Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần phát triẻn kỹ thuật xây dựng (TDC) - Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Với quy mô tương đối lớn, Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng vận dụng hình thức kế toán tập trung một cấp, nhân viên kế toán tập trung về phòng Kế toán tài chính, có chức năng giúp Giám đốc về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thực hiện các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Công ty.

Do mô hình sản xuất kinh doanh lớn nên Công ty đã phân cấp quản lý xuống các đơn vị, kế toán các đơn vị có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán dưới cơ sở, đôn đốc thống kê, nhân viên kinh tế đội công trình trực thuộc Chi nhánh mình quản lý, kiểm tra sổ sách chứng từ của cấp đội, báo cáo tình hình thu chi tài chính, thanh toán chi phí công trình với kế toán Công ty.

 

doc67 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần phát triẻn kỹ thuật xây dựng (TDC) - Tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định số 965/QĐ-BXD ngày 14/7/2000, được cấp đăng ký Kinh doanh số 108233 ngày 18/5/1993 được đăng ký bổ xung ngày 04/12/2000, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, thẩm định dự án, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển nhà, kinh doanh xuất nhập khẩu,... Tháng 01/2004, Công ty đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm chứng nhận QUACERT cấp chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ngày 27/10/2005, Công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng (Tên viết tắt: TDC). Công ty phấn đấu để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty coi chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để luôn đạt được chất lượng tốt và ổn định, Công ty cam kết sẽ thực hiện những nguyên tắc sau: + Tìm hiểu kỹ về các yêu cầu của khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. + Thường xuyên phổ biến cho cán bộ công nhân viên để mọi người luôn hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm quyết định sự phát triển và sự hưng thịnh của Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng. Mọi cán bộ, công nhân, nhân viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. + Tiến hành đổi mới thường xuyên công tác quản lý, duy trì hiệu lực Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 với sự tham gia của toàn bộ bộ máy và từng cán bộ công nhân viên của Công ty. + Tuân thủ nghiêm túc các quy định về chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước và mọi yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, trên con đường xây dựng hạ tầng cơ sở, công ty đã tham gia xây dựng các công trình giao thông, công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi và luôn được các chủ đầu tư đánh giá tốt về tiến độ, kỹ thuật và mỹ thuật của sẩn phẩm, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao. Trong sản xuất kinh doanh đơn vị luôn coi trọng nền kinh tế thị trường, các sản phẩm của đơn vị đã và đang khẳng định được sự yêu mến và lòng tin cậy trên các địa bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Bắc Kạn, Sơn La, Sài Gòn, Bến Tre, Cà Mau trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi và xây dựng hạ tầng cơ sở. 2.1.1.2 - Chức năng, nhiệm vụ của TDC - Tổ chức xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng, trường học, văn hoá, thể thao - Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật và nông thôn - Xây dựng công trình đường dây và trạm biến thế điện, các công trình bưu chính viễn thông - Các công tác san lấp, xử lý nền đất yếu, gia công nền móng cho khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn. - Khoan khai thác nước ngầm, khoan phụt xử lý nền và các công trình đê đập, kè và hồ chứa nước, thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng nông nghiệp và nông thôn - Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, du lịch, khách sạn. - Thi công các công trình có qui mô lớn, tổng thầu theo hình thức EPC, BT - Thực hiện các dự án theo hình thức BOT. - Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện lạnh; Trang trí nội, ngoại thất, - Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật vào thi công xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường dây điện, trạm biến thế, các công trình kỹ thuật ạ tầng