MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3
1.1NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1Khái niệm 3
1.1.2Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.2.1Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 4
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 5
1.1.2.4 Các hoạt động khác 6
1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng 7
1.2HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Đặc điểm 10
1.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 12
1.2.3.1 Thanh toán bằng séc 13
1.2.3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền 17
1.2.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 19
1.2.3.4 Thanh toán bằng thư tín dụng 22
1.2.3.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng. 24
1.2.3.6 Các dịch vụ thanh toán hiện đại khác 25
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DUNG TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HANG THƯƠNG MẠI 27
1.3.1 Môi trường kinh tế 27
1.3.2. Môi trường pháp lí 28
1.3.3. Khoa học công nghệ 28
1.3.4. Trình độ dân trí 29
1.3.5. Yếu tố tâm lí 29
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY 30
2.1.TỔNG QUAN VỀ NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY 30
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây 30
2.1.2.Hoạt động kinh doanh của chi nhánh 32
2.1.2.1. Nguồn vốn 32
2.1.2.2. Sử dụng vốn 34
2.1.2.3 Tình hình phát triển các dịch vụ mới, công tác hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh 35
2.1.2.5 Kết quả tài chính 38
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 41
2.2.1 Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM 41
2.2.2 Kết quả đạt được 47
2.2.3 Hạn chế và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 53
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 53
3.1.1 Định hướng kinh doanh 53
3.1.2 Định hướng hoạt động TTKDTM 55
3.2 GIẢP PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC 56
3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dung tiền mặt 56
3.2.2 Phát triển Marketing ngân hàng 59
3.2.4 Phát triển quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 61
3.2.5 Thực hiện cơ chế chính sách phù hợp 63
KẾT LUẬN 65
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự phát triển của nền sản xuất lưu thông hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời và phát triển hoạt động TTKDTM. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các giao dịch hàng hoá càng tăng, việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán mà đòi hỏi phải có nhiều hình thức thanh toán khác nhau. Ngược lại nền kinh tế lạc hậu, sản xuất lưu thông trì trệ thì các hình thức TTKDTM có đa dạng phong phú đến đâu cũng khó phát triển.
Đối với ngân hàng thì nghiệp vụ TTKDTM đem lại thu nhập cho ngân hàng thông qua việc ngân hàng thu phí từ các khách hàng sử dụng hình thức thanh toán tại ngân hàng. Chính vì vậy khi tiến hành thanh toán nếu không thực sự đem lại lợi ích cho ngân hàng thì hình thức thanh toán đó cũng không được phát triển. Hiện nay có những hình thức thanh toán hiện đại nhưng do chi phí vận hành lớn nên ngân hàng cần phải cân nhắc trước khi đưa vào sử dụng.
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều cố gắng giảm thiểu chi phí. Các hình thức TTKDTM đa dạng có thể giúp các doanh ngiệp có thể lựa chọn hình thức nào còn tuỳ thuộc vào mức phí phải trả khi sử dụng. Ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của dân cư thấp thì một số hình thức TTKDTM như thẻ thanh toán là rất ít.
1.3.2. Môi trường pháp lí
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động trong môi trường pháp luật chặt chẽ và bị quản lí khắt khe do vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế và đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, TTKDTM vốn là dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng thực hiện thanh toán hộ khách hàng nên ngân hàng phải đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời. Do đó công tác TTKDTM phải tuân theo các chế độ, qui định, thể lệ đặt ra trong thanh toán
1.3.3. Khoa học công nghệ
Một nước mà có trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu thì sẽ chưa thực sự thúc đẩy công tác TTKDTM phát triển.Với việc đưa vào sử dụng rộng rãi mạng máy tính và thanh toán thẻ sẽ tạo ra bộ mặt mới cho hoạt động TTKDTM. Ở một số nước chưa phát triển hệ thống TTKDTM thì chưa thật sự xuất hiện tiền điện tử đến điểm bán mà chỉ luân chuyển thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
Khoa học công nghệ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của công tác TTKDTM. Với một nền kinh tế mở giao dịch thanh toán trong và ngoài nước ngày càng tăng với khối lượng hang hoá lớn, đòi hỏi toàn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục hoàn thiện công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ thanh toán qua ngân hàng nói riêng tiến tới một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại.
