Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nước sạch Hà Nội

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 1

B.NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp 3

1.1.2 Vai trò và chức năng của doanh nghiệp 3

1.1.3 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 9

1.1.4 Vốn và phân loại vốn 11

1.1.4.1 Khái niệm về vốn 11

1.1.4.2 Phân loại vốn: 12

1.1.5 Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp. 15

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 17

1.2.1.Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 17

1.2.1.1 Khái niệm 17

1.2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 18

1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 19

1.2.2.1 Khái niệm 19

1.2.2.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 22

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 22

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 23

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung 25

1.3 CÁC NHÂN TỐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 27

1.3.1 Nhân tố chủ quan 27

1.3.2 Nhân tố khách quan 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 31

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh 32

2.1.3 Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 33

2.1.4 Một số đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn 38

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua 39

2.2THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 45

2.2.1 Tình hình nguồn vốn của công ty 45

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty 49

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 49

2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 52

2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 54

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 56

2.3.1 Những thành tựu đạt đươc 56

2.3.2 Một số hạn chế 57

2.3.2.1 Về quản lý Vồn cố định. 57

2.3.2.2 Về quản lý vốn lưu động 58

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 59

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 59

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 60

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 62

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 62

3.1.1 Đánh giá về tình hình,năng lực và triển vọng của ngành cung cấp nước. 62

3.1.2 Định hướng hoạt động của công ty nước sạch Hà Nội 64

3.1.2.1Dự báo các yếu tố lớn tác động đến việc triển khai thực hiện kế hoạch năm 2009: 64

