MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN 7
I. Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 7
1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của vốn. 7
2. Phân loại vốn 12
3. Vai trò và chức năng của vốn. 15
II. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 16
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn. 16
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. 17
3. Chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 19
III. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 22
1. Mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 22
2. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 23
3. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 30
I. Tổng quan về công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. 30
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 30
2. Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. 40
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ. 62
I. Phương hướng sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới 62
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 64
III. Kiến nghị. 71
1. Với cơ quan Nhà nước. 71
2. Với bản thân Công ty. 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1993. Trong đó quy định rõ ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp như sau:
+ Thiết kế, xây dựng trường học;
+ Thi công xây lắp nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp và xây dựng khác.
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, trang trí nội thất.
+ Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu phục vụ xây dựng.
Ngay từ những năm đầu thành lập, Xí nghiệp đã chứng tỏ được năng lực kinh doanh của mình. Xí nghiệp đã vượt qua những khó khăn bước đầu về cơ sở vật chất, lao động, vốn một cách dễ dàng; thiết lập guồng máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả cao. Chính điều này đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp không ngừng tăng lên dẫn đến vốn kinh doanh cũng ngày càng được bổ sung đáng kể. Bên cạnh đó, Xí nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như đối với người lao động. Xí nghiệp luôn có những chính sách tốt nhất nhằm cải thiện cho cuộc sống người lao động ngày một tốt hơn. Như vậy, tuy là một danh nghiệp mới thành lập nhưng những thành tích mà Xí nghiệp đạt được không phải là nhỏ. Nó đã giúp cho Xí nghiệp có một vị trí khá vững vàng trên con đường kinh doanh của mình.
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
Ngày 27 tháng 2 năm 2004 đơn vị có Quyết định 946/QĐ- BGD&ĐT chuyển về trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tiếp đó, ngày 06 tháng 8 năm 2004 theo Quyết định số 4441/QĐ- BGD&ĐT- TCCB Xí nghiệp đổi tên từ Xí nghiệp Liên hiệp Xây dựng - Bộ Giáo dục và Đào tạo thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ cùng với việc bổ sung thêm một số ngành nghề mới.
Sau gần hai năm công ty đã có được một hệ thống ngành nghề kinh doanh khá đa dạng góp phần làm tăng vốn, mở rộng quy mô cho doanh nghiệp. Ngoài những ngành nghề cơ bản có được từ lúc thành lập, công ty còn được bổ sung một số ngành nghề như: chuyển giao công nghệ, lập dự án, kiểm định, đào tạo nghề,... Cho đến nay, công ty có 7 Xí nghiệp xây lắp, 1 Xí nghiệp cơ điện lạnh công trình, 1 trung tâm tư vấn thiết kế và 4 phòng ban chức năng. Vốn hoạt động SXKD của Công ty hiện nay bao gồm:
Vốn Nhà nước giao;
Vốn Công ty tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo quy định
Các nguồn vốn khác:
+ Vốn tự có của các Xí nghiệp thành viên tự huy động;
+ Vốn vay Ngân hàng;
+ Vốn vay huy động từ CBCNV trong Công ty có trả lãi thỏa thuận như vay Ngân hàng thông qua khế ước vay.
Vốn theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng để dự đấu thầu, thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Vốn do bán thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết.
Khi sáp nhập về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, công ty đã đổi cơ quan chủ quản. Tuy nhiên các mối quan hệ với các chủ đầu tư trong ngành giáo dục vẫn được duy trì và phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Các chủ đầu tư là các trường Đại học đã hiểu và biết được năng lực của công ty nên công việc vẫn được tiến hành một cách thuận lợi. Công ty vẫn phát huy được các thuận lợi sẵn có, vươn lên, ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức. Ban Giám đốc và đặc biệt là các Giám đốc xí nghiệp thành viên đã phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo để khai thác các hợp đồng kinh tế, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.1. Tổ chức nhân sự và quản lý của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động của Công ty.
Tổ chức nhân sự và ban quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kỹ thuật và ATVSLĐ
Phòng Kế toán – Tài chính
Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Trong đó:
- Ban giám đốc công ty: gồm Tổng giám đốc và 1 Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực cơ bản: Tư vấn – Khảo sát; Đầu tư – Xây dựng và Phát triển công nghệ.
Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho Công ty trước pháp luật Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên; có nhiệm vụ quản lý, điều hành và tổ chức mọi hoạt động của công ty theo điều lệ và pháp luật hiện hành. Tổng Giám đốc Công ty chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong Công ty và Đảng ủy cấp trên, xây dựng và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể, quần chúng hoạt động vì sự phát triển của Công ty.
Phó Tổng giám đốc phụ trách các hoạt động trong các lĩnh vực: Tư vấn – Khảo sát – Thiết kế, Đầu tư – Xây dựng và Phát triển Công nghệ; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và Pháp luật nhà nước về những công việc được phân công.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty và tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Công tác định mức tiền lương, xét thưởng, kỷ luật, chuyển xếp lương các chế độ BHXH, BHYT,... theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phòng Kế toán – Tài chính:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, kinh tế, thống kê theo pháp lệnh về kế toán thống kê, thuế và các chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước, theo Quy chế về quản lý Tài chính và hạch toán của Công ty; Làm đúng vai trò là kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nước tại công ty.
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, thống kê báo cáo theo quy định Nhà nước; xây dựng các chỉ tiêu Kinh tế – Kế hoạch phù hợp năng lực của công ty, đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả. Nghiên cứu xu thế phát triển của xã hội và định hướng của Đảng và nhà nước, cùng các thiết chế luật pháp để xác định hướng đi cho công ty trong những năm và kỳ kế hoạch tới; đảm bảo sự ổn định, phát triển vững chắc cho công ty, đồng thời nâng cao thu nhập, việc làm cho người lao động.
- Phòng Kỹ thuật và An toàn vệ sinh lao động:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức, triển khai, đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, biện pháp, tiến độ thi công các công trình của công ty theo thiết kế dự toán và quy phạm hiện hành của Nhà nước. Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt trong toàn công ty.
1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
BAN QUẢN LÝ
xí
nghiệp
1
xí
nghiệp
2
xí
nghiệp
3
xí
nghiệp
4
xí
nghiệp
5
xí
nghiệp
6
xí
nghiệp
7
Trung tâm tư vấn thiết kế
icd
Xí
nghiệp
cơ điện
lạnh
công
trình
6
Các tổ đội, xưởng sản xuất, tư vấn thiết kế,…
Trong đó các xí nghiệp thành viên là những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty, có Ban Giám đốc xí nghiệp, kế toán nghiệp vụ và cán bộ công nhân viên đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ công ty giao trên cơ sở quy chế về tổ chức và hoạt động của các xí nghiệp thành viên thuộc công ty. Các tổ, đội sản xuất là bộ phận sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các xí nghiệp thành viên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp thành viên và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám đốc công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Tuy cũng là một ngành sản xuất vật chất nhưng ngành xây dựng cơ bản lại mang lại những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp nói chung cũng như của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng đều mang một số đặc điểm nổi bật như:
- Tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ; nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp.
- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Do vậy, DN xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình.
- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc,… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng thường dài.
- Trong các DN xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi với các hình thức giao khoán khác nhau như: Khoán gọn công trình, khoán theo từng khoản mục chi phí cho nên phải hình thành bên giao khoán, bên nhận khoán và giá khoán.
1.4. Quy định sử dụng vốn của Công ty. Quy chế, tổ chức hoạt động của Công ty.
Để sử dụng hiệu quả đồng vốn, Công ty đã đề ra một số quy định về quá trình sử dụng và phân bổ vốn. Các quy định này được xem là một trong những quy chế về quản lý tài chính và hạch toán của Công ty và yêu cầu các cán bộ lãnh đạo trong công ty thực hiện theo đúng những gì đã đề ra. Cụ thể như sau:
- Đầu tư mua sắm tài sản vật dụng phục vụ hoạt động SXKD trên toàn Công ty nhằm hình thành, phát triển phần vốn cố định.
- Mua sắm thiết bị, máy móc thi công, giao cho các XNTV quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo quy định + phí sử dụng vốn (Nhà nước quy định: 0,3%/tháng); thông qua Quyết định giao TSCĐ giữa Công ty và Giám đốc XNTV.
- Ứng vốn bằng tiền (tiền mặt, séc, UNC, tiền bảo lãnh).