1.3.4. Trình độ dân trí
Khi trình độ dân trí của một nước lạc hậu thấp kém, người dân sẽ khó nắm bắt được các lợi ích của TTKDTM, họ chỉ thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. Với các hình thức thanh toán hiện đại, phức tạp với trình độ thấp không có người hướng dẫn tận tình thì khách hàng sợ sai sót, nhầm lẫn rồi mất tiền. Ở nước ta nền kinh tế còn nghèo nàn, đời sống khó khăn nên công tác TTKDTM đa số chỉ áp dụng giữa các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mà chưa phổ biến trong dân cư.
1.3.5. Yếu tố tâm lí
Tâm lý của người dân từ trước đến nay vẫn quen thanh toán bằng tiền mặt làm hạn chế đáng kể đến hoạt động TTKDTM. Qua những năm dài bao cấp, kinh tế trì trệ, lạm phát cao đồng tiền mất giá nhanh nên người dân có tâm lí giữ tiền mặt, hoặc có gửi ngân hàng thì gửi ngắn hạn gây khó khăn cho việc tận dụng tiền gửi thanh toán để đầu tư dài hạn.
Vì vậy mà ngân hàng luôn phải nâng cao chất lượng cán bộ về mọi mặt, thực hiện tuyên truyền quảng cáo các tiện ích của TTKDTM cho người dân, có như vậy mới xoá dần tâm lí ưa chuộng tiền mặt và thúc đẩy hoạt động TTKDTM.
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT
HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY
2.1.TỔNG QUAN VỀ NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài Đức (viết tắt là NHNo&PTNT) là chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
Trụ sở chính tại thị trấn Trạm Trôi huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
Trước năm 1988 là chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội, đến năm 1988 theo nghị định số 53 của Chính Phủ chuyển thành NHNo&PTNT huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội, từ năm 1991 đến nay là NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây.
Cơ cấu tổ chức có 3 phòng và 3 chi nhánh NH cấp 3 đó là:
+ Phòng tín dụng
+ Phòng kế toán- Thanh toán- Ngân quỹ
+ Phòng hành chính- nhân sự
+ Ngân hàng cấp 3 Ngãi Cầu- Trụ sở tại xã An Khánh- huyện Hoài Đức
+ Ngân hàng cấp 3 Cát Quế- Trụ sở tại xã Cát Quế- huyện Hoài Đức
+ Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng- Trụ sở tại xã Kim Chung- huyện Hoài Đức
Tổng số cán bộ công nhân viên chức là 55 người, trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học: 40 người chiếm tỉ trọng 72,73%
Cao đẳng, trung cấp: 14 người chiếm tỉ trọng 25,45%
Lái xe: 01 người chiếm tỉ trọng 1,82%
Tổ chức Đảng: Là chi bộ Đảng trực thuộc Huyện uỷ, gồm 21 Đảng viên chiếm tỉ lệ 38,2% tổng số cán bộ công nhân viên
Công đoàn cơ sở thành viên NHNo&PTNT huyện Hoài Đức là một thành viên trực thuộc công đoàn cơ sở NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, gồm có 55 công đoàn viên đạt tỉ lệ 100% tổng số cán bộ nhân viên.
Địa bàn hoạt động là huyện Hoài Đức gồm có 22 xã, thị trấn.
Hoài Đức là huyện nông nghiệp gồm có 22 xã, thị trấn, đến nay còn 20 xã thị trấn (đã tách 2 xã về thành phố Hà Đông), có 11 làng nghề nằm liền kề phía Tây Thủ đô Hà Nội và tiếp giáp Thành phố Hà Đông, hiện nay đang trong quá trình Công nghiệp hoá- Đô thị hoá.Do đó trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động như Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng nhà Đồng Bằng sông cửu long, các ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội và Hà Đông và 9 quỹ tín dụng nhân dân trong huyện cho nên kinh doanh ngân hàng có sự cạnh tranh rất gay gắt.
