Với tư cách là đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I chuyên kinh doanh bán điện cho các đơn vị sản xuất, các hộ tiêu dùng đồng thời có hoạt động truyền tải phân phối điện năng. Do vậy, Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn trên cơ sở các nguồn lực của Công ty và hướng dẫn của Tổng công ty, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quí, năm, nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình quản lý.
- Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước qui định.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo.
- Tổ chức tốt công tác bán điện miền núi.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước những năm gần đây.
Với bề dày truyền thống và thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được nhiều năm qua, Công ty điện lực I đã được Nhà nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào ngày 16/7/2002. Đây là niềm vinh dự và tự hào của hàng vạn cán bộ công nhân viên đã và đang công tác tại Công ty điện lực I. Để xứng đáng với phần thưởng cao quý đó, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty điện lực I quyết tâm nhất định vượt qua mọi khó khăn, lao động sáng tạo để giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời gian tới.
Công ty điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty điện lực Việt Nam, có 38 đơn vị trực thuộc trong đó: 26 điện lực tương ứng với các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra trừ thành phố Hà Nội và Hải Phòng; 12 đơn vị phụ trợ.
Trụ sở của Công ty được đặt tại địa chỉ: 20 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty điện lực I là : Power Company N°1, viết tắt là PCI.
Công ty điện lực I có tư cách pháp nhân, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, theo phân cấp của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty điện lực I.
Công ty điện lực I có nhiệm vụ cung cấp điện cho 26 tỉnh, thành phía Bắc (ngoại trừ Hà Nội và Hải Phòng). Vì vậy, Công ty có tất cả 26 điện lực trực thuộc và 12 đơn vị phụ trợ khác. Để quản lý tập trung toàn bộ 35 đơn vị này, tại Công ty hình thành bộ máy quản lý sau:
* Ban giám đốc Công ty gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách sản xuất - kỹ thuật, Phó giám đốc phụ trách quản lý đầu tư xây dựng, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và vật tư. Trong đó Giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công và uỷ nhiệm quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty.
* Các phòng ban chức năng: gồm 19 phòng ban với biên chế tại Văn phòng Công ty là hơn 200 người. Quan hệ công tác giữa các phòng ban trong cơ quan Công ty là quan hệ hợp tác, mọi hoạt động của các phòng phải bảo đảm ăn khớp và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với nhau nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch chung của Công ty, đảm bảo cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được đồng bộ thông suốt và có hiệu quả cao. Khi gặp các nhiệm vụ, công việc phân công chưa rõ hoặc phải phối hợp nhiều bộ phận mới giải quyết được, các phòng phải chủ động gặp nhau để bàn bạc giải quyết với tinh thần hợp tác tích cực.
Cơ cấu quản lý tổ chức của Công ty điện lực I được thể hiện một cách cụ thể qua sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (trang sau).
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I.
3.1.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I
* Nguyên tắc hoạt động
Công ty điện lực I hoạt động theo kế hoạch pháp lệnh của Tổng công ty giao trên những chỉ tiêu trong công tác quản lý, vận hành thu nộp tiền điện, tổn thất điện năng, xây lắp và cải tạo lưới điện miền Bắc.
Công ty điện lực I thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh bán điện trong phạm vi phân cấp của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
* Chức năng hoạt động
Công ty điện lực I có chức năng chủ yếu là kinh doanh phân phối điện năng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các Tỉnh - Thành phố phía Bắc trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, bao gồm:
Kinh doanh điện năng và vận hành ổn định, an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho 26 tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
Sản xuất điện năng bằng nguồn phát thuỷ điện, diezen, tuabin khí.
Thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác và qui hoạch hệ thống lưới điện phân phối.
Nhập khẩu các thiết bị điện, vật liệu ngành điện.
Sản xuất, chế tạo và sửa chữa các thiết bị, vật tư ngành điện.
Thí nghiệm, đo lường thiết bị điện, trạm điện có cấp điện áp đến 500KV.
Vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng chuyên dụng.
Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện.
Đào tạo mới, nâng cấp nhiệm vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện.
