MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1. Vốn của doanh nghiệp 3
1.1.1. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp. 3
a.Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp 3
b.Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 6
1.1.2.Các loại vốn trong doanh nghiệp 7
1.1.2.1.Phân loại vốn theo nguồn gốc. 7
a.Vốn chủ 7
b.Vốn nợ 8
1.1.2.2.Phân loại vốn theo đặc điểm luân chuyển vốn. 9
a.Vốn cố định 9
b.Vốn lưu động. 11
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cua doanh nghiệp 13
1.2.1.Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn 13
1.2.2.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn 17
1.2.2.1.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn. 17
1.2.2.2.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định. 18
1.2.2.3.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưư động. 19
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cua doanh nghiệp. 20
1.3.1.Các nhân tố chủ quan. 20
1.3.2.Các nhân tố khách quan. 23
CHƯƠNG II:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại vận tải Trường Giang 25
2.1.Khái quát về công ty thương mại vận tải Tường Giang. 25
2.1.1.Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của công ty. 29
2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 35
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại vận tải Trường Giang 38
2.2.1.Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty 38
2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 39
2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 41
2.2.4.Đánh giá khái quát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 44
2.2.4.1Thành tựu đạt được 44
2.2.4.2.Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế 44
CHƯƠNG III:Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại vận tải Trường Giang. 46
3.1.Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty thương mại vận tải Trường Giang. 46
3.2.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 50
3.2.1.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 50
3.2.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiều quả sử dụng vốn lưu động. 51
3.2.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn. 51
3.3.Mộ số kiến nghị 52
KẾTLUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thương mại vận tải Trường Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản
+ ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết, tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn càng quay được nhiều vòng trong kỳ và hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
1.2.2.2.Các chỉ thiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiể đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ thường sử dụng là:
Sức sản xuất của VCĐ = Doanh thu thuần/ VCĐ bình quân
+ ý nghĩa: Sức sản xuất của VCĐ cho biết cứ một đồng VCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sức sản xuất của VCĐ càng cao và hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
Hệ số đảm nhiệm của VCĐ =VCĐ bình quân /Doanh thu thuần
+ ý nghĩa: Hệ số đảm nhiệm cho biết để tạo được một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng tiết kiệm được VCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Lợi nhuận thuần/VCĐ bình quân
+ ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng VCĐ cho biết cứ đầu tư một đồng VCĐ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
Suất hao phí của VCĐ =VCĐ bình quân/ lợi nhuận thuần
+ ý nghĩa: Suất hao phí cho biết để tạo được một đồng lợi nhuận thuần thì doanh nghiệp phảI bỏ ra bao nhiêu đồng đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng tiết kiệm được VCĐ nên hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
1.2.2.3.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Các chỉ tiêu đánh gía hiệu sử dụng VLĐ thường được sử dụng là:
Số vòng quay của VLĐ =doanh thu thuần/VLĐ bình quân
+ ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết VLĐ của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ VLĐ trong kỳ càng quay vòng nhanh nên hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Mức đảm nhiệm của VLĐ =VLĐ bình quân/ doanh thu thuần.
+ ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tạo được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phảI bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ doanh nghiệp càng tiết kiệm được VLĐ, do đó hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ =365/số vòng quay của VLĐ
+ ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng quay. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ VLĐ càng quay vòng nhanh và hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng VLĐ = lợi nhuận thuần/ VLĐ bình quân
+ ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tư một đồng VLĐ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.1.Các nhân tố chủ quan
- Chu kỳ sản xuất và kỹ thuật sản xuất:
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay tăng thêm.
Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới, máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian về công suất.
Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng lại phải luôn đối hó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm.
Do vậy doanh nghiệp dễ tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn cố định.
- Đặc điểm của sản phẩm:
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia.. thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa máy móc thiết bị dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá tị không quá lớn, do vậy doanh nghiệp có điều kiện đổi mới. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn như ô tô- xe máy… việc thu hồi vốn sẽ mau hơn.