Là một đơn vị nhiều năm liền và liên tục dẫn đầu về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành và đất nước.
. Dẫn đầu trong công tác đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái
Mở rộng mạng lưới: Nắm bắt nhu cầu của người dân và đồng thời nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tập thể cán bộ nhân viên đã có sáng kiến phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh cấp 3 có tính đặc thù, mang lại hiều quả: Năm 1997 toàn huyện có 01 trụ sở chính và 01 phòng giao dịch Ngãi Cầu (sau đổi thành ngân hàng cấp 3 Ngãi cầu) đến nay mở rộng và xây dựng thêm 2 chi nhánh: Ngân hàng cấp 3 Cát Quế, Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng. Bình quân cứ 5 xã có 1 điểm giao dịch đảm bảo gần dân thuận tiện cho việc đáp ứng các nhu cầu về ngân hàng cho nhân dân và phát huy nguồn lực tại chỗ để xây dựng phát triển kinh tế địa phương.
Là một đơn vị đi đầu trong NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây về ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng từ những năm 1991 đã được ngân hàng tỉnh trang bị máy vi tính, máy fax, 100% cán bộ nhân viên có trình độ vi tính từ cơ bản trở lên, đã khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện chuyển tiền điện tử lập báo cáo và gửi bằng file, bằng giấy đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Tháng 5/2005 được trang bị máy ATM, đã có 100% cán bộ công nhân viên sử dụng thẻ và thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ. Đồng thời tích cực vận động cán bộ nhân dân sử dụng thẻ ATm đến nay đã phát hành 1.875 thẻ
Nhiều chương trình điện toán mới của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và ngân hàng nông nghiệp Tỉnh được thử nghiệm và ứng dụng tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng Giám Đốc
Kế toán trưởng
Kiểm tra,kiểm toán nội bộ
Các phó tổng GĐ
Bộ phận giúp việc HĐQT
2.1.2.Hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.1.2.1. Nguồn vốn
Với một địa bàn nông thôn, việc huy động nguồn vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh là vô cùng khó khăn. Nhưng chính bằng cách làm và sự tâm huyết của những cán bộ Ngân hàng nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao và cho kết quả tốt. Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động là 531.112 triệu đồng đạt kế hoạch 110,4% tăng gấp 13,7 lần so với năm 1997
Tình hình nguồn vốn ở các đơn vị
Đơn vị: 1triệu đồng
STT
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Trung t âm
176.872
197.930
285.961
2
NHc3 Ngãi Cầu
49.943
96.814
152.036
3
NHc3 Cát quế
11.375
14.714
21.464
4
NHc3 Sơn đồng
38.309
67.871
72.651
Tổng cộng
276.499
377.329
531.112
(Nguồn:phòng Kế toán-ngân quĩ của NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 377.329 triệu đồng
So với kế hoạch đạt 103,4% tăng so với đầu năm 100.830 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng 36,5% (toàn tỉnh tăng trưởng 19,2%). Bình quân 1 cán bộ: 6.987 triệu, tăng so với năm 2005 là 1.866 triệu
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 đạt: 531.112 triệu đồng, tăng 153.781 triệu so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 40,75% đạt 100,2% kế hoạch tỉnh giao bình quân 01cán bộ = 9.656 triệu đồng, tăng 2.669 triệu đồng/cán bộ so với năm 2006
