Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN VÀ HIIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2

I. VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 2

1. Vốn trong doanh nghiệp 2

1.1. Khái niệm về vốn 2

1.2 Các đặc trưng của vốn 2

1.3 Phân loại vốn 3

1.3.1 Căn cứ vào nguồn hinh thành 4

1.3.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu 4

1.3.1.2 Nợ phải trả: 5

1.3.2 Căn cứ vào phương thức luân chuyển 5

1.3.2.1 Vốn cố định 5

1.3.2.2 Vốn lưu động 7

II. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng 8

1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn 8

2. Các chỉ tiêu đánh giá 8

2.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 8

2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 9

2.1.2 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 9

2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 10

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng 11

3.1 Các yếu tố khách quan 12

4.2 Các yếu tố chủ quan 13

4. Các đặc thù của ngành xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 14

4.1 Về yếu tố thị trường trong xây dựng 15

4.2 Đặc điểm về sản phẩm 16

4.3 Về hoạt động sản xuất xây dựng 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT 19

I. Tổng quan chung về công ty cổ phần công trình đường sắt 19

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

3. Cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty 20

3.1 Cơ cấu tổ chức 20

3.1.1 Cơ cấu tổ chức theo các chi nhánh 20

3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 22

3.2 Cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh của RCC 24

3.1.1 Trong công tác quản lí kế hoạch 25

3.1.2. Trong công tác quản lí hợp đồng kinh tế 25

3.1.3 Trong công tác cung ứng vốn vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất 26

4. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 26

4.1 Kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của RCC 26

4.2 Những thành tích đã được khen thưởng: 28

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 29

1. Thực trạng sử dụng vốn 29

1.1 Quy mô hoạt động sản xuất 29

1.1.1 Quy mô thị trường 29

1.1.2 Quy mô doanh thu thuần và lợi nhuận gộp 30

1.1.3 Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ 33

1.1.4 Lực lượng lao động 34

1.2 Cơ cấu tài sản 34

1.2.1 Về cơ cấu tài sản trong mỗi năm 35

1.2.2 Về tình hình biến động của các loại tài sản trong những năm gần đây 37

1.3 Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn 39

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty RCC 42

2.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 42

2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 42

2.1.2 Các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 44

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần công trình đường sắt 50

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của RCC 52

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA RCC 54

1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 54

1.1 Những thành tựu đã đạt được 54

1.2 Nguyên nhân 56

1.2.1 Nguyên nhân khách quan 56

1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 56

2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 59

2.1 Những mặt còn tồn tại 59

2.2 Nguyên nhân những mặt hạn chế của RCC trong những năm qua 60

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 60

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT 63

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 63

1. Một số đánh giá thị trường hoạt động của công ty trong những năm tới 63

2. Định hướng phát triển của công ty 65

2.1 Định hướng và nhiệm vụ 65

2.1 Kế hoạch trong 2 năm tiếp theo 66