trong các khu đô thị và công nghiệp gồm: + Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thiết kế kỹ thuật thi công, tư vấn đấu thầu them định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán. + Thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình và vật liệu xây dựng. + Quản lý dự án, tư vần giám sát thi công, xây dựng thực nghiệm. Trong những năm vừa qua Công ty đã từng bước đổi mới về thiết bị thi công, tiếp tục các quy trình công nghệ tiên tiến như quy trình công nghệ ASTTO thi công nền, móng, mặt đường bộ... Công ty đã tham gia các dự án đấu thầu quốc tế như Cải tạo nâng cấp tuyến kênh An Kim Hải – Hải Phòng bằng vốn ODA, xây lắp phân viện Hành chính Quốc gia Huế và xây dựng cầu đường Thành phố Cà Mau. 2.1.1.3 - Cơ cấu tổ chức của TDC * Sơ đồ chung của công ty. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản hoạt động phân tán theo các công trình xây dựng. Công ty có các đơn vị trực thuộc đang tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước được thể hiện ở sơ đồ sau: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CP PTKT XÂY DỰNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí minh Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC1 Phòng kế hoạch - Đầu tư Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC2 Phòng kỹ thuật thi công Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC3 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC4 Phòng K.Tế TT - Dự án Phòng Tài chính kế toán Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC5 Phòng Tổ chức lao động Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC6 Phòng Hành chính Q.Trị Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC7 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC12 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC8 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC Tư Vấn Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC16 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD-TDC10 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC9 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD-TDC11 Chi nhánh Công ty CPPTKTXD - TDC Thương mại Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý toàn bộ mọi hoạt động của công ty, quyết định các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trước pháp luật. Ban giám đốc: - Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Điều hành sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty theo kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông hàng năm thông qua. - Là đại diện pháp nhân của Công ty quan hệ giao dịch với khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về tổn thất trong kinh doanh. - Xây dựng các chiến lược kinh doanh, dự án phát triển doanh nghiệp các kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn để thông qua đại hội đồng cổ đông của Công ty. - Giám đốc Công ty có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, sa thải lao động theo các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý của Bộ ngành. Các văn phòng đại diện của Công ty: Có chức năng làm chỗ để cho các đơn vị thi công ở các tỉnh thành có nơi giao dịch và nhằm tạo thêm thương hiệu cho Công ty. Các đơn vị xây dựng trực thuộc Công ty: Có chức năng quản lý và trực tiếp thi công các công trình của Công ty. Đồng thời các chi nhánh cũng khai thác thị trường để tìm kiếm các công trình đưa về Công ty. Phòng kế hoạch - đầu tư: Có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế hoạch của từng giai đoạn tuần, quý, tháng, năm. Trong đó lập kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về đầu tư như máy móc thiết bị, cơ sở vật chất. Hàng kỳ lập báo cáo tổng kết, sơ kết về hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra những phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu giá trị sản lượng, doanh thu. Phòng kỹ thuật thi công: Có chức năng là quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng theo những quy định hiện hành của Nhà nước, Chính phủ và Bộ xây dựng. Quản lý giám sát về mặt chất lượng sản phẩm. Làm các thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán và quản lý hồ sơ chất lượng hoàn thành. Phòng kinh tế thị trường - dự án: Có nhiệm vụ công tác tiếp thị, khai thác thị trường qua đề xuất các giải pháp về phương án sản phẩm, giá