*Cơ cấu nguồn vốn nội ngoại tệ năm 2007
-Phân theo thời gian:
+TG dưới 12 tháng = 138.181 triệu chiếm tỉ lệ 16,62%/tổng nguồn vốn
+TG trên 12 tháng = 392.931 triệu chiếm tỉ lệ 83,38%/tổng nguồn vốn
-Phân theo loại tiền:
+TG nội tệ = 480.722 triệu chiếm tỉ lệ 90,51%/tổng nguồn vốn
+TG ngoại tệ = 50.390 triệu chiếm tỉ lệ 9,49%/tổng nguồn vốn
-Phân theo thành phần kinh tế:
+TG các đơn vị TCKT: 109.772 triệu chiếm tỉ lệ 20,67%/tổng n.vốn
+TG dân cư: 421.340 triệu chiếm tỷ lệ 79,33%/tổng nguồn vốn
Nguồn tiền gửi dài hạn, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỉ lệ cao thể hiện được nguồn vốn ổn định, vững chắc đảm bảo cho sự phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Sử dụng vốn
Kết quả đầu tư tín dụng trong 3 năm đạt kết quả đáng khích lệ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và ổn định ở tất cả các chi nhánh NH cấp 3 và các cán bộ nhận khoán đều tăng trưởng tín dụng khá, chất lượng được nâng cao và ổn định. Công tác đầu tư và cho vay tín chấp qua tổ nhóm phát triển mạnh trong những tháng cuối năm. Điển hình về tăng trưởng tín dụng là ngân hàng cấp 3 Ngãi cầu, trung tâm ngân hàng nông nghiệp huyện và chất lượng tín dụng tốt
Tình hình dư nợ ở các đơn vị
Đơn vị: 1triệu đồng
STT
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Trung tâm
176.872
197.930
285.961
2
NHc3 Ngãi Cầu
49.943
96.814
152.036
3
NHc3 Cát Quế
11.375
14.714
21.464
4
NHc3Sơn Đồng
38.309
67.871
72.651
Tổng cộng
276.499
377.329
531.112
(Nguồn;Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Doanh số cho vay:8.647 khách hàng với số tiền là 717.137 triệu đồng so với năm 2005. Doanh số cho vay tăng 901 khách hàng số tiền tăng 246.933 triệu đồng
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 là 6.278 khách hàng, tổng dư nợ 429.898 triệu đồng.
Bình quân dư nợ cho 1 cán bộ là: 7.961 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là: 1.979 triệu đồng/cán bộ.
So với kế hoạch của ngân hàng tỉnh giao đầu năm thì dư nợ đạt 111,6%
So với đầu năm tăng số tuyệt đối là 106.898 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt 33% năm (toàn tỉnh tăng bình quân 24,8%).
Dư nợ đến 31/12/2007: 570.312 triệu tăng 140.414 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 32,66% đạt 100% kế hoạch, bình quân 1cán bộ = 10.369 triệu tăng bình quân 01 cán bộ tăng 2.408triệu so với năm 2006
N ăm 2007 việc tăng dư nợ ở các xã còn khá chênh lệch, còn có 1số xã tuy có thị trường để tăng dư nợ song tỷ lệ tăng trưởng rất thấp so với tỷ lệ tăng trửơng chung toàn huyện như Thị trấn Trạm trôi (tăng 2,8%), Đức Giang (tăng 11,7%), Cát quế (tăng 10,51%).Đa số các xã và các chi nhánh số hộ vay vốn đều giame so với năm trước NH Ngãi cầu giảm 168 hộ; PGĐ Sơn đồng giảm 139 hộ, NH Cát quế giảm 112 hộ.Tín dụng giảm 35 hộ.Các xã có hộ giảm lớn là Cát quế (giảm 136 hộ), Dương nội (giảm 73 hộ), Kim chung (giảm 64 hộ), Đức thượng (giảm 59 hộ)
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức rất quan tâm và làm tốt công tác phát triển dịch vụ ngân hàng như: Thanh toán chuyển tiền điện tử, nhận chi trả kiều hối, kinh doanh mua bán ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh, thanh toán thẻ ATM...mặc dù mới được đặt máy ATM nhưng đến nay đã phát hành được 1.875 thẻ, góp phần nâng cao doanh thu từ dịch vụ ngân hàng.
