MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Những vấn đề lý luận về hộ nông dân và tín dụng đối với hộ nông dân 3
I. Lý luận cơ bản về hộ và vai trò của hộ nông dân trong nền kinh tế Việt Nam 3
1. Khái niệm và đặc điểm về hộ nông dân: 3
1.1. Khái niệm về hộ nông dân : 3
1.2. Đặc điểm hộ nông dân : 3
1.3. Các điều kiện phát triển hộ nông dân: 5
2. Vai trò của hộ nông trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam: 6
II. Hoạt đông tín dụng của NHTM đối với phát triển kinh tế hộ nông dân: 8
1.Khái niệm tín dụng Ngân Hàng& phân loại tín dụng: 8
2. Vai trò của tín dụng Ngân Hàng đối với hộ nông dân: 10
3. Đặc điểm tín dụng hộ nông dân: 11
4. Một số quy định về chế độ cho vay đối với hộ nông dân hiên nay: 13
4.1. Mục đích cho vay: 13
4.2. Nguyên tắc cho vay: 13
4.3. Điều kiện vay vốn: 13
4.4 Mức cho vay và đối tượng vay: 14
4.5. Thời hạn cho vay: 14
4.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay: 15
5. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 15
5.1 Đối với nền kinh tế - xã hội: 15
5.2 Đối với hộ nông dân vay vốn Ngân hàng: 16
5.3 Đối với Ngân hàng: 17
6. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân: 18
6.1 Yếu tố môi trường tự nhiên: 18
6.2 Yếu tố vay vốn từ hộ kinh tế hộ: 18
6.3 Yếu tố thực tế Ngân hàng: 19
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín trong thời gian qua 21
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyên thường tín: 21
II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín: 24
1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín: 24
1.1.Nguồn: 26
1.2. Công tác sử dụng vốn: 28
2. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân: 31
2.1 Thực tế tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng: 31
2.2 Kết quả cho vay thu nợ hộ nông dân: 34
3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân: 45
Chương III: Phương hướng, giải pháp, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường Tín 47
I.Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội huyện Thường tín: 47
1.Mục tiêu kinh tế 48
2.Các mục tiêu về xã hội 48
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân: 49
1. Về phía Ngân hàng: 49
1.1. Mở rộng hình thức cho vay và tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn: 49
1.1.1 Hình thức cho vay 49
1.1.2 Thủ tục cho vay 51
1.2. Tăng cường nguồn vốn để tạo lập quỹ cho vay: 52
2. Về phía hộ nông dân: 53
3. Về phía nhà nước : 54
KẾT LUẬN 57
Danh mục tài liệu tham khảo 58
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương đối đồng đều so với sản xuất . Với tổng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ sản xuất, làng nghề và hộ sản xuất tăng. Với tổng số làng nghề được công nhận là 24 làng trong toàn huyện như : mộc cao cấp, sơn mài, điêu khắc … Ngoài các ngành truyền thống, huỵên còn tạo điều kiện cho các hộ nhận cấy thêm nghề mới tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đến nay đạt 278.562 triệu đồng đạt 101% kế hoạch, tăng 15% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 12% hàng năm.
Hoạt động thương mại, phát triển hàng hoá khá phong phú, giá cả tương đối ổn định, số hội viên tham gia hoạt động thương mại dịch vụ tăng nhanh, nhất là thị trấn nơi tập trung đông dân cư đã góp phần vào tốc độ tăng giá trị thương mại của huyện, tốc độ tăng giá trị thương mại của huyện bình quân năm đạt 19%. Tổng doanh thu thương mại dịch vụ năm 2006 đạt 315 tỷ đạt 107% kế hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh một số chỉ tiêu đạt được còn có một số khó khăn: Công nghiệp địa phương sản xuất quy mô nhỏ, công nghiệp còn chậm đổi mới, mẫu mã chưa phong phú, có một số mặt hàng sản xuất tiêu thụ chậm, giá cả thị trường biến động lớn như giá vàng, tính cạnh tranh giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt hơn trên lĩnh vực huy động vốn, cho vay vốn, các chính sách khách hàng và lãi suất .. có tác động lớn đến kinh doanh của ngân hàng.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, ngày từ đầu năm trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đã được xác định và được sự quan tâm của ngân hàng nông nghiệp tỉnh, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành hữu quan và nỗ lực của cán bộ công nhân viên chức của ngân hàng nông nghiệp Thường Tín . Đã thực hiện khá tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Thường tín hôm nay vươn mình đứng dậy với sự năng động và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cùng với việc khai thác, phát huy tối đa yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà, chúng ta có quyền hình dung về một độ thị Thường tín trong tương lai gần, một vùng kinh tế sôi động của tỉnh Hà tây.
