Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 6

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3

I Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 3

1 .Khái niệm về vốn: 3

2. Các đặc trưng cơ bản của vốn. 3

3 Phân loại vốn 4

3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 4

3.1.1. Vốn chủ sở hữu 4

3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp. 4

3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 6

3.2.1.Vốn cố định của doanh nghiệp 6

3.2.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp 8

4. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp: 9

4.1 Về mặt pháp lý: 9

4.2 Về kinh tế: 10

II.Hiệu quả sử dụng vốn 11

1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn. 11

2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 12

3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 14

3.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn. 14

3.1.1.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 14

3.1.2.Hệ số sinh lời doanh thu .(ROA) 15

3.1.3.Hệ số sinh lời vốn CSH (ROE) 15

3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 15

3.2.1.Hiệu suất sử dụng vốn cố định 16

3.2.3.Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định 16

3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động 17

3.3.1.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 17

3.3.1.Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động 17

3.3.3.Tốc độ luân chuyển của vốn lưu đông 18

4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 20

4.1. Chu kỳ sản xuất. 20

4.2. Kỹ thuật sản xuất. 20

4.3. Đặc điểm của sản phẩm. 21

4.4. Tác động của thị trường thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 21

4.5. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất 21

4.6. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 22

4.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn 22

4.8. Các nhân tố khác cách chính sách vĩ mô của Nhà nước. 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 24

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 24

1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 24

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 27

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 28

2.2 Cơ cấu tổ chức quản lỷ của công ty 29

2.2.2.Hội đồng quản trị: 29

2.2.3. Ban kiểm soát: 29

2.2.4.Ban giám đốc điều hành công ty gồm 01 29

2.2.5. Các phòng nghiệp vụ công ty. 29

3. Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 30

II.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 31

1.Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây 31

2. Thực trạng vốn và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 37

2.1.Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. 37

2.1Cơ cấu nguồn vốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 39

2.3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 44

3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 46

3.1. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 46

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 48

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới trang thiết bị tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 51