- Trình độ tổ chức kinh doanh:
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết họp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn có hiệu quả thì phải xác định mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này). Trong giai đoạn này phải xắp xếp dây chuyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời phải có những biện pháp thích ứng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
- Trình độ sản xuất:
Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý và sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
Trình độ tay nghề của công nhân lao động.
Nếu công nhân sản xuất có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.
-Trình độ quản lí:
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung, cũng như việc sử dụng vốn nói riêng, trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động đến quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp xử lý giải quyết.
1.3.2.Các nhân tố khách quan
- Yếu tố thị trường:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường sản phẩm ổn định thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. Nếu sản phẩm mang tính thời vụ thì sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Môi trường sản xuất:
Môi trường tự nhiên: có tác động không nhỏ đến công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, sự ổn định cuả thời tiết, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất sản phẩm, bảo quản sản phẩm, bảo trì thiết bị máy móc phục vụ quá trình sản xuất. Yếu tố mùa vụ cũng tác động lớn đến kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Môi trường xã hội: các phong tục tập quán ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thói quen tiêu dùng của các tầng lớp xã hội cũng tác động đến công việc sản xuất của doanh nghiệp.
- Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước:
Các chính sách phát triển kinh tế và của chính phủ có tác động lớn đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty. Sự ổn định của đường lối phát triển tạo lên sự ổn định và yên tâm cho việc kinh doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hành lang pháp lý và chính sách thúê của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến vịêc sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
-Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác động rất lớn đến chất lượng của sản phẩm nhưng cũng gây sức ép cho doanh nghiệp trong việc đổi mới trang thiết bị máy móc trang thiết bị sản xuất.
chương II: thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại vận tải trường giang
.Khái quát về công ty thương mại vận tải trường giang
ạ. Lịch sử hình thành
Với việc phát triển một nền kinh tế thị trường mở cửa, tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt ở mức cao và thành phần kinh tế đa dạng đã làm cho nước ta dần thoát khỏi một nước nghèo và vững chắc từng bước tiến lên và trở thành một nền kinh tế quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.
Hoà cùng vào sự phát triển mạnh mẽ đó thì Giao thông Vận tải đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, nó được ví như là mạch máu trong việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ. Không có Giao thông Vận tải thì không thể có một nền kinh tế phát triển được.
Với vai trò quan trọng của giao thông như vậy và được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải năm 2002 công ty Thương mại và Vận tải Trường Giang được thành lập nhằm phục vụ cho công việc vận tải là chủ yếu và sau này còn mở rộng kinh doanh một số ngành nghề khác, tạo lên sự đa dạng chung của nền kinh tế và giả quyết việc làm cho nhiều công nhân với thu nhập ổn định.
Trụ sở côn ty được đặt tại thị trấn Minh Tân- Kinh Môn- Hải Dương.
b. Quá trình phát triển
Năm 2002 Công ty Thương mại và Vận tải Trường Giang được thành lập với số vốn ban đầu là 32 tỷ đồng và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường Biển. Trải qua thời gian hoạt động tính đến nay chưa đầy 6 năm nhưng công ty đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả phương thức hoạt động kinh doanh cũng như là quy mô của công ty đã phát triển mạnh mẽ.
Với số vốn ban đầu 32 tỷ đồng thì đối với một công ty vận tải bình thường thì có thể coi là lớn nhưng với một công ty vận tải đường Biển thì số vốn đó chỉ là quá nhỏ bé, công ty chỉ có thể tập trung vào việc đóng tàu chở hàng còn trụ sở công ty hay bến bãi đều phải đi thuê.