+ Các cá nhân, phòng ban trong Công ty được phép ứng tiền để mua sắm, chi trả cho khách hàng ( sau đó phải nhanh chóng hoàn ứng thanh toán cho công ty; Lái xe con của Công ty được ứng tiền mặt để chi phí xăng dầu, cầu đường đi công tác, thời gian từ 15 – 30 ngày phải hoàn ứng thanh toán. Tất cả hóa đơn chứng từ thanh toán phải hợp lệ, với những việc mua bán có hợp đồng thì phải kèm theo thanh lý hợp đồng.
+ Các Xí nghiệp thành viên được phép ứng vốn để: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo hành công trình; Bảo lãnh bằng tiền mặt; Bảo lãnh thông qua Ngân hàng. Tất cả số vốn này phải được thanh toán sau khi thời gian bảo lãnh hết hiệu lực. Riêng đối với trường hợp bảo lãnh thông qua Ngân hàng, Công ty sẽ là người quản lý tiền.
- Ứng vốn để phục vụ SXKD, thực hiện hợp đồng xây lắp: các XNTV căn cứ kế hoạch SXKD theo tiến độ yêu cầu bên A, của công ty, khối lượng hoàn thành, thời hạn thanh toán,.. để xin ứng vốn. Trong từng giai đoạn, Tổng giám đốc sẽ ấn định tỷ lệ phần trăm phí sử dụng vốn bằng lãi suất vay Ngân hàng cho hoạt động SXKD tại thời điểm Ngân hàng công bố.
- Các giám đốc XNTV được quyền tự chủ phân bổ, sử dụng vốn đúng mục đích theo đơn xin ứng vốn và phải có kế hoạch hoàn trả vốn, phí sử dụng vốn đã ứng theo đúng kỳ hạn đã cam kết.
- Công ty thu hồi vốn khi bên A trả tiền cho XNTV đã ứng vốn, khi đơn xin vay đến hạn trả, khi XNTV sử dụng sai mục đích hoặc có những dấu hiệu rủi ro sắp xảy ra. Giám đốc Xí nghiệp thành viên chịu trách nhiệm cá nhân trước Công ty và pháp luật về số tiền vốn đã ứng từ Công ty.
2. Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kể từ khi sát nhập về trường Đại học Bách Khoa, công ty đã đổi cơ quan chủ quản. Tuy nhiên sự thay đổi này đã không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. Ngược lại, trong những năm gần đây Công ty luôn tăng trưởng ổn định về mọi mặt. Do được bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh đã tạo thêm hướng phát triển mới trên thị trường cho Công ty. Thể hiện rõ nét nhất, dễ dàng nhận thấy nhất là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra, năm sau cao hơn năm trước.
Để cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể đánh giá qua bảng CĐKT và BCKQHĐKD:
BẢNG SỐ 01:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2005 - 2006 - 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
32.216
40.246
52.824
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
32.216
40.246
52.824
4. Giá vốn hàng bán
29.975
37.112
49.417
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.240
3.133
3.406
6. Doanh thu hoạt động tài chính
50
75
87
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
-
-
-
8. Chi phí bán hàng
-
-
-
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.317
1.782
2.086
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
937
1.426
1.407
11. Thu nhập khác
0,251
218
-
12. Chi phí khác
-
237
-
13. Lợi nhuận khác
0,251
19
-
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
974
1.407
1.407
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
256
394
393
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
717
1.013
1.013
( Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm trong 3 năm)
BẢNG SỐ 02:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN
Số đầu năm
Số cuối năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
25.590
41.772
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
5.764
8.975
1. Tiền mặt
57
91
2. Tiền gửi ngân hàng
5.707
8.884
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
13.110
22.134
1. Phải thu khách hàng
8.016
13.627
2. Trả trước cho người bán
-
-
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
30
51
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
-
-
5. Các khoản phải thu khác
1.650
2.805
6. Tạm ứng
3.411
5.648
7. Giá trị gia tăng được khấu trừ
3
3
IV. Hàng tồn kho
6.716
10.663
1. Chi phí SXKD dở dang
6.716
10.663
V. Tài sản ngắn hạn khác
-
-
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
12.574
13.144
I. Các khoản phải thu dài hạn
-
-
II. Tài sản cố định
12.574
13.144
1.Tài sản cố định hữu hình
1.313
1.883
- Nguyên giá
2.624
3.488
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-1.311
-1.605
2. Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
11.261
11.261
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
38.164
54.916
NGUỒN VỐN
Số đầu năm
Số cuối năm
A. NỢ PHẢI TRẢ
19.898
20.179
I. Nợ ngắn hạn
19.884
20.180
1. Vay và nợ ngắn hạn
-
20
2. Phải trả người bán
-
-
3. Người mua trả tiền trước
19.347
35181
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
512
154
5. Phải trả người lao động
-
-
6. Chi phí phải trả
-
-
7. Phải trả nội bộ
191
156
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
114
522
II. Nợ dài hạn
14
-
1. Phải trả dài hạn người bán
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
14
-
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
17.985
18.867
I. Vốn chủ sở hữu
17.711
18.642
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
17.394
18.154
2. Quỹ đầu tư phát triển
251
292
3. Quỹ dự phòng tài chính
65
196
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
274
224
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
178
224
2. Nguồn kinh phí
96
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
37.883
38.165
( Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007)
Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể thấy rằng: Doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2007 so với 2006: năm 2006 tăng 8030 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 19,95%. Năm 2007 tăng 12578 triệu đồng so với năm 2006 chiếm 23,81%. Như vậy tốc độ tăng doanh thu năm 2007 cao hơn so với tốc độ tăng của năm 2006, thể hiện sự hoạt động mở rộng của Công ty. Điều này được lý giải bằng việc số hợp đồng mà Công ty ký kết được tăng mạnh ở năm 2007, thể hiện ở bảng sau:
BẢNG SỐ 03:
TÌNH HÌNH DOANH THU CÓ ĐƯỢC TỪ CÁC HỢP ĐỒNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng giá trị hợp đồng
59.579,7
54.765
69.927
Doanh thu
32.216
40.246
52.824
( Nguồn: Bảng thống kê các hợp đồng trong 3 năm của Công ty)
Với tổng giá trị hợp đồng tăng nhanh ở năm 2007 (tăng 15162 triệu đồng chiếm 21,68% so với năm 2006, trong khi năm 2006 tổng giá trị hợp đồng lại giảm) là nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng về doanh thu của Công ty trong năm 2007.
BẢNG SỐ 04:
TỐC ĐỘ TĂNG DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu
8.030
19,95%
12.578
23,81%
Chi phí
7.889
20,16%
12.372
24,02%
Lợi nhuận
296
29,22%
0
0%
( Nguồn: Bảng BCKQKD của Công ty trong 2 năm 06-07)
Năm 2006, tốc độ tăng của doanh thu cao hơn chi phí là 0,21% nhưng đã tạo ra tốc độ tăng lợi nhuận tăng là 29,22% trong khi tổng giá trị hợp đồng thu được lại giảm. Như vậy, trong năm 2006 sự tác động tới doanh thu của các hợp đồng được ký kết là nhỏ. Còn trong năm 2007 thì sự tăng mạnh về doanh thu lại là do các hợp đồng được ký kết mang lại. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta năm vừa qua. Năm qua là năm nước ta gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, tổng số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên đáng kể. Do vậy, các công trình xây dựng được xây mới hoặc sửa chữa cũng từ đó mà được tăng lên. Đây chính là cơ hội phát triển cho tất cả các DN xây dựng – xây lắp trong nước nói chung và Công ty Đầu tư – Xây dựng – Phát triển Công nghệ nói riêng.
Tuy nhiên, tăng doanh thu, tăng hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc chi phí tăng. Cụ thể là giá vốn hàng bán tăng mạnh qua các năm: năm 2006 tăng 23,8% so với năm 2005 và năm 2007 thì con số tăng là 33,2% so với năm 2006. Như vậy so với tốc độ tăng của doanh thu thì rõ ràng chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn rất nhiều. Điều này đã tác động rất lớn tới lợi nhuận thu được của Công ty. Và như kết quả cho thấy, doanh thu năm 2007 không hề tăng so với năm 2006. Tuy nhiên đây thực sự cũng là một cố gắng vượt bậc của Công ty khi đã cố gắng kiểm soát chi phí để duy trì mức doanh thu đã đạt được. Ta cũng thấy được rằng doanh thu tài chính của Công ty đã tăng dần qua các năm mặc con số tăng này là rất nhỏ: năm 2006 tăng từ 50 triệu lên 75 triệu và tăng đến 87 triệu trong năm 2007. Tuy doanh thu này không lớn nhưng nó cũng đã góp phần tạo thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thể hiện được sự cố gắng của Công ty nhằm đa dạng hóa nguồn thu.