4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 53

4.1. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn6 53

4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 56

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 59

1.Những thành tựu mà CTCPXD&PTNT6 đã đạt được trong 3 năm vừa qua. 59

2.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 59

3.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. 60

3.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 60

3.2. Công tác quản lý các khoản phải thu. 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 62

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62

II. NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 63

1.Bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp 63

2. Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 64

2.1. Đối với vốn cố định 64

2.1.1. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. 64

2.1.2. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý. 65

2.1.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 65

2.1.4. Sửa chữa duy tu bảo dưỡng tài sản cố định 65

2.1.5. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 65

2.1.6. Những biện pháp kinh tế khác. 66

2.2. Đối với tài sản lưu động. 66

2.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: 67

2.2.2. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 67

2.2.3. Các biện pháp tổng hợp 67

2.2.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 68

III.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 68

1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. 68

1.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 69

1.3. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý 69

2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69

2.1. Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất. 69

2.2. Tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ. 70

2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. 70

IV. MỘT SỐ KIẾM NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 71

1. Đối với các ngân hàng thương mại 71

2. Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 6 72

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi công nên công tác tổ chưc thục hiện cũng như việc quản lý cũng mang những đặc điểm khác biệt.Công ty thực hiện chế độ hoạch toán độc lập với hình thức sở hữu vốn tập trung hoạt động theo hình thức khoán định mức chi phí .Và công ty có các tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn HÀ Nội và mở tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 được tổ chức theo cơ cấu phòng ban trực tuyến ,mỗi bộ phận được giao mội hoặc một số nhiệm vụ nhất định ,mối quan hệ quyền hành được phân định với một cấp trên trực tuyến không thông qua khâu trung gian nào trong công ty. - Mỗi phòng ban nghiệp vụ được giao thực hiện một số chức năng riêng. Cơ cấu của mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 đến 2 phó phòng cùng một số nhân viên. - Mỗi xí nghiệp thành viên được giao thực hiện một số chức năng nhiệm vụ riêng và có cơ cấu 1 giám đốc xí nghiệp, 1 hoặc 2 phó giám đốc xí nghiệp và bộ máy giúp việc. Giám đốc xí nghiệp do công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kết quả hoạt động của xí nghiệp. Các phòng ban của công ty hoạt động theo chức năng tham mưu giúp việc giám đốc, được giao nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác. Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm nhằm tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Quan hệ giữa các phòng ban và các xí nghiệp thành viên là quan hệ ngang có tính chất hữu cơ, có sự tác động qua lại vì vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ nhằm tạo điều kiện để các xí nghiệp hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Mặt khác thông qua đó các phòng ban cũng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là hướng nghiệp về công tác nghiệp vụ, quản lý theo chức năng đã được phân công dẫn giúp đỡ xí. 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT P. KTẾ-KẾ HOẠCH - THI CÔNG BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT TT. TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XD Chi nhánh Hưng Yên Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Lạng Sơn Chi nhánh Hà Tĩnh Chi nhánh TP Hồ Chí Minh TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC Các bạn đội xây dựng - giao thông - thủy lợi - điện nước…. 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lỷ của công ty 2.2.2.Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty quyết định mọi vấn đề của công ty liên quan đến quyền lợi và mục đích của công ty ,trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông .Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra và cơ quan quyền lực này cũng có thẩm quyền miễn nhiệm họ. 2.2.3. Ban kiểm soát: Là người thay mặt cổ đông để quan sát mọi vấn đề hoạt động kinh doanh của công ty kiểm soát hoạt động của hội đồng quản trị nhằm hạn chế các sai phạm của các thành viên trong hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích của các cổ đông của công ty. 2.2.4.Ban giám đốc điều hành công ty gồm 01 Tổng giám đốc và 3phó tổng giám đốc tổ chức thưc hiện các quyết định của hội đồng quản trị , điều hành mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết của hội đồng quản trị ,nghị quyết của hội đồng cổ đông ,theo điều lệ của công ty và tuân theo pháp luật .Song song với nó ban giám đốc chịu trách nhiệm về các kết quả đạt được của công ty trước hội đồng quản trị và trước đại hội đồng cổ đông. 2.2.5. Các phòng nghiệp vụ công ty. * Phòng tổ chức hành chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kế hoạch tiền lương. Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác điều hành cán bộ, công nhân lao động, quản lý hành chính trong công ty, theo dõi ,giám sát số lượng và việc thưc hiện nghiêm chỉnh chế độ giờ giấc công tác làm việc của cán bộ công nhân viên. Phòng có chức năng: Tham mưu giúp giám đốc về tuyển dụng, bố trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. * Phòng kế toán - tài chính: Do sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty theo pháp lệnh thống kê kế toán hiện hành. Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính cấp phát và giám sát chặt chẽ việc chi tiêu hoạch toán kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty thực hiện phân phối ,giám sát các nguồn ,boo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Ban giám đốc điều hành kết hợp với phòng tài chính kế toán thông qua thông tin kế toán tài chính cung cấp để phụ trách việc ký kết các hợp đồng . Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị :thực hiện hoàt động mua và trong và ngoài nước nhằm mục đích xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho các ban xây dựng. Trung tâm tư vấn và đầu tư thiết kế :thực hiên việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp ,lâm nghiệp ,cải tạo ruộng đất giao thông dân dụng ,tư vấn đấu thầu chọn thầu hợp đồng kinh tế về xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị ,thiết kế quy hoạch ,thiét kế và dự toán công trình . Và các đội sản xuất cơ sở và các ban phòng và các chi nhánh tại các tỉnh thành cơ sở. 3. Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình nhà cửa, cầu cống, được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng phân bổ tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụng dài và liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm. Sản xuất của ngành xây dựng có chu kỳ dài, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định luôn biến động theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công để thực hiện phần việc của mình trong điều kiện diện tích hạn chế. Mặt khác sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Tất cả những đặc điểm kể trên đều ảnh hưởng đến mọi khâu thi công xây dựng kể từ khâu thi công, cung ứng vật tư,... đến chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hạch toán sản xuất, bàn giao nghiệm thu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. II.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 1.Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây Từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 nói riêng được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu thầu và các điều kiện bất lợi do thời tiết đem lại đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005,2006,2007 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ(%) 2005 2006 2007 06/05 07/06 1 Doanh thu 102.818.096 103.119.112 77.800.602 100,29 75,44 2 Giá vốn hàng bán 74.143.700 82.601.669 72.971.227 111,40 88,34 3 Lợi nhuận trước thuế 1.180.309 1.219.963 2.121.317 103,35 173.88 4 Lợi nhuận sau thuế 849.822 1.219.963 1.824.333 143,55 149,54 Nguồn báo cáo tài chính CTCPXDVPTNT6 Qua Nguồn báo cáo tài chính CTCPXDVPTNT6 bản phân tích cho ta thấy tổng doanh thu qua các năm cụ thể năm 2006 tăng 301.016 nghìn đồng bằn tương ứng 100.29% so với năm 2005, năm 20007 giảm 25.318.510. nghìn đồng. Sự tăng giảm của doanh thu biến thiên cùng chiều với giá vốn hàng bán của công ty. Doanh thu năm 2006 đạt tốt nhất trong 3năm năm 2007 doanh thu của công ty giảm đáng kể so với 2 năm trước là điều cầm để cho ban lảnh đạo công ty xem xét lại mục tiêu tăng trưởng của mình..Mặc dù doanh thu của các năm 2005, 2006 là khá cao nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lai không cao .Năm 2005 đạt 1.180.309 năm 2006 đạt 1.219.963,năm 2007 đạ 2121.317 lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm đây là dấu hiệu tốt của công ty, mặc dù doanh thu của năm2007 giảm so với năm 2006 nhưng lợi nhuận của năm2007 lại tăng so với năm 2006.Qua tỷ số tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và sau thuế cho thấy năm 2006 tăng so với năm 2005là 103,35% năm 2007/2006 là 173,88%.