*Nhiệm vụ
Với tư cách là đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I chuyên kinh doanh bán điện cho các đơn vị sản xuất, các hộ tiêu dùng đồng thời có hoạt động truyền tải phân phối điện năng. Do vậy, Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn trên cơ sở các nguồn lực của Công ty và hướng dẫn của Tổng công ty, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quí, năm, nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình quản lý.
Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước qui định.
Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo.
Tổ chức tốt công tác bán điện miền núi.
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Công ty điện lực I đã có nhiều bước tiến đáng kể, đã cung cấp tương đối đầy đủ điện cho nhân dân và điện cho các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu điện vào mùa khô, vào giờ cao điểm ở những thành phố và thị xã lớn. Song Công ty điện lực I vẫn luôn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước và Tổng công ty đặt ra. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch(%)
03/02
04/03
1. Tổng doanh thu
2 445 496
2 866 420
3 403 721
117.2
118.7
2. Các khoản giảm trừ
194 702
4 398
340 121
3.Tổng chi phí
2 325 910
2 706 472
3 224 285
116.4
119.1
4. Lợi nhuận thực hiện
119 392
159 943
179 097
134
112
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2001, 2002, 2003)
Trong ®ã, kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh ®iÖn:
B¶ng kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh ®iÖn
ChØ tiªu
2002
2003
2004
Chªnh lÖch(%)
03/02
04/03
1. Tổng doanh thu
2 314 014
2 689 440
3 217 946
116.2
119.7
2. Các khoản giảm trừ
0
0
0
3.Tổng chi phí
2 216 579
2 551 366
3 063 204
115.1
120.1
4. Lợi nhuận thực hiện
97 435
138 074
154 742
141.7
114.2
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2002, 2003, 2004)
Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng doanh thu cũng như doanh thu bán điện của Công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm. Lợi nhuận của Công ty cũng tăng. Song tốc độ tăng lợi nhuân của năm 2004 so với năm 2003 nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2003 so với năm 2002 mặc dù tốc độ tăng doanh thu lớn hơn. Điều này là do chi phí của Công ty tăng cao. Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh điện năng nói riêng của Công ty trong 3 năm vừa qua là tương đối tốt.
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Thực trạng về vốn của Công ty điện lực I.
Dựa vào các báo cáo tài chính được lập vào ngày 31/12 hàng năm, ta có thể thấy được thực trạng về vốn của Công ty điện lực I.
1.1. Cơ cấu vốn của Công ty điện lực I:
Về cơ cấu nguồn của Công ty điện lực I: (bảng 1.1.1) đến ngày 31/12/2002, tổng nguồn vốn của Công ty là 3,014,302 triệu đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 1,478,183 triệu đồng, chiếm 49% tổng nguồn. Đến 31/12 năm 2003, tổng nguồn vốn tăng so với năm 2002 lên con số là 4,018,838 triệu đồng (tăng 1,004,536 triệu đồng) với tỷ lệ là 133% so với năm 2002 do nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả năm 2003 đều tăng lên so với năm 2002, vốn chủ sở hữu tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn là 130% so với 2002, với con số là 1,928,988 triệu đồng (tăng 450,805 triệu đồng) chiếm 48% tổng nguồn vốn; nợ phải trả tăng lên với con số là 2,089,850 triệu đồng (tăng 553,731 triệu đồng) bằng 136% so với 2002. Như vậy Công ty đã tăng quy mô sản xuất kinh doanh do tăng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu cũng như nợ phải trả đều tăng song nợ phải trả tăng với tỷ lệ cao hơn, đặc biệt các khoản nợ dài hạn tăng mạnh tới tỷ lệ là 170% với số tuyệt đối là 363,069 triệu đồng.
Sang năm 2004, giá trị tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng lên là 5,037,508 triệu đồng (tăng 533,903 triệu đồng) bằng 126% so với năm 2003. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng. Vốn chủ sở hữu năm 2004 là 2,413,756 triệu đồng (tăng 484,768 triệu đồng) bằng 125% so với năm 2003, chiếm 47.9% tổng nguồn. Nợ phải trả vẫn tăng mạnh hơn với con số là 2,623,752 triệu đồng năm 2004 (tăng 533,903 triệu đồng) bằng 126% so với năm 2002, chiếm 52.1% tổng nguồn vốn.