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 67

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 67

1.1 Khai thác tốt nguồn vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 67

1.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ trong công ty 69

1.3 Nâng cao chất lượng quản lí thông tin 69

1.4 Đẩy mạnh , nâng cao công tác marketing 70

1.5. Tăng cường công tác quản lí chi phí, tiến độ công trình 70

2. Môt số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 72

2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động hơp lí 72

2.2 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho. 73

2.3 Nâng cao năng lực thu hồi nợ 73

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 74

3.1 Nâng cấp và đổi mới có chọn lọc TSCĐ 74

3.2 Áp dụng hình thức thuê tài chính 75

3.3 Cải tiến phương pháp khấu hao 76

III. Một số kiến nghị 76

1. Kiên nghị đối với nhà nước 76

2. Kiến nghị đối với tổng công ty đường sắt Việt Nam 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2008. Xét về sự thay đổi trong cơ cấu tài sản Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy, trong năm 2008, tổng tài sản tăng nhanh chủ yếu do sự tăng nhanh của Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. ( năm 2008, TSLĐ tăng lên 45,5% so với 2007; tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 24,6%); ngược lại, năm 2009, tốc độ tăng của TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng nhanh hơn so với TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn (TSLĐ tăng 44,6%, TSLĐ tăng 16,6%). Cụ thể về các loại tài sản, qua bảng số liệu cho thấy xét về giá trị tuyệt đối, hầu hết giá trị các tài sản đều tăng với mức tăng đáng kể. Ta có thể xem xét biến động của một số tài sản: Tỷ trọng của hàng tồn kho của RCC có xu hướng giảm trong những năm từ 2006 đến 2008 ( các tỷ lệ tương ứng là 36.3%; 43.7%; 51.1%) nhưng trong năm 2009 lại giảm xuống còn 38.8%. có thể đây là một dấu hiệu tốt thể hiện RCC đã chú ý hơn trong công tác quản lí hàng tồn kho, nhơ đó giảm được ứ đọng vốn mà vẫn đảm bảo được tiến độ SXKD Ngược lại, tỉ trọng của tài sản Phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm từ 23.8% năm 2006 đến 8.6% năm 2008 nhưng lại tăng lên đạt 17.7% trong tổng tài sản vào 2009. Sự tăng lên nhanh chóng của tỷ lệ này trong 2009 là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính... của công ty Tài sản cố định: từ năm 2006 đến 2008, tỷ lệ của nó trong tổng tài sản giảm ( 30.6% đến 28.2% đến 23%). Sự thay đổi này không phải do RCC không chú ý vào đầu tư trang máy móc thiết bị mà thực tế, nó vẫn tăng nhanh về giá trị tuyệt đối nhưng lại không tăng nhanh bằng tài sản dài hạn khác. Đến năm 2009, TSCĐ lại tăng lên đạt mức 27.8%. Qua đó ta có thể cho thấy trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2009, công ty RCC đã chú ý đầu tư đổi mới máy móc thiết bị TSCĐ khác để tăng năng lực thi công và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của công ty 1.3 Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Để hiểu rõ bản chất tài sản, biết rõ về nguồn hình thành nên vốn của công ty, chúng ta đi vào xem xét về nguồn hình thành vốn của RCC Bảng 2.2.8: Cơ cấu nguồn vốn của RCC qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. NỢ PHẢI TRẢ 238156 74.9 271662 69.1 374237 68.9 459281 67.4 I. Nợ ngắn hạn 220069 69.2 251109 63.9 357126 65.8 435426 63.9 II. Nợ dài hạn 18088 5.7 20553 5.2 17110 3.2 23855 3.5 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 79969 25.1 121317 30.9 168653 31.1 221781 32.6 I. Vốn chủ sở hữu 77310 24.3 118702 30.2 163610 30.1 213453 31.3 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 67572 21.2 82503 21.0 98320 