MỤC LỤC
Chương I: Tổng quan về hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 8
1.1. Phương thức tín dụng chứng từ 8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 8
1.1.1.1. Khái niệm 8
1.1.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 9
1.1.2. Nội dung chính của thư tín dụng 10
1.1.3. Các bên tham gia và ưu nhược của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với các bên tham gia 13
1.1.3.1. Các bên tham gia 13
1.1.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với các bên tham gia 14
1.1.4. Các loại thư tín dụng cơ bản và quy trình ngiệp vụ 15
1.1.4.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang 15
1.1.4.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang 15
1.1.4.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận 16
1.1.4.4. Các loại L/C đặc biệt 17
a) Thư tín dụng có điều khoản đỏ 17
b) Thư tín dụng chuyển nhượng 19
c) Thư tín dụng giáp lưng 20
d) Thư tín dụng tuần hoàn 22
e) Thư tín dụng dự phòng 23
f) Thư tín dụng đối ứng 24
1.2. Hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 25
1.2.1. Thanh toán nhập khẩu 25
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán nhập khẩu 25
1.2.1.2. Vai trò của thanh toán nhập khẩu 25
1.2.1.3. Các phương thức thanh toán nhập khẩu 27
1.2.2. Khái niệm hiệu quả thanh toán nhập khẩu 32
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán nhập khẩu 32
1.2.3.1. Quy mô thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng so với toàn ngành 32
1.2.3.2. Thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán nhập khẩu 33
1.2.3.3. Tỉ lệ doanh thu từ thanh toán nhập khẩu so với tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế 33
1.2.3.4. Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu 34
1.2.3.5. Hiệu quả thanh toán nhập khẩu thể hiện qua việc tăng cường và hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 34
1.2.3.6. Hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng XNK 34
1.2.3.7. Các chỉ tiêu định tính khác 34
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 35
1.3.1. Nhân tố chủ quan 35
1.3.2. Nhân tố khách quan 36
Chương II: Thực trạng hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNTHN 39
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 39
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 39
2.1.1.1. Thông tin chung 39
2.1.1.2.Giới thiệu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 39
2.1.1.3.Định hướng phát triển 40
2.1.1.4. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động 41
2.1.1.5.Dịch vụ và hoạt động 44
2.1.2 Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong 3 năm gần đây 46
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 46
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng 49
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 54
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán ngân hàng trong nước 55
2.1.2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 56
2.1.2.6. Công tác ngân quỹ 57
2.1.2.7. Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ 58
2.1.2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh 59
2.1.2.9. Định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2010 60
2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60
2.2.1. Thực trạng thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60
2.2.1.1. Quy trình thanh toán 60
2.2.1.2. Các loại L/C được áp dụng 65
2.2.1.3. Biếu phí dịch vụ thanh toán nhập khẩu theo L/C 65
2.2.1.4. Thực trạng thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 68
2.2.2. Hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT HN. 69
2.2.2.1. Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán 69
2.2.2.2. Hiệu quả thể hiện qua thu nhập từ hoạt động thanh toán 72
2.2.2.3. Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu và đẩy mạnh quản lý rủi ro. 74
2.2.2.4. Hiệu quả thanh toán nhập khẩu thể hiện qua việc tăng cường và hỗ trợ hoạt động bảo lãnh 74
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT HN 75
a) Những kết quả đạt được 75
b) Hạn chế và nguyên nhân 76
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 79
3.1. Định hướng phát triển của NHNT HN trong thời gian tới 79
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng 79
3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2010. 81
3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 82
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT HN 83
3.2.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán 83
3.2.2. Tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng 84
3.2.3. Cải tiến và nâng cao công nghệ thanh toán 84
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng để đẩy mạnh thanh toán nhập khẩu theo L/C. 85
3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 86
3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý phòng ngừa rủi ro 86
3.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mạng lưới kinh doanh 87
3.3. Một số kiến nghị 87
3.3.1. Kiến nghị với NHNT HN 87
3.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp nhập khẩu 87
3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 88
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các doanh nghiệp XNK thể hiện ở: trình độ hiểu biết về TTQT, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về phong tục tập quán, luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế, khả năng nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường, về giá cả hàng hóa…Nếu khách hàng có kiến thức tốt về thương mại quốc tế sẽ đem lại hiệu quả thanh toán cao và ngược lại.