3.1.2.2Nhiệm vụ trọng tâm: 66

3.1.2.3Các giải pháp thực hiện 66

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 68

3.2.1 Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Nước Sạch Hà Nội 68

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69

3.2.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ 69

3.2.2.2 Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất 70

3.2.2.3 Quản lý các khoản phải thu 70

3.2.2.4 Tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ 71

3.2.2.5 Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 71

3.2.2.6 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động định kỳ 72

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 72

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 74

C.KẾT LUẬN 76

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh nước sạch Hà Nội là Sở máy nước Hà Nội, được hình thành từ cuối thế kỷ 19 ( năm 1894) do người Pháp xây dựng. Năm 1954, Sở máy nước Hà Nội được chuyển giao cho UBND Thành phố Hà Nội và đổi tên thành Nhà máy nước Hà Nội.Công suất khai thác đạt 26.000 m3/ ngày đêm. Đến năm 1978, theo đà phát triển của thành phố,Nhà máy nước Hà Nội đã được xây dựng và phát triển nâng công suất khai thác nên 150.000m3/ngày đêm và được UBND Thành phố đổi tên thành công ty Cấp nước Hà Nội. Năm 1984,Chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan đã ký một hiệp đinh viện trợ không hoàn lại, cải tạo mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp nước Hà Nội.Tổng trị giá dự án 100 triệu USD.Dự án được thực hiện trong 15 năm (1985-2000). Tháng 4/1994, công ty cấp nước Hà Nội đổi tên thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, trên cơ sở sát nhập Công ty Đầu tư phát triển ngành nước,Xưởng đào tạo công nhân ngành nước với Công ty Cấp nước Hà Nội. Trong 10 năm gần đây,công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đã vươn lên chính bằng nội lực của mình.Công ty đã từng bước phát triển mọi mặt trong sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ lợi ích công cộng cho nhân dân thủ đô. Đến nay, công suất khai thác nước bình quân của công ty đạt 480.000 m3/ngày đêm, với tổng số khách hàng là 388.745 khách hàng trong đó khách hàng đã được lắp đặt đồng hồ đo nước đạt 96,76%.Phạm vi cấp nước khoảng 75% khu vực nội thành.Tiêu chuẩn cấp nước hiện tại đạt 90 đến 120 lit/người/ngày (đạt khoảng 70% tiêu chuẩn cấp nước quốc tế). 2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh Theo quyết định 564 ngày 4/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội,Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có các chức năng và nhiệm vụ sau: *Sản xuất,kinh doanh nước sạch phục vụ các đối tượng sử dụng theo quyết định của UBND thành phố. *lăp đặt, sửa chữa đường ống, đồng hồ đo nước và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của ngành nước.Thiết kế,thi công sửa chữa, lắp đặt các trạm nước nhỏ, đường ống cấp nước theo yêu cầu cảu khách hàng. *Quản lý các nguồn vốn vay, vốn phát triển sản xuất, vốn liên doanh,liên kết, nhằm đầu tư phát trienr ngành nước; quản ly nguồn vốn ngân sách được UBND thành phố và Sở giao thông công chính đảm nhiệm. *Thực hiện các công việc tư vấn xây dựng đối với các công trình vừa và nhỏ thuộc hệ thống cấp nước. *Khai thác,kinh doanh thiết bị chuyên ngành cấp nước,nhập khẩu vật tư thiết bị cấp nước,phục vụ cho nhiệm vụ được giao liên doanh,liên kết trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. *Kinh doanh cho thuê nhà tại khu nhà của chương trình cấp nước Phần Lan đã giao cho công ty theo quyết định của nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội 2.1.3 Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Sở Giao thông công chính Hà Nội.Bộ máy quản lý của công ty gồm bốn khối: Khối phòng ban;Khối sản xuất nước;Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch; Khối xí nghiệp phụ trợ. Sơ đồ tổ chức của công ty kinh doanh nước sạch hà nội Phó Giám Đốc Sản Xuất Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phòng Hành Chính Phòng Kế Hoạch Phòng Kỹ Thuật Phòng Kiểm Tra CL Phòng TC - KT 10 NM nước : 1. Yên Phụ 2.Ngô Sỹ Liên 3.Lương Yên 4.Mai Dịch 5.Tương Mai 6.Pháp Vân 7.Ngọc Hà 8.Hạ Đình 9.Cáo Đỉnh 10.Nam Dư Phòng Bảo Vệ Xí Nghiệp Tư Vấn Khảo Sát Thiết Kế Xí Nghiệp Cơ Điện Vận Tải Phòng Kinh Doanh 5 XN KDNS : 1. Hoàn Kiếm 2. Đống Đa 3.Ba Đình 4.Hai Bà Trưng 5. Cầu Giấy Ban Quản Lý Dự Án 1A Xí Nghiệp Xây Lắp Ban Quản Lý Dự Án TCCN Xí Nghiệp