18.1 112503 16.5 2. Vốn khác và các quỹ đầu tư, dự phòng 9739 3.1 36199 9.2 65290 12.0 100950 14.8 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 2659 0.8 2615 0.7 5043 0.9 8327 1.2 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 318125 100 392979 100 542890 100 681061 100 Nguồn:Bảng CĐKT RCC Ta có thể xem xét sự thay đổi kết cấu nguồn vốn của công ty qua biểu đồ Biểu 3:Cơ cấu nguồn vốn RCC Nhìn chung, quy mô vốn của công ty tăng đểu qua các năm. Cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sơ hữu đểu tăng nhanh. Năm 2007, nợ phải trả tăng 33506 triêu, tương ứng là 14,1%; nguồn vốn chủ sở hữu tăng 41348 triệu, tương ứng là 51,7%. Năm 2009 so với 2008, nợ phải trả tăng 83044 triệu, tương ứng là 22,7%; nguồn vốn chủ sở hữu tăng 53800 triệu, tương ứng tăng 31,3%.. Xem xét kĩ hơn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty RCC, ta có thể thấy trong nguồn vốn của RCC, tỉ lệ Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn hẳn so với nguồn vốn chủ sở hữu ( trong các năm từ 2006 tới 2009 đều chiếm tỉ lệ trên 65%). Tuy vây, qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy trong những năm gần đây, tỷ trọng Nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn có xu hướng giảm dần ( năm 2006 đến 2009, tỷ lệ này lần lượt là 74.9%; 69.1%; 68.9%; 67.4% ). Xu hướng này là một sự chuyển biến theo chiều hướng, thể hiện sự tự chủ hơn của công ty trong tự chủ về tài chính, bảo đảm tốt hơn an toàn tài chính. Tuy nhiên, xem xét trong Nợ phải trả, ta thấy thành phần Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn tuyệt đối so với nợ dài hạn; trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ( 2008, 2009 chiếm dưới 4% tổng nguồn vốn). Xu hướng này không tốt lắm, nó gây mất ổn định tài chính, có thể ảnh hưởng đên hiệu quả sử dụng vốn của RCC- một công ty xây dựng với thời gian thi công thường dài. Công ty RCC nên cố gắng khai thác thêm về nguồn tài trợ vốn vay dài hạn Xem xét thêm về nguồn vốn chủ sở hữu, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn này trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng khá nhanh. Nguồn vốn chủ sở hữu trong những năm qua tăng nhanh không phải do tăng vê vốn đầu tư của chủ sở hữu mà chủ yếu là do vốn khác và các quỹ đầu tư, dự phòng ( được trích lập từ doanh thu, lợi nhuận để lại). Điều này có thể cho thấy, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định trong những năm gần đây và đã chú ý nhiều vào hoạt động đầu tư phát triển ( RCC quy định trích lập 44,04% lợi nhuận sau thuế cho quỹ đầu tư phát triển). Như vậy, có thể nói, sự tăng trưởng trong nguồn vốn của RCC Như vậy có thể dự đoán sự tăng trưởng nguồn vốn của RCC là sự tăng trưởng khá ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của sự tăng trưởng trong những năm tới của công ty Để hiểu thêm về nguồn vốn của công ty, em nêu thêm một số điểm về cơ cấu cổ đông của công ty RCC Cơ cấu cổ đông của công ty Bảng 2.2.9: Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của RCC tại thời điểm chốt sách cỏ đông ngày 31/08/2009 TT Họ và tên Số CMND/ ĐKKD Số cổ phần Tỷ lệ (%) 1 Tổng công ty đường sắt Việt Nam 113642 4.767.650 42,38 2 CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương 0103000428 972.280 8,64 3 CTCP Năng lượng Nhân Luật 3203001979 1.378.230 12,25 Tổng cộng 7.118.160 63,27 (*): Mệnh giá: 100.000 đồng/cổ phần. Bảng 2.2.10: Cơ cấu cổ đông Công ty tại thời điểm ngày 31/08/2009 Cổ đông Số cổ phần nắm giữ Tỷ lệ sở hữu (%) Trong nước 11.250.280 100,00 Tổ chức 7.118.160 63,27 Cá nhân 4.132.120 36,73 Nước ngoài 0 0,00 Tổng cộng 11.250.280 100,00 Nguồn: Bản cáo bạch RCC Qua bảng số liện có thể nhận thấy chủ yếu số cổ phần của công ty do các tổ chức