điều này cho thấy chi phí sản xuất xây dựng ở các năm 2007 ,2006,2005 là cao ,qua sự tăng trưởng của lợi nhuận cho thấy năm trong năm 2007 doanh nghiệp đã có biện pháp đáng kể để cải thiện chi phí sản xuất của doanh nghiệp xuống đáng kể tăng được lợi nhuận của công ty lên đáng kể so với các năm 2005,2006.Bên cạnh những kết quả đạt được trong muc tiêu giảm chi phí thi công xây dựng công ty phải xem xét nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán còn cao để có những biện pháp khắc phục. Để thấy rỏ hơn tình hình tài chính của công ty chúng ta đi xem xet kỷ hơn tình hình tài chính của công ty. Bảng2 Tình hình tài chính của công tỷ trong 3năm2005,2006,2007 STt Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch06/05 Chênh lệch07/06 2005 2006 2007 tuyệt đối tỷ lệ % tuyệt đối tỷ lệ% 1 Tổng tài sản 102.672.868 97.105.680 97.929.510 -5.567188 -5.73 823.830 0,85 2 Tài sản lưu động - 88.852.572 87.921.586 -930.986 -1,04 3 Tại sản cố định - 8.252.107 9.692.881 1.440.774 4 Tổng nguồn vốn 102.672.868 97.105.680 97.929.510 -5.567.188 -5,4 823.830 0,85 5 Nợ ngắn hạn 87.061.272 84.041.303 84.511.281 -3.019.969 -3,5 469.978 0,55 6 Nợ dài hạn 4.931.450 2.194.331 3.800.593 -2.737.119 -55 1.606.262 73,2 7 Vốn CSH 10.680.146 10.870.045 9.617.635 189899 1.8 -1.252.410 -11, 5 8 Tỷ suất tài trợ(7)/(1) 10,40% 11,19% 9,82% - - 9 Tỷ suất đầu tư (3)/ (1) - 8,49% 9,89% - - Nguồn báo cáo tài chính CTCPXDVPTNT6 Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng giảm các năm, năm 2006 tổng tài sản giảm -5.567.188 nghìn đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 823.830 nghìn đồng so với năm -2006. tương ưng với tỷ lệ :năm 2006giảm so với năm 2005là -5,73% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,85%; điều đó cho thấy quy mô mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự biến động năm 2006 có sự sụt giảm mạnh về tổng tài sản của doanh nghiệp và năm 2007 có sự tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ không lơn chí đạt 0,85% Điều này có thể lý giải sự sụt giảm về nguồn vốn trong năm 2006 là do công ty bắt đầu cổ phần hoá nguồng vốn và nguồn vônvốn sụt giảm này là nguồn vốn của nhà nước được rút ra trong quá trình cổ phần hoá.Năm 2007 có sự tăng trưởng trở lại trong tổng nguồn vốn nhưng không có sự đột phá nói chung năm 2007khng có sự biến động mạnh teong tài chính của công ty.Tuy nhiên tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về tỷ suất tài trợ, năm 2005 là 10,40%% đến năm 2006 tăng lên 11,19%năm 2007 giảm chỉ còn có 9,82% điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty là khá thấp và có sự biến động nhưng không lớn năm 2006tỷ lên này tốt nhất với 11,19% và trong năm 2007 giảm xuống còn 9,82% sự biến đông này cả thể hiện cả về mặt số tuyệt đối và tương đối . Về tỷ suất đầu tư, năm 2006 tài sản cố định chiếm tới 8,49% trong tổng tài sản và tỷ trọng này tăng lên 9,89% ở năm 2007. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản trong công ty là không lớn .Và không có sự biến động lớn nào tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty là không lớn chỉ xấp xỉ 10% trong 2 năm . Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản qua các năm, năm 2005,2006,2007 này là cao . Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tăng từ 1,09 năm 1998 lên 1,14 năm 2000 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.Ngoài ra ta xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần năm 2006 của công ty là 4811269 nghìn đồng; năm 2007 là 3.410.305 nghìn đồng.Năm 2006,2007 vốn hoạt động thuần của công ty là quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.Không tốt cho tình hình tài chính của công ty. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 Đơnvị 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 1 Doanh Thu 102.818.096 103.119.112 77.800.602 2 Lợi nhuận trước thuế 1.180.309 1.219.963 2.121.317 3 Lợi nhuận sau thuế 849.822 1.219.963 1.824.333 4 Tổng tài sản 102.672.868 97.105.680 97.929.510 5 Vốn CSH 10.680.146 10.870.045 9.617.635 6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,15% 1,13% 2,16% 7 Hệ số sinh lời doanh thu 0,83% 1,25% 1,86% 8 Hệ số sinh lời VCSH 7,9% 11,22% 18,9% Nguồn: Báo cáo tài chính của CT CPXD&PTNT6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm nó cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty có xu hướng tăng cao dần. Năm 2006 tỷ lệ này là 0,015, cứ một đồng tài sản đem lại 0,015 đồng doanh thu, năm 2006 tỷ lệ này là đến 0,0113 cứ 1 đồng tài sản ở năm 2006 đem lại 0,013 đồng doanh thu,năm 2007là 0,0216 cứ 1 đồng tài sản đem lại 0,00216%. Tỷ lệ này của công ty là tương đối thấp ,nó cho thấy tài sản của công ty đem lại doanh thu cho công ty là không cao ,mặc dù tỷ lệ này ở năm 2007 có được sự cải thiện đáng kể nhưng công ty cần cố gắng để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản cho công ty tốt hơn nữa. Hệ số sinh lời doanh thu vốn tăng qua các năm 2005,2006,2007 từ 0,83%, 1,12%, 1,86% điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty có xu hướng thuận