*) Các nhân tố từ môi trường vĩ mô
+ Môi trường pháp lý
Hoạt động TTQT nói chung, TTNK nói riêng không những chịu sự chi phối của pháp luật trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh. Môi trường pháp lý ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, thông lệ quốc tế. Môi trường pháp lý tạo cơ sở để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong thanh toán NK, tạo điều kiện tốt để NH thực hiện tốt hoạt động thanh toán NK.
Khi có sự thay đổi lớn của môi trường pháp lý, đặc biệt là những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung, thường lien quan tới việc các quốc gia áp đặt các hạn mức nhập khẩu, các bên xuất nhập khẩu và NH khó có thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho các bên.
+ Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ở đây liên quan đến chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước và sự ổn định chính trị, xã hội. Mỗi sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của NH. Môi trường chính trị ổn định thì mức độ an toàn trong đầu tư sẽ lớn, làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn kinh doanh., thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phat triển., kéo theo các hoạt động thanh toán qua NH tăng. Mọi sự rủi ro về chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng trong hoạt động XNK nói chung, NK nói riêng.
+ Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn…làm cho các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên
Chương II: Thực trạng hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNTHN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
2.1.1.1. Thông tin chung
Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội
Tên quốc tế : Joint Stock Bank for Foreign trade of Vietnam, Hanoi Branch
Tên viết tắt : Vietcombank Hà Nội ( VCB HN)
Địa chỉ : 344 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại :+84.4.9746666
Fax :+84.4.9747065P
SWIFT code : BFTVVNVX002
Website :
2.1.1.2.Giới thiệu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985, là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.
NHNT HN được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 11 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
25 năm phát triển và trưởng thành, NHNT HN đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, cung cấp các dịch vụ ngân hàng-tài chính đa dạng và hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng.
Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24,hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, NHNT HN đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Cùng với các hoạt động đạt kết quả cao trong chuyên môn về huy động tiền gửi, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ,…NHNT HN đã tích cực tham gia các chương trình văn hóa-xã hội-chính trị của thành phố Hà Nội và đất nước như tài trợ Hội nghị thượng đỉnh APEC, Hội nghị Quốc tế về kinh tế đối ngoại, Liên hoan thiếu nhi các dân tộc toàn quốc, Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, hiến máu nhân đạo…
2.1.1.3.Định hướng phát triển
Là thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Ngoại thương trở thành ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, NHNT HN đặt mục tiêu và định hướng phát triển sau đây:
Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Phát triển nhanh các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại.
Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng.
2.1.1.4. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán tài chính
Phòng ngân quỹ
Phòng Thanh toán thẻ
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng hành chính nhân sự
Phòng quan hệ
Phòng tin học
Phòng kiểm tra nội bộ
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
Phòng dịch vụ Ngân hàng
Phòng quản lý nợ
Phòng khách hàng thể nhân
Phòng tổng hợp
CÁC HỘI ĐỒNG
Hội đồng xử lý rủi ro
Hội đồng tín dụng
Hội đồng lương
Hội đồng thi đua
Hội đồng miễn giảm lãi
Giám đốc
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Luật
Phó giám đốc
Bà Trần Thị Thủy
Phó giám đốc
Bà Nguyễn Thị Thu Hải
Phó giám đốc
Ông Phan Văn Thái
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Trụ Sở Chính Chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
PGD Bát Đàn
PGD Yết Kiêu
PGD số 1
PGD Hoàng Mai
PGD số 7
PGD số 2
PGD số 4
PGD số 3
Quầy giao dịch Nội Bài
PGD số 5
MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG
2.1.1.5.Dịch vụ và hoạt động
Hiện nay, NHNT HN cung cấp các dịch vụ và hoạt động như sau
*) Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ tài khoản ( tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, trả lương tự động,..)