Ban đầu khi mới thành lập, công ty tập trung khai thác việc chở Than xuất khẩu sang Trung Quốc, với đội hình vận tải gồm 2 tàu có trọng tải 1200 tấn, 1 tàu có trọng tải 1500 tấn và 1 tàu có trọng tải 3000 tấn. Với việc kí được hợp đồng với các đối tác Trung Quốc cung cấp Than trong 5 năm lên trong giai đoạn này công ty phát triển rất ổn định. Đây là giai đoạn nghành Than làm ăn thua lỗ, Than sản xuất ra mà không bán được lên nguồn Than công ty nhập vào rất dễ dàng. hàng tháng trung bình 1 tàu có thể xuất được 3 chuyến hàng sang Trung Quốc.
Đến năm 2004 công ty quyết định thành lập thêm một đội vận tải trên đường bộ với việc mua về 14 xe vận tải có trọng tải 15 tấn phục vụ cho việc chuyên chở hàng hoá trên bộ và cụ thể ở đây là chở thuê cho các công ty Than từ nơi khai thác ra các cảng Sông và cảng Biển và chuyên chở xi măng từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch đến các đại lý trong các tỉnh lân cận.
Năm 2005, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thì ngành Giao thông Vận tải đóng vai trò cực kì quan trọng. Nhận thấy vai trò cấp bách của giao thông trong việc phát triển nền kinh tế, với số vốn của công ty cùng với vốn vay dự án từ các Ngân hàng công ty đã đóng thêm hai tàu có trọng tải mỗi tàu là 8000 tấn để phục vụ việc vận chuyển hàng hoá tứ cảng Hải Phòng vào cảng Sài Gòn rồi sau đó lại trở hàng hoá từ cảng Sài Gòn ra ngoài Bắc. Đây đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công ty, trước đây việc vận tải đường biển sang Trung Quốc thì chỉ khi đi có hàng còn khi về thì tàu chạy không rất lãng phí. Bây giờ thì cả đi và về phương tiện vận chuyển của công ty đều thực hiện việc chuyên chở hàng hoá.
Tháng 6 năm 2007, cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế, công ty quyết định mở thêm lĩnh vực kinh doanh, qua đó công ty đã xây dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất bao bì phục vụ cho việc đóng gói xi măng của nhà máy xi măng Hoàng Thạch và bán cho các đậi lý có nhu cầu sử dụng bao bì ở địa phương. Cũng trong thời điểm này tức là hết thời gian hợp đồng 5 năm cung cấp Than cho các bạn hàng Trung Quốc, trong thời gian chờ đợi đàm phán kí kết hợp đồng cung cấp mới các tàu của công ty cũng được đưa về vận tải hàng hoá cho các cảng Sông và cảng Biển trong nước.
Từ giữa năm 2007 cùng với các hợp đồng mới trong việc vận chuyển Than sang Trung Quốc với thời hạn 5 năm đã tạo điều kiện cho công ty có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra những phương hướng hoạt động mới trong sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Dự tính trong năm 2008 công ty sẽ mở thêm một nhà máy cơ khí tại Sao Đỏ- Hai Dương, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều công nhân.
Từ chỗ kinh là một công ty vận tải đơn thuần qua các giai đoạn phát triển hợp lí công ty đã trở thãnh một công ty thương mại thực thụ với đa dạng ngành nghề kinh doanh. Điều đó cũng phù hợp với tình trạng phát triển chung của đất nước.
c. Hình thức kinh doanh
Như đã trình bày khái quát trong phần các giai đoạn phát triển của công ty thì hình thức kinh doanh chính của công ty là vận tải đường biển và đường bộ, trong đó vận chuyển hàng hoá với hợp đồng kí kết trong thời gian dài đóng vai trò quan trọng, nó tạo ra tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển đa dạng sang các ngành nghề chế biến, chế tạo sản xuất sau này của công ty.
Có thể thấy trong sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của nền kinh tế nước ta thì việc vận tải và luân chuyển hàng hoá đóng vai trò cực kì quan trọng nhưng điều đó không thể phủ nhận được vai trò của việc lắm bắt hình thức vận tải cũng như việc tính toán hợp lí trong hình thức kinh doanh vận tải, nhất là với vận tải đương biển.
