.622.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 53.691.508.000 53.691.508.000 2. Quỹ dự phòng tài chính 415 598.958.000 598.958.000 3. Lãi chưa phân phối 416 (1.388.842.000) 976.156.000 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 31.467.000 31.450.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 31.467.000 31.450.000 Tổng cộng nguồn vốn 430 59.664.937.000 62.525.238.000 Các chỉ tiêu ngoài bảng Tiền ngoại tệ các loại 445 8.809.000 62.827.000 Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 447 44.227.468.000 48.559.854.000 Bảng 2.5b. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2008 Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và ĐTNH 100 29.685.307.000 42.278.461.000 I. Tiền 110 3.494.281.000 6.074.258.000 1. Tiền mặt tại quỹ 111 426.977.000 303.607.000 2. Tiền gửi ngân hàng 112 3.067.304.000 5.770.651.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 11.486.400.000 III. Các khoản phải thu 130 8.657.180.000 9.847.027.000 1. Phải thu của khách hàng 131 8.540.782.000 9.002.393.000 2. Trả trước cho người bán 132 7.022.000 844.634.000 3. Các khoản phải thu khác 138 109.376.000 0 IV. Hàng tồn kho 140 17.079.755.000 14.627.475.000 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 13.277.962.000 10.638.857.000 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 37.915.000 47.044.000 3. Chi phí SXKD dở dang 144 689.390.000 775.019.000 4. Thành phẩm tồn kho 145 3.050.867.000 3.145.599.000 5. Hàng tồn kho 146 23.622.000 20.956.000 V. Tài sản lưu động khác 150 454.091.000 243.301.000 1. Tạm ứng 151 454.091.000 243.301.000 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 32.839.931.000 23.867.117.000 I. Tài sản cố định 210 21.891.600.000 19.022.717.000 1. TSCĐ hữu hình 211 20.481.839.000 17.881.481.000 - Nguyên giá 212 66.475.975.000 67.583.107.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (45.994.136.000) (49.701.625.000) 2. TSCĐ vô hình 217 1.409.761.000 1.141.236.000 - Nguyên giá 218 3.975.480.000 3.975.480.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (2.565.719.000) (2.834.244.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 10.912.800.000 4.812.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 12.000.000 12.000.000 2. Đầu tư dài hạn khác 228 10.900.800.000 4.800.000 III. Chi phí xây dựhg cơ bản dở dang 230 0 0 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 35.531.000 32.400.000 Tổng cộng tài sản 250 62.525.238.000 66.145.578.000 2.2.1.3. Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế về công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh là việc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Thông qua việc phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng của việc huy động tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan cũng như khách quan tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể tìm ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại yếu kém, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để phân tích và đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta có thể nghiên cứu từ nhiều nội dụng như: cơ cấu vốn kinh doanh, nguồn hình thành vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh… Bảng 2.6: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Đơn vị: Trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tăng giảm % 1 Vốn lưu động 32839.931 52.52 23867.117 36.08 -8972.814 -27.32 Vốn cố định 29685.307 47.48 42278.46 63.92 12593.153 42.42 Vốn k/doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79 2 Vốchủ sở hữu 55298.072 88.44 57483.936 86.91 2185.864 3.953 Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.641 13.09 1434.475 19.85 Vốn k/ doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008) Qua bảng trên ta thấy, tổng số vốn kinh doanh năm 2007 là 62525.238 trđ, năm 2008 là 66145.557 trđ trong đó vốn lưu động năm 2007 là 32839.931 trđ chiếm 52.52% trong