Như vậy trong vòng 3 năm, tổng nguồn vốn của Công ty tăng khá nhanh từ 3,014,302 triệu đồng lên tới 5,037,508 triệu đồng (tăng hơn 2001 tỷ đồng và tăng với tỷ lệ là 167% trong vòng 2 năm). Điều này cho thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng khá nhiều.
Số liệu của bảng cân đối kế toán của Công ty cũng cho thấy trong thời gian này tuy nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng, song nợ phải trả có xu hướng tăng mạnh hơn và cũng chiếm 1 tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2002 nợ phải trả chiếm 51%, năm 2003 chiếm 52%, và năm 2004 chiếm 52.1% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này so với toàn Tổng công ty điện lực Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ thấp hơn.
Xét riêng chỉ tiêu nợ phải trả, thì vào năm 2003 nợ dài hạn của Công ty tăng mạnh tới 170% so với năm 2002 (tăng 363,069 triệu đồng). Nhưng trong năm này các khoản nợ khác lại giảm xuống so với năm 2002. Đến năm 2004 thì mức tăng nợ dài hạn giảm xuống cả về số tuyệt đối và số tương đối còn 211,859 triệu đồng và bằng 124% so với năm 2003, ngược lại mức tăng nợ ngắn hạn lại tăng lên là 309,727 triệu đồng bằng 127% so với năm 2003. Nợ phải trả của Công ty tuy tăng khá nhiều nhưng mức tăng cũng không lớn hơn nhiều so với mức tăng của vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn tăng lên rất nhỏ. Tuy nhiên việc sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Việc tăng các khoản nợ mặc dù sẽ làm tăng hệ số nợ của Công ty nhưng nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao thì doanh lợi chủ sở hữu càng cao. Mặt khác, tỷ lệ giữa nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty so với toàn Tổng công ty cũng vẫn thấp hơn (tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn của Tổng công ty trong 3 năm tương ứng là 53.9%, 54.8%, 55.4%). Như vậy, mặc dù tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng các khoản nợ, nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty vẫn được chú trọng, giữ vững ở mức độ hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty.
Về cơ cấu vốn của Công ty điện lực I: (bảng 1.1.2) bảng 1.1.2 cho ta biết tỷ trọng của vốn lưu động và vốn cố định trong tổng vốn của Công ty điện lực I và sự thay đổi về lượng cũng như tỷ trọng của hai loại vốn trong các năm 2002, 2003 và 2004. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng vốn cố định cao hơn nhiều so với vốn lưu động và tỷ lệ đó cũng tăng theo các năm. Cụ thể năm 2002 vốn cố định của Công ty là 1,875,585 triệu đồng chiếm 62.2% tổng vốn, trong khi đó vốn lưu động chỉ có 1,138,718 chiếm 37.8%. Năm 2003 lượng vốn cố định tăng lên là 2,648,053 (tăng 772,648 triệu đồng) với tỷ lệ so với năm 2002 là 141%, chiếm 65.9% tổng vốn. Vốn lưu động cũng tăng nhưng tăng với lượng nhỏ hơn rất nhiều với con số là 1,370,785 triệu đồng (tăng có 232,067 triệu đồng tức là 120% so với năm 2002) chiếm 34.1% tổng vốn. Đến năm 2003 tuy lượng vốn lưu động cũng vẫn tăng lên 1,581,918 triệu đồng (tăng 211,133 triệu đồng tức 115% so với 2002) nhưng tỷ trọng của nó vẫn giảm còn 31.4% tổng vốn của Công ty điện lực I. Vốn cố định tăng lên là 3,455,590 triệu đồng (tăng 807,537 triệu đồng tức 130% so với 2002) chiếm 68.6% tổng vốn. Như vậy trong 3 năm cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng, chứng tỏ Công ty chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định của Công ty trong tổng vốn trong cả 3 năm đều tăng lên, chứng tỏ Công ty điện lực I xu hướng đầu tư vào tài sản cố định hơn. Công ty điện lực I là Công ty kinh doanh và sản xuất điện năng trong đó kinh doanh bán điện là lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Công ty cũng có sản xuất điện năng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ với một con số rất ít các nhà máy điện nhỏ. Hầu hết sản lượng điện tiêu thụ được mua từ Tổng công ty điện lực Việt Nam. Thông thường các ở các doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh là chủ yếu thì tỷ trọng vốn lưu động thường cao hơn vốn cố định. Tuy nhiên, là một Công ty điện lực, sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty lại là một loại hàng hoá đặc biệt. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là các đường dây và các trạm biến áp, nhà cửa chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản cố định.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực I.