Tiết kiệm và đầu tư
Chuyển và nhận tiền
Dịch vụ cho vay cá nhân, hộ gia đình
Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Nhờ thu séc nội địa và quốc tế
…
*) Mua bán ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ giao ngay
Mua bán ngoại tệ kì hạn
Hoán đổi tiền tệ, lãi suất
Hợp đồng quyền chọn
Các sản phẩm phái sinh khác
…
*) Huy động vốn
Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:
Tiết kiệm lĩnh lãi định kì
Tiền gửi có kì hạn của các tổ chức và cá nhân
Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
Các loại kì phiếu, trái phiếu
Tiền gửi thanh toán
…
*) Tín dụng
Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới các hình thức
Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lựa chọn vay theo từng lần hoặc hạn mức tín dụng
Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ; đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hàng
Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
…
*) Tài trợ xuất nhập khẩu
Dịch vụ thông báo và thông báo sửa đổi L/C
Dịch vụ xác nhận L/C
Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo L/C, nhờ thu
Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Dịch vụ chiết khấu truy đòi
Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi
Dịch vụ chuyển nhượng L/C
Dịch vụ phát hành L/C
Dịch vụ thanh toán L/C
Kí hậu vận đơn/ Ủy quyền nhận hành theo L/C, nhờ thu
Bảo lãnh nhận hàng
Thông báo và thanh toán nhờ thu
…
*) Bảo lãnh
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước
Bảo lãnh khoản tiền giữ lại
Bảo lãnh đối ứng
Xác nhận bảo lãnh
…
*) Dịch vụ ngân quỹ
Kiểm đếm ngoại tệ/ VND
Thu chi tiền mặt tại địa điểm yêu cầu
Nhờ thu séc du lịch, séc thương mại
Nhờ thu ngoại tệ/ VND không đủ điều kiện lưu hành
…
*) Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCBMoney
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến I-b@nking
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động SMS Banking
…
*) Dịch vụ thẻ
Thẻ ATM
Thẻ tín dụng
Thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế
…
*) Liên kết sản phẩm
Cho vay tiêu dùng nhu cầu cá nhân mua nhà, ô tô, du học,…
Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, bảo hiểm,…qua máy rút tiền tự động ATM
Đại lý cho các công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, AIA, Prudential,…
…
2.1.2 Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong 3 năm gần đây
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Tình hình nguồn vốn của NHNT HN được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 1 : Nguồn vốn các năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị: tỷ đồng
2007
2008
2009
Doanh số
% tăng giảm
Doanh số
% tăng giảm
Doanh số
% tăng giảm
Tồng nguồn vốn
7.088
5 %
7.553
6,5 %
8.479
12 %
Nguồn vốn huy động
6.270
12 %
6.818
9 %
8.355
22,5 %
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Trong những năm vừa qua, huy động vốn của NHNT HN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất huy động VND, tuy nhiên, căn cứ vào các bảng số liệu trên, ta thấy công tác huy động vốn của Vietcombank Hà Nội vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2007 đạt 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kì năm 2006, trong đó nguồn vốn huy động đạt 6.270 tỷ, tăng 12% so với cuối năm 2006, đạt kế hoạch NHNT VN giao cho Chi nhánh.
Năm 2008, trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của NHNT VN, với các chính sách thỏa thuận, lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, lượng vốn huy động tiết kiệm của chi nhánh đạt được kết quả khá tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn bất ổn. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn của NHNT HN đạt 7.553 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kì năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động được là 6.818 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn năm 2009 là 8.479 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2008; trong đó nguồn vốn huy động đạt 8.355 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2008; đạt và vượt kế hoạch NHNT VN giao đầu năm cho chi nhánh là 8.046 tỷ đồng.