II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín:
1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín:
Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, Ngân hàng nông nghiệp Thường Tín đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động để phù hợp với định hướng và mục tiêu kinh doanh, phù hợp với sự phát triển, kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt đông nhằm nâng cao chất lượng hoạt đông của Ngân hàng. Hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín có bộ máy hoạt động gồm một hội sở Trung tâm, và 3 ngân hàng loại 3 trải đều ở 28 xã và một thị trấn.
Ngoài tăng cường mối quan hệ với khách hàng truyền thống là DNNN thì thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, công nghiêp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nên đến nay chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của chi nhánh đó là địa bàn nông nghiệp và nông thôn. Bộ máy hoạt động đựơc tổ chức thống nhất trong toàn hệ thống chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Thường Tín. Các ngân hàng cấp 3 trực tiếp giao dịch tại khu vực nông thôn để một mặt mở rộng, một mặt tăng cường hoạt động của chi nhánh tại khu vực nông thôn, mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Đên nay 100% số xã trong huyện đều có cán bộ tín dụng của chi nhánh theo dõi, phụ trách. Vì vậy, nguồn vốn huy động và dư nợ tăng lên đáng kể.
Tình hình huy động vốn:
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó quyết định khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn, phản ánh mức lãi suất đầu vào, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Tín luôn quan tâm đến vấn đề huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt chú ý đến việc huy động các nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định. Mục tiêu nhằm đạt được là khôi phục và ổn định tình hình kinh tế xã hội, chuyển một bước mạnh hơn trong sản xuất hàng hoá tạo cục diện mới về cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến, dịch vụ và du lịch.
Theo mục tiêu đó nền kinh tế đã biến động mạnh, tài nguyên đất đai, sức lao động đã và đang được khại thác tốt, chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống và nhân cấy thêm các ngành nghề mới tạo công ăn, việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Để khơi dậy tiềm năng đó, điều quan trọng là phải có kiến thức và vốn đầu tư. Đây là 2 yếu tố quan trọng do đó chưc năng, nhiệm vụ của Ngân hàng là phải đầu tư vốn và tiền vốn còn nằm trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế.
Nhận thức được điều này ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Thường Tín đã có những biên pháp và phương pháp thích hợp để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng như mở rộng mạng lưới phục vụ, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng, nhằm tạo những thuận lợi cơ bản cho khách hàng trong việc thanh toán, nộp lĩnh tiền gửi tiết kiệm được nhanh chóng, chính xác. Với các biện pháp huy động nguồn vốn linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng, đồng thời xây dựng được các dự án phát triển sản xuất kinh tế thu hút vốn của các tổ chức nước ngoài.
1.1.Nguồn:
Quy mô nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm: Đến cuối năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 254560 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 61.103 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 31.84%. Đến cuối năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 321.419 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 66.859 đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 26.26%.
Trong kết cấu nguồn vốn huy động:
- Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy cộng của toàn doanh nghiệp trong đó :
+ Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ: Đến cuối năm 2005 đạt 164769 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 44.179 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 36.63%. Đến cuối năm 2006 đạt 222.991 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 58.222 triệu đồng, tương ứng vơí tốc độ tăng trưởng là 35.36%.
+ Tiền gửi có kỳ hạn ngoại tệ: Đên cuối năm 2005 đạt 49.674 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 7945 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 19.4%. Đến cuối năm 2006 đạt 60.585 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 10911 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 21.97%.
Điều này thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với chi nhánh và cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhưng đây là nguồn vốn chịu mức lãi suất huy động cao nhất trong các hình thức huy động vốn. Do vậy, Ngân hàng phải tìm mọi biên pháp để điều hoà một cách hợp lý nguồn vốn để làm sao cho Ngân hàng không phải bỏ quá nhiều chi phí để trả lãi cho khách hàng nếu như việc cho vay ra không mấy thuận lợi.
Tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của toàn doanh nghiệp. Năm 2005 đạt 13505 triệu đồng giảm so với năm 2005 số tuyệt đối là 974 triệu đồng làm nguồn vốn huy động không kỳ hạn năm 2006 giảm xuống 0.93% so với năm 2004. Điều này thể hiên sự không có lợi đối với Ngân hàng vị đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, tiết kiệm được chi phí đầu vào, khoản trả lãi cho khách hàng nhỏ. Nhận thức điều này, Ngân hàng đã tìm mõi biên pháp để nâng nguồn vốn huy động này lên. Thực tế đến cuối năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn đạt 24567 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuỵệt đối là 11062 triệu đồng triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1.82%.
Đặc biệt nguồn gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng chủ yếu phục vụ cho du cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà với mọi khoản tiền này Ngân hàng có thể không phải trả lãi, hoặc trả lãi thấp. Do vậy, có thể giảm được rất nhiều chi phí, ý thức được điều này nên Ngân hàng nông nghiệp Thường Tín hàng năm đều cố gắng tìm mọi biên pháp để thu hút nguồn tìên gửi của các doanh nghiệp như đưa ra các chính sách lãi suất ưu đãi, phiếu chúng thưởng... Nhìn chung có thế đánh giá được rằng: Năm 2006 là năm có tốc độ tăng trưởng lớn và đồng đều ở các loại hình huy động vốn. Điều này khẳng định công tác huy động vốn là một thế mạnh của ngân hàng nông nghiệp Thường Tín. Công tác huy động vốn tại địa phương năm 2006 đã thực hiện tốt, thể hiện áp dụng linh hoạt lãi suất huy động, đổi mới tác phong phụ vụ, củng cố hệ thống mạng lưới hoạt động, trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật hoạt động để phục vụ khách hàng. Cho nên hoạt động trên điạ bàn còn nhiệ khó khăn nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng, tạo điều kiện cho Ngân hàng cho việc mở rộng đầu tư tín dụng với các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện nhất là đối với hộ kinh tế hộ.
1.2. Công tác sử dụng vốn:
Đi đôi với việc huy động thì vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp Thường Tín luôn được quan tâm đặc biệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Trong những năm qua, công tác tín dụng đã xác định rõ phương hướng đầu tư có trọng điểm, chú trọng đúng mức tới việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, tích cực mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung và dài hạn. Với phương châm đi vay để cho vay mở rộng huy động vốn có thời hạn trên 1 năm và mở rộng dư nợ có hiệu quả.
Tín dụng Ngân hàng đã thực sự gắn chặt với hiệu quả kinh tế của nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề khác. Vì vậy, đòi hỏi quá trình huy động vốn, sử dụng vốn phải đảm bảo đúng quy định của ngành và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng với mục đích vốn vay phải an toàn và hiệu quả, góp phần làm cho các hộ thiếu vốn có đủ cơ sở, điều kiện phát triển mở rộng phát triển kinh doanh hàng hoá, nâng cao cải thiện đời sống.
Chi nhánh còn chú trọng đầu tư đến các xã, ngành nghề truyền thống nhằm khôi phục và phát triển làng nghề, tạp công ăn việc làm và phát triển kinh tế hộ sản xuất, ngoài ra ngân hàng còn đầu tư cho 5 xã ven sông hồng với số tiền 15 tỷ để giúp cho các hộ phát triển ngành vận tải đường sông, cải tạo ao hồ, đầm thả cá, phát triển trồng cây hoa mầu.
Các bộ Ngân hàng đã đi sâu, điều tra thẩm định đến từng hộ, đôn đốc thu nợ, sát sao từng gia đình, phần nào đáp ứng đước nhu cầu vốn của hộ, tránh được rủi ro cho Ngân hàng. Đây cũng là bước đi, là chỗ đứng của Ngân hàng trong quá trình đổi mới.