Trong quá trình kinh doanh của công ty cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, công ty đã thích nghi được và phát triển thêm các thành phần kinh tế mới cho phù hợp với với xu thế phát triển chung của đất nước để cùng tồn tại và phát triển đi lên. Cụ thể ở đây là công ty đã mở thêm các lĩnh vực kinh doanh mới đầy mới mẻ nhưng không ít thư thách đó là việc thành lập nhà máy sản xuất bao bì phuc vụ cho việc đóng gói và sắp tới đây trong năm 2008 là lập thêm nhà máy cơ khí phục vụ cho việc chế tạo các sản phẩm và sửa chữa các máy móc công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
Qua đó có thể thấy được sự đa dạng trong hình thức kinh doanh mà công ty đã nắm bắt cho phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta để cùng tồn tại và phát triển. Sự chuyển dần hình thức kinh doanh, lúc đầu chỉ đơn thuần là vận tải rồi chuyển sang chế tạo sẽ giảm thiểu được rủi ro cho công ty trong điều kiện cạnh tranh khốc kiệt của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của công ty
a. Bộ máy tổ chức của công ty
- Ban giám đốc của công ty bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc trợ giúp công việc của giám đốc . Giám đốc công ty là người quyết định tất cả các vấn đề kinh doanh của công ty và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách , pháp luật… chịu trách nhiệm trước pháp luật . Các phó giám đốc sẽ chỉ đạo các phòng ban , phân xưởng theo chỉ đạo của giám đốc.
- Phòng kinh doanh : Tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh đạt hiệu qủa. Quản lý toàn bộ về sản phẩm và các mặt hàng trong kinh doanh…luôn có những đề tài kinh tế mới để chuyển hướng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường .
- Phòng Marketting: Tìm hiểu thị trường cho công việc vận tải của công ty, nghiên cứu, phân tích các mặt hàng có khả năng phát triển trong tương lai từ đó sẽ tham mưu cho giám đốc để có các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, việc tìm hiểu thị trường có một vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển của công ty, nó sẽ xác định hướng đi trong tương lai của công ty. Việc phân tích đánh giá nhu cầu của thị trường sẽ giúp cho giám đốc có các kế hoạch cho việc vận tải và phát triển sản xuất ở các phân xưởng chế tạo bao bì đóng gói đòng thời đưa ra các lĩnh vực kinh doanh khác theo nhu cầu của thị trường để đưa công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng quản lí nhân sự : Đảm nhận công tác tổ chức cán bộ , lao động , tiền lương, khen thưởng kỷ luật và các chế độ chính sách đối với người lao động. Vai trò chủ yếu của phòng này là lập ra kế hoạch về lao động cho công ty sao cho phù hợp với từng thời kì hoạt động kinh doanh. Do đa dạng hoá trong việc kinh doanh lên việc phân phối lao động chủ yếu là quản lí việc sản xuất theo đơn hàng của khách ở các phân xưởng sản xuất còn về việc vận tải thì dường như chỉ đảm nhận vai trò phân phối tiền lương,khen thưởng, kỉ luật vì hầu như công việc này đã được sắp đặt từ trước. Ví dụ: ai lái xe vận tải nào thì chuyên xe đó, ai ở tàu trở hàng nào thì chuyên ở tàu đó…
- Phòng tài chính kế toán : Chủ yếu quản lý công tác tài chính, tài sản cố định, tài sản lưu động. thu chi theo các nguyên tắc tài chính và theo quy định pháp luật. Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc vì tính chất quan trọng của hai phòng này liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động thu chi và quản lí tài sản của công ty.
- Phòng bảo vệ : phòng này có vai trò bảo vệ tài sản của công ty, tránh mọi thất thoát từ bên trong cũng như bên ngoài của công ty. Mọi quy định của phòng này đều được giám đốc công ty phê duyệt và mọi thành viên trong côn ty cũng như công nhân ở các phân xưởng phải tuyệt đối chấp hành.
