Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dựng Miền Tây 3

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây 3

1.1.2. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty 3

1.1.2.1. Quá trình hình thành 3

1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 4

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 5

1.1.3.1. Ban Giám đốc 5

1.1.3.2.Các phòng ban Công ty 8

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11

1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 14

1.3.1. Lực lượng lao động. 14

1.3.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 16

1.3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 17

1.3.4. Đặc điểm về thị trường, khách hàng 18

1.3.5. Môi trường tự nhiên 20

1.3.6. Môi trường kinh tế 20

1.3.7. Môi trường pháp lý 21

1.3.8. Môi trường kinh tế xã hội 22

1.3.9. Môi trường kỹ thuật, công nghệ 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 24

2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty 24

2.1.1. Đặc điểm về vốn kinh doanh tại Công ty 24

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 27

2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 27

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định 29

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 32

2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty 34

2. 3.1 Những kết quả đạt được: 34

2. 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 35

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 38

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 38

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 40

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 40

3.2.1.1. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. 40

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. 42

3.2.1.3 Thực hiện thuê và cho thuê tài sản cố định 44

3.2.1.4. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 46

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 47

3.2.2.1. Đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối tác. 47

3.2.2.2. Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán. 48

3.2.2.3.Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất. 49

3.2.2.4. Thực hiện tốt công tác dự toán Ngân quỹ. 50

3.2.2.5. Các biện pháp kinh tế khác 51

3.3. Kiến nghị 52

KẾT LUẬN 52

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao Công ty phải nhập khẩu do các nhà cung cấp trong nước không sản xuất được hoặc chất lượng sản xuất thấp không đáp ứng được yêu cầu của công trình cũng như của chủ đầu tư. Ngoài ra, chính sách thuế cũng tác động tới thu nhập của Công ty, tùy thuộc vào mức thuế mà Nhà nước quy định, do đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 1.3.8. Môi trường kinh tế xã hội Khách hàng của doanh nghiệp luôn tồn tại trong một môi trường văn hoá xã hội nhất định, để có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng, ký được những hợp đồng có lợi cho Công ty hay khả năng trúng những gói thầu phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hoá xã hội ở nơi mà Công ty đang hoạt động. Nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất sản phẩm nào, lựa chọn công nghệ sản xuất nào. Hiện tại Công ty chủ yếu hoạt động trong nước nên môi trường kinh tế còn ảnh hưởng ít đên Công ty. Sự hội nhập ngay càng được mở rộng, xu thế toàn cầu hóa đang được nhiều nước ủng hộ, do vậy trong thời gian tới Công ty có thể phải tiếp xúc với nhiều môi trường xã hội rất khác nhau, cũng có thể có những phong tục tập quán rất khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Trước khi quyết định đầu tư vào một công trình nào đó Công ty nên tìm hiểu rõ môi trường văn hóa xã hội tại đó, không hiểu rõ điều này thì Công ty có thể không ký được những hợp đồng có giá trị, dẫn đến nguồn vốn của Công ty không được sử dụng, vòng quay của vốn sẽ chậm (nguồn vốn của Công ty còn có cả vốn vay, trông khi vốn không được sử dụng mà vẫn phải trả lãi vay làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao). Công ty nên chú ý tới điều này vì trong tương lai nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 1.3.9. Môi trường kỹ thuật, công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng nhanh cùng với xu thế chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động của các yếu tố này. Ý thức được điều này Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây luôn quan tâm đến công nghệ mà Công ty đang sử dụng và cập nhật những công nghệ mới trên thế giới để tạo lợi thế trong việc cạnh tranh thi công các công trình vời các doanh nghiệp khác. Đồng thời song song với việc đó công ty cũng ưu tiên tuyển dụng những kỹ sư, công nhân có tay nghề cao có thể làm chủ được những công nghệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với những máy móc, trang thiết bị dùng trong lĩnh vực Công ty đang hoạt động. Công ty cũng không bỏ qua việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ngay càng biến động ngày nay. Sự đầu tư đúng mức, đúng chỗ sẽ giúp cho Công