Xét về chi phí doanh nghiệp: chi phí doanh nghiệp tăng lên song có xu hướng giảm ở năm 2007: năm 2006 tăng 465 triệu đồng, năm 2007 tăng 304 triệu đồng. Tuy nhiên sự giảm này không đủ để kéo doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên mà chỉ làm hạn chế tốc độ giảm: giảm từ 1426 triệu đồng năm 2006 xuống còn 1407 triệu đồng năm 2007. Các loại chi phí khác và thu nhập khác đều không có ở năm 2007.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát cho thấy nguyên nhân khiến lợi nhuận của Công ty không tăng lên trong năm 2007 mặc dù doanh thu tăng nhanh là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chính điều này đã là nhân tố kìm hãm Công ty thu về lợi nhuận. Tuy vậy ta cũng thấy được rằng hoạt động của doanh nghiệp đã được mở rộng, Công ty đã chú trọng khai thác thị trường, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Ngoài việc xem xét về chỉ tiêu doanh thu, tình hình phát triển của Công ty còn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng sinh lợi của Công ty như sau:
BẢNG SỐ 05:
CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,3
1,2
2. Hệ số thanh toán nhanh
0,9
0,86
3. Hệ số thanh toán tức thời
0,3
0,2
4. Hệ số nợ tổng tài sản
0,5
0,7
5. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu
1,1
1,9
6. Vòng quay hàng tồn kho
5,5
4,6
7. Kỳ thu tiền bình quân
118
153
8. Hệ số sinh lợi doanh thu
0,025
0,019
9. Hệ số sinh lợi tổng tài sản
0,03
0,02
10. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu.
0,056
0,054
11. Tỷ suất tự tài trợ
0,5
0,3
( Số liệu được tính dựa trên các BCTC của công ty qua các năm)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể rút ra 1 một số kết luận sau:
Xét về khả năng thanh toán: Ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của công ty qua 2 năm đều nhỏ hơn 1. Đây là một biểu hiện không tốt cho Công ty. Hai hệ số này cho thấy khả năng Công ty không có đủ lượng tiền mặt để đảm bảo cho việc chi trả nợ ngắn hạn. Tuy khả năng chi trả bằng tiền mặt có phần không tốt nhưng bù lại khả năng thanh toán ngắn hạn có vẻ khả quan hơn. Chứng tỏ Công ty tuy không đủ tiền mặt thanh toán nợ nhưng có đủ khả năng thanh toán bằng TSLĐ. Thực ra đây cũng là một hiện tượng bình thường đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với phần lớn lượng TSLĐ đều nằm dưới dạng NVL. Song để đánh giá một cách chính xác hơn nữa chúng ta cần so sánh với chỉ tiêu toàn ngành, với các công ty xây dựng khác có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy sản phẩm tồn đọng khá lâu, kém hiệu quả. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài làm cho khả năng luân chuyển vốn lưu động kém. Để khắc phục vấn đề này, Công ty nên nhận thêm một số công trình có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường hoạt động bán hàng hiệu quả. Qua hai hệ số nợ cho thấy Công ty có số nợ khá lớn, nợ phải trả lớn gấp nhiều lần so với nguồn vốn CSH của Công ty. Đó là điều hoàn toàn bình thường với các công ty xây dựng lại là công ty Nhà nước. Số vốn từ NSNN cấp tuy có tăng qua các năm, nguồn vốn tự bổ sung của Công ty cũng tăng đáng kể nhưng phần lớn Công ty vẫn phải đi vay từ các nguồn khác để đa dạng hóa nguồn thu.
Từ hai yếu tố trên đã khiến cho khả năng sinh lời của Công ty có phần đi xuống. Năm 2006 một đồng doanh thu tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận nhưng trong năm 2007 lại chỉ tạo ra 0,019 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên không hẳn là Công ty làm ăn kém hiệu quả mà do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – xây lắp nên khả năng thu hồi vốn là rất chậm. Trong năm 2007 các hợp đồng dài hạn được ký kết khá nhiều. Do vậy mà dẫn tới khả năng sinh lời của công ty tạm thời giảm xuống.