nắm giữ ( chiếm tới 63.27%), lượng cổ phiếu do các cá nhân chỉ chiếm 4.132.120 cổ phần, chiếm 36.73%; các cá nhân, tổ chức nước ngoài không nắm giữ cổ phiếu nào. Trong các tổ chức, tổng công ty đường sắt Việt Nam nắm giữ ( nắm giữ 4.767.650 cổ phần, chiếm tới 43.38 % số cổ phiếu của RRC), các tổ chức khác là công ty CP tập đoàn Thái Bình Dương nắm 8.,64%; công ty CP Nhân Luật nắm 12,25%. Như vậy có thể thấy mặc dù công ty RCC đã cổ phần hóa được mấy năm nhưng thực tế hiện nay số cổ phần chủ yếu cũng thuộc Nhà nước( đại diện là Tổng công ty đường sắt Việt Nam). Trong thời gian tới, RCC cần cố gắng thu hút quan tâm đầu tư của các tổ chức cá nhân khác để bổ sung thêm vốn phục vụ hoạt động SXKD của công ty 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty RCC 2.1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu về khả năng thanh toán được sử dụng ở đây là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời. Thông qua bảng số liệu từ bảng cân đối kế toán được cung cấp từ RCC ( đã nêu ở trên và ở phụ lục đính kèm), ta tính được chỉ tiêu về khả năng thanh toán của RCC trong 4 năm gần đây như sau: Bảng 2.2.11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 Hệ số thanh toán ngắn hạn ( TSLĐ/ Nợ ngắn hạn) Lần 0.99 1.02 1.04 0.99 Hệ số thanh toán nhanh: (TSLĐ - Hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn Lần 0.46 0.33 0.26 0.39 Hệ số thanh toán tức thời ( vốn bằng tiền/ nợ ngắn hạn) Lần 0.12 0.09 0.12 0.10 Hệ số thanh toán ngắn hạn Mặc dù bắt đầu từ cuối 2007, đến 2008 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung, và ngành nói riêng (do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự bất ổn của thị trường tài chính: lãi suất tăng cao, lạm phát liên tục gia tăng…), tuy nhiên hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty vẫn được cải thiện theo chiều hướng tích cực từ 0.99 năm 2006 đến 1,02 lần năm 2007 lên 1,04 lần năm 2008. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ này giảm nhanh xuống còn 0.99 lần, mặc dù theo số liệu vào cuối tháng 6/2009 thì tỉ lệ này là là 1,05. Đây là một sự tụt giảm rất đáng lo ngại, ảnh hưởng đến an toàn tài chính của công ty. Có sự tụt giảm này là do phần nợ ngắn hạn của Công ty ở mức cao do khoản mục người mua trả tiền trước (tiền ứng trước của khách hàng cho các dự án mà RCC ký kết) chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 35,74%, năm 2008 là 50,28% và đến 2009 là 51,33%). Trong khi đó, khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ ngắn hạn; tỷ trọng này trong 2 năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 17,07%, 11,41% và 13,55%. Hệ số thanh toán nhanh Xem xét bảng số liệu có thể nhận thấy, trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, hệ số thanh toán nhanh của công ty liên tục giảm xuống. Năm 2006, chỉ tiêu này là 0.46; đến năm 2007 là 0.33 và đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0.26. Sở dĩ có sự tụt giảm này là do trong những năm này, tình hình kinh tế khó khăn đã làm cho giá trị hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng trong các năm ( năm 2006 đến 2008, giá trị hàng tồn kho lần lượt là 115530 triệu; 171796 triệu; 277835). Qua số liệu giá trị hàng tồn kho đã chứng minh tại sao hệ số thanh toán nhanh trong năm 2008 lại giảm nhiều như vậy Đến năm 2009, do nền kinh tế phục hồi trở lại, công tác quản lí hàng tồn kho đã được chú ý điều chỉnh nên giá trị hàng tồn kho giảm chỉ còn 264367 triệu đồng trong khi đó TSCĐ lại tăng lên nên làm cho hệ số thanh toán nhanh của RCC đã tăng trở lại, đạt mức 0.39 Tuy nhiên nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của RCC trong những năm qua như vậy là còn thấp. Vì vậy, trong những năm tới RCC