Như ta đã biết, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cấn có một số lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Nhưng vấn đề đặt ra không chỉ là làm sao mà có được vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh mà còn là làm sao để có thể sử dụng chúng có hiệu quả. Đó mới là nhân tố đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi vậy phát triển hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, từ đó có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Công ty điện lực I là một cơ sở sản xuất kinh doanh điện năng hạch toán độc lập với Tổng công ty, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tổng nguồn vốn Sản phẩm của Công ty điện lực I là một dạng hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty điện lực I, ta lần lượt xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh.
2.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở đây là:
Hiệu suất sử dụng tổng vốn.
Hệ số sinh lời tổng vốn.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh và hệ số nợ.
Bảng 2.1
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHUNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuần
tr.đ
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Lợi nhuận sau thuế
tr.đ
81 125
108 909
122 169
3. Tổng vốn bình quân
tr.đ
2 763 257
3 516 570
4 528 173
4. Hiệu suất sử dụng tổng vốn (=1/3)
đồng
0.880
0.811
0.748
5. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (=2/1)
đồng
0.033
0.038
0.036
6. Hệ số sinh lời tổng vốn (=2/3)
đồng
0.029
0.031
0.027
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty điện lực I năm 2002, 2003, 2004)
Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2002: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.88 đồng doanh thu.
Năm 2003: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.811 đồng doanh thu. Như vậy là giảm 6.9 đồng (giảm 7.84%) so với năm 2000.
Năm 2004: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.748 đồng doanh thu. Như vậy là giảm 6.3 đồng (giảm 7.76%) so với năm 2002.
Hàng năm vốn sản xuất kinh doanh tăng , doanh thu cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng vốn. Như vậy chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Hệ số sinh lời tổng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2002: một đồng vốn tạo ra 0.029 đồng lợi nhuận.
Năm 2003: một đồng vốn tạo ra 0.031 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2002 tăng 0.002 đồng (tăng 6.9%) so với 2001.
Năm 2004: một đồng vốn tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2002 giảm 0.004 đồng (giảm 12.9%) so với năm 2002.
Trong cả 3 năm lợi nhuận của công ty đều tăng. Năm 2003 hệ số sinh lời tổng vốn của Công ty tăng so với 2002 nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống còn nhỏ hơn cả năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả, vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Công ty cần xem xét lại và có biện pháp khắc phục.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: cho biết trong một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2002: trong một đồng doanh thu có 0.033 đồng lợi nhuận.
Năm 2003: trong một đồng doanh thu có 0.038 đồng lợi nhuận. Như vậy là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng so với năm 2001 0.005 đồng (tăng 15.15%) so với năm 2003.
Năm 2004: trong một đồng doanh thu có 0.036 đồng lợi nhuận. Như vậy là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm so với năm 2002 là 0.00 đồng (giảm 5.26%) so với năm 2003.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty điện lực I tuy tăng trong năm 2003 nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống so với năm 2003. Ta có thể thấy là Công ty sử dụng vốn chưa thực sự có hiệu quả. Tỷ lệ của lợi nhuận trong doanh thu cũng còn chưa cao.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là bộ phận rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá qua các chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định.
Hệ số sinh lời vốn cố định.