Xét về tài sản hiện có, chúng ta có bảng biến động về tài sản trong các năm qua dựa trên BCĐKT:
BẢNG SỐ 06: BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Tài sản cố định
12.861
12.574
13.144
2. Tài sản lưu động
14.456
25.590
41.772
3. Tổng tài sản
27.317
38.614
54.916
4. Doanh thu
32.216
40.246
52.824
( Nguồn: BCĐKT của Công ty trong 3 năm 05 – 06 – 07)
Ta nhận thấy rằng, tốc độ tăng TSLĐ lớn hơn tốc độ tăng TSCĐ qua các năm. Sở dĩ tỷ lệ TSLĐ ngày càng chiếm đa số là vì do đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là xây dựng và tư vấn thiết kế. Tuy vậy, Công ty vẫn luôn giữ tỷ lệ TSCĐ ở một mức cần thiết và không ngừng tăng TSLĐ. Đây là điều đáng mừng cho doanh nghiệp, bởi nó cho thấy doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh qua các năm và đem lại sự tăng trưởng nhanh về doanh thu.
Đi đôi với biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Vì Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên tổng nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu là do toàn bộ Ngân sách Nhà nước cấp. Song qua các năm nhờ hoạt động làm ăn có hiệu quả Công ty đã tự bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu bằng các lợi nhuận thu về của Công ty. Điều này cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả.
BẢNG SỐ 07: BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Vốn chủ sở hữu
17.030
17.394
18.154
2. Các khoản phải nộp ngân sách
916
512
155
3. Nợ phải thu
12.340
13.110
22.134
4. Nợ phải trả
10.053
20.179
36.048
( Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm)
Với bảng trên, ta thấy rằng vốn chủ sở hữu được tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2006 tăng 364 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng 2,1%; năm 2007 tăng 760 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với 4,2%. Đây là nguồn vốn phần lớn do DN tự bổ sung qua các kỳ kinh doanh, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tiến bộ. Do vậy, Công ty cần tiếp tục phát huy. Song bên cạnh đó, các khoản nợ phải thu cũng tăng lên nhanh chóng, nhất là trong năm 2007 ( tăng 9024 triệu đồng so với mức tăng năm 2006 là 770 triệu). Đây là điều không hề tốt cho Công ty. Công ty cần có biện pháp đòi nợ, hạn chế nợ dài, nợ khó đòi gây nên tình trạng thiếu vốn. Bên cạnh các khoản phải thu tăng lên thì các khoản phải trả cũng tăng lên khá nhanh: năm 2006 tăng gấp đôi năm 2005, năm 2007 tăng 78,7 %. Như vậy năm 2007 các khoản phải trả đã có xu hướng giảm xuống. Điều này đã thể hiện sự cố gắng của Công ty trong công tác quản lý các khoản phải trả. Song Công ty cần cố gắng hơn nữa vì số lượng giảm vẫn còn khá ít.
Thông qua các số liệu và quá trình phân tích được nêu trên thì nhìn chung hoạt động của công ty đã được mở rộng về quy mô, doanh thu tăng trưởng nhanh. Đặc biệt Công ty đã chú trọng khai thác thị trường, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tận dụng các cơ hội khá triệt để. Song bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa kiểm soát tốt các loại chi phí, chưa thực sự tìm được nguồn cung cấp đầu vào hiệu quả. Do vậy mà lợi nhuận chưa đạt được mong muốn. Điều cần thiết cho Công ty bây giờ là ngoài việc tăng trưởng doanh thu cần giảm thiểu chi phí một cách tối đa, cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả, tránh tình trạng mất khả năng trả nợ,...
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
1. Tình hình sử dụng vốn của Công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành tài sản cần phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xây dựng cần một lượng vốn đầu tư rất lớn vì vậy cần xem xét mức độ sử dụng nguồn vốn nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu để có một cơ cấu vốn hợp lý:
Qua bảng số liệu ở trang bên cạnh cho ta thấy: Nợ phải trả và vốn chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20290.doc