Cơ Giới Xí Nghiệp Vật Tư Giám Đốc Công Ty Phòng TC- ĐT Phó Giám Đốc Phụ Trợ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: *Khối các phòng ban: Ban giám đốc: -Giám đốc công ty: Do UBND thành phố bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quản lý, điều hành công ty,là người có thẩm quyển cao nhất chịu trách nhiệm vế mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật. -Phó giám đốc công ty: trợ giúp cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao.Công ty có 3 phó giám đốc: +phó giám đốc kỹ thuật;Phụ trách phần kỹ thuật của công ty,đồng thời giúp việc cho giám đốc điều hành 5 xí nghiệp kinh doanh nước sạch. +Phó giám đốc phụ trợ:Giúp việc cho giám đốc về hành chính, bảo vệ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của hai xía nghiệp cơ điện vận tải,xây lắp và xưởng đồng hồ. +Phó giám đốc sản xuất:Cùng giám đốc chịu trách nhiệm về việc sản xuất nước cũng như chất lượng nước được sản xuât ra. Các phòng ban nghiệp vụ chức năng: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty triển khai, giám sát,tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển ổn định gồm: -Phòng tổ chức đào tạo:Giúp giám đốc quản lý về nhân sự,đào tạo nhân sự và thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động -Phòng kế hoạch:Đề xuất các chương trình,kế hoạch, theo dõi tình thực hiện kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư trong và ngoài nước( trừ dự án 1A) -Phòng tài chính kế toán:Giúp giám đốc trong công tác kinh doanh, quản lý tài chính sao cho hiệu quả tôt nhất, tổ chức công tác kế toán thống kê của toàn bộ công ty.Đảm bảo nguồn tài chính và công tác thanh toán cho cán bộ công nhân viên cũng như các hoạt động khác của công ty.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. -Phòng kinh doanh:Quản lý khách hàng sử dụng nước thông qua các xí nghiệp kinh doanh nước sạch quận huyện,ký hợp đồng sử dụng nước, lập hóa đơn thu tiền nước. -Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc quản lý về mặt kỹ thuật toàn bộ các hoạt động sản xuất nước cảu nhà máy,quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước.Đề xuất việc thay mới máy móc thiết bị, bảo dưỡng, bảo hành máy móc thiết bị và các tuyến ống truyền dẫn, tuyến ống phân phối. -Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng nước tại các nhà máy,tại các địa điểm khách hàng sử dụng nước. -Phòng hành chính: Quản lý nhà cửa, điện nước,toàn bộ dụng cụ hành chính. Có trách nhiệm quản lý con dấu của công ty.Tổ chức các cuộc họp, hội nghị của công ty. -Phòng bảo vệ:Bảo vệ tài sản của công ty,đẩm bảo an ninh, trật tự trong công ty. -Ban quản lý dự án 1A: Triển khai dự án vay vốn của Ngân háng thế giới. -Ban quản lý các công trình cấp nước:Sử dụng các nguồn vốn của nhà nước giao để đầu tư phát triển hệ thống cáp nước thành phố. *Khối nhà máy sản xuất:gồm 10 nhà máy nước có nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý, khử trùng cung cấp nước, đẩm bảo khai thác nước từng nhà máy, đảm bảo cho việc sản xuất ra nước co chất lượng tốt. *Khối xí nghiệp kinh doanh: Gồm 5 xí nghiệp có nhiệm vụ chính là kinh doanh nước sạch, quản lý mạng lưới đường ống, ghi thu nguồn nước...Ngoài ra ở các xí nghiệp cũng thực hiện sản xuất nước tại 10 trạm nước nhỏ. *Khối xí nghiệp phụ trợ: Gốm các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý,mua sắm,cung ứng vật tư đáp ứng cho yêu cấu sản xuất, thiết kế, lắp đặt các công trình, thiết bị nước, sửa chữa máy móc, quản lý và sử dụng các phương tiện chuyên chở phục vụ cho sản xuất kinh doanh;bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế đồng hồ đo nước... -Xí nghiệp cơ điện vận tải;Tổ chức quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, phục chế, sản xuất các phụ tùng phụ kiện đơn giản ngành nước, tháo lắp thay thế máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất nước sạch theo kế hoạch hoặc đột xuất của công ty. -Xí nghiệp vật tư: Quản lý, lập kế hoạch mua sắm,cấp phát trang thiết bị,vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ các đơn vị trong công ty. -Xí nghiếp xây lắp:Thiết kế các hạng mục ống dẫn truyền, thi công lắp đặt các tuyến ống phân phối,tuyến ống dịch vụ, lắp đặt các máy nước mới cho các hộ tiêu dúng nước sạch;thi công, sửa chữa các sự cố trên mạng, cấp nước quy mô vừa và nhỏ,các nhà máy,các trạm sản xuất nước bao gồm phần công nghệ và xây dựng. -Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế;Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình nước,đường nước cho khách hàng, thiết kế sửa chữa, cải tổ phần phát triển nhỏ của công ty. -Xí nghiệp cơ giới:Quản lý, khai thác các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất toàn công ty,chuyên chở nước đi bán bằng xe téc theo kế hoạch điều động. 2.1.4 Một số đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn -Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm : Sự phát triển kinh tế công nghiệp (CN) của lưu vực sông Hồng mấy chục năm qua đã tác động xấu đến chất lượng nước của con sông này. Một con số thống kê cho thấy, trong số hơn 44.000 doanh nghiệp CN ở khu vực tây bắc và đông bắc sông Hồng thì chỉ tính riêng tỉnh Phú Thọ đã có tới hơn 18.000 doanh nghiệp CN và nhà máy. Đáng kể nhất là khu CN Việt Trì, nơi có khối lượng nước thải lớn vào sông Hồng mà hầu hết không qua xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông. Tại khu CN này, chỉ tính khối lượng nước thải CN của 28 nhà máy, doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm đã là 102.000 m3/ngày. Trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng 54.000 m3/ngày; Công ty Supe phốt-phát 45.000 m3/ngày; Nhà máy hóa chất Việt Trì 2.980 m3/ngày; Nhà máy giấy Việt Trì 2.970 m3/ngày; Công ty Pangrim Dye 2.500 m3/ngày; Nhà máy dệt may Vĩnh Phú 1.860 m3/ngày... Ngoài ra, do sự phát triển của ngành CN khai khoáng, nên những ảnh hưởng của nó lên chất lượng nước sông Hồng ngày càng tăng, trong đó phải kể đến mỏ Apatit Lào Cai. Một nguồn ô nhiễm khác đang là mối nguy cơ đối với các nguồn nước khi việc sử dụng phân bón hóa chất trong nông nghiệp hiện nay tăng gấp 4 lần so với hai thập niên trước đây (hiện tại lượng phân bón sử dụng trên 1 ha lên tới 120-180 kg/năm)... Các số liệu khoa học đánh giá về đặc tính lý hóa của nước mặt sông Hồng cho thấy độ pH tương đối cao, thậm chí vượt giá trị yêu cầu đối với nước mặt tiêu chuẩn A; hàm lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước sông thấp hơn giá trị cho phép. Hàm lượng chất hữu cơ BOD và COD trong nước sông Hồng là tương đối cao so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 áp dụng cho các nhà máy xử lý nước cấp cho sinh hoạt. Hàm lượng chất hữu cơ cao chủ yếu là do xói mòn đất và chất thải CN xả xuống lưu vực sông. Tuy hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Hồng không đáng kể, nhưng có một nguồn gây ô nhiễm đáng lưu ý là nhà máy sản xuất pin (tại khu CN Việt Trì) đã thường xuyên thải ra kẽm, chì, đồng và một số các kim loại cực độc khác như cadmium và thủy ngân. Riêng hàm lượng sắt trong nước sông Hồng thì luôn vượt quá giá trị cho phép. Còn hàm lượng khuẩn Coliform trong nước sông Hồng đang có xu hướng gia tăng, vượt quá giá trị cho phép đối với các nhà máy xử lý cấp nước sinh hoạt. Không những thế, theo một tài liệu phân tích, chất lượng nước thô (của nước mặt sông Hồng) không đáp ứng tiêu chuẩn cho nước thải về hàm lượng cặn lơ lửng (quá nhiều bùn và phù sa). Do vậy, công ty đã dùng nước mặt sông Hồng để sản xuất nước sinh hoạt tức là chúng ta phải dùng nước thải để sản xuất thành nước sạch với số tiền đầu tư rất lớn cho công nghệ và các hóa chất "làm sạch". -Đặc điểm về sản phảm và thị trường đầu vào: Công ty nước sạch hà nội là một đơn vị chuyên ngành cấp nước của Thủ đô, có những ưu điểm vượt trội về chất lượng nguồn nước đầu vào và kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý, cung cấp, xử lý nước sạch. Với những thế mạnh đó, được phép của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty nước sạch Hà Nội đã đầu tư thêm dây chuyền thiết bị sản xuất nước tinh khiết đóng chai và bình đồng bộ hiện đại, tự động hoàn toàn, theo tiêu chuẩn công nghệ an toàn vệ sinh thực phẩm của Châu Âu. Đồng thời, sản phẩm nước tinh khiết Hapuwa đã kiểm nghiệm đạt những tiêu chuẩn về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nước uống đóng chai của Bộ y tế, được Sở y tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận số: 6019/2008/YTHN. Sản phẩm của Xí nghiệp được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005 và ISO 9001-2008.công ty sẵn sàng cung cấp cho thị trường nước tinh khiết các sản phẩm chai và bình với giá thành hợp lý, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và quyền lợi của người tiêu dùng, đóng góp thêm phần ngân sách cho Thành phố.công ty mong muốn được giới thiệu những sản phẩm của mình và phục vụ Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất. 