Có được kết quả như trên là nhờ Chi nhánh đã đã tích cực thực hiện chủ trương tăng cường huy động vốn của ban lãnh đạo NHNT VN; toàn thể cán bộ nhân viên NHNT HN đã nỗ lực làm việc, tìm kiếm khách hàng và giao dịch. Mặt khác, trên cơ sở phát huy lợi thế về huy động vốn, Chi nhánh thường xuyên triển khai các chính sách khách hàng với các mức lãi suất, phí dịch vụ hợp lý, hấp dẫn cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo đối tượng huy động
Đơn vị: tỷ đồng
2007
2008
2009
Doanh số
Tỉ trọng
Doanh số
Tỉ trọng
Doanh số
Tỉ trọng
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
2.134
34,04%
2.119,5
31,09%
2.548,3
30,5%
Tiền gửi của dân cư
4.136
65,96%
4.698,5
68,91%
5.806,7
65,9%
Tổng nguồn vốn huy động
6.270
100%
6.818
100%
8.355
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền huy động từ khu vực dân cư luôn chiếm một tỷ trọng cao, trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này có số dư ổn định, bền vững và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư là một nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, NH cũng rất chú trọng khai thác nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế và duy trì một cách khá ổn định số dư của loại tiền gửi này.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo loại tiền huy động
Đơn vị: tỷ đồng
2007
2008
2009
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Nội tệ
3.433
54,7%
3.919
57,5%
4.804
57,5%
Ngoại tệ quy VND
2.837
45,3%
2.899
42,5%
3.551
42,5%
Tổng
6.270
100%
6.818
100%
8.355
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, luôn chiếm tỷ trọng trên 54% tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng cao có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của NH trong dài hạn. Nguồn vốn ngoại tệ của NH phát triển tương đối mạnh mẽ, xét về con số tuyệt đối thì lien tục tăng qua các năm; điều này có thể tạo lợi thế cho NHNT HN trong môi trường kinh doanh hiện nay.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong các năm vừa qua, NHNT HN đã thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao về chủ trương chống suy giảm kinh tế, khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ; đồng thời góp phần bảo đảm ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. Từ tháng 2/2009, NHNT HN đã tích cực, chủ động triển khai chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất vốn VNĐ ngắn hạn và trung dài hạn.
Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, tăng khả năng sinh lời và luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cao, kết quả được cụ thể qua các bảng số liệu sau:
Biểu 1: Tổng dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2007-2009
Bảng 4: Dư nợ phân loại theo loại tiền tệ
Đơn vị: Tỷ đồng
2007
2008
2009
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Dư nợ nội tệ
1.736,04
68%
1.718,5
70%
2.281,25
73%
Dư nợ ngoại tệ quy VND
816,9
32%
736,5
30%
843,75
27%
Tổng
2.553
100%
2.455
100%
3.125
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Bảng 5: Dư nợ phân loại theo thời hạn vay
Đơn vị: Tỷ đồng
2007
2008
2009
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Dư nợ ngắn hạn
1.983,7
77,7%
1.799,5
73,3%
2.328,1
74,5%
Dư nợ trung và dài hạn
569,3
22,3%
655,5
26,7%
796,9
25,5%
Tổng
2.553
100%
2.455
100%
3.125
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Biểu 2: Doanh số dư nợ bảo lãnh giai đoạn 2007-2009
Tính đến 31/12/2007, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kì năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1,49% thị phần trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,78% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn chiếm 22,3 % tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm 77,7% tổng dư nợ.
Năm 2008, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bị tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách mới về kiềm chế lạm phát của NHNN VN, trong đó có lộ trình cắt giảm dư nợ được chỉ đạo từ NHNN VN và NHNT VN, Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả và an toàn”. Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2008 đạt 2.455 tỷ đồng, bằng 96% so với cùng kì năm 2007, vượt 2% so với kế hoạch 2450 tỷ đồng mà NHNTVN đã điều chỉnh từ 05/11/2008. Bám sát định hướng của NHNT VN về nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển thị trường mới, cụ thể là mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NHNT HN đã tích cực triển khai với các kết quả dưới đây:
Dư nợ nhóm khách hàng SMEs đạt 1.200 tỷ đồng, chiếm 49% tổng dư nợ.
Dư nợ nhóm khách hàng thể nhân đạt 181,4 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng dư nợ.
Dư nợ bảo lãnh đạt 152,6 tỷ đồng, tăng 35,42% so với cuối năm 2007, đạt 89,8% kế hoạch về dư nợ bảo lãnh NHNT VN giao cho Chi nhánh.
Dư nợ ngắn hạn chiếm 73,3% tổng dư nợ
Dư nợ dài hạn chiếm 26,7% tổng dư nợ
Dư nợ VND chiếm 70%
Dư nợ ngoại tệ USD chiếm 30%.
Tổng dư nợ tính đến 31/12/2009 đạt 3.125 tỷ đồng (không bao gồm Chi nhánh Thanh Xuân), tăng 27,3% so với cuối năm 2008, đạt kế hoạch mục tiêu năm 2009 NHNT VN giao cho Chi nhánh; trong đó nợ xấu ở mức 163,4 tỷ đồng chiếm 5,23% tổng dư nợ.