Do đó tài chính làm ra luôn đạt ở mức cao, năm sau lớn hơn năm trước, năm 2007 ước thực hiện chênh lệch thu, chi nghiệp vụ là 34.500 triệu đồng. Tăng trưởng gấp 10 lần so với năm 1997.
Hàng năm chi nhánh đều có đóng góp vào lợi nhuận của ngành, luôn luôn đảm bảo việc làm và tiền lương cho CBNV, đời sống của CBNV ngày càng được ổn định và cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
2.1.2.3 Tình hình phát triển các dịch vụ mới, công tác hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.Các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng như: nhận tiền gửi, mua bán ngoại tệ,cho vay,quản lí ngân quỹ, bảo lãnh, chuyển tiền điện tử...
-Công tác chuyển tiền điện tử
Kết quả chuyển tiền điện tử
Đơn vị:1Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2007
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
*Lệnh đi
7.193
2.160.934
11.544
1.359.221
Trung tâm
5.598
1.724.449
7.664
1.100.900
NHC3 Ngãi cầu
555
255.439
1.008
69.753
NHC3 Cát quế
740
162.867
2.001
157.504
NHC3 Sơn đồng
300
18.179
871
31.064
*Lệnh đến
5.757
2.078.990
9.325
1.365.058
Trung tâm
4.564
1.986.790
5.223
1.189.515
NHC3 Ngãi Cầu
539
44.088
1.448
71.184
NHC3 Cát Quế
509
41.119
2.113
86.972
NHC3 Sơn đồng
145
6.993
541
17.387
(Nguồn:Phòng Kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Kết quả chi trả Wester Union
Đơn vị: Triệu VN, USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
*USD
79
92.167,05
174
227.678
260
384.893,53
Trung tâm
49
59.626,48
106
138.760
105
192.446,36
NHC3 Ng.Cầu
10
9.375,02
23
34.581
34
38.628,26
NHC3 C.Quế
16
20.159,83
42
50.168
115
150.208,41
NHC3 S. đồng
4
3.005,72
3
4.169
6
3.610,50
*Nội tệ
6
39
18
195,6
67
836
Trung tâm
5
39
17
195
58
705
NHC3 Ng.Cầu
-
0
1
0,6
2
10
NHC3 C.Quế
1
-
0
-
0
NHC3 S. đồng
-
-
-
7
121
(Nguồn:Phòng Kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
-Dịch vụ thẻ ATM
Số thẻ phát hành
Đơn vị:cái
STT
Tên đơn vị
Số thẻ phát hành
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Phòng kế toán
28
314
320
2
NHC3 Ngãi Cầu
4
112
109
3
NHC3 Cát Quế
6
110
42
4
NHC3 Sơn đồng
32
92
140
5
Phòng tín dụng
11
98
84
6
Phòng hành chính
9
15
91
Tổng số
80
741
786
( Nguồn: Phòng Kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Kể từ ngày 01/04/05 hệ thống máy ATM đã được lắp đặt và đi vào hoạt động tổng số thẻ phát hành đến 31/12/05 = 220 thẻ. Năm 2006 đã phát hành 741 thẻ nợ nội địa. Tăng 521 thẻ với năm 2005. Các đơn vị ngân hàng cấp 3 đều có cố gắng trong công tác quảng cáo và phát hành thẻ.Năm 2007 công tác phát hành thẻ được quan tâm trú trọng hơn, từ công tác giao kế hoạch đến từng cán bộ trong cơ quan mỗi cán bộ đều nhận thấy trách nhiệm của mình trong công tác phát triển dịch vụ, số thẻ phát hành đến 31/12/2007 = 786 thẻ.Năm 2005 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 31,62% (theo kế hoạch đề ra là phát hành 253 thẻ nhưng số thẻ phát hành thực tế là 80 thẻ).Do đây là năm đầu tiên đưa hình thức này vào trong thanh toán nên còn gặp nhiều khó khăn vì vậy kế hoạch đặt ra chưa được thực hiện tốt. Sau 1 năm đi vào hoạt động đến năm 2006 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đã tăng nhanh lên tới 77% gấp hơn 2 lần so với năm 2005.Và đến năm 2007 thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 70,81%
2.1.2.5 Kết quả tài chính
Kết quả thực hiện công tác tài chính
Đơn vị: 1Triệu đồng
STT
Đơn vị
Tổng thu
Tổng chi
2005
2006
2007
2005
2006
2007
1
Ng.Cầu
12.035
38.743
43.556
7.611
29.980
37.527
2
C.Quế
12.110
22.431
28.414
8.435
15.553
23.501
3
S. đồng
5.500
9.504
12.030
3.718
6.706
9.603
4
Toàn CQ
39.409
60.003
71.755
25.822
34.222
54.009
(Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
* Trong năm 2006
-Tổng thu nhập: 60.003 triệu đồng. Tăng 5.960 triệu so với năm 2005 trong đó thu lãi cho vay 56.592 triệu đồng chiếm 94,2% tổng thu.