2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua Trong những năm qua, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nước sạch đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng công ty vẫn đạt được những kết quả tốt và đảm bảo thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện *Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác ngay từ đầu năm tới từng phòng ban của công ty, chủ động nghiên cứu tham mưu đề xuất với lãnh đạo công ty xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư XDCB, cấp nước hè, lễ tết... bám sát năng lực hiện có phù hợp với tốc độ đô thị hóa của các quận huyện góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và SXKD được thành phố và Sở giao. -Năm 2008 dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Tổng Giám Đốc Công ty,với sự cố gắng phấn đấu của các đơn vị trong công ty,về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu chung. -Hoạt động SXKD của công ty, nhất là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Thành phố, duy trì dịch vụ cấp nước tốt trong điều kiện rất nhiều khó khăn do nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân tăng cao,đã góp phần ổn định an ninh trật tự,phát triển KT-XH chung của thành phố. * Công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình: -Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện song tronh năm 2008, bước đầu đã phối hợp BQLDA triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.Hoạt động đầu tư và xây dựng công trình trong năm qua với sự nỗ lực của ban quản lý dự án,sự phối kết hợp của các đơn vị phòng ban liên quan cũng đã có những kết quả nhất định. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ Tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So Sánh 06/05 So Sánh 07/06 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Giá trị tổng sản lượng a.Giá trị sản lượng công nghiệp b.Giá trị sản lượng xây lắp Tr.đ 259.064 246.727 12.337 269.064 256.251 12.813 283.657 270.145 13.512 10.000 9.524 476 3,86 3,86 3,86 14.593 13.894 699 5,42 5,42 5,42 2.Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ Tr.đ 376.08 407.1 419.34 31.02 8,25 12.24 3,01 3.Tổng số lao động Người 1997 2013 2011 6 0,3 -2 -0,1 5.Tổng vốn kinh doanh a.Vốn lưu động b.Vốn cố định Tr.đ 1.132.506 352.791 779.715 1.503.866 464.235 1.039.631 1.485.822 513.655 972.167 371.360 111.444 259.899 32,79 31,59 33,33 -18.04 49.420 -67446 -1,2 10,65 -6,49 12.Lợi nhuận Tr.đ 20.74 21 24.8 264 1,27 3.8 18,01 13.Thu nhập bình quân Tr.đ/ng 1.85 2.1 2.45 250 13,5 350 16,67 14.Nộp ngân sách Tr.đ 31 31.6 34.01 600 19,35 2.41 7,6 15.Năng suất lao động bình quân(=1/3) Tr.đ/ng 129,73 133,66 141,05 3.93 3,03 7.39 5,53 16.Lợi nhuận/doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(=12/2) % 5,51 5,16 5,91 -0,35 -6,35 0,75 14,53 17.Lợi nhuận/vốn kinh doanh(=12/5) % 1,83 1,4 1,67 -0,43 -23,5 0,27 19,29 18.Số vòng quay vốn lưu động(=2/5a) Vòng 1,07 0,88 0,83 -0,19 -17,76 -0,06 -6,8 Nguồn : phòng tài chính – kế toán Nhận xét: Từ bảng kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây( bảng..) ta thấy giá trị tổng sản lượng cũng như tổng doanh thu của công ty đều có xu hướng tăng lên.Cụ thể, năm 2006, giá trị tổng sản lượng đã tăng 3,86% so với năm 2005 và tiếp tục tăng thêm 5,42% vào năm 2007.Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ,năm 2006, đã tăng 8,25% so với năm 2005.Năm 2007 doanh thu đạt 419.340 tr.đ, tăng 3,01% so với năm 2006. Đến năm 2007,tốc độ tăng doanh thu của công ty thấp hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng.Do công ty đã gặp rất nhiều khó khăn.Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như giá điện tăng bình quân 13,5%, tiền lương bình quân tối thiểu cũng tăng.Tình hình thiếu nước và cắt điện luân phiên cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy vậy ta thấy công ty vẫn đảm bảo giá thành và có lợi nhuận. Xét về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì năm 2007,lượng vốn huy động cho sản xuất kinh doanh của công ty lại giảm 1,2% so với năm 2005,đạt 1.485.822 tr.đ.Trong đó,vốn cố định đã giảm 6,94% so với năm 2006 trong khi vốn lưu động lại tăng thêm 10,49%, là do năm 2006 công ty đã đẩy mạnh đầu tư vốn vào các dự án mở rộng mạng lưới cấp nước, xây dựng các công trình, nhà máy, cải tiến và đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ sản xuát.Công ty đã tranh thủ tìm nguồn vốn để tái đầu tư đặc biệt là đầu tư lớn vào tài sản cố định của doanh nghiệp ( tổng vốn kinh doanh đạt 1.503.866 tr.