cần tiếp tục cố gắng để tăng chỉ khả năng thanh toán nhanh của công ty; đảm bảo an toàn tài chính cho công ty khi có những rủi ro bất ngờ Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời của RCC trong những năm vừa qua có những biến đổi phức tạp. Chỉ tiêu này giảm xuống trong năm 2007 ( từ 0.12 xuống 0.09) nhưng trong năm tiép theo, năm 2008, hệ số này lại tăng lên bằng với mức ban đầu rồi tiếp đó, năm 2009, hệ số thanh toán tức thời lại giảm xuống còn 0.10. Sở dĩ chỉ tiêu này có nhiều biến động thất thường như vậy bởi nó phụ thuộc vào nhu cầu biến động trong hoạt động kinh doanh. Và cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào, RCC cũng duy trì chỉ số này ở mức thấp nhằm tranh thủ vốn cho đầu tư sản xuất. Qua phân tích 3 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán trên cho thấy khả năng thanh toán của RCC không thực sự cao. Tuy vậy, trong những năm qua RCC luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn việc thanh toán các khoản nợ đến hạn với các cá nhân và tổ chức tín dụng. Tổng số dư nợ ngắn hạn của RCC tại thời điểm 31/12/2009 là: 435,426 tỷ VNĐ trong đó khỏan Nợ quá hạn là 0 VNĐ. 2.1.2 Các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Các chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế = tổng lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Trong 3 năm gần đây, RCC được giảm 50% về thuế TNDN. Chính vì vậy, mức chịu thuế trong năm 2007-2008 là 14%; còn trong năm 2009 sẽ là 12,5%. Bảng 2.2.12: Lợi nhuận sau thuế của công ty RCC trong 3 năm qua Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Lợi nhuận trước thuế 18681 29946 45994 Thuế TNDN 2615 4195 5902 Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093 Năm 2008, lợi nhuận sau thuế tăng 9703 triệu đồng, tương ứng là 60% so với 2007. Năm 2009, mức lợi nhuận sau thuế tăng 14323 triệu đông, tương ứng là tăng 55.6% so với 2008. Như vậy, mặc dù 3 năm qua ( đặc biệt là năm 2008, 2009), tình hình kinh tế khó khăn, khủng hoảng nhưng lơi nhuận sau thuế của RCC lại tăng lên rất nhanh. Có được thành tích này là cả sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công ty, và cũng nhờ chính sách kích cầu cũng như ưu đãi thuế của Nhà nước đối với công ty. RCC vừa hoạt động trong ngành đường sắt, vừa hoạt động xây dựng. So với các công ty trong ngành đường sắt, mức lợi nhuận sau thuế của RCC là lớn nhất. Bảng 2.2.13: So sánh lợi nhuận sau thuế một số công ty ngành đường sát Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu RCC CTCP Công trình 6 CTCP Công trình 3 CTCP Công trình 2 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 LNST 16,07 25,77 4,50 6,83 3,19 5,69 0,48 1,11 Nguồn: Bản cáo bạch RCC Tuy nhiên, so với một số doanh nghiệp xây dựng khác trong ngành xây dựng thì lợi nhuận sau thuế của RCC vẫn còn thấp. Để thấy được điều này, em đưa ra sự so sánh chỉ tiêu này của RCC với môt số DN xây dựng khác đã niêm yết qua bảng: Bảng 2.2.14: So sánh lợi nhuận sau thuế một số công ty xây dựng khác Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC Lợi nhuận sau thuế 2008 25,7 34,3 30,4 37,0 48,6 16,9 Nguồn: Bản cáo bạch RCC Sở dĩ có sự thấp hơn này cũng có phần là do RCC còn là một DN hoạt động trong ngành đường sắt (có những đặc thù riêng- có nhiều công trình được nhà nước chỉ định thầu). Nhưng nói chung, trong những năm tới RCC cần phải phấn đấu hơn nữa để tăng nhanh hơn nữa mức lợi nhuận của công ty Để tiếp tục phân tich các chỉ tiêu tiếp theo, sau đây là bảng tính toán tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của RCC trong những năm qua Bảng 2.2.15: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức tăng % Mức tăng % 1.Vốn đầu tư của sở hữu ( vốn điều lệ) 82503 98320 112503 15817 19.2 14183 14.43 2. Vốn chủ sở hữu 121317 168653 221781 47336 39.0 53128 31.5 3. Tổng vốn 392979 542890 681061 149911 38.1 138171 25.5 4. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 252682 322971 508220 70289 27.8 18524 57.4 5.Lợi nhuận trước thuế 18681 29964 45994 11283 60.4 16030 53.5 6.Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093 9702 60.4 14324 55.6 7.Hiệu suất vốn ( 4/3) 0.643 0.595 0.7462 -0.048 0.151 0.254 25.4 8.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (6/4) 0.064 0.0798 0.0789 0.0162 25.5 0.001 -1.1 9.Doanh lợi vốn ( ROA)(6/3 0.041 0.048 0.059 0.0066 16.1 0.0114 24.02 10.Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) ( 6/1) 0.195 0.262 0.356 0.0673 34.6 0.0943 35.97 Hiệu suất vốn Hiệu suất vốn phản ánh khả năng khai thác vốn của doanh nghiệp trong tạo ra doanh thu từ hoạt động kinh doanh Hiệu suất vốn của RCC trong năm 2008 bị giảm sút 7.5% so với 2007 ( năm 2008, tỉ lệ này là 0.595 trong khi năm 2007 là 0.643. Tuy vây, tỉ lệ này lại tăng nhanh trở lại vào năm 2009, đạt 0.7462, tức là đã tăng lên 25.4% so với 2008. sở dĩ có được kết quả này là vì trong năm 2009, RCC đã trúng nhiều gói thầu xây lắp, do vậy, đồng vốn được sử dụng tối đa. Thực tế riêng về giá trị thực hiện xây lắp, công ty RCC trong năm 2009 đã đạt 104% kế hoạch đặt ra Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Tỷ suất lợi nhuận sau thuế phản ánh số lợi nhuận sau thuế thu được trên một dồng doanh thu. Theo dõi ở bảng tổng hợp trên ta thấy: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm ( tỷ suất lợi nhuận doanh thu) của RCC trong 3 năm qua có sự biến đổi. Năm 2008, tỉ lệ này tăng so với năm 2007 ( năm 2008, tỉ lệ này là 0.0798 (7.98%) còn năm 2007 là 6.4%). Tính theo số tương đối thì năm 2008, tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 25.5% so với 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009, chỉ tiêu này lại giảm nhẹ xuống còn 0.0789; tương ứng là giảm 1.1% mặc dù doanh thu năm này vẫn tăng nhanh Như vậy trong thời kì khủng hoảng, thành tích trên của RCC là rất đáng khích lệ ( đặc biệt trong năm 2008, chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng tới 25.5%). Có được kết quả này là sự nỗ lực của RCC trong cải thiện năng suất thông qua đổi mới công nghệ, trong công tác quản lí chi phí... Năm 2009, kinh tế tiếp tục rơi vào khó khăn nên sự giảm sút chỉ tiêu này là một vấn đề bình thường, thậm chí là đáng khen khi tỷ lệ này chỉ giảm 1.1%; bởi lúc này lãi chi phí lãi vay tăng; doanh nghiệp muốn trúng thầu, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân nên chấp nhận đưa ra mức bỏ thầu thấp, do đó, chỉ tiêu này có giảm hơn Doanh lợi vốn Doanh lợi vốn là chỉ tiêu cơ bản nói lên hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nó cho biết một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua số liệu đã được tính toán ở bảng trên cho thấy: Doanh lợi vốn của RCC trong 3 năm qua liện tục tăng. Năm 2008, ROA là 0.048, tăng 16.1% so với năm 2007 ( 2007, tỉ lệ này là 0.041 (4.1%). Năm 2009, chỉ số này lại tiếp tục tăng nhanh, tăng lên thành 0.059 (5.9%), tương ứng là 24.02%. Điều này là một bằng chứng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của RCC trong những năm qua được nâng cao dần. Tuy nhiên xét trên toàn cục thị trường xây dựng, chỉ tiêu ROA của RCC vẫn mới chỉ ở mức trung bình ( có thể xem số liệu so chỉ tiêu ROA của RCC với các doanh nghiệp xây dựng – bất động sản đã niêm yết (thời điểm 31/12/2008) Bảng 2.2.16: So sánh ROA một số doanh nghiệp Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC ROA (%) 4,8 6,6 3,3 5,0 6,3 3,9 Doanh lợi vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất của quản