cả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Trách nhiệm làm các hồ sơ hoàn tất thủ tục của các dự án. Tham mưu cho Ban giám đốc về hiệu quả của dự án. Tổ chức khai thác thị trường và tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm công nghệ. Phòng tài chính kế toán: - Nghiên cứu nắm vững các quy trình về kinh tế tài chính của Nhà nước áp dụng trong doanh nghiệp. - Tham mưu cho giám đốc huy động mọi nguồn tài chính ngắn hạn dài hạn bảo đảm cho vốn đưa vào sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả cao nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất. - Xây dựng kế hoạch tài chính, đầu tư tham gia vào phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty thông qua việc tổ chức hoạch toán ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế trên các cơ sở và nguyên tắc chế độ hiện hành của Nhà nước. - Phân tích các hoạt động tài chính thông qua đó giúp giám đốc phát triển những điểm chưa hợp lý trong quản lý sản xuất, tình hình sử dụng vốn và tài sản, hướng dẫn các hoạt động về tài chính, dự toán nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. - Tham mưu quản lý tài sản, quản lý chi tiêu, kiểm tra kiểm soát các phát sinh về tài chính hàng ngày trong doanh nghiệp. * Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: Với quy mô tương đối lớn, Công ty Cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng vận dụng hình thức kế toán tập trung một cấp, nhân viên kế toán tập trung về phòng Kế toán tài chính, có chức năng giúp Giám đốc về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thực hiện các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Do mô hình sản xuất kinh doanh lớn nên Công ty đã phân cấp quản lý xuống các đơn vị, kế toán các đơn vị có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán dưới cơ sở, đôn đốc thống kê, nhân viên kinh tế đội công trình trực thuộc Chi nhánh mình quản lý, kiểm tra sổ sách chứng từ của cấp đội, báo cáo tình hình thu chi tài chính, thanh toán chi phí công trình với kế toán Công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán có thể được tổng quát bằng sơ đồ: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán V.Tư - TSản Thủ quỹ Kế toán Chi nhánh Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ quản lý về nhân lực, tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược con người. Thực hiện triển khai những văn bản nghị định của Nhà nước, Chính phủ và của ngành để vận dụng thực tế vào đơn vị. Giải quyết các chế độ chính sách của người lao động. Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ làm các thủ tục về hành chính liên quan đến cơ quan, các đối tác, chính quyền địa phương và các cơ quan khác về mặt thủ tục giấy tờ văn bản. Là địa chỉ liên hệ của các đối tác. Công tác quản trị về cơ sở vật chất, về máy móc phương tiện vận chuyển. 2.1.2- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2006 – 2007. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều biến động phức tạp, cùng với những cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu của Công ty là làm thế nào để kinh doanh có lãi, mở rộng được địa bàn kinh doanh tạo nhiều công ăn việc làm và từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên. Sau đây ta đi vào phân tích rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hai năm 2006 – 2007 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch ST % 1. Tổng doanh thu 298.880.761.135 316.613.916.854 17.733.155.719 5,9 2. Tổng chi phí 11.045.675.817 12.217.754.178 1.172.078.361 10,6 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.027.890.951 3.156.965.697 1.129.074.746 55,7 4. Vốn kinh doanh bình quân 10.813.934.541 20.629.543.240 9.815.608.699 90,8 5. Các khoản phải nộp ngân sách 7.884.571.571 7.807.246.605 -77.324.966 -1 6. Thu nhập bình quân 1.689.909 2.451.060 761.151 45,0 Qua bảng trên ta thấy trong cả hai năm 2006 – 2007 Công ty làm ăn đều có hiệu quả cụ thể là doanh thu năm 2006 đạt 298.880.761.135 đồng, sang năm 2007 tăng lên 316.613.916.854 đồng tăng 17.733155.719 đồng hay 5,9%. Bên cạnh đó vốn kinh doanh bình quân năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 90,8% hay 9.815.608.699 đồng. Điều này là tốt chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi. Về chỉ tiêu chi phí ta thấy chi phí của năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.172.078.361 đồng, với tốc độ tăng là 10,6%. Nên qua đó có thể nhận thấy cả doanh thu và chi phí của năm 2007 đều tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí vì vậy mắc dù chi phí trong năm 2007 tăng lên điều này không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và được đánh giá là tốt. Song Công ty vẫn nên có những kế hoạch nghiên cứu thị trường và đưa ra hướng chỉ tiêu cho phù hợp, nhằm hạn chế các khoản chi phí không cần thiết, cố gắng tiết kiệm chi phí tối đa để góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Xét chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy tổng lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.129.074.746 đồng với tốc độ tăng là 55,7%. Nhìn chung năm 2007 so với năm 2006 các hoạt động kinh doanh của Công ty đều phát triển và mở rộng đạt kết quả cao, riêng các khoản thuế phải nộp ngân sách lại giảm -1% với số tiền tương ứng là -77.324.966 đồng do năm 2007 doanh thu và lợi nhuận tăng với mức độ không cao nên các khoản thuế phải nộp ngân sách cũng giảm theo. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ có đội ngũ cán bộ Công ty có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, năng động, sáng tạo. Bộ máy lãnh đạo nhạy bén, sáng suốt luôn bám sát tình hình thị trường, mở rộng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, từng bước đưa Công ty ngày càng phát triển làm ăn có hiệu quả. 2.2 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG (TDC) 2.2.1- Đánh giá về cơ cấu vốn kinh doanh. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để có thể thích ứng được với tình hình hiện nay. Đi đôi với việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn thì nguồn vốn của Công ty cũng ngày càng thay đổi về số lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và kinh doanh. Trên cơ sở các quan hệ tài chính của Công ty và số vốn do các cổ đông góp, công ty đã ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động, huy động thêm nhiều vốn để phát triển được kinh doanh. Để có thể đánh giá khả năng tự chủ tài chính của Công ty trước hết chúng ta phải nghiên cứu vốn để thấy được sự phân bố tài chính trong doanh nghiệp, tỷ trọng từng loại tài chính chiếm trong tổng số tài sản đã hợp lý chưa? Đồng thời khi xem xét nguồn hình thành vốn chúng ta sẽ biết được khoản nào được tích luỹ từ hoạt động kinh doanh, khoản nào là do vay nợ. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty và có thể đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty. Dựa vào các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút ra các số liệu phân tích. Việc nghiên cứu kết cấu vốn và nguồn hình thành có thể đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty trong hai năm 2006 – 2007 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Vốn kinh doanh: 345.919.897.403 100 467.049.617.013 100 121.129.719.610 35,02 1. Vốn cố định 14.167.734.970 4,1 20.558.632.086 4,4 6.390.897.116 45,1 - Tài sản cố định 10.301.502.389 2,97 15.953.597.068 3,42 5.652.094.679 54,9 - Các khoản ĐTTCDH 617.628.000 0,18 617.628.000 0,13 0 0 - Tài sản DH khác 3.248.604.581 0,94 3.987.407.018 0,85 738.802.437 22,7 2. Vốn lưu động 331.752.162.433 95,9 446.490.984.927 95,6 144.738.822.494 34,6 - Tiền 32.340.793.788 9,35 26.670.528.478 5,7 -5.670.265.310 17,5 - Các khoản phải thu 183.181.611.764 52,9 215.394.837.332 46,1 32.213.225.568 17,6 - Hàng tồn kho 114.677.295.274 33,2 203.245.221.455 43,5 88.567.926.181 77,2 - Tài sản NH khác 1.552.461.607 0,45 1.180.397.662 0,25 -372.063.945 23,96 Nhìn vào biểu 2 ta thấy vốn kinh doanh của năm 2007 là 467.049.617.013 đồng tăng so với vốn kinh doanh của năm 2006 là 121.129.719.610 đồng hay 35,02%. So với lượng vốn ban đầu, đến nay Công ty đã có lượng vốn tăng lên rất nhiều. Trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Điều này là hoàn toàn phù hợp với một doanh nghiệp xây lắp luôn cần nhiều vốn để quay vòng kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ: Năm 2006 tỷ trọng vốn cố định là 4,1% sang năm 2007 đạt 4,4% tăng 45,1% chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định tăng 54,9%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn sang năm 2007 không tăng thêm ma vẫn giữ nguyên còn tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn cố định năm 2006 và năm 2007 đạt 22,7%. Do vậy có thể thấy tỷ trọng tài sản cố định chiếm phần lớn tăng cơ cấu vốn cố định, vì vậy sự tăng giảm các Tài sản cố định sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu vốn cố định nên việc đầu tư đổi mới tài sản cố định hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định mà trong 2007 Công ty đã có một sự đầu tư đổi mới tài sản cố định nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận việc tăng số vốn cố định từ 345.919.897.403 đồng lên đến 467.049.617.013 tăng 35,02% không làm ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của Công ty. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu như tỷ trọng vốn cố định lớn và tốc độ tăng của vốn cố định tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó ta không thể không nói đến tầm quan trọng của vốn lưu động bởi vì vốn lưu động là lượng vốn doanh nghiệp sẽ dùng để trang trải cũng như trực tiếp đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu lượng vốn này quá ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Vốn lưu dộng của Công ty trong năm 2007 đạt 446.490.984.927 đồng tăng 114.738.822.494 đồng hay tốc độ tăng 34,6% so với năm 2006 điều này cho ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng đều qua các năm. Đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu ta có: Tỷ trọng các khoản phải thu là cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động là do đặc trưng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Các khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng của Công ty. Nó có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của Công ty. Qua số liệu ta thấy trong năm 2006 các khoản phải thu đạt 183.181.611.764 đồng sang năm 2007 đã lên đến 215.394.837.332 đồng tăng 17,6% chủ yếu là phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các khoản phải thu. Có thể nói với doanh nghiệp xây lắp yếu tố quyết định các khoản phải thu là: + Số lượng công trình đã nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán + Giới hạn của lượng vốn chậm thu + Thời gian và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp Lý do chủ yếu của tình trạng các khoản phải thu trong các doanh nghiệp xây lắp còn chậm là do khi hoàn thành quyết toán xong công trình thì Công ty chưa hẳn đã thu hồi được vốn từ các chủ đầu tư mặc dù đã có những chính sách cụ thể trong tình trạng quản lý công nợ song Công ty vẫn không tránh khỏi tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đứng thứ hai sau các khoản phải thu là nhóm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 33,15% trong năm 2006 và năm 2007 đạt 43,5%. Đối với Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng hàng năm khi khối lượng công trình nhận thầu tăng thì kéo theo nợ là các khoản chi tạm ứng cũng tăng do lượng vốn ban đầu để tiến hành thi công đa số là do Công ty tạm ứng ban đầu. Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh, đặc biệt là đối với Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng song việc dự trữ tiền mặt cũng chứa đựng trong nó hai vấn đề: tính lợi ích và tính rủi ro. Nếu chấp nhận tính lợi ích cao, lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro lớn, ngược lại nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao. Có thể nói với một Công ty hoạt động với quy mô lớn như Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng thì lượng vốn cần cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng nhưng lượng vốn bằng tiền của năm 2007 lại giảm xuống so với năm 2006 là -5.670.258.478 đồng đạt 17,5%. Nhóm tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so với cơ cấu vốn lưu động, năm 2006 đạt 1.552.461.607 đồng hay 0,45% tăng hơn năm 2007 0,25% hay 1.180.397.662 đồng điều này là hoàn toàn phù hợp đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn của Công ty trong hai năm 2006 – 2007 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) - Tổng Ng.vốn - Nợ phải trả 345.919.897.403 334.118.667.387 100 96,6 467.049.617.013 437.591.760.549 100 93,7 121.129.719.610 103.473.093.162 35,0 31,0 + Nợ ngắn hạn 328.712.924.426 95,0 431.326.396.058 92,4 102.613.471.632 31,2 + Nợ dài hạn 5.405.742.961 1,6 6.265.364.491 1,3 859.621.530 15,9 - Nguồn vốn CSH 11.801.230.016 3,4 29.457.856.464 6,3 17.656.626.448 149,6 + Nguồn vốn, quỹ 