đ trong đó, vốn cố định 1.039.631 trđ). Công ty đã từng bước cải thiện điều kiện làm việc và đới sống cho cán bộ công nhân viên,nâng cao năng suất lao động ( năng suất lao động đạt 141.05 trđ, tăng 5,53% so với năm 2006).Thu nhập bình quân cảu công nhân viên tiếp tục tăng lên đạt 2.450 trđ vào năm 2007, tăng 16,67%.Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ tăng năng suất lao động mới chỉ bằng khoảng 1/3 tỷ lệ tăng thu nhập bình quân của công nhân viên.Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa tới vấn đề nâng cao năng suất lao động và công tác bố trí nhânlực,xây dựng định mức lao động sao cho hợp lý, hiệu quả. Mặc dù làm ăn có lãi nhưng lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ đi các khoản chi phí thì khoản còn lại là không lớn.Song có những dấu hiệu đáng mừng là tốc độ tăng của năm 2007 là 18,1% trong khi tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005 chỉ đạt 1,27%.Điếu này chứng tỏ công ty đã tận dụng được những nguồn lực hiện có cũng như việc quản lý các nguồn lực hiện có đã có hiệu quả hơn. Hai chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh mặc dù có xu hướng tăng vào năm 2007 nhưng lại không ổn định trong 3 năm.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm,từ 5,51% vào năm 2005 xuống còn 5,16% vào năm 2006 và đã tăng trở lại đạt 5,91% trong năm 2007.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh chỉ đạt 1,67%, đã tăng so với mức 1,4% năm 2006 nhưng lại chưa đạt tới mức 1,83% như năm 2005.Điều này cho thấy trong hai năm 2006 và 2007, mặc dù công ty dã đầu tư một lượng vốn lớn vào sản xuất kinh doanh và các dự án đang trong giai đoạn thực hiện, chỉ một số ít dự án hoàn thành và đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả.Ví dụ:từ tháng 1/2007, dự án đưa nước từ nhà máy Bắc Thăng Long đưa qua cầu Thăng Long sang phía nam sông Hồng đã hoàn thành, lượng nước cấp sang bình quân 13.000m3/ngđ.Dự án mở rộng nâng công suất nhà máy nước Nam Dư từ 30.000 lên 60.000m3/ngđ đã hoàn thành đưa vào hoạt động đủ 100% công suất từ 5/2007,tăng 20.000m3/ngđ so với năm 2006.Công tác cấp nước tốt và ổn định, các dự án cải tạo mạng lưới đường ống xây dựng phát triển hệ thống cấp nước đã và đang được triển khai theo tiến độ kế hoạch được đặt ra.Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Qua đánh giá một số chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội hiện nay tuy có sự tăng trưởng mức tăng vẫn còn thấp.Một số chỉ tiêu còn chưa thực sự ổn định và cân đối.Kết quả đạt được chưa tương xứng với quy mô và tiềm lực của công ty.Công ty còn có rất nhiều việc phải làm để đạt sự phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới. Báo Cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/01/12007 đến ngày 31/12/2007 phần I – lãi lỗ Đơn vị tinh :Đồng Chỉ Tiêu Mã Số Thuyết Minh Năm Nay Năm Trước 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 1 VI.25 407100356276 376081761264 2.Các khoản giảm trừ ( 03=04+05+06+07) 2 VI.26 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 VI.27 407100356276 376081761264 4.Giá vốn hàng bán 11 VI.28 220202723466 212377476869 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 186897632810 163704284395 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 16951219384 14188456791 7.Chi phí hoạt động tài chính 22 VI.30 32482569142 33550139936 Trong đó : Chi phí lãi vay 23 31434184491 31445313567 8.Chi phí bán hàng 24 131431975962 107603287084 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 17907803227 15039725086 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[30=20+(21-22)-24-2 30 22026503863 21699589080 11.Thu nhập khác 31 3625524425 439411827 12.Chi phí khác 32 650783601 1218931746 13.Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 2974740824 -779519919 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40) 50 25001244687 20920069161 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 6861296215 5857619365 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 17.