lợi, sự gia tăng này là do tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm qua các năm còn lợi nhuân sau thuế của công ty vẩn tăng đều qua các năm 2005,2006,2007 Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, trình độ quản lý và sử dụng vốn. ở công ty.Hệ số này cũng tăng qua các năm 2005là 7,9% 2006là 11,22%, năm2007 là 18,9% chỉ số này cũng tăng đều qua các năm nó cho thấy trình độ quản lý vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt .Riêng năm 2007 tỷ số này là rất cao 18,9% cứ 100 đồng vốn của chủ sở hữu đầu tư thì đem về 18,9 đồng lợi nhuận , sự gia tăng này xuất phát từ sự gia tăng lợi nhuân của công ty ,tốc độ gia tăng lợi nhuận của công ty còn vốn chủ sở hữu của công ty lại có xu hướng ổn định. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tiến triển nhưng ở mức độ chậm. Do vậy, cần đi sâu phân tích để thấy được những mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả. 2. Thực trạng vốn và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 2.1.Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. Qua bảng 4 cho thấy nguồn vốn kinhdoanh của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 693.876 nghìn đồng tương ứng với tỷ lê 0,71% điều này cho thấy công ty đã mở rông quy mô sản xuất trong năm 2007 tuy nhiên sự gia tăng đó chỉ dạt 0,71% là một con số rất khiêm tốn công ty cần có những mổ lực để tăng cường mở rộng quy mô của doanh nghiệp lớn hơn nữa .Trong 2 năm 2006,2007 tỷ trọng của Chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 2007/20006 Số tiền tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm tuyệt đối tỷ lê(+-) Vốn lưu động 84.041.303 86,43% 84.311.874 86,09% 270.571 0.3% vốn cố định 13.194.331 13,57% 13.617.636 13,91% 423.305 3,2% Tổng nguồn vốn 97.235.634 100% 97.929.510 100% 693.876 0,71% Bảng 4:Cơ cấu vốn tại CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 Chiếm rất lớn trong tổng nguồn vốn chiếm 86,43%và 86,09%và theo đó vốn cố định chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn 13,57%và 13,91% . Điều này cho thấy sự không phù hợp trong trong cơ cấu vốn vốn của doanh nghiệp bởi vì đây là doanh nghiệp xây dựng nên thường phải đầu tư vào tài sản cố định và do vậy tỷ lệ vốn cố định phải chiếm tỷ trọng lớn .Do vậy công ty cần có những thay đổi cơ cấu vốn trong tổng nguồn vốn cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình .Năm 2007 cơ cấu vốn của công ty đều tăng tổng nguồn vốn ,vốn lưu đông ,vốn cố định đều tăng ,nếu xét tỷ lệ tăng thì nguồn vốn cố định tăng nhiều nhất đạt 3,2% , cho thấy công ty đã chú trọng vào đầu tư dổi mới thiết bị máy móc. 2.1Cơ cấu nguồn vốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Bảng 5 cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 năm 5006 năm2007 Tỷ lệ tăng giảm% số tiền tỷ trọng số tiền tỷtrọng số tiền tỷ trọng 06/05 07/06 I,Nợ phải trả 91.680.146 89,6 86.235.634 89.26 88.311.874 90,17 -5,89 2,4 1,Nợ ngắn hạn 87.061.272. 84,8 84.041303 86,54 84.511.281 86,29 -0,33 0,59 2,Nợ dài hạn 4.931.450. 4,8 2.194.331 2,72 3.800.593 3,88 -55,5 0,73 II,vốn CSH 10.680.146 10,4 10.870045 10.74 9.617.635 9,83 17,79 -11,52 1,Vốn cổ phần 516.421 0,5 8.933.4.97 9,19 8.100.000 8,27 163 -9,3 2,Nguồn vốn NSNN cấp 8.708.856 8,48 0 0 0 0 0 0 3,Vốn tự bổ sung 442.564 0,43 0 0 0 0 0 0 4,Lợi nhuận chua phân phối 475.502. 0,46 0 0 0 0 0 0 5Quỷ khen thưởng phúc lợi 536.800 0,53 630.689 0,55 661.495 0,67 17,53 4,9 6, Quỷ đầu tư phát triển 0 0 1.044.754 1,0 747.769 0,7 -28 7,Quỷ dự phòng tài chính 0 0 261.104 0,2 108.370 0,1 -58,6 8, Tổng nguồn vốn 102.672.868 100 97.105.680 100 97.929.510 100 -5,4 0,85 Muốn hoạt động sản xuẩt kinh doanh doanh nghiệp phải khai thác và tạo lập nguồn vốn .nguồn vốn có vai trò quan trọng trong viêc mở rộng và phát triển quy mô sản xuất .hiện nay nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự do trong viễc huy động vôn đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp .Nguồn vốn của công ty do vaỵ cũng đa dạng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và tỷ trọng của từng nguồn trong tổng nguồn cũng khác nhau cụ thể cơ cấu bguồn vốn của công ty được thể hiện cụ thể trong bảng 5.Nguồn vốn của công ty trong năm 2005 đạt 102672868 cao nhất trong 3 năm ,sang năm 2006 nguồn vốn của công ty có sự thay đổi rỏ rệt .Do sự cổ phần hoá của công ty.Tổng nguồn vốn của công ty năm 2006giảm xuống 97.105.680 và năm 2007 đạt 97.929.510 ta thấy sau cổ phần hoá nguồn vốn của công ty đã bị giảm xuống do nhà nước rút bớt số vốn của mình trong công ty bán cho cổ đông, năm 2007 nguồn vốn của công ty có sự tăng trưởng trở lai với tỷ lệ tăng giảm 06/05 giảm 5,89% năm 2007 tăng trở lai 2,4% Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm cũng có sự khác biệt khá rỏ trước và sau khi cổ phần hoá .Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong công ty vẩn chiếm tỷ trọng lớn cả 3 năm tổng nợ phải trả đều lớn hơn 90%. Đièu này là không tốt đối với tình hình tài chính của công ty.Trong đó nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn công ty cần có các điều chỉnh phù hợp với trong tổng cơ cấu nguồn vốn của mình . Để tăng khả năng tự chủ về tài chính của mình không nên quá mạo hiển khi sử dụng nguốn vay nợ là quá lớn như vậy. Năm 2005 cơ cấu nguồn vốn CSH củng có những khác biệt so với năm 2006,2007 nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp chiếm 8,48% trong khi đó ở năm 2006,2007 nguồn nay là bằng 0.Và ở nguồn vốn cổ phần năm 2005chiếm 0.5%năm 2006 là 9,19% năm 2007 là 8,27% ,với tỷ lệ tăng 06/05 là 163% và năm 2007 có xu hướng giảm -9,3%.Cho thấy sau khi cổ phần hoá nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng trửơng mạnh.và vốn do ngân sách nhà nước cấp cho công ty đã không còn , điều này cho thấy công ty đã độc lập trong công tác quản lý độc lập rất lớn trong đối với sự chi phối của nhà nước.Nhìn tổng quan trong 3 năm thì tình hình tài chính của công ty có sự thay đổi mạnh mẻ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty trước và sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp ,sau khi cổ phàn hoá doanh nghiệp thì tình hình tài chính của công ty có sự thay đổi và vẩn giử được đà tăng trưởng và phát triển ổn định .Tạo tiền đề cho công ty trong những năm tiếp theo.Tuy nhiên công ty cần chú ý đến khả năng tự chủ về tài chính của mình. Để có cái nhìn chính xác về khả năng tài chính của mình .chúng ta cần chú ý đến các chỉ tiêu ở bảng 6 sau: Bảng 6: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ tăng giảm % 2005 2006 2007 06/05 07/06 1. Tổng Nợ Nghìn đồng 91.992.722 86.235.364 88.311.874 -5,98% 2,4% Tổng vốn CSH Nghìn đồng 10.680.146 10.870.045 9.617.635 17.97% -11,52% Hệ số nợ (1)/ (3) Lần 0,89 0,88 0,9-1,1% 1,1% 2,2% Hệ số VCSH (2)/(3) Lần 0,11 0,12 0,1 9,1% -16,66% Ta thấy hệ số nợ của công ty qua 3 năm 2005,2006,2007 là rất cao xấp xỉ 0,9 lần .Và do đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại rất thấp .Điều này càng chứng tỏ khả năng tự chủ của công ty là thấp. Tổng nợ của công ty năm 2006giảm so với năm năm 2005 là-5,98% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,4%. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 tăng với năm 2005 là 17,19% và năm 2007 giảm so với năm 2007 -11,52%. Sự tăng giảm về tỷ lệ giữa nợ vay và vốn CSH có sự biến động là không lớn. Hệ số nợ cao làm tăng rủi ro về tài chính của công ty nhưng bù lại nó có thể tăng khả năng chiếm dụng vốn của công ty có khả năng khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH nếu công ty làm ăn có hiệu quả . 2.3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 7:Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính 1000đ Stt Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 1 Vốn dài hạn - 13.064.376 13.418228 2 Vốn CSH - 10.870.045 9.617.635 3 Vay dài hạn - 2.194.331 3.800.593 4 Tài sản dài hạn - 11.536.936 10.007923 5 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(4) - 1.527.440 3.410.305 Nguồn báo cáo tài chính CTCPXD&PTNT6 Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Ta xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở bảng 7 Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Do đó công ty đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Việc sử dụng nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định là hợp lý, giúp công ty đảm bảo được nguồn vốn để kinh doanh. Ta thấy nguồn vốn mà công ty đi vay dài hạn trong 2 năm 2006 và 2007 không những đảm bảo cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn mà còn làm cho vốn lưu động thường xuyên trong 2 năm đó dương là 1527.440 và3.410.305 phần vốn lưu đông thường xuyên này công ty có thể đầu tư vào tài sản ngắn han.Tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ chuẩn bị và đầu tư máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu.Ta sẻ xem xét nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty qua bảng 8. Bảng 8:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của CTCPXD&PTNT6 Đơn vị tính 1000đ STT Chỉ tiêu 2006 2007 1 Vốn ngắn hạn 84.235.634 84.511.281 2 Phải thu 57.162.723 73.473.572 3 Hàng tồn kho 13.761.376 7.901.637 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (2)+(3)-(1) -13.311.535 -3.136.062 Nguồn báo cáo tài chính của CTCPXD&PTNT6 Trong 2 năm, 2006 và năm 2007 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều <0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.Mặt khác vốn lưu động thường xuyên của công ty dương điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền của công ty lớn công ty cần có các biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng lượng vốn bằng tiền này có hiệu quả đên lại lợi nhuận cho công ty.Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp, tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn. 3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 3.1. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33418.doc
Tài liệu liên quan