Cơ cấu vốn cố định của Công ty điện lực I: Nhìn vào bảng 2.2.1 ta thấy vốn cố định bình quân tăng theo các năm và tăng với một lượng khá lớn. Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng vào đầu tư tài sản cố định.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
I. TSCĐ (giá trị CL)
1 353 320
72.2%
1 920 623
72.5%
2 318 286
67.1%
II. Đầu tư TCDH
3 541
0.2%
3 847
0.2%
4 152
0.1%
III. Chi phí XDCBDD
508 506
27.1%
723 583
27.3%
1 133 110
32.8%
IV. Ký quỹ ký cược DH
10 217
0.5%
0
0%
42
»0%
Tổng
1 875 584
100%
2 648 053
100%
3 455 590
100%
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2002, 2003, 2004)
Cô thÓ tµi s¶n cè ®Þnh cña c«ng ty n¨m 2003 t¨ng tõ 1,353,320 triÖu ®ång lªn 1,920,623 triÖu ®ång (t¨ng 567,303 triÖu ®ång) b»ng 141.9% so víi n¨m 2002. N¨m 2004 tµi s¶n cè ®Þnh t¨ng tõ 1,920,623 triÖu ®ång lªn 2,318,287 triÖu ®ång (t¨ng 397,664 triÖu ®ång) b»ng 120.7% so víi n¨m 2003. Nh vËy tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty n¨m t¨ng m¹nh trong n¨m 2003 vµ trong n¨m 2004 th× t¨ng Ýt h¬n. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang cña C«ng ty còng t¨ng theo c¸c n¨m. N¨m 2003 t¨ng tõ 508,506 triÖu ®ång lªn 723,583 triÖu ®ång (t¨ng 215,077 triÖu ®ång) b»ng 142.3% so víi 2002. N¨m 2004 t¨ng tõ 723,583 triÖu ®ång lªn 1,133,110 triÖu ®ång (t¨ng 409,527 triÖu ®ång) b»ng 156.6% so víi 2003. Nh vËy chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n còng t¨ng vµ tèc ®é t¨ng cßn lín h¬n so víi tèc ®é t¨ng cña tµi s¶n cè ®Þnh. §iÒu nµy cho thÊy C«ng ty rÊt quan t©m ®Õn ®Çu t vµo tµi s¶n cè ®Þnh. C¸c kho¶n ký quü ký cîc dµi h¹n cña C«ng ty chiÕm tû träng rÊt nhá hoÆc hÇu nh kh«ng cã. §iÒu nµy còng lµ do C«ng ty lµ mét doanh nghiÖp Nhµ níc nªn kh«ng ph¶i dïng tµi s¶n cña m×nh ®Ó ký quü ký cîc dµi h¹n.
§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông vèn cè ®Þnh cña C«ng ty ®iÖn lùc I.
B¶ng 2.2.2
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuần
Tr.đ
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
81 125
108 909
122 169
3. VCĐ bình quân
Tr.đ
1 656 176
2 261 819
3 051 822
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (=1/3)
đồng
1.468
1.261
1.110
5. Hàm lượng VCĐ (=3/1)
đồng
0.681
0.793
0.901
6. Hệ số sinh lời VCĐ (=2/3)
đồng
0.049
0.048
0.040
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2002: chỉ tiêu này đạt 1.468 nghĩa là một đồng vốn cố định đem lại 1,468 đồng doanh thu.
Năm 2003: một đồng vốn cố định đem lại 1.261 đồng doanh thu (giảm 14.1% so với 2002).
Năm 2004: một đồng vốn cố định đem lại 1.11 đồng doanh thu (giảm 12% so với năm 2003).
Như vậy chỉ tiêu này cao nhất vào năm 2002 và giảm dần vào 2003 và 2004. Điều này chứng tỏ Công ty tuy quan tâm đầu tư vào tài sản cố định song còn chưa khai thác tốt tiềm năng sử dụng của tài sản cố định, tài sản cố định tăng nhưng hiệu suất sử dụng lại giảm. Công ty cần có biện pháp khai thác sử dụng tốt hơn nữa công suất sử dụng của tài sản cố định.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2003 so với năm 2002, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định là:
2,851,063 2,430,756
D 2002/2001 (doanh thu)= - = 0.254
1,656,176 1,656,176
Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
2,851,063 2,851,063
D 2003/2002 (vốn cố định) = - = - 0.461
2,261,819 1,656,176
Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 giảm so với năm 2002 là:
0.254 + (- 0.461) = - 0.207
Như vậy doanh thu năm 2003 tăng 420,347 triệu đồng so với 2002 (tăng 17.3%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 tăng 0.254 đồng so với năm 2002. Vốn cố định bình quân năm 2003 tăng 605,643 triệu đồng (tăng 36.6%) so với 2002 làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0.461 đồng. Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 giảm 0.207 đồng so với năm 2002 (tức là giảm 14.1%).