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51-52) 60 18139948472 15062449796 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Nguồn: phòng tài chính – kế toán 2.2THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 2.2.1 Tình hình nguồn vốn của công ty Bảng kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty năm 2006-2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1.Tổng vốn 71164 100 72415,5 100 1.1 Vốn lưu động 15006 21,09 16281,5 22,48 1.2 Vốn cố định. 56158 78,91 56134 77,52 2.Nguồn vốn 71164 100 72415,5 100 2.1 Vốn CSH 62026 87,16 62628 86,48 2.2Vốn vay 9138 12,84 9787,5 13,52 -Về vốn kinh doanh: Nội dung ở bảng trên cho ta thấy tổng vốn kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng:1251,5 triệu đồng với tỷ lệ tăn đạt:1,76% điều đó cho thấy vốn kinh doanh của công ty đã được bổ sung thêm dồi dào và đầy đủ,tuy nhiên tỷ lệ này là không cân đối giữa hai loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động.Vốn lưu động năm 2006 đạt:15006 triệu đồng,chiếm 21,96% và năm 2007 số vốn này đã tăng lên đạt:16281,5 triệu đồng,chiếm 1275,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,5%.Mặc dù chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh nhưng công ty đã biết sử dụng khoản vốn này một cách có hiệu quả.Khoản vốn này đã giúp công ty linh hoạt hơn trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh.Vốn cố định năm 2007 so với nam 2006 giảm:0,04%.Do công ty không dầu tư mua sắm TSCĐ. -Về nguồn vốn kinh doanh. Công ty hoạt dộng chủ yếu dựa vào hai nguồn vốn là vốn CSH và Vốn Vay.Trong 2 năm 2006-2007 nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng đều đặn.Nguồn vốn kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng 1251,5 triệu đồng chiếm 1,76%,vôn CSH chiếm 87,16% năm 2007 chiếm 86,48%.Tỷ trong này có giảm đi một chút. -Đối với vốn cố định. Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thì VCĐ chiếm 1 tỷ lệ trọng lớn, quy mô và trình độ máy móc là nhân tố quyết định tới khả năng cạnh tranh của Công ty. Cho nên sự biến động về quy mô của VCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ và năng lực sản xuất. Vốn cố định trong Công ty bao gồm giá trị của TSCĐ, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, chúng ta tính toán và lên biểu tổng hợp, nhằm đánh giá biến động về VCĐ qua 2 năm là năm 2004 và 2005 Bảng 3: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động về vốn cố định năm 2004 - 2005 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 2005 So sánh Tuyệt đối Tương đối Nguyên giá TSCĐ 4.469.957 4.795.198 325.241 7,27 Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 2.135.524 2.621.493 485.969 22,75 Vốn cố định 2.167.993 2.851.635 683.642 31,53 Công thức áp dụng: Nguyên giá TSCĐ của 2 năm 2004 - 2005 được tính bằng số bình quân như sau: Nguyên giá TSCĐ bình quân = TSCĐ đầu năm + NGTSCĐ cuối năm 2 Nguyên giá TSCĐ bình quân 2001 = 3.858557 + 5.081357 2 = 4469957 tr đồng Nguyên giá TSCĐ bình quân 2002 = 33.9228 + 6.281169 2 = 4.795.198 tr đồng - Giá trị hao mòn luỹ kế của TS cũng được tính như trên + Nguyên giá TSCĐ năm 2005 so với năm 2004 tăng 325.241 triệu đồng và tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng 7,27%. + Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ năm 2005 so với năm 2004 tăng 485.969 triệu đồng và tỷ lệ tương ứng tăng 22,75%. - Vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 tăng 683642 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,53%. Từ đó cho ta thấy VCĐ tăng 683.642 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,53% là do Công ty mua sắm mới thêm trang thiết bị để cái tiến việc sản xuất. Hẳn ta nhận thấy TSCĐ đã được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả cao cho Công ty. Chứng tỏ rằng Công ty đã đầu tư đúng đắn sử dụng VCĐ hợp lý đáp ứng kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng của nguyên giá TS CĐ (7,27%) nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị hao mòn luỹ kế (22,75%) làm VCĐ tăng không đáng kể 68364 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 31,53%. VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư tưng ứng trước cho TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. -Đối với vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và các khoản thanh toán khác quản lý vốn lưu động đảm bảo sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hợp lý mà nó còn có ý nghĩa là hạ thấp các chi phí kinh doanh, thúc đẩy thanh toán các khoản công nợ một cách kịp thời. Để đánh giá đúng đắn sự biến động của vốn lưu động ta lập bảng nghiên cứu để đánh giá biến động về vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2004 và 2005. Bảng 5: Bảng nghiên cứu đánh giá sự biến động của vốn lưu động ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21835.doc
Tài liệu liên quan