-Kết quả thu ngoài tín dụng: 2,78% trong tổng thu, giảm so với năm 2005 là: 0,44%.
-Tổng chi: 34.222 triệu đồng, tăng 8.400 triệu so với năm 2005 trong đó trả lãi tiền gửi 21.666 triệu tăng 10.625 triệu đồng
Trong đó:
+ Chi lãi tiền gửi: 21.666 triệu tăng 10.625 triệu so với năm 2005 chiếm 63,31% so với tổng chi.
+ Chi trả phí SDV dự án 204 triệu chiếm 0,60% so với tổng chi.
+ Chi lương: 1.889 triệu tăng 407 triệu so với năm 2005 chiếm 5,52% so với tổng chi (tăng lương CB, tăng lương V1, tăng V2 so với năm 2005.
+ Chi cho nhân viên: 475 triệu tăng 64 triệu so với năm 2005 chiếm 1,39% so với tổng chi (BHYT 16 triệu, BHXH 120 triệu, KPCĐ 22 triệu, ăn ca 224 triệu, chi trợ cấp khác 42 triệu, CTXH 17 triệu, TP BHLĐ 34 triệu) tăng 64 triệu ăn ca, các khoản trích tăng theo lương)
+ Chi kinh doanh ngoại tệ: 56 triệu tăng 10 triệu so với năm 2005, chiếm 0,16% so với tổng chi.
+ Chi khác: 2.002 triệu chiếm 5,85% so với tổng chi.
+ Chi về tài sản: 1.476 triệu, giảm 14 triệu so năm 2005, chiếm 4,3% so với tổng chi ( chi nội bảng 1.094 ngoại bảng 20% TSCĐ, CCLĐ=381 triệu đồng).
Trong đó:
- KHCB: 652 triệu tăng 290 triệu so năm 2005
- KHSCL: 134 triệu tăng 47 triệu so năm 2005
- SCTX TSCĐ: 136 triệu giảm 555 triệu so năm 2005
- Mua sắm CCLĐ: 172 triệu giảm 177 triệu so năm 2005
+ Trích dự phòng rủi ro: 199 triệu chiếm 0,58%giảm 426 triệu so năm 2005.
+ Trích BH tiền gửi: 265 triệu chiếm 0,77 tăng 51 triệu so với năm 2005.
+Chi nộp thuế: 18 triệu chiếm 0,55%
+Chi BHTS: 9 triệu chiếm 0,03%
Chi phí sử dụng vốn ngân hàng cấp trên: 7.496 triệu giảm 1.934 triệu so với năm 2005 chiếm 21,90% so với tổng chi (trong đó nội bảng 7.039 triệu ngoại bảng 457 triệu).
Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào là 0,47% so với năm 2005 giảm 0,02%.
- Quỹ tiền lương xác lập theo đơn giá là 4.666 triệu đồng.
