Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINACONEX 3. 4

I. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty. 4

1. Giới thiệu về công ty. 4

1.1 Thông tin chung. 4

1.2 Ngành nghề kinh doanh. 4

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 5

2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 7

2.1 Về nhân sự trong doanh nghiệp. 7

2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 7

3. Thông tin cổ đông/ thành viên góp vốn và quản trị Công ty: 15

3.1 Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: 15

3.2 Các dữ liệu thống kê về cổ đông/ thành viên góp vốn(Tại thời điểm 31/12/2008) 16

3.2.1 Cổ đông/ thành viên góp vốn trong nước: 16

3.2.2 Cổ đông/ thành viên góp vốn nước ngoài: Không có. 16

4. Các hoạt động quản lý, khen thưởng và mục tiêu phấn đấu của công ty. 17

4.1 Thành tích khen thưởng: 17

4.2 Mục tiêu phấn đấu của công ty. 17

II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp. 18

1. Đặc điểm về vốn kinh doanh. 18

2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng. 19

3. Trình độ công nghệ sản xuất – xây dựng. 22

4. Đặc điểm về sản phẩm. 23

4.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty. 23

4.2 Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất xây lắp trong công ty 24

 

4.2.1 Những đặc điểm xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây lắp 24

4.2.2. Những đặc điểm xuất phát từ điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt Nam. 26

4.2.3 Đặc điểm của công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty. 26

III. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vinaconex 3. 27

1. Tình hình kinh doanh của công ty. 27

2. Một số thuận lợi và khó khăn. 34

2.1 Thuận lợi 34

2.2 Khó khăn. 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VINACONEX 3 37

I. Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. 37

1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. 37

2. Phân loại vốn. 37

2.1 Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố định. 38

2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành: 39

2.3 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm: 40

3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 40

II. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 42

1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. 42

1.1 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 42

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty vài năm gần đây. 43

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 46

2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 46

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vài năm gần đây. 47

3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 49

3.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 49

3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vài năm gần đây. 51

4. Những hạn chế và vấn đề cần đặt ra 53

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY VINACONEX 3. 55

I. Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 55

II. Về phía doanh nghiệp. 58

1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 58

2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 60

III. Về phía Nhà Nước: 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm này yêu cầu công ty phải chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi lập tiến độ thi công, phấn đấu tìm cách hoạt động đều đặn trong một năm, sử dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý, bảo đảm độ an toàn bền chắc của máy móc trong quá trình sử dụng, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, quyết tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. - Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch cao do điều kiện của địa điểm xây dựng mang lại. - Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng thường chậm hơn các ngành khác, nền đại công nghiệp cơ khí hoá ở nhiều ngành sản xuất đã hình thành từ thế kỷ 18, trong khi đó cơ khí hoá ngành xây dựng mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ, phương hướng phát triển Khoa học kỹ thuật xây dựng, trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo trang bị vốn cố định, chế độ thanh toán, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chính sách đối với lao động, marketing, chính sách giá cả, hạch toán kinh doanh. 4.2.2. Những đặc điểm xuất phát từ điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt Nam. - Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hình thể dài và hẹp, điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp nhưng lại có nguồn vật liệu xây dựng, nguồn nguyên vật liệu phong phú phục vụ tốt cho ngành sản xuất xây lắp. Các giải pháp về xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào những nhân tố này . - Về trình độ xây dựng, kỹ thuật, tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế ở nước ta còn thấp kém hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Quá trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay còn mang tính thủ công, là quá trình phát triển tổng hợp kết hợp giữa bước đi nhảy vọt với bước đi tuần tự. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng trình độ xây dựng của nước ta đang có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển nhanh. - Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam. 4.2.3 Đặc điểm của công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty. Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp những biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích quản lý đề ra với hiệu quả cao nhất. Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có các đặc điểm sau: - Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng. - Các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt. - Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục. Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty. - Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác. - Quá trình quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác. III. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vinaconex 3. 1. Tình hình kinh doanh của công ty. Tình hình kinh doanh của công ty khá tốt, có rất nhiều dự án của công ty đã đi vào sử dựng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty cũng thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng công trình, từ đó có thể đánh giá cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào những công trình lần sau. Công ty cổ phần xây dựng số 3 luôn không ngừng phát triển và có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 1.3 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT Năm 2008 Đơn vị tính: VND Error! Not a valid link.Error! Not a valid link. Nguồn : Báo cáo thường niên 2008 Bảng 1.4 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: VND Error! Not a valid link. ( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 ) Bảng 1.5 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 (tiếp theo) Đơn vị tính: VND Error! Not a valid link. ( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 ) Bảng 1.6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 (tiếp theo) Đơn vị tính: VND Error! Not a valid link. ( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 ) Bảng 1.7 Tình hình kinh doanh những năm gần đây của công ty: Đơn vị : 1000đ Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng giá trị tài sản 423720788 502249730 746872969 917828818 Doanh thu 137748641 182394222 278898737 328945000 Lợi nhuận trước thuế 6326259 8377868 38152472 42141806 Lợi nhuận sau thuế 5440583 7190922 20712194 30408397 Tỉ lệ trả cổ tức 15% 16% 17% 18% (Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008) Qua các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy doanh thu của các năm đều tăng. Đặc biệt doanh thu năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 và cũng là năm có tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 năm gần đây. Nếu như doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 132,4%, và năm 2008 so với năm 2007 chỉ tăng 122,9% thì năm 2007 so với năm 2006 lại tăng 152,9% tương ứng là 96,505515 tỷ đồng. Sở dĩ có điều này là do năm 2007 là năm nền kinh tế tăng trưởng tốt, các chủ đầu tư làm ăn thuận lợi khiến cho công ty nhận được nhiều công trình lớn đem lại nguồn doanh thu rất đáng kể. Nhưng cho đến năm 2008, doanh thu có tỷ lệ tăng rất ít, chỉ tăng 122,9% so với năm 2007, điều này là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong năm 2008, kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, lạm phát, thất nghiệp gia tăng, nhiều tập đoàn và ngân hàng lớn trên thế giới đã phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình hình chung như vậy, công ty cũng gặp không ít khó khăn, cho nên doanh thu tăng chậm là điều khó tránh khỏi. Doanh thu và các chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhận của công ty. Trong các năm gần đây doanh thu tăng cũng làm lợi nhuận của công ty tăng tương ứng. Và cũng đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng vọt so với năm 2006, cụ thể tăng 288,03% tương ứng tăng 13,521272 tỷ đồng. Năm 2007 là một năm khởi sắc của nền kinh tế cả nước nói chung và của công ty nói riêng. Năm 2008, tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn có lợi nhuận sau thuế tăng 9,564946 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 146,2%. Các năm khác công ty cũng có lợi nhuận tăng trưởng đều. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng cho nên tỷ lệ trả cổ tức cũng tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng 1%, năm 2005 là 15% tới năm 2008 là 18%, mang lại nguồn thu ngày càng tăng cho các cổ đông. Bảng 1.8 TỈ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5,74% 4,59% 4,57% 13,68% 12,8% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2008.) Dựa vào bảng trên ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu có mức tăng trung bình từ 4,59% đến 13,68% . Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty được giữ vững. Tuy nhiên, việc có các khoản chi phí lớn cũng đã khiến cho tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của một số năm không được như mong muốn. Điều này đòi hỏi Công ty phải đặt ra các biện pháp cắt giảm chi phí làm sao cho không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và chất lượng công trình để từ đó nâng cao lợi nhuận thu được. 2. Một số thuận lợi và khó khăn. 2.1 Thuận lợi Là thành viên của Tổng Công ty Vinaconex, một Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực khác như sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, giám sát các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 được sự trợ giúp của Tổng Công ty trong việc sử dụng thương hiệu cũng như phát triển thị trường, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ. - Chất lượng công trình luôn được VINACONEX đặt lên hàng đầu, tạo được niềm tin nơi khách hàng, giúp Công ty thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng - Bộ máy lãnh đạo quản lý điều hành Công ty là những cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, có năng lực cao trong quản trị điều hành doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu hội nhập. Các thành viên trong HĐQT, BKS, Ban Giám đốc và các lãnh đạo cao cấp của Công ty đều có nhiều năm kinh nghiệm trong các vị trí lãnh đạo tương tự tại các Công ty cùng ngành. - Công ty có một lực lượng cán bộ công nhân viên cam kết gắn bó xây dựng đơn vị, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có gần 250 kỹ sư, kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành sản xuất. Tập thể Công ty luôn đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Chiến lược kinh doanh của Công ty là tận dụng, khai thác hợp lý các tiềm năng, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, mở rộng các loại hình đầu tư, kinh doanh nhà và sản xuất công nghiệp, với chiến lược đó những năm vừa qua công ty đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đây cũng là mảng kinh doanh hứa hẹn mang lại tăng trưởng cao về lợi nhuận với quỹ đất để triển khai thực hiện nhiều dự án lớn. - Về tiềm lực tài chính: Công ty có nguồn vốn kinh doanh lớn, Từ vốn điều lệ 6 tỷ đồng năm 2002, sau 5 năm hoạt động vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 80 tỷ đồng và còn khoản vốn thặng dư 52 tỷ đồng; ngoài ra việc ứng trước tiền của nhà đầu tư cho các dự án bất động sản và khả năng thu hút vốn từ các đối tác chiến lược, thị trường chứng khoán cũng là lợi thế lớn cho công ty trong việc luôn đảm bảo vốn cho hoạt động, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2 Khó khăn. - Sự cạnh tranh trong lĩnh vực thi công xây dựng ngày càng quyết liệt, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây lắp, đầu tư ngày càng nhiều (có nhiều nhà thầu trong và ngoài nước) để tìm kiếm việc làm đã hạ giá thành rất lớn....Sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm là rất khó khăn. Lạm phát tăng cao, giá thép, xăng dầu trên thị trường thế giới biến động thất thường theo hướng bất lợi đã gây nhiều khó khăn trong công tác đấu thầu, thực hiện các công trình xây lắp, dự án đầu tư. - Với hoạt động kinh doanh nhà, giải phóng mặt bằng là công việc hết sức khó khăn, đa phần người dân thắc mắc về giá đền bù, dẫn tới làm chậm dự án. - Chế độ chính sách pháp luật Nhà nước có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi luật đất đai có hiệu lực, một số chính sách về đất ở từng địa phương cũng thay đổi theo: khung giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và cho thuê đất… Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh nhà, ngoài ra sức mua của thị trường nhà đất nhiều thời điểm trầm lắng. Các giao dịch về đất đai, nhà ở đều ít thành công. - Nhà nước cũng chưa có văn bản cụ thể về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng sau khi dự án đưa vào sử dụng như: Quản lý dân cư, chi phí dịch vụ cho công tác: Bảo hành, bảo trì và vận hành dự án…. Trước mắt, Công ty đang để lại một khoản tiền để phục vụ cho công tác này, song con số chỉ là ước tính, hơn nữa kinh nghiệm trong công tác này còn hạn chế. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VINACONEX 3 I. Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là họ phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn để nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. 2. Phân loại vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên... Đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng vấn đề đặt ra là chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa nhằm đạt mục tiêu kinh doanh lớn nhất. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độ khác nhau ta có các cách phân loại vốn khác nhau. 2.1 Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố định. * Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ... - Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu. *Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương... Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức. Trong đó: - Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như tiền gửi ngân hàng, thanh toán tạm ứng...Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động bao gồm: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ... là đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn này trong các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau. Nếu như trong doanh nghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lại chiếm chủ yếu. Trong hai loại vốn này, vốn cố định có đặc điểm chu chuyển chậm hơn vốn lưu động. Trong khi vốn cố định chu chuyển được một vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng. Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp thấy được tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn. Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mình một cơ cấu vốn phù hợp. 2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như tự có thì doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn đi vay của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. Tất cả các yếu tố này hình thành nên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Vậy *Nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như nợ vay ngân hàng, nợ vay của các chủ thể kinh tế, nợ vay của cá nhân, phải trả cho người bán, phải nộp ngân sách ... * Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đó là: - Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh. - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định. - Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội...). 2.3 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm: * Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó: - Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay. * Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền... Như vậy, ta có: TS = TSLĐ + TSCĐ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu = Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định. 3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp buộc phải có sự chuyển mình nhằm đáp ứng được các vấn đề của xã hội đặt ra nếu muốn tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là là quy luật của thị trường, nó cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng các vấn đề về xã hội cũng như nguồn nhân lực bởi vì nếu doanh nghiệp không đổi mới phương tiện, máy móc trang thiết bị cũng như phương pháp quản lý thì sẽ không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong kinh doanh, sự đổi mới sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành cũng nhu tăng chất lượng của sản phẩm và tăng giá trị tài sản chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng các yêu cầu về sản lượng cũng như đổi mới các trang thiết bị, máy móc hiện đại...doanh nghiệp cần có đủ vốn cũng như tiềm lực của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Bởi vì trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường thì sẽ có nhiều khả năng mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Điều này sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. II. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. 1.1 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp đẻ kiểm tra, trong đó có một số chỉ tiêu như hiệu suát sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó : = Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết một đồng tài sảnkhi mang đi sử dúngẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Doanh lợi vốn = Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn. Chỉ tiêu này còn được gọi làtỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng quản lý doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ những đồng vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi. Có thể đưa ra những nhận xét khái quát khi mà ta đã phân tích và sử dụng ba biện pháp trên. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các biên pháp sử dụng thành công trong việc đầu tư cho các loại tài sản khác như : tài sản cố định và tài sản lưu động. Do vậy, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới việc sử dụng có hiệu quả từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn cố định và vốn lưu động. 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty vài năm gần đây. Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty là luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Có nghĩa là phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước cũng như sự quan tâm trực tiếp của Tổng công ty Vinaconex, Công ty Vinaconex 3 luôn phấn đấu để trở thành một công ty mạnh về mọi mặt. Bảng 2.1 Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán: STT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2008 1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán lần 1.25 - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1.42 - Khả năng thanh toán nhanh lần 1.2 2 Chỉ tiêu cơ cấu tài sản - Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 53.28 - Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản % 46.71 3 Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 80.16 - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 19.83 4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 9.25 - Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ % 38.01 - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 3.31 5 Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần - Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường (cổ phiếu phổ thông) CP 7.920.400 Cổ tức % 18% (Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008.) Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh: Khả năng thanh toán năm 2008 đều lớn hơn 1, như vậy tình hình tài chính của công ty là an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. - Khả năng sinh lời đạt khá: Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần đạt 9.25%, hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ đạt 38.01% . Những thay đổi về vốn cổ đông/ vốn góp: không có. Tổng số cổ phiếu: 8.000.000 cp phổ thông. Tổng số trải phiếu đang lưu hành:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ).DOC
Tài liệu liên quan