11.267.890.951 3,3 29.055.852.574 6,2 17.787.961.623 157,9 + Nguồn kinh phí 173.339.065 0,1 402.003.890 0,1 228.664.825 131,9 Căn cứ vào bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản gồm có nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Ta có thể thấy nợ phải trả trong cả hai năm 2006 và 2007 đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể năm 2006 đạt 334.118.667.387 đồng chiếm tỷ trọng 96,6% đến năm 2007 lại tăng lên 437.591.760.549 đồng chiếm tỷ trọng 93,7%, vậy so với năm 2006 số nợ phải trả đã không giảm đi mà còn tăng thêm 103.473.093.162 đồng hay 31,0%. Có thể thấy được rằng nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2006 là 328.712.924.426 đồng với tỷ trọng là 95,0% đến năm 2007 tăng cao hơn là 431.326.396.058 đồng chiếm tỷ trọng 92,4% điều này thể hiện những mặt tích cực và tiêu cực. Có thể nói với đặc thù của ngành xây dựng cần thiết cho một công trình thi công có thể lên tới hàng tỷ đồng vì vậy không thể tránh khỏi việc doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nợ dài hạn tăng không đáng kể 859.621.530 đồng hay 15,9% điều này cho thấy trong năm 2007 Công ty làm ăn không được thuận lợi còn gặp một số khó khăn. Mặc dù vậy cũng không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2007 cụ thể tăng 17.656.626.448 đồng hay 149,6% so với năm 2006 góp phần làm tăng khả năng tự chủ tài chính của Công ty. Bên cạnh đó cũng không thể nói đến mặt tiêu cực cụ thể qua bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn của Công ty chiếm một tỷ trọng khá cao trong cả hai năm 2006 và năm 2007 điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty và được đánh giá là chưa tốt. Để hiểu rõ hơn về khả năng tự chủ tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của Công ty ta đi xét các chỉ tiêu sau: Tỷ suất tài trợ (T) = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn T 2006 = 11.801.230.016 x 100 = 3,4 (%) 345.919.897.403 T 2007 = 29.457.856.464 x 100 = 6,3 (%) 467.049.617.013 Như vậy qua tỷ suất tự tài trợ ta thấy năm 2007 đạt 6,3% tăng so với năm 2006 chỉ đạt 3,4% chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2007 tăng 149,6% so với năm 2006 điều này rất tốt. Nhưng trong những năm tiếp theo Công ty cần tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu hơn nữa và giảm nợ phải trả có vậy Công ty mới nâng cao khả năng tự chủ tài chính, kết quả kinh doanh đạt được sẽ tốt hơn. Để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta sẽ đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh sử dụng vốn kinh doanh. Biểu 4: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong hai năm 2006 – 2007 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận trước thuế 3. Vốn kinh doanh bình quân 4. Hệ số phục vụ VKD 5. Hệ số sinh lời (hay doanh lợi VKD) 298.880.761.135 2.027.890.951 10.813.934.541 27,6 0,19 316.613.916.854 3.156.965.697 20.629.543.240 15,3 0,15 17.733.245.719 1.129.074.746 9.815.608.699 -12,3 -0,04 5,9 55,7 90,8 44,6 -21,1 Như vậy qua các chỉ tiêu ở bảng 4 cho thấy hệ số phục vụ vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2006 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra Công ty thu về được 27,6 đồng doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh, năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 một đồng vốn kinh doanh Công ty thu được 15,3 đồng doanh thu. Như vậy hệ số phục vụ vốn kinh doanh năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng vẫn không làm giảm tổng doanh thu của Công ty. Với hệ số sinh lời vốn kinh doanh: Đây là chỉ tiêu mà Công ty quan tâm nhiều nhất và là mục tiêu kinh doanh mà Công ty theo đuổi. Nó có ý nghĩa quyết định duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thể giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, cứ một đồng vốn kinh doanh đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,19 đồng lợi nhuận năm 2006 và 0,15 đồng lợi nhuận năm 2007 giảm 0,04 đồng tương ứng với tỷ lệ là 21,1%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là chưa tốt. Để đánh giá cụ thể hơn nữa về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty hãy đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận cấu thành vốn kinh doanh của Công ty. 2.2.2- Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7842.doc
Tài liệu liên quan