Tính đến 31/12/2009 thì dư nợ phân loại theo tiền tệ của chi nhánh là: dư nợ VND chiếm 73%, dư nợ ngoại tệ chiếm 27%. Tỷ trọng dư nợ VND tăng cao là do trong năm 2009, thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ, các doanh nghiệp đều có xu hướng chuyển sang nhận nợ bằng VND để được hưởng hỗ trợ ưu đãi lãi suất 4%/năm. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng là tỷ giá USD/VND tăng cao, nguồn cung USD trong nước để thanh toán nước ngoài, trả nợ vay khó khăn khan hiếm, nên các doanh nghiệp lo ngại trong việc nhận nợ bằng ngoại tệ.
Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 31/12/2009 đạt 1.601 tỷ đồng (bao gồm 1.148 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn và 453 tỷ đồng dư nợ trung dài hạn), tăng 40% so với thời điểm 31/05/2009.
Hoạt động cho vay đối với khối khách hàng thể nhân: Dư nợ tính đến 31/12/2009 đạt 260 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng dư nợ, tăng 50% so với thời điểm 31/12/2008 và đạt 88% kế hoạch Trung ương giao cho chi nhánh cả năm 2009 là 295 tỷ đồng. Trong đó, Phòng Khách hàng Thể nhân là đầu mối cho sự phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Các khoản vay tại các PGD chủ yếu là các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá nên mang tính chất ngắn hạn, không ổn định do đó để hoàn thành kế hoạch được giao đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của các Phòng ban thuộc khối bán lẻ NHNT HN.
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà nội nói riêng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được về thanh toán quốc tế, NHNT HN đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở thủ đô Hà Nội.
Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNT HN đã đạt được các kết quả như sau:
Bảng 6: Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị tính: Nghìn USD
Năm
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
Tổng kim ngạch
2007
Nhập khẩu
173.178
23.034
49.618
245.830
Xuất khẩu
28.458
18.361
142.372
189.191
Tổng kim ngạch
435.021
2008
Nhập khẩu
186.396,068
32.230,121
75.967,831
294.594,02
Xuất khẩu
21.345,526
19.678,988
175.988,036
217.012,55
Tổng kim ngạch
511.606,57
2009
Nhập khẩu
168.266,6
25.466,86
65.952,5
259.685,96
Xuất khẩu
9.607,36
7543,3
156.110,16
173.260,82
Tổng kim ngạch
432.946,78
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2009)
Công tác thanh toán quốc tế năm 2007, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 435.021 nghìn USD, bằng 84,7% so với năm 2006.
Năm 2008, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 511.606,570 nghìn USD, tăng 18% so với cùng kì năm 2007.
Năm 2009, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 432.946,77 nghìn USD, bằng 85% so với năm 2008, đạt và vượt kế hoạch TW giao cho chi nhánh cuối năm 2009 là 414.057 nghìn USD.
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán ngân hàng trong nước
Hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên kế toán đã mang lại những kết quả tốt trong công tác kế toán tài chính, tạo điều kiện giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đặc biệt là những khoản vốn vay. Các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác góp phần thu hút khách hàng mới đến giao dịch.
Thanh toán Online tính đến 31/12/2009 là 79.510 tỷ đồng..
2.1.2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Mặc dù công tác kinh doanh ngoại tệ có nhiều biến động khó lường về tỷ giá do có sự chênh lệch lớn về tỷ giá niêm yết tại hệ thống các Ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do, khó khăn về thiếu hụt nguồn ngoại tệ do cung không đáp ứng đủ cầu nhưng với chính sách điều hành tỷ giá tích cực, kịp thời, NHNT HN luôn đảm bảo thực hiện đúng quy chế Quản lý ngoại hối của NHNN VN tạo thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán, trả nợ và mang lại lợi nhuận tốt cho Ngân hàng, cụ thể như sau:
Bảng 7: Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: triệu USD
Doanh số mua vào
Doanh số bán ra
Tổng doanh số
2007
385
340
725
2008
423
404,9
827,9
2009
316,3
316,2
632,5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 725 triệu USD , tăng 3% so với cùng kì năm 2006; lãi kinh doanh ngoại tệ đạt gần 6 tỷ đồng. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và trả nợ tại chi nhánh.
Năm 2008, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 827,9 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007; lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 16,7 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2007.