Hệ số lương làm ra 2,32 hệ số bình quân toàn tỉnh 1,53 hệ số vượt 1,32 hệ số theo quy định trong đó: Ngân hàng cấp 3 Ngãi Cầu đạt:3,09 hệ số, NH cấp 3 Cát quế 2,77 hệ số và NH cấp 3 Sơn đồng 1,76 hệ số, có 100% cán bộ tín dụng đạt trên 1,2 hệ số.
Tuy nhiên trong năm 2006 vẫn còn những tồn tại:
-Công tác huy động vốn tuy đạt kết quả cao song cần làm tốt hơn nữa nhất là việc tổ chức bàn chi trả chi trả đền bù giải phóng mặt bằng.
-Công tác đầu tư tín dụng cần tăng cường đầu tư hơn nữa để phát triển cho vay các hộ nhỏ qua tổ nhóm.
-Phát triển dịch vụ có đơn vị còn thiếu quan tâm nên kết quả tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt thấp, hoạt động của máy ATM đạt kết quả thấp.
* Trong năm 2007
-Tổng thu 946+226: 71.753 triệu tăng 11.753 triệu so với năm 2006.
Trong đó:
-Thu lãi cho vay: 67.587 triệu tăng 10.995 triệu so với năm 2006 chiếm 94,19% so với tổng thu.
-Thu dịch vụ: 932 triệu tăng 231 triệu so với năm 2006 chiếm 1,29% so với tổng thu.
-Thu kinh doanh ngoại tệ: 133 triệu giảm 80 triệu so với năm 2006 chiếm 0,18% so với tổng thu.
-Thu khác: 590 triệu tăng 428 triệu so với năm 2006 chiếm 0,82% so với tổng thu (thu bất thường 17 triệu, thu nợ rủi ro 573 triệu)
-Thu lãi điều vốn: 2.509 triệu tăng 175 triệu so với năm 2006 chiếm 3,49% so với tổng thu.
*Tổng chi 946+226: 54.009 triệu tăng 19.787 triệu so với năm 2006
Trong đó:
-Chi lãi tiền gửi: 25.491 triệu tăng 3.825 triệu so với năm 2006 chiếm 47,19% so với tổng chi.
-Chi lương: 2.645 triệu tăng 756 triệu so với năm 2006 chiếm 4,89% so với tổng chi (tăng lương CB, tăng lương V1, tăng V2 so với năm 2006)
-Chi cho nhân viên:587 triệu tăng 112 triệu so với năm 2006 chiếm 1,08% so với tổng chi (BHYT 20tr, BHXH 151tr, KPCĐ 26tr, ăn ca 270tr, chi trợ cấp khác 23tr, CTXH 12tr, TP BHLĐ 85tr)
- Chi kinh doanh ngoại tệ: 39 triệu giảm 17 triệu so với năm 2006 chiếm 0,07% so với tổng chi.
- Chi phí thường xuyên khác: 2.607 triệu chiếm 4,83% so với tổng chi,
-Chi về tài sản: 983 triệu giảm 493 triệu so với năm 2006 chiếm 1,82% so với tổng chi (ngoại bảng 20% TSCĐ, CCLĐ=412 triệu)
Trong đó: +KHCB: 514 triệu giảm 138 triệu so với năm 2006
+KHSCL: 116 triệu giảm 18 triệu so với năm 2006
+SCTXTSCĐ: 247 triệu tăng 111 triệu so với năm 2006
+Mua sắm CCLĐ: 99 triệu giảm 73 triệu so với năm 2006
-Trích dự phòng rủi ro: 6.926 triệu chiếm 12,82% tăng 6.727 triệu so với năm 2006
-Trích BHTG: 478 triệu chiếm 0,88% tăng 213 triệu so với năm 2006
-Chi nộp thuế: 17 triệu chiếm 0,03%
-Chi BHTS: 5 triệu chiếm 0,009%
*Chi phí sử dụng vốn Ngân hàng cấp trên: 7.989 triệu tăng 493 triệu so với năm 2006 chiếm 14,79% so với tổng chi (nội bảng 7.638 triệu, ngoại bảng 351 triệu)
*Lãi suất tính theo cơ cấu:
-Lãi suất bình quân đầu vào: 0,70% tăng 0,016% so với năm 2006
-Lãi suất bình quân đầu ra: 1,158% giảm 0,008% so với năm 2006
-Chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào: 0,458% giảm so với năm 2006 là 0,011%
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC
2.2.1 Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Hoài Đức áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM phổ biến:UNT, UNC, Séc, thẻ, thư tín dụng
Mỗi hình thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng. Mức độ sử dụng các hình thức TTKDTM trong thanh toán khác nhau, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng và hợp đồng kinh tế được kí kết. Khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Căn cứ để lựa chọn hình thức thanh toán bao gồm
Các quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán
Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị
Mức độ tín nhiệm đối với bạn hàng
Thói quen sử dụng các công cụ thanh toán
Trình độ trang thiết bị của mỗi ngân hàng
Độ an toàn và mức độ nhanh chóng của các phương tiện thanh toán
TTKDTM còn gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính-tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một đòi hỏi tất yấu khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá, của các mối quan hệ kinh tế diễn ra thường xuyên và phức tạp. Nó đã đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại nói chung.