Bảng1: Dư nợ cho vay:
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Số Tiền
Tỷ lệ (%)
Số tìên
Tỷlệ (%)
Số tiền
Tỷlệ (%)
Tổng dư nợ
174073
100
221674
100
291932
100
I- Dư nợ cho vay
Dư nợ ngắn han
113086
64.96
154184
69.55
213790
73.23
Dư nợ trung dài hạn
60987
35.04
67490
30.45
78142
26.77
II- Dư nợ thành phần kinh tế
Dư nợ DNNN
65796
37.89
71459
25.88
31528
21.08
Dư nợ ngoài QD
7520
4.23
15628
7.05
25661
8.79
Dư nợ hộ nông dân
100757
57.88
148687
67.07
204743
70.13
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006 )
Trong quá trình đầu tư NHNo và PTNT huyện Thường Tín đã và đang tăng dần nguồn vốn đầu tư ngắn hạn qua các năm, mức độ tăng trưởng tương đối cao. Đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đối với các dự án sản xuất kinh doanh cần vốn đầu tư cụ thể dư nợ ngăn hạn như sau:
Năm 2004 đạt 113086 triệu đồng chiếm 64.96% tổng dư nợ
Năm 2005 đạt 154184 triệu đồng chiếm 65.55% tổng dư nợ
Năm 2006 đạt 213790 triệu đồng chiếm 73.23% tổng dư nơ
Về cơ bản vốn tín dụng đã khuyến khích các hộ tự chủ trong sản xuất và trang bị các loại máy móc công cụ nhỏ trong các khâu của quá trình sản xuất tạo các con giống cơ bản phù hợp với trình độ sản xuất và quản lý hạch toán của mỗi gia đình. Nhằm đạt các mục tiêu nâng cao năng suất lao động ở vùng nông thôn, một cách hợp lý và có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm, khuyến khích quá trình sản xuất tổng hợp của cán bộ sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người lao động. Bên cạnh đó cơ cấu dư nợ cho vay cũng đang có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Dư nợ cho vay DNNN có xu hướng tăng toàn huyện có 25 DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh, cho vay kinh tế quốc doanh thường xuyên cho 10 đơn vị vay vốn với dư nợ năm 2006 đạt 291932 triệu đồng. Các đơn vị như công ty công trình giao thông 124, trung tâm thuỷ nông Bắc bộ, công ty bách hoá ... là những đơn vị thường xuyên quan hệ vay vốn ngân hàng được áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Các đơn vị khách quan hệ vay vốn từng lần. Chi nhánh thực hiện tốt xây dựng hồ sơ kinh tế, địa bàn, tố chức phân loại khách hàng từ đó lựa chọn đầu tư cho vay khách hàng làm ăn có hiêu quả. Mạnh dạn đầu tư cho vay không có đảm bảo đối với DN được xếp loại A thông qua hợp đồng tín dụng. Kết quả đầu tủ năm 2006 thực hiện đạt kế hoạch tăng trưởng vè số dư nợ cũng như chất lượng tín dụng.
Bên cạnh việc đầu tư cho vay các DNNN thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện cũng được chi nhánh quan tâm đầu tư phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Tổng dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế này đều tăng trưởng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất mà chú trọng là hộ kinh tế hộ trong xu thê phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đến 31/12/2006 dư nợ cho vay hộ nông dân là 204743 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 56056 chiến tỷ trọng 70.13% tổng dư nợ.
Đối với DNNN: Trong thời gian qua, Ngân hàng Thương Tín đã tích cực quan hệ tín dụng với các DNNN tuy nhiên do thực hiện chuyên đối cơ chế quản lý, sắp xếp DN thep chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các DN trên điạ bàn huyện là những DN vừa và nhỏ, trang thiết bị máy móc cũ, lạc hậu đối với các DN có sự hỗ trợ khi cho vay vốn phải có dự án khả thi được cấp có thẩm quyền xác nhận. Nhưng trong thực tế, các DN này có phương án sản xuất kinh doanh không có lãi thì cũng khó cho cán bộ tín dụng khị giải quyết khoản vay đó. Trước tình hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh trong quan hệ tín dụng với các DN. Bên cạnh đó một số DN hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường đã có sự chủ động vươn lên để tồn tại và phát triển, quan hệ vay vốn, trả nợ Ngân hàng sòng phẳng và mỗi khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng cân nhắc, thận trọng sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm nhưng một số DN có hướng kinh doanh không rõ còn bị động chạy theo thị trường, năng lực sản xuất kém, vốn tự có thấp nên khó khăn trong việc bố trí vốn cho sản xuất, thị trường bấp bênh trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất, thị trường bấp bênh trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất chưa cao dẫn đến một số DN phải thu hẹp sản xuất.
2. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân:
2.1 Thực tế tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng:
Chi nhánh đã xác định đúng đắn mục tiêu kinh doanh, đối tượng phục vụ trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo an toàn vốn, chớp thời cơ kinh doanh có hiệu quả. Từ đó xác định đối tượng phục vụ trên địa bàn là kinh tế hộ, nông nghiệp và nông thôn chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNo tỉnh, định hướng của NHNo TW để xác lập mục tiêu kinh doanh, hướng đi của mình cho từng năm, xây dựng chiến lược khách hàng rộng khắp trong hầu hết các xã và Thị trấn phối kết hợp với các đoàn thể: như hội kinh tế hộ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh xây dựng các tổ chức tương trợ vay vốn.