tổng vốn kinh doanh và năm 2008 là 23867.117 trđ chiếm 36.08% trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy, năm 2008 lượng vốn lưu động của Công ty giảm một lượng khá lớn, tỷ lệ giảm là 1à 27.32%. Bên cạnh đó, lượng vốn cố định của Công ty năm 2007 là 29685.307 trđ chiếm 47.48% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2008 lượng vốn cố định này tăng lên là 42278.46 chiềm 63.92% trong tổng vốn kinh doanh. Vậy trong hai năm qua, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể song cụ thể trong cơ cấu vốn kinh doanh lại có sự biến động khá lớn. Nguồn vốn cố định tăng mạnh (tỷ lệ tăng là 42.42% tương đương 12593.153 trđ). Sở dĩ có sự tăng bất thường nguồn vốn cố định này là do năm 2008 Công ty đã đầu tư mua sắm một số dây truyền sản xuất bánh kẹo mới. Do nhiều năm liền Công ty luôn làm ăn có lãi, các dây truyền sản xuất cũ đã giảm công suất, hơn nữa thị hiếu người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến mẫu mã nhất là bánh tươi. Dó đó việc đổi mới công nghệ thay thế các dây truyền sản xuất cũ là hết sức hợp lý. Nếu xét cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo hình thức sở hữu thì vốn kinh doanh được cấu thành bởi: nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 55298.072 trđ chiếm 88.44% sang năm 2008 nguồn vốn này là 57483.936 trđ chiếm 86.91% (So sánh năm 2007 với năm 2008 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên 2185.864 trđ tương đương với tỷ lệ tăng 3.953%). Trong khi đó, số nợ của Công ty năm 2007 là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 là 8661.641 trđ chiếm 13.09%(So sánh năm 2007 với năm 2008 số nợ này tăng lên với tỷ lệ 19.85% tương đương với 1434.475 trđ). Nhìn vào cơ cấu vốn trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Sang năm 2008 nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên do sự tăng lên của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Mặc dầu cơ cấu nợ trong tổng nguồn vốn đã tăng song tăng không đáng kể nên nguồn vốn kinh doanh của Công ty vẫn đa phần là vốn chủ sở hữu. Với một doanh nghiệp kinh doanh điều này chứng tỏ Công ty có sự độc lập cao về tài chính đảm bảo tốt khả năng chi trả các khoản nợ nhưng cũng song song với điều đó là Công ty không tận dụng được tác dụng của đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi Công ty làm ăn có lãi việc nâng cao tỷ trọng nợ phải trả là việc rất tốt. Bảng 2.7: Vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của doanh nghiệp Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền %VKD Số tiền %VKD A Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.64 13.09 I Nợ ngắn hạn 7227.166 11.56 8661.64 13.09 1 Phải trả người bán 5317.194 8.5 5640.14 8.53 2 Người mua trả tiền trước 72.084 0.12 303.1 0.46 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 284.219 0.45 886.484 1.34 4 Phải trả công nhân viên 1021.232 1.63 1740.79 2.63 5 Khoản phải trả, nộp khác 532.437 0.85 91.129 0.14 II Nợ dài hạn 0 0 0 0 III Nợ khác 0 0 0 0 B Nguồn vốn chủ sở hữu 55298.07 88.44 57483.9 86.91 Cộng nguồn vốn 62525.24 100 66145.6 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008) Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 66145.6 trđ. Số vốn kinh doanh này của Công ty được hình thành từ các nguồn sau: Từ vốn tự bổ sụng, từ nợ công nhân viên, nợ thuế và từ chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Song, hiện nay biểu hiện trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp như trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn tự có. Năm 2007 nguồn vốn tự có là 62525.24 trđ chiếm 88.44%, đến năm 2008 nguồn vốn tự có tăng lên là 66145.6 trđ chiếm 86.91%. Vậy, năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên song tỷ lệ đã giảm xuống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp bởi với tỷ lệ này đã là quá cao. Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn để kinh doanh trong khi đó lợi thế của các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là tác dụng của đòn bẩy kinh tế, bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được kinh doanh trên một lượng vốn lớn. Về phần nợ phải trả của Công ty, năm 2007 nợ phải trả là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 số nợ này tăng lên 8661.64 trđ chiếm 13.09%. Có một điểm rất lạ đối với Công ty là cơ cấu nợ phải trả của Công ty không có nợ ngân hàng. Đây là điều khá đặc biệt. Thông thường các Công ty thành lập đều cần đến sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng. Song Công ty lại có độ tự chủ khá cao về vốn. Trong số nợ của Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền mà Công ty mua chịu của nhà cung cấp. Năm 2007 Công ty còn nợ nhà cung cấp là 5317.194 trđ chiếm 8.5% tổng vốn kinh doanh, năm 2008 số nợ nhà cung cấp tăng lên 5640.14 trđ chiếm 8.53% trong tổng vốn kinh doanh. Đây là điểm thuận lợi đối với Công ty. Công ty đã tạo được mối quan hệ mua bán tốt đẹp đối với nhà cung cấp. Nhờ đó mà chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn cho doanh nghiệp. Đứng vị trí thứ hai là, nguồn nợ công nhân viên. Chỉ tiêu này năm 2007 là 1021.232 trđ chiếm 1.63%, năm 2008 là 1746.74 trđ chiếm 2.63%. Công ty càng ngày càng có mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Năm 2008 lượng vốn mà Công ty huy động được từ cán bộ công nhân viên trong Công ty cao gần gấp đôi năm 2007.Trên đây là đôi nét về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty theo nguồn hình thành của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Theo nhận xét của cá nhân tôi, cơ cấu vốn như vậy chứng tỏ Công ty có độ tự chủ khá cao về tài chính. Vì không vay vốn ngân hàng nên Công ty không phải mất khoản chi phí sử dụng vốn vay. Đây cũng là một thuận lơị để Công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định Thứ nhất, Công ty đã tận dụng triệt để các kết quả kinh doanh đã đạt được để liên tục đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Sửa sang các của hàng giới thiệu sản phẩm, phân xưởng sản xuất khang trang hơn, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này đã góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Việc đổi mới công nghệ là một việc tối cần thiết để Công ty nâng cao năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm sản xuất, hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao giúp Công ty ngày càng chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các Công ty khác. Thứ hai, Trong suốt hơn mười năm hoạt động Công ty đã xây dựng một phương pháp tính khấu hoa phù hợp đó là phương pháp tính khấu hao bình quân hay còn gọi là khấu hao tuyến tính được áp dụng cho toàn bộ tài sản của Công ty kể cả tài sản hữu hình và vô hình. Như vậy, lượng tiền trích khấu hao hàng năm là ổn định bổ sung một nguồn vốn khá lớn cho Công ty tái sản xuất cũng như thay thế mới các tài sản đã cũ. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp khấu hao này tạo điều kiện cho Công ty ổn định giá thành sản phẩm do số tiền trích khấu hao ổn định tính vào chi phí sản xuất tạo ưu thế cạnh tranh. Thứ ba, Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các tài sản cố định, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Do đó, Công ty hiếm khi để tình trạng phải ngừng sản xuất gây thiệt hại cho Công ty. Các tài sản cố định trong Công ty được huy động tối đa, số tài sản không hoạt động, không mang lại lợi ích đều được Công ty thanh lý một cách nhanh chóng do vậy trong Công ty hầu như không có máy móc. 2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động Thứ nhât, Đối với việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty chỉ có ưu điểm là lượng vốn tự có cao. Công ty có tính tự chủ cao trong kinh doanh. Số vòng thu hồi nợ cao. Thứ hai, Do cơ cấu nguồn vốn của Công ty nghiêng về vốn chủ sở hữu và không tham gia trên thị trường tài chính cho nên Công ty tránh được những rủi ro trên thị trường tài chính. Thứ ba, Bên cạnh đó, các cán bộ lãnh đạo Công ty vẫn luôn cố gắng không ngừng chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thu nhập của công nhân năm sau tăng hơn năm trước. Hiện nay, tiêu dùng đắt đỏ với mức lương như trước kia người lao động không thể đủ chi tiêu đảm bảo cuộc sống. Ban lãnh đạo Công ty luôn tâm niệm: Người lao động có yên tâm sản xuất thì chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động mới cao. Thứ tư, Công ty đã nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng Việt Nam. Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Người dân Việt Nam có độ phân hoá giàu nghèo cao, Công ty đã nắm bắt được đặc điểm này nên các sản phẩm của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại với mức giá cả vừa phải. Mỗi mặt hàng dành cho từng đối tượng riêng và có mức giá phù hợp. 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của ban giám đốc Công ty cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty nên trong những năm vừa qua Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2007 và 2008 Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2008/2007 Số tăng giảm % tăng giảm 1 Doanh thu thuần 64634.102 67981.206 3347.104 5.18 2 Giá vốn hàng bán 51082.603 51443.563 360.96 0.71 3 Lợi nhuận gộp 13551.499 16537.643 2986.144 22.04 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1914.431 1961.77 47.339 2.47 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC 535.5084 900.348 364.8396 68.13 6 Lợi nhuận thuần từ HĐ bất thường 206.6388 185.8104 -20.8284 -10.08 7 Lợi nhuận trước thuế 2656.5782 3047.9284 391.3502 14.73 8 Thuế thu nhập doanh nghiệp 850.11 975.34 125.23 14.73 9 Lợi nhuận sau thuế 1806.4682 2072.5884 266.1202 14.73 10 Thu nhập bình quân đầu người 0.85 0.925 0.075 8.82 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008) Với số liệu như trên, ta thấy Công ty kinh doanh tương đối ổn định. Xu hướng đi lên song với tốc độ thấp. Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 3347.104 trđ với tốc độ tăng 5.18%. Trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 0.71%. Chính vì lẽ đó dẫn đến lợi nhuận gộp của Công ty tăng tương đối cao. Năm 2007 số lãi gộp là 13551.499 trđ, năm 2008 là 16537.643 trđ tăng 2986.144 trđ với tỷ lệ là 22.04%. Như vậy, nhìn chung công tác hạ giá thành của Công ty đã thực hiện tương đối tốt. Song nghiên cứu các số liệu trên ta thấy, số lãi gộp tăng cao song lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại rất thấp (chỉ có 2.47%) điều đó chứng tỏ các chi phí ngoài sản xuất của Công ty còn khá cao. Điều này được lý giải do khâu tổ chức hành chính của Công ty chưa tốt. Công ty mất khá nhiều chi phí cho quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trong khi đó về chi phí bán hàng không đáng kể chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 là 900.348 trđ trong khi đó năm 2007 chỉ có 535..5084 trđ tăng 364.8396 trđ với tốc độ tăng khá cao 68.13%. Như vậy, phải nói năm 2008 hoạt động tài chính của doanh nghiệp khá hiệu quả. Doanh nghiệp nên phát huy lĩnh vực này bởi số lợi nhuận thuần từ hoạt động này phát triển mạnh song chủ yếu lượng tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng chiếm số lớn. Doanh nghiệp nên mạnh dạn góp vốn liên doanh liên kết để tăng lợi nhuận cho Công ty. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường năm 2007 là 206.6388 trđ đến năm 2008 giảm xuống còn 185.8104 trđ. Nguyên nhân do năm 2007 Công ty thanh lý một số dây chuyền sản xuất, một số tài sản cố định và năm 2008 Công ty đã đầu tư mới dây chuyền hiện đại hơn nên lượng tiền này giảm là hợp lý. Với kết quả đó năm 2008 Công ty đã tăng lợi nhuận sau thuế lên 14.73%. Đây là một kết quả khá tốt. Do hoạt động kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động cũng tăng từ 1.850.000 đồng năm 2007 lên 1.925.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.DOC
Tài liệu liên quan