ty ký được những hợp đồng lớn và có giá trị, máy móc và trang thiết bị của Công ty sẽ được sử dụng nhiều. Vì thế ít chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình, số vòng quay của vốn cũng được rút ngắn xuống, làm tăng hiệu quả sử dụng vôn của Công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty 2.1.1. Đặc điểm về vốn kinh doanh tại Công ty Bảng 5: Thực trạng sủ dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Đơn vị: 1000đ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn kinh doanh 33.467.984 48.957.564 78.893.747 94.701.931 75.482.999 Vốn cố định 13.373.087 22.483.965 25.115.001 23.083.480 19.463.348 Vốn lưu động 20.094.897 26.473.599 53.778.746 71.618.451 56.379.651 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với những công ty xây dựng nói chung và Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây nói riêng thì nhu cầu về vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn vì vậy cần xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định. Trong những năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chậm ,trong khi đó nhu cầu về máy móc thiết bị để thi công các công trình đang tăng nhanh. Bên cạnh đó công ty còn có nhu cầu đổi mới may móc thiết bị cho phù hợp với trình độ công nghệ ngày nay và sự đòi hỏi về chất lượng công trình ngày nay. Công ty đã cố gắng huy động vay nợ dài hạn song cũng có những lúc nguồn vốn dài hạn vẫn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Vì vậy công ty đã phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản cố định. Tình hình này không đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty vì vòng quay của nguồn vốn ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn cố định do vậy sẽ gây khó khăn cho khả năng thanh toán và trả nợ ngắn hạn của công ty. Nhận thức được điều đó Công ty đã nhanh chóng tìm cách khắc phục tình trạng trên. Để tiến hành thi công được các công trình xây dựng chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao các khoản phải thu, nguồn vốn ngân sách cấp, vay ngắn hạn, người bán ứng trước. 2.1.2. Đặc điểm về vốn cố định của Công ty Bảng 6: Ngồn vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Đơn vị: 1000 đ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn ngân sách 1.546.298 1.845.675 2.034.569 1.760.856 1.760.856 Nguồn tự bổ sung 359.875 365.249 645.259 845.000 711.300 Vay dài hạn 6.768.401 15.146.544 15.856.954 12.883.000 10.648.943 Nguồn vốn khác 4.698.513 5.126.497 6.578.219 7.594.624 6.342.249 Tổng Vốn cố định 13.373.087 22.483.965 25.115.001 23.083.480 19.463.348 Doanh thu 30.295.000 23.099.000 48.626.000 66.590.000 60.844.000 LN ròng 70.000 60.500 220.000 302.000 250.000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua biểu trên, ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm và trong năm 2006, 2007 là không thay đổi. Điều đó cho thấy rằng Nhà nước đang để cho các doanh nghiệp độc lập tự chủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính mình. Đây cũng là một khó khăn cho công ty trong thời gian tới. Nhưng với nhu cầu vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng, công ty đã vay vốn dài hạn của ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Bảng trên cũng cho thấy tình hình vốn cố định của Công ty tăng nhanh vào năm 2004 và 2005 do Công ty chú ý đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho phù hợp với chất lượng công trình đòi hỏi và tạo lợi thế so với những doanh nghiệp trong cùng ngành trong việc đấu thầu các công trình. Cụ thể là năm 2004 số vốn cố định của công ty tăng 9.110.878 (nghìn đồng) tương ứng tăng 68,13 %. Năm 2005 vốn cố định của công ty tăng 2.631.036 (nghìn đồng) tương ứng tăng 11,7 %. Chúng ta cũng có thể thấy số vốn cố định này giảm nhanh ở những năm gần đây do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liện, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, giá cả các thiết bị đầu vào cũng tăng nhanh làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị. Bên cạnh đó số máy móc , trang thiết bị cũ cũng bị khấu hao dần làm cho số vốn cố định của công ty giảm dần. Cụ thể là năm 2006 giảm 2.031.512 (nghìn động) tương ứng giảm 8.09 %, năm 2007 giảm 3.620.132 (nghìn đồng) tương ứng giảm 15.68 %. 2.1.3. Đặc điểm về vốn lưu động của Công ty Bảng 7: Thực trạng vốn lưu động tại Công ty những năm gân đây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1.Nguồn vốn ngân sách 1468791 1534126 2103453 1760856 1760856 2.Nguồn vốn tự bổ sung 246534 512354 645125 760235 532452 3. Vay ngắn hạn 13402236 16606521 30220569 29375967 33731228 4. Phải trả người bán 5531584 11583163 3931122 13071690 8065930 5. Người mua ứng trước 1756482 2164000 7451000 9552973 4947000 6. Thuế và các khoản phải nộp 438983 317844 2482126 384264 264000 7. Phải trả công nhân viên 108764 1198246 428500 754654 1810193 8. Phải trả nội bộ 504616 667788 1002311 25899738 8520093 9. Nguồn vốn khác 2168478 3472707 9445649 3129751 4813816 Tổng vốn lưu động 20094897 26473599 53778746 71618451 56379651 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Sự biến động của vốn lưu động cũng gần giống với sự biến động của vốn cố định. Trong các năm 2004, 2005, 2006 tăng lần lượt là 6.378.702; 27.305.147; 17.839.705 (nghìn đồng), tương ứng tăng 31,74%; 103,14%; 33,17%. Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản lưu động cao như vậy có thể gây mất cân đối trong cơ cấu tài sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Biểu đồ 6: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh *Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Hệ số doanh lợi Vốn kinh doanh Bảng 8: Hệ số doanh lợi VKD của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hệ số doanh lợi VKD 0.002092 0.001236 0.002789 0.003198 0.003296 Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh cho biết trong những năm qua tinh hình sử dụng vốn của công ty chưa được tốt. Hệ số này cho biêt cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng trên cho thấy tình hình sử dụng vồn có được cải thiện qua các năm nhưng một đồng vốn kinh doanh tạo ra rất ít lợi nhuận. cụ thể là 0.002092 vào năm 2003, các năm tiếp theo lần lượt là 0.001236 ; 0.002789 ; 0.003189 ; 0.003296. Nguyên nhân của tình trạng trên là do quá trình quản lý vốn chưa được tôt gây thất thoát, lãng phí. * Suất hao phí của vốn: Vốn kinh doanh Suất hao phí của vốn = Lợi nhuận ròng Bảng 9: Suất hao phí của vốn Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Suất hao phí của vốn 478.011 809.06 358.55 313.57 303.39 Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng lợi nhuận thì công ty phỉ bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. qua bảng trên ta thấy để tạo ra một đồng lợi nhuận thì số vốn mà công ty phải bỏ ra ngày càng giảm (trừ năm 2004 là 809,06). Trong khi đó vốn kinh doanh của công ty liên tục được bổ sung qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, tuy nhiên mức này vẫn còn cao trong các công ty trong cùng ngành. * Số vòng quay của vốn kinh doanh: SVVKD = TR/ VKD Bảng 10: Số vòng quay của VKD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số vòng quay VKD 0,905193 0,471817 0,616348 0,070315 0,802236 Chỉ tiêu số vòng quay của vốn cho biết khả năng thu hồi vốn của công ty, qua bảng trên cho thấy số vòng quay của vốn ngày càng giảm và vẫn cồn thấp. Nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm và những năm gần đây còn giảm, mô, một phần là do các nguên nhân khác như những khoản phải thu tăng nhanh, đó cũng là một đặc điểm của ngành xây dựng. Cụ thể là số vòng quay của vốn qua các năm tư năm 2003 đến 2007 lần lượt như sau: 0,905193 ; 0,471817 ; 0,616348 ; 0,070315 ; 0,802236 . 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn. Vốn cố định là bộ phận thứ nhất có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào quá trình sản xuất và tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công Ty xây dựng miền Tây ta nghiên cứu cơ cấu vốn theo nguồn hình thành: + Vốn do ngân sách nhà nước cấp + Vốn vay dài hạn + Vốn tự bổ sung. Là một doanh nghiệp xây dựng, công ty xây dựng miền Tây có một cơ cấu phân bổ vốn điển hình cho ngành xây dựng, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn sử dụng vào hoạt động kinh doanh, trong đó tài sản cố định dùng cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Nhà máy ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định.... * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Doanh thu( hoặc doanh thu thuần) trong kì Hiệu suất sử dụng vốn cố định = VCĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 11: Hiệu suất sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu suất sử dụng VCĐ 0.00227 0.00103 0.00194 0.00288 0.00313 Ý nghĩa: Cứ 1000 đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2.27 đồng doanh thu vào năm 2003, 1.03 đồng doanh thu vào năm 2004, 1.94 đồng doanh thu năm 2005, 2.88 đồng doanh thu năm 2006, 3.13 đồng doanh thu năm 2007. Như vậy, ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định không ổn định qua các năm. Năm 2004 và năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định bị giảm mạnh so với năm 2003, bắt đầu từ năm 2006 tỉ số này mới tăng vượt mức năm 2003. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu đáng mừng vì trong những năm gần đây công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn cố định * Hàm lượng vốn tài sản cố định: Vốn sử dụng bình quân trong kì Hàm lượng vốn tài sản cố định = Doanh thu Bảng 12: Hàm lượng tài sản cố định Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hàm lượng vốn TSCĐ 441.2 937.4 516.5 346.7 319.9 Ý nghĩa: Để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần sử dụng 441.2 đồng vốn tài sản cố định năm 2003, và 937.4 đồng năm 2004, 516.5 đồng năm 2005, 346.7 đồng năm 2006, 319.9 đồng năm 2007. Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Năm 2004 là năm đánh dấu hoạt động yếu kém nhất của công ty. Phải mất tới 937.4 đồng vốn tài sản cố định mới có thể tạo ra một đồng doanh thu. Các năm sau đó tỷ lệ này giảm xuống rất mạnh. Điều này đạt được là do ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách tài chính hiệu quả nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để cụ thể hơn, có thể nhìn vào biểu đồ dưới đây Biểu đồ 7: Hàm lượng vốn, TSCĐ * Hiệu quả sử dụng vốn cố định Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Hiệu quả sử dụng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 13: Hiệu quả sử dụng VCĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu quả sử dụng VCĐ 0.0052 0.00269 0.00879 0.0131 0.0128 Ý nghĩa: Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra được 0.0052 đồng lợi nhuận năm 2003. Tỷ lệ này ngày càng tăng mạnh và tới năm 2007 thì 1 đồng vốn cố định đã tạo ra được 0.0128 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy ta có thể thấy tuy Công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao, mặt khác công ty vẫn chưa sử dụng hết hiệu quả đồng vốn cố định bỏ ra. Có thể nói 3 năm gần đây việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt, đặc biệt là năm 2007, đó là kết quả của việc đầu tư có hiệu quả cho công nghệ sản xuất mới, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng, hiệu quản sử dụng vốn nói chung, công ty cần phải quan tâm đến công tác quản lý bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp. 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào muốm sản xuất kinh doanh. Số vốn lưu động của công ty là khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. số vốn luu động của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn, bên cạnh đó còn những nguồn khác như nguồn ngân sách cấp, người mua ứng trước, vốn góp cổ phần của cổ đông, lợi nhuận chưa phân phối …. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) Hiệu quả sử dụng VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 14: Hiệu quả sử dụng VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu quả sử dụng VLĐ 0.003483 0.002285 0.004091 0.004217 0.004434 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty năm 2004 co giảm so với năm 2003, một đồng vốn chỉ sinh ra được 0,002285 đồng lợi nhuận, nguyên nhân do thị trường có nhiều biên động mạnh, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành và có cả những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Các năm còn lại hiệu suất sử dụng tài sản của công ty được cải thiện dần và ngày một tốt hơn. Chỉ số này năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 0,004091 ; 0,004217 ; 0,004434. * Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ số này cho biết khả năng thu hồi vốn của công ty, chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Doanh thu Số vòng quay VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 15: Số vòng quay của VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số vòng quay VLĐ 1.507597 0.87253 0.904186 0.929788 1.079184 Ta có thể thấy số vòng quay của vốn năm 2004 giảm rất nhiều so với năm 2003, các năm khác có tăng dần nhưng không vẫn không bằng năm 2003, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2004 không những các khoản phải thu tăng nhiều so với năm 2003 mà doanh thu năm đó cũng giảm mạnh (từ 30.295 triệu đồng xuống còn 23.099 triệu đồng). Hiện tượng đó đã làm cho số vòng quay của vốn giảm từ 1.507597 xuống còn 0.87253. Nhận thức được khẳ năng thu hồi vốn chậm so với những năm trước đó Ban lãnh đạo công ty đã đề ra các giải pháp nhăm tăng khả năng thu hồi vốn cho công ty, và tình hình đó đã được cải thiện ngay trong những năm tiếp theo. * Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển: Có thể thấy số ngày luân chuyển vốn của công ty ngày một giảm qua bảng số liệu dưới đây, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tốt lên, chỉ riêng có năm 2004 là tăng lên, như đã phân tích ở trên năm 2004 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. 365 Số ngày luân chuyển = Số vòng quay VLĐ Bảng 16: Số ngày luân chuyển VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số ngày luân chuyển 242.1072 418.3239 403.6779 392.5625 338.2186 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty Hoạt động trên một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển, lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường xây dựng. 2. 3.1 Những kết quả đạt được: Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng vốn của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu thuần không ngừng tăng trong các năm qua khiến đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận. Công ty đã thành công trong việc đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng điều hoà khá linh hoạt càng làm tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này thể hiện ở chỗ thời gian qua mặc dù được tài trợ chủ yếu bởi nợ ngắn hạn, song công ty vẫn không bị mất khả năng thanh toán. Số nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngày càng tăng và một phần nhu cầu tài sản cố định của đơn vị. Với cơ cấu vốn chưa thật sự hợp lý song công ty đã cố gắng duy trì được mức lợi nhuận dương. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động tăng trong năm 2004 rồi lại giảm trong năm 2005 nhưng về mặt giá trị thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã là một thành tích mà không phải doanh nghiệp xây dựng, nhất là doanh nghiệp xây dựng nào cũng đạt được trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hiện nay, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có thể nói là không bằng mức chung của ngành xây dựng, nhưng trong những năm qua công ty cũng cố gắng cải thiện tình hình sử dụng vốn cố định và cũng đạt được một số thành tích nhất dịnh như là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 đã tăng lên so với các năm trước đó. Công ty đã duy trì được lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty do đó tạo thuận lợi cho công ty trong sản xuất kinh doanh, chi phí khấu hao thấp giảm giá thành tăng lợi nhuận. Công ty đã tận dụng tốt những khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp khác để tài trợ cho tài sản lưu động và một phần khá quan trọng tài sản cố định. Điều này không phải là dễ dàng bởi muốn dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn công ty phải có đủ uy tín cũng như khả năng phát triển. Việc duy trì các khoản phải thu lơn cũng chưa hẳn là xấu nếu công ty biết rõ khả năng có thể thu hồi lại được số công nợ này. Đồng thời công ty có thể ký kết được các hợp đồng mới hoặc có quan hệ kinh doanh với số khách hàng chưa trả nợ này. Nếu biết tiếp thị tốt cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài này, trong thời gian sắp tới chắc chắn công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do chính sách tín dụng thương mại thu hút khách hàng. Vì vậy vốn lưu động cũng như vốn cố định sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. 2. 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở trên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm trong trong một số năm. Điều đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn đã có nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. * Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: Trong năm 2004 hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều giảm. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng chậm so với sự gia tăng của vốn cố định bình quân. Năm 2004 lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2003 khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều. Như vậy một hạn chế cơ bản là tài sản cố định đầu tư mới đã không phát huy được tác dụng. Tài sản cố định tăng liên tục trong các năm 2003 và 2004 song doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. Nguyên nhân là do các tài sản cố định mới đầu tư ít được sử dụng do khối lượng công việc tăng không đáng kể, công suất của máy móc cũ có thể đáp ứng được yêu cầu của các công trình. Vì vậy, máy móc thiết bị mới hầu như ít được dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy vốn cố định bình quân tăng nhanh trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên chậm hoặc giảm đi là một hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: Năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty kém, tồn kho cũng như các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển...lớn khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển cũng như sức sinh lợi của vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất và khâu dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Bộ phận chủ yếu của vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất là giá trị của sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong các doanh nghiệp xây dựng, đây có thể là các công trình, các hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán hoặc chi phí phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá đối với các công trình quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Vì đặc điểm của ngành xây dựng là có chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm dở dang lớn nên nếu các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển bộ phận vốn lưu động này thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Tỷ trọng hai khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho trong tổng vốn lưu động của đơn vị đang tăng trong hai năm qua. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kéo dài nên nhiều công trình chưa được hoàn thành và công ty phải duy trì sẵn sàng nguyên vật liệu cho thi công các hạng mục này. Một số công trình thi công bị gián đoạn vì bên A sửa thiết kế hay do thiếu vốn khiến công ty không có tiền thanh toán nguyên vật liệu và trả lương cho công nhân. Ngoài ra hai năm qua còn có một số các công trình chậm được quyết toán do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ... gây ra tình trạng công trình chậm được nghiệm thu hoặc thanh toán, nguyên vật liệu phải sẵn sàng ở trong kho để sử dụng tăng tức là nguyên vật liệu tồn kho tăng. Do đó hiện tượng ứ đọng vốn lưu động tác động xấu đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11320.doc
Tài liệu liên quan