Hoạt động TTKDTM đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán. Ngân hàng đã tập trung cải tiến cho hoàn thiện hơn, song cho đến nay vẫn còn 1số hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách rõ ràng hơn tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM của chi nhánh, ta phân tích bảng số liệu sau:
Tình hình TTKDTM ở NHNo&PTNT huyện Hoài Đức
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Séc
2.076.000
75,5%
2.724.279
75,6%
UNC
192.732
7,01%
286.689
7,95%
UNT
126.000
4,58%
189.000
5,24%
Thẻ
9.427
0,34%
10.401
0,29%
Thư tín dụng
345.012
12,57%
394.372
10,92%
Tổng
2.749.171
100%
3.604.741
100%
(Nguồn: Phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT huyện Hoài Đức)
Qua bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng Séc chiếm tỉ trọng cao nhất trong tống các hình thức TTKDTM.Thanh toán bằng thẻ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn ổn định qua 2 năm.Tỉ lệ thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ trọng nhỏ là do địa điểm lắp đặt máy ATM còn ít.
Thanh toán bằng Séc: Séc được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ…hoặc để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các tác nhân mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng Séc để thanh toán. Séc là một chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng Séc được chuẩn hoá theo lụât. Chính phủ ban hành hai Nghị định về sec:Nghị định 30/CP ngày 9-5-1996 về Quy chế phát hành và sử dụng Séc và Nghị định 159/2003/NĐ ngày 10-12-2003 về cung ứng và sử dụng Séc, thay thế Nghị định 30/CP ngày 9-5-1996 của Chính phủ về phát hành và sử dụng Séc
Doanh số thanh toán bằng Séc của năm 2007 tăng so với năm 2006 (648279 triệu đồng).Thanh toán bằng Séc chuyển khoản vẫn chiếm ưu thế.Séc chuyển khoản được sử dụng chủ yếu để thanh toán giữa hai đơn vị có tài khoản tại cùng ngân hàng hoặc ở 2 ngân hàng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. .Việc phát hành Séc chuyển khoản rất đơn giản nên với tư cách người mua họ rất thích thanh toán bằng Séc chuyển khoản
Thủ tục thanh toán bằng Séc chuyển khoản dơn giản. Trong quá trình thanh toán, các chủ thể thanh toán không tín nhiệm nhau về khả năng chi trả, hoặc người chi trả có quyết định xử phạt của ngân hàng về việc không đảm bảo tiền trên tài khoản để thanh toán cho tờ Séc đã phát hành, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người trả tiền sử dụng Séc bảo chi. Do đó thanh toán bằng Séc chuyển khoản thuận tiện cho người mua nhưng không khuyến khích người bán do không đảm bảo nhu cầu kịp thời và an toán vốn của họ
Hiện nay tỉ lệ thanh toán bằng Séc bảo chi tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây.docx