- Phòng vật tư: phòng này chịu trách nhiệm quản lí và cung cấp mọi nguyên vật liệu, công cụ phục vụ cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải cũng như công việc sản xuất ở các phân xưởng. Có trách nhiệm quản lí theo sự chỉ đạo và sắp xếp của phòng tài chính- kế toán.
-Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất của Công ty, phòng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Có chức năng thực hiện các kế hoạch mà giám đốc đưa xuống sau khi đã xem xét từ bộ phận Marketting, có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch đúng theo tiến độ mà giám đốc ba hành đồng thời cũng lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để trình giám đốc xem xét thực thi.
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm các vấn đề về kĩ thuật trong quá trình sản xuất của công ty, có trách nhiệm xem xét và đưa ra các kế hoạch sửa chữa phương tiện vận tải bị hỏng hóc cũng như máy moc thiết bị gặp trục trắc kỹ thuật. Từ đó chỉ đạo đến các bộ phận kĩ thuật của công ty sao cho có kế hoạch phù hợp với công việc kinh doanh.
-Ngoài ra còn có các ban ngành khác như: công đoàn của công ty, đoàn thanh liên..
b. Cơ cấu lao động của các ban ngành, bộ phận sản xuất, vận tải của công ty
- các ban ngành
STT
Phòng ban , phân xưởng
Tổng số
Trình độ
Đại học
Trung cấp
Qua đào tạo nghiệp vụ
1
Ban giám đốc
3
3
2
Phòng kinh doanh
6
4
2
3
Phòng Marketting
8
6
2
4
Kế hoạch -Đầu tư
5
3
2
5
Phòng bảo vệ
20
20
6
Phòng tài chính kế toán
9
8
1
7
Phòng quản lí nhân sự
8
6
2
8
Phòng vật tư
12
2
10
9
Phòng kỹ thuật
12
3
3
6
- bộ phận sản xuất và vận tải của công ty
-Bộ phận sản xuất: với việc vận tải là chủ yếu và mới mở thêm lĩnh vực kinh doanh mới là lập xưởng sản xuất bao bì lên số công nhân chỉ dừng lại ở 250 người. Trong số này có 5 người tốt nghiệp đại học, 7 người tốt nghiệp trình độ cao đẳng đảm bảo công việc quản lí các bộ phận sản xuất. Còn lại đều là công nhân đã được đào tạo từ các trường sạy nghề lân cận.
-Bộ phận vận tải: đây là bộ phận chủ yếu trong hoạt động của công ty từ trước đến nay. Hiện nay với 6 tầu và 22 xe ô tô tải đang vận hành công việc chuyên trở hàng hoá thì tổng cộng số người tham gia lao động là 320 người. Trong đó 6 thuyền trưởng và 12 thuyền phó đều có trình độ đại học Hàng hải, tàu nhỏ thì có từ 12 đến 21 người là thuỷ thủ đảm bảo cho quá trình vận hành và bốc dỡ hàng hoá, riêng 2 tàu lớn đã chiếm tới gần 130 người. Vận tải xe ô tô cũng chiếm hơn 50 người là lái, phụ xe. Còn lại tập trung vào công tác phục vụ như ăn uống trên tàu, phục vụ việc sửa chữa … tất cả đều được tào tạo nghiệp vụ cho phù hợp với công việc.
c. Lĩnh vực kinh doanh
*Đầu vào cho hoạt động kinh doanh của công ty
Để có một cái nhìn khách quan nhất hoạt động kinh tế của công ty chúng ta xem xét nó trong điều kiện hiện tai.
Có thể thấy rõ rằng việc kinh doanh của công ty dựa trên buôn bán Than sang Trung Quốc và chở thuê hàng hoá trong nước. Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất sản phẩm. Ta sẽ xem xét tong khía cạnh để có cái nhìn rõ ràng:
Việc buôn bán Than sang Trung Quốc với thời gian hợp đồng 5 năm 1 lần kí kết cho thấy sự ổn định cao trong quá trình kinh doanh. Từ đó sẽ có những giải pháp cho việc mua Than được dễ dàng. Với việc ở thời điểm hiện tại, nguồn cung cấp hàng rất dồi dào từ các cảng ở Cẩm Phả, Cửa Ông.. hay các cảng Sông như Minh Đức, Điền Công.. thì nguồn vào cho công ty là rất dồi dào, đảm bảo cho quá trình buôn bán được phát triển một cách thuận lợi.