Năm 2004, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh:
3,388,089 2,851,063
D 2003/2002 (doanh thu)= - = 0.237
2,261,819 2,261,819
Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
3,388,089 3,388,089
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.388
3,051,822 2,261,819
Năm 2004 so với 2003, doanh thu tăng 537,026 triệu đồng (tăng 18.8%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân tăng 0.237 đồng và vốn cố định tăng 790,003 triệu đồng (tăng 34.9%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0.388 đồng. Kết quả là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 giảm xuống là 0.151 đồng (giảm 12%) so với năm 2003.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty liên tục giảm trong 3 năm do Công ty tăng vốn cố định song doanh thu hàng năm lại tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu.
Qua bảng 2.2.2 ta thấy hàm lượng vốn cố định qua các năm tăng dần tức là lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu tăng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0.112 đồng, năm 2004 tăng so với 2003 là 0.108 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ngày càng giảm xuống. Công ty đã lãng phí một số vốn nhất định qua các năm.
Năm 2003, Công ty đã lãng phí là:
2,261,819 - 0.681 ´ 2,851,063 = 320,245 (triệu đồng)
Năm 2004, Công ty đã lãng phí là:
3,051,822 - 0.793 ´ 3,388,089 = 365,067 (triệu đồng)
Như vậy Công ty điện lực I chưa cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư và khai thác sao cho có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng lãng phí vốn.
Hệ số sinh lời vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua bảng 2.2.2 ta thấy hệ số này càng ngày càng giảm. Năm 2003 giảm 0.001 đồng so với năm 2002 (tức là giảm 2%), năm 2004 giảm 0.04 đồng (tức là giảm 8.3%) so với 2003. Điều này chứng tỏ các chi phí sử dụng vốn cố định cũng như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn ngày càng cao khiến cho lợi nhuận của công ty tuy tăng lên nhưng hệ số sinh lời của vốn cố định lại giảm, Công ty sử dụng vốn cố định còn chưa hiệu quả.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số sinh lời vốn cố định.
108,909 81,125
D 2003/2002 (lợi nhuận ) = - = 0.017
1,656,176 1,656,176
108,909 108,909
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.018
2,261,898 1,656,176
Như vậy lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2002 là 27,784 triệu đồng (tăng 34.2%) làm tăng hệ số sinh lời vốn cố định năm 2003 lên 0.017 đồng so với 2002 đồng thời vốn cố định bình quân năm 2003 tăng 605,643 triệu đồng (tăng 36.6%) so với 2002 làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống 0.018 đồng. Tổng hợp hai nhân tố trên sẽ làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống :
0.017 + (- 0.018) = 0.001 (đồng)
Tương tự vào ta tính được mức độ ảnh hưởng đến hệ số sinh lời năm 2004 so với 2003:
122,169 108,909
D 2003/2002 (lợi nhuận) = - = 0.006
2,261,819 2,261,819
122,169 122,169
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.014
3,051,822 2,261,819
Như vậy lợi nhuận năm 2004 tăng 13,260 triệu đồng (tăng 12.2%) so với 2003 làm tăng hệ số sinh lời vốn cố định lên 0.006 đồng song vốn cố định bình quân năm 2004 lại tăng 790,003 triệu đồng (tăng 34.9%) so với 2003 làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống 0.014 đồng. Kết quả là hệ số sinh lời vốn cố định của năm 2004 giảm xuống so với 2003 là:
0.006 + (-0.014) = 0.008 (đồng)
Hệ số sinh lời vốn cố định của Công ty trong 3 năm liên tục giảm do lợi nhuận của Công ty tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn cố định. Do đó Công ty cần có những biện pháp khắc phục.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nang cao hieu qua su dung von tai cty DienLuc1.doc