lí tài chính doanh nghiệp Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 mặc dù kinh tế nói chung và ngành nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng chỉ số Doanh lợi vốn chủ sở hữu vẫn tăng với tỉ lệ nhanh. Năm 2007, chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0.195 (19.5%); đến năm 2008, chỉ tiêu này là 26.2%; tương ứng là tăng 34.6% so với 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này còn tăng nhanh hơn cả về tương đối và tuyệt đối: 2009, doanh lợi vốn chủ sở hữu là 35.6%; tăng 35.97% so với 2008. Chỉ tiêu này của RCC cũng cao nổi bật trong các Doanh nghiệp xây dựng. Để thấy rõ điều này, ta có thể xem xét bảng so sánh chỉ tiêu này năm 2008 của RCC với các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng- đầu tư bất động sản đã niêm yết Bảng 2.2.17: So sánh ROE một số doanh nghiệp Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC Vốn điều lệ 2008 (tỷ ) 98,3 58,74 80,0 90,0 117,0 80,0 ROE (%) 26,2 21,5 16,7 11,7 13,4 14 Đây thực sự là một thành công lớn của công ty. RCC cần cố gắng giữ được thành quả này trong những năm tiếp theo Chỉ tiêu phân phối lợi nhuận Thu nhập cổ phần Hiện nay, RCC đang hoàn tất thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chứ chưa được trao đổi trên thị trường này. Chính vì vậy, giá cổ phiếu hiện tại cũng chính là mệnh giá cổ phiếu. Vì vậy, trong 2 chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận là Thu nhập cổ phần (EPS) và chỉ số giá thu nhập cổ phiếu (PER), ta chỉ cần sử dụng một chỉ tiêu ( có chỉ tiêu này sẽ suy ra chỉ tiêu kia). Trong bài luận văn, em tính toán và phân tích chỉ tiêu EPS Mệnh giá mỗi cổ phần của công ty RCC tính toán là 100000vnd/ cổ phần Trên cơ sở đó, em tính toán được thu nhập cổ phần (EPS) của RCC trong 3 năm qua như sau: Bảng 2.2.18: Thu nhập cổ phần của RCC trong năm 2007,2008,2009 (Đơn vị: nghìn đồng) Năm 2007 2008 2009 Lợi nhuận sau thuế 16.066.514 25.769.312 40.092.579 Số cổ phẩn (= vốn đầu tư chủ sở hữu/ 100.000) 825.028 983.196 1.125.028 EPS ( = lợi nhuận sau thuế/ số cổ phần) 19,474 26,21 36,64 Như vậy, thu nhập cổ phần của RCC tăng lên qua các năm.. năm 2008 tăng lên 13,5% so với 2007; năm 2009 tăng lên 14% so với. ( thực ra, đối với RCC, vì mệnh giá = giá thị trường cổ phiếu=100000 nên chỉ số này chính bằng doanh lợi vốn chủ sở hữu/ 100) Sự tăng lên này là do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong thời gian qua, mức lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn so với vốn đầu tư chủ sở hữu. Cổ tức Tỷ lệ cổ tức sẽ được ĐHĐCĐ quyết định dựa trên đề xuất của HĐQT căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính và kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm tới; Mức cổ tức trong các năm vừa qua Bảng 2.2.19: Mức cổ tức của RCC trong các năm qua Năm CỔ TỨC Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá) % tăng giảm 2007 9,50 2008 11,00 15.8% 2009 14.18 28.9% Nguồn: bản cáo bạch tài chính RCC Như vậy, có thể thấy mức cổ tức trong 3 năm qua của RCC tăng đáng kể. Đây là một ưu điểm để cổ phiếu của RCC sẽ được các nhà đầu tư quan tâm khi niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới đây Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn trên có thể cho thấy: Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng gay gắt nhưng RCC đã vượt qua được các khó khăn, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để có đánh giá chi tiết và chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của RCC, từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tốt, ching ta đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty RCC thông qua một số chỉ tiêu cơ bản 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần công trình đường sắt Dựa vào báo cáo tài chính của RCC, để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao, em đã tính toán các chỉ tiêu và tóm tắt vào bảng sau Bảng 2.2.20: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của RCC Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức % Mức % 1. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 252682 322971 508220 70289 27.82 185249 57.36 2. VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 236152 313011 401717 76859 32.55 88706 28.34 3. Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093 9702 60.38 14324 55.59 4. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0.0680 0.0823 0.0998 0.0143 21.00 0.0175 21.23 5. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 1.0700 1.0318 1.2651 -0.038 -3.57 0.2333 22.61 6. Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ(360/(5) 336 349 285 13 3.87 -64 -18.34 8. Mức tiết kiệm VLĐ (sử dụng C1 ở phần lí thuyết) 11168 -90830 ( Lưu ý: VLĐ bình quân = vốn đầu năm + cuối năm) /2; 1 năm 360 ngày) ¨ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp và quan trọng nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận của RCC liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2007, chỉ tiêu này là 0.068 (6.8%); Năm 2008 tăng lên 8.23%, tức là mức tăng tương đối là 21.0%. Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận của RCC đạt mức 0.998 ( 9.98%), tăng tiếp 21.23% so với 2008. Kết quả này là do lợi nhuận tăng nhanh hơn so với sự tăng lên của quy mô vốn lưu động. Nó chứng tỏ công ty đã quản lí tốt nguồn vốn lưu động của công ty. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng. ¨ Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Số vòng quay của vốn lưu động: Qua bảng số liệu tính toán trên, ta biết năm 2001, số vòng quay của vốn lưu động là 1.07 vòng. Năm 2008, số vong quay vốn lưu động giảm xuống còn 1.0318; giảm 3.57% so với 2007. Đến năm 2009, chỉ tiêu này lại tăng trở lại với tốc độ lớn hơn (22.61%), và đạt mức 1.026%. Sở dĩ năm 2008, tỉ lệ này giảm xuống do tình hình năm 2008, kinh tế khủng hoảng nên dù đã cố gắng, công ty cũng không thoát khỏi bị ảnh hưởng- giá trị xây dựng xây lắp không thể tăng nhanh bằng tốc độ tăng của vốn lưu động. Trong năm này, giá trị hàng tồn kho lớn hơn nhiều so với năm 2007 ( năm 2008 là 277835 triệu trong khi năm 2007 chỉ là 177796 triệu). Tuy nhiên, sang 2009, kinh tế đang trên đà phục hồi, RCC đã lại đưa chỉ số này tăng nhanh trờ lại. Đạt được điều này là kết quả của việc RCC áp dụng thành công các biện pháp rút ngắn thời gian tồn đọng của vốn lưu động trong các khâu dự trữ, sản xuất và thanh quyết toán. Nhờ sự quản lí đó, giá trị hàng tồn kho năm 2009 giảm xuống còn 269367 triệu ( năm 2008 là 277835 triệu). Đây chính là lí do căn bản để có được sự tăng lên đáng kể của số vòng quay vốn lưu động trong 2009 ¨ Thời gian của một vòng luân chuyển Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động . Qua bảng số liệu trên cho biết: Để vốn lưu động quay hết một vòng trong năm 2007 cần 336 ngày, năm 2008 cần 349 ngày và đến năm 2009 giảm xuống còn 285 ngày. Thời gian luân chuyển một vòng quay như vậy là cũng không quá dài. Điều này giúp RCC không khó khăn để có thể thu hồi nợ, thu hồi vốn để trả nợ vay ( chủ yếu được tài trợ bởi vay ngắn hạn. Đây cũng chính là một lí do giải thích tại sao RCC luôn không tồn tại khoản nợ quá hạn trong những năm qua. Tuy vậy, trong những năm tới, RCC cần quản lí tốt hơn nữa nguồn vốn này để tiếp tục giảm thời gian luân chuyển này để có thể tranh thủ vốn kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho công ty. ¨ Mức ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25654.doc
Tài liệu liên quan