Việc vận tải thuê trên bộ cũng rất thuận lợi, ở đây đối tượng vận tải cũng là Than và xi măng là chủ yếu lên việc kinh doanh cũng thuận lợi. điều này có được là do công cuộc phát triển và đổi mới của nước ta, các nhà máy và xí nghiệp mọc lên nhiều đòi hỏi việc tiêu thụ nhiên liệu và xây dung cơ sở hạ tầng lên những thứ kể trên là không thể thay thế.
Việc vận tải thuê dưới Biển: đây là vấn đề khó giả quyết nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty do đối tượng của nó không xác định được trước, có thể chuyến này la trở Than, xi măng, sắt thép vào Nam rồi chở gạo từ nam ra Bắc nhưng cũng có thể chuyến sau lai chở hàng nông sản vao Nam rồi lai chở ô tô nhập khẩu từ Nam ra Bắc.. Do không định hình được đối tượng vận chuyển lên rất mất thời gian chờ đợi, đó là chưa kể đến thời gian chờ đợi đến lươt bốc dỡ khi đã có hàng.
Còn hoạt động sản xuất, có thể thấy đây là hoạt động tương đối mới mẻ với công ty nhưng nó đanh dấu bước chuyển biến trong quá trình đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của công ty trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Đầu vào cho hoat động sản xuất này chỉ là sợi tổng hợp, với điêu kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay thì nguồn cung cấp cho hoạt động sản xuất của công ty luôn được đảm bảo và nó còn giảm đáng kể chi phí trong khâu bảo quản.
* Đầu ra cho hoat động kinh doanh của công ty
Với mỗi hình thức kinh doanh thì khách hàng của công ty lại mang đặc trưng khác nhau:
Trong việc buôn bán Than thì khách hàng là những nhà máy, xí nghiệp gang thép, họ cần nguồn Than để tiến hành việc sản xuất của mình, đây là những khách hàng mà sản phẩm của mình là không thể thay thế.
Vận tải thuê thì khách hàng thuộc đủ mọi thành phần đa dạng, họ có nhu cầu vận chuyển thì mình tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhưng ở đây vẫn tập chung chủ yếu là các mỏ Than và các công ty xi măng do đặc trưng kinh tế của khu vực.
Sản xuất bao bì thì khách hàng thuộc đủ mọi thành phần, từ các nha máy xí nghiệp đến các nhu cầu nhỏ của người đân đều có thể đáp ứng.
2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Trong những năm qua được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban lãnh đạo công ty. Cùng sự cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong kinh doanh, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ta có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2006-2007
Đơn vị:Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
Tỷ lệ
2007/2006
1
Doanh thu thuần
449.614
669.643
134,03
2
Lợi nhuận trước thuế
2.753,23
7.575
275,15
3
Tỷ suất LN/DTTx100
0,5
1,08
4
Nộp ngân sách Nhà nước
100.000
110.000
110
5
Thu nhập bình quân 1 người/1tháng
2,5
2,7
108
Nguôn:Báo cáo tài chính công ty thương mại vận tải Trường Giang.
Từ khi thành lập công ty luôn kinh doanh có lãi, doanh thu năm sau tăng so với năm trước. Năm 2007 doanh thu đạt 669.643 triệu đồng bằng 134,03% so với năm 2006 tăng 170.029 triệu đồng , lợi nhuận tăng 275,15% so với năm 2006 và nộp ngân sách tăng 110% so với năm 2006 tăng lên 10.000triệu đồng. Đời sống công nhân viên luôn ổn định , thu nhập bình quân đầu người tăng 108%so với năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110793.doc