Công tác kinh doanh ngoại tệ năm 2009, doanh số mua bán ngoại tệ tính đến thời điểm 31/12/2009 đạt 632,5 triệu USD, bằng 76,4% so với cuối năm 2008, trong đó doanh số mua vào đạt khoảng 316,3 triệu USD, doanh số bán ra đạt khoảng 316,2 triệu USD. Lãi kinh doanh ngoại tệ tính đến 31/12/2009 đạt 14,6 tỷ đồng.
2.1.2.6. Công tác ngân quỹ
Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ thanh toán theo đúng các quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hòa tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng, khối lượng công việc nhiều vẫn luôn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giả mà vẫn đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh chóng với thái độ phục vụ nhiệt tình. Nhờ vậy, kết quả mà NHNT HN đạt được trong công tác ngân quỹ cũng là một kết quả đáng tự hào.
Bảng 8: Lượng giao dịch thu chi tiền mặt
Đợn vị: tỷ đồng & triệu USD
2007
2008
2009
Doanh số
% tăng giảm
Doanh số
% tăng giảm
Doanh số
% tăng giảm
Tổng thu chi VND
28,45
20,2%
36,9
29,7%
40,1
8,7%
Tổng thu chi ngoại tệ quy USD
490,56
3,7%
444,5
- 9,4%
463
4,2%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2007-2008)
Năm 2007, lượng giao dịch thu chi tiền mặt ngoại tệ và VND như sau: Tổng thu chi VND đạt 28,45 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2007; thu chi ngoại tệ quy USD đạt 490,56 triệu USD, tăng 32% so với kế hoạch năm 2007.
Năm 2008, tổng thu chi VND đạt 36,9 tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2007, thu chi nhoại tệ quy USD đạt 444,5 triệu USD, bằng 90,6% năm 2007.
Năm 2009, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt vẫn luôn đạt mức khá, lượng tiền ngoại tệ cũng như VND qua quỹ Ngân hàng vẫn được duy trì ổn định .Tổng thu chi VND đạt 40,1 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2008.Tổng thu chi ngoại tệ quy USD đạt 463 triệu USD, tăng 4,2% so với năm 2008. Ngoài ra, tổng thu và tổng chi EUR, séc du lịch cũng như các loại ngoại tệ khác cũng tăng nhiều so với năm trước.
Ngoài lượng tiền thu vào và chi ra, khối lượng tiền mặt phục vụ cho các máy ATM của chi nhánh ngày một tăng cao do nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày một lớn. Công tác kiểm đếm, tuyển chọn có chất lượng để phục vụ cho các máy ATM luôn đáp ứng đầy đủ, đảm bảo hoạt động của máy được thường xuyên, liên tục.
2.1.2.7. Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ
Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Số liệu tính đến 31/12/2009 như sau:
Số lượng tài khoản cá nhân mới mở đạt: 16.690 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại Chi nhánh ước lên 96.647 tài khoản, tăng 4,8% so với năm 2008.
Chuyển tiền trong nước đạt 182 tỷ đồng, bằng 63% so với năm 2008.
Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 3.420 nghìn USD, tăng 26,7% so với năm 2008.
Chi trả kiều hối đạt 54,3 triệu USD, đạt 75% so với cuối năm 2008 và bằng 73,6% kế hoạch Trung ương giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 73,78 triệu USD.
Số lượng khách hàng SMS Banhking đạt 20.628 người, bằng 89% so với kế hoạch năm 2009.
Số lượng khách hàng Internet Banking đạt 16.686 người, vượt 10,3% so với kế hoạch năm 2009.
Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 589 ngàn USD, bằng 92,5% so với năm 2008.
Số lượng thẻ ATM mới đạt 17.729 thẻ, bằng 78,5% so với cuối năm 2008, đạt 97,5% kế hoach Trung ương giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 18.176 thẻ.
Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế mới đạt 1.410 thẻ, tăng 3,1% so với cuối năm 2008, hoàn thành và vượt kế hoạch Trung ương giao cho Chi nhánh cả năm 1.181 thẻ.
Thẻ ghi nợ quốc tế mới đạt 4.834 thẻ, tăng 48,9% so với năm 2008, hoàn thành và vượt kế hoạch Trung ương giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 3.310 thẻ.
Doanh số sử dụng thẻ VCB đạt 296 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2008, hoàn thành và vượt kế hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25584.doc