Đối với công tác cho vay, thu nợ: Cán bộ tín dụng tiếp nhân hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của từng loại hồ sơ báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn, trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét tái thẩm định ( nếu cần thiết ) ghi chu ý vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.
Trường hợp đảm bảo tiền vay:
Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, mức cho vay tối đa đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhưng mức cho vay cụ thể phải căn cứ vào nhu cầu vốn hợp lý của từng đối tượng vay và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất .
Giấy đề nghị vay vốn phải có uỷ ban nhân dân xã xác nhận đúng địa chỉ cư trú, mục đích sử dụng vay vốn của người vay vốn và đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn.
Nộp kèm theo giây đề nghị vay vốn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có bản quyền cấp. Trường hợp hộ vay chưa được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất chính thức thì sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND cấp huyện cấp và UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Khi đến hạn cam kết trả nợ Ngân hàng, nếu hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan thỉ xử lý theo điều 29 quy định cho vay đối với khách hàng.
Đối với hộ vay trên 10 triệu đồng phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản, quyền sử dụng đất ( bao gồm cả công trình, giá trị cây lâu năm, thuỷ hải sản nuôi trồng đã đến kỳ thu hoạch găn liền với đất ).
Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hach toán kinh tế, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân cho khách hàng.
Tổ chức thu nợ, thu lãi:
Cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn xem xét từng hộ có nợ vay đôn đốc thu nợ và phải thu đủ, đúng thời hạn, kỳ hạn đã ghi trong sổ vay vốn hoặc khế ước vay. Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.
Thu lãi ngân hàng thu theo tháng, quý hoặc là theo sự thoả thuận của ngân hàng và khách hàng. Mỗi lần thu gốc trên khế ước thì đồng thời tiến hành thu lãi theo số nợ gốc thu được nghiêm cấm thu gốc mà không thu lãi và ngược lại.
Đến hạn trả nợ nêu người vay chưa trả được nợi, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiên hành ngay việc điều tra, xem xét cụ thể lập tờ trình báo cáo giám đốc để xử lý.
Sau khi thực hiện giải ngân cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vay vôn nội dung như sau:
Kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiên vay vốn
Kiểm tra trong khi cho vay, sau khi cho vay là kiểm tra việc giải ngân theo tiên đô và đối tượng cho vay theo dự án. phương án.
Kiểm tra việc sử dụng vay vốn theo đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra kết quả thực hiện dự án, phương án, hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay.
Trong năm 2006 từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ tác nghiệp đã chú ý và coi trọng công tác kiểm tra của ngành cũng như của Ban giám đốc ngân hàng huyện, kết quả trong năm thực hiện như sau:
Kiểm tra trực tiếp đên hộ: 1525 hộ
Kiểm tra các tố nhóm tín chấp: 228 tổ của 25563 hộ
Kiểm tra đối chiếu trực tiếp tổ nhóm người nghèo: 4524 hộ/4849 hộ = 95.23%
Kiểm tra hồ sơ tín dụng: 5423 hộ = 75.291 triêu đồng
Kiểm tra chứng từ người nghèo: 31.903 chứng từ
Kiểm tra hồ sơ tín dụng người nghèo: 2046 hộ = 5.541 triệu đồng
Qua kiểm tra phát hiện 268 chứng từ và 15 bộ hồ sơ vay vốn có sai sót như thiếu yếu tố ghi trên hồ sơ, thiếu dấu, chữ ký của Ngân hàng, đã bổ xung chỉnh sửa kịp thời các sai sót qua kiểm tra phát hiện.
2.2 Kết quả cho vay thu nợ hộ nông dân:
Bảng2: Tình hình cho vay đối với hộ nông dân
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Sô
đối tượng
Tỷ lê
(%)
Số đối tượng
Tỷ lệ
(%)
Số đối
tượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng số đối tượng vay
35720
100
36340
100
36663
100
Tổng sô hộ nông dân vay
17796
49.82
22585
62.15
26091
71.16
Tổng số hộ nghèo
7211
20.19
7057
19.42
6825
18.62
Thành phân khác
10713
29.99
3398
18.43
3747
10.22
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006 )
Qua bảng ta thấy số hộ nông dân vay vốn qua các năm liên tục tăng đây là một sự lỗ lực của cán bộ tín dụng, cũng như nhiều hộ nông dân đang có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất. Số hộ nghèo vay vốn là giảm qua các năm điều đó khẳng định việc sử dụng vốn tín của các hộ là có hiệu quả, dựa trên những lợi thế của huyện về địa lý, có một thị trường rộng lớn là thành phố Hà nội và nhiều yếu tố khác về cơ sở hạ tầng cơ sở đương sá giao thông.
Bảng3: Doanh số cho vay đối với hộ nông dân
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lê(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Ngắn hạn bình quân 1 hộ
5.09
56.83
5.41
59.89
6.35
59.76
Trung hạn, dài hạn bình quân một hộ
3.42
40.17
3.62
40.11
4.28
40.24
Bình quân môt hộ
8.51
100
9.03
100
10.63
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay hộ ngắn hạn và trung, dài hạn trong 3 năm gia tăng liên tục.Cho vay ngắn hạn bình quân 1 hộ đến cuối năm 2005 đạt 5.41 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 0.32 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 6.28%. Năm 2006 đạt 6.35 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 0.94 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 17.37%. Đặc biệt cho vay trung, dài hạn bình quân một hộ năm 2005 đạt 3.62 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 0.2 triêu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 5.85%. Năm 2006 đạt 4.28 triệu đồng tăng so vơi năm 2005 số tuyệt đối là 0.66 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 18.23%.
Qua đây ta thấy NHNo Thường tín đã điều chỉnh loại vay theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tê.
Bảng 4: Doanh số thu nợ hộ nông dân
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ Tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Doanh số thu nợ
133950
192363
249864
Doanh số cho vay
151443
203945
277346
Doanh số thu nợ/doanh số cho vay
88.45%
94.32%
90.09%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006
Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và có lãi.
Các số liệu thu được cho thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tiếp qua các năm. Đến cuối năm 2005 doanh số thu nợ đạt 19236 triệu đồng tăng so vơi năm 2004 số tuyệt đối 58413 triệu đồng, đến cuối năm 2006 đạt 24986 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 57501 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay trong 3 năm qua lại có sự biến động không mấy thuận lợi. Đến cuối năm 2005 đạt tỷ lệ 94.32% tăng 5.87% so với năm 2004 nhưng đến cuối năm 2006 chỉ đạt 90.09% giảm so với năm 2005 là 4.23%. Như vậy NHNo Thường tín cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ của ngân hàng.
Bảng 5: Dư nợ cho vay đối hộ nông dân
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ Tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Tổng dư nợ
174073
221674
291932
Dư nợ hộ nông dân
100757
148687
204743
Số hộ còn dư nợ
10886/17796 hộ
11568/22585 hộ
10897/26091 hộ
Tỷ trọng dư nợ hộ nông dân/tổng dư nợ
57.88%
67.08%
70.13%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006
Ngân hàng nông nghiệp huyện Thường tín với mạng lưới rộng khắp đên các xã trên địa bàn hoạt động, đội ngũ cán bộ nhiệt tình công tác, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm luôn đi sát đến từng cơ sở, từng hộ nắm bắt được nhu cầu của người dân về vốn sản xuất, để đáp ứng các hinh thức tín dụng một cách phù hợp.
Trong các năm qua chi nhánh đã có hàng vạn lượt hộ kinh doanh vay vốn để sản xuất kinh doanh và đã thu được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thực tế các hộ vay vốn của ngân hàng thườn sủ dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tình hình kinh tế của các hộ vay vốn được cải thiện và phát triển một cách đáng kể, tạo công ăn việc làm cho số lao động nhàn rỗi hơn thế nữa còn góp phần làm tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Các hộ vay vốn, trả một cách sòng phẳng, ngân hàng và hộ trở thành người ban đồng hành không thiếu được trong sản xuất kinh doanh.
Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay kinh tế hộ không ngừng tăng lên qua các năm:
Năm 2004 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 100757 triệu đồng chiếm 57.88% tổng dư nợ.
Năm 2005 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 148687 triệu động chiếm 67.08% tổng dư nợ.
Năm 2006 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 204743 triệu đồng chiếm 70.13% tổng dư nợ .
Điều này khẳng định vai trò quan trọng của hộ đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong những năm qua NHNo Thường tín đã tăng cường đầu tư vốn cho các thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32094.doc