Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank

MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 5

1.1.1. Khái niệm và giải thích thuật ngữ 5

1.1.2. Đặc điểm của giao dịch L/C 6

1.1.3 Quy trình nghiệp vụ L/c 7

1.1.4. Thư tín dụng. 8

1.1.5. Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng L/C đối với các bên tham gia 9

1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 10

1.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 12

1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng 12

1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính 13

1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 15

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 15

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 16

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK 18

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam – TechComBank 18

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank. 18

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank 21

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 24

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 25

2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng 26

2.1.2.4 Hoạt động đầu tư gián tiếp 27

2.1.3 Techcombank Hoàn Kiếm. 29

2.1.4 Trung tâm thanh toán quốc tế và xử lý nghiệp vụ Techcombank – Chức năng và cơ cấu tổ chức 31

2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 32

2.2.1 Thực trạng hiệu quả thanh toán L/C xuất 32

2.2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank 39

2.2.2.1 Quy trình thanh toán hàng nhập thep phương thức tín dụng chứng từ 39

2.2.2.2 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng Techcombank. 45

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank thông qua một số chỉ tiêu 48

2.3.1 Chỉ tiêu định lượng 48

2.3.2 Chỉ tiêu định tính 50

2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 55

2.4.1 Ưu điểm trong việc phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 55

2.4.2 Những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank 57

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK 66

3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho ngân hàng Techcombank 66

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C của Techcombank 67

 

 

3.2.1 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 67

3.2.2. Đẩy mạnh công tác marketing trong hoạt động TTQT của Techcombank 69

3.2.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới 71

3.2.3.1 Đối với các doanh nghiệp NK: 71

3.2.3.2 Đối với các doanh nghiệp XK: 72

3.3. Một số kiến nghị. 73

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. 73

3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước. 74

3.4.4. Kiến nghị với khách hàng là các DN XNK của Việt Nam 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định tính chân thực với NHPH/NHTB thứ nhất. Nhập dữ liệu LC/điều chỉnh LC vào hệ thống T24. Sau khi tiếp nhận LC hợp lệ, CVTT & TTTM phân loại nội dung yêu cầu trong các LC/điều chỉnh LC để lựa chọn phương thức thông báo trong các trường hợp sau : Thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng( thông qua đơn vị của Techcombank ) Thông báo chuyển tiếp qua một ngân hàng thông báo khác. Các điều cần chú ý : Nhập LC từ đơn vị nào chuyển đến thì phải hạch toán nhập liệu trên màn hình của đơn vị đó. Nếu nhận trực tiếp LC thì phải căn cứ vào chỉ dẫn trong LC nhằm xác định chính xác đơn vị quản lý khách hàng để nhập liệu vào hệ thống. *. Kiểm soát phê duyệt việc nhập dữ liệu trên T24. Cấp có thẩm quyền tại TTXLNV xem xét các nội dung mà CVTT & TTTM đã kiểm tra và nhập liệu, nếu đồng ý thì phải tiến hành phê duyệt trên T24 để hệ thống chiết xấu ra các bản thông báo. Xử lý thông báo LC/điều chỉnh LC. *. Trường hợp thông báo trực tiếp cho khách hàng. Đơn vị chịu trách nhiệm nhận bản TB và LC/điều chỉnh LC gốc. TTXLNV có trách nhiệm chuyển toàn bộ các bản điện Swift LC/điều chỉnh LC tới các đợn vị quản lý theo quy trình luân chuyển hồ sơ. Các bản LC/điều chỉnh LC bằng thư sẽ chuyển bản gốc đến đơn vị bằng thư tín.. Ký phê duyệt thông báo để gửi khách hàng. Ban giám đốc các đơn vị là người có thẩm quyền ký thông báo LC/điều chỉnh LC, có trách nhiệm ký ghi rõ họ tên, chức danh lên thông báo. Khi ký phê duyệt phải xác định được bản thông báo và CVTTQT in ra là đúng mẫu biểu và phù hợp với nội dung của bản LC. Gửi thông báo cho khách hàng về việc nhận LC/điều chỉnh LC. Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ thông báo LC/điều chỉnh LC theo chỉ dẫn, CVTTQT/CVHK tại đơn vị liên hệ với khách hàng gửi thông báo đến cho khách hàng qua fax mail. Chuyển giao LC gốc/điều chỉnh LC gốc cho người thụ hưởng. CVKH/CVTTQT phải hướng dẫn cho khách hàng khi muốn nhận LC gốc từ Techcombank phải có uỷ quyền cho cán bộ của mình đến nhận và người được uỷ quyền *.Phương thức thông báo chuyển tiếp cho ngân hàng thông báo thứ hai. Sau khi nhập liệu vào hệ thống T24, việc thông báo chuyển tiếp cho NHTB thứ hai là do CVTT & TTTM tại TTXLNV thực hiện thông báo theo hai cách có thể qua Swift hoặc thu tín. Thu phí thông báo L/C, điều chỉnh L/C Trường hợp khách hàng đã ký dịch vụ thanh toán quốc tế với Techcombank, CVTT & TTTM tiến hành thu phí của Techcombank( Techcombank – NHTB thứ nhất ) ngay khi nhập liệu LC/điều chỉnh LC tại bước 2.2.2. Trường hợp khách hàng chưa ký hợp đồng dịch vụ TTQT : CVTT & TTTM sẽ tiến hành thu toàn bộ phí khi nhận được đề nghị từ đơn vị. Xác nhận việc thực hiện tới NHPH. Sau khi nhập ngoại bảng LC do Techcombank thông báo, CVTT & TTTM tại TTXLNV thực hiện việc gửi điện MT730 xác nhận đã nhận được LC xuất đến NHPH. Đối với các trường hợp sau không cần phát điện. LC/điều chỉnh LC được gửi bằng thư hoặc bằng điện từ NHTB thứ nhất. LC/điều chỉnh LC do khách hàng mang đến cùng với bộ chứng từ xuất khẩu. LC/điều chỉnh LC được gửi đến Techcombank( thư/Swift ) từ NHPH nhưng Techcombank và NHPH không có quan hệ đại lý. Gửi điện tra soát tới NHPH. Khi người thụ hưởng đã nhận được LC/điều chỉnh LC gốc do Techcombank thông báo và kiểm tra nội dung thấy có tài khoản không phù hợp hoặc không đúng với yêu cầu của mình thì có thể gửi đề nghị bằn văn bản yêu cầu Techcombank tra soát với NHPH nếu không liên hệ trực tiếp với người mở LC yêu cầu điều chỉnh. CVTTQT sẽ đề nghị với CVTT & TTTM để tiến hành soạn điện và thực hiện theo đúng trình tự phát điện theo quy định đến NHPH để yêu cầu việc xác nhận lại theo nội dung của khách hàng : Xử lý tất toán LC hết giá trị hiệu lực. *.Các trường hợp hết giá trị hiệu lực. Khách hàng từ chối nhận hoặc có văn bản yêu cầu huỷ Lc gốc. NHPH yêu cầu huỷ LC. Huỷ LC do hêt thời gian hiệu lực Lưu các hồ sơ liên quan báo cáo đối chiếu. *.Tại Đơn vị. *.Tại TTXLNV : CVTT & TTTM thực hiện việc lưu các hồ sơ. *.Báo cáo đối chiếu Các nguyên tắc chung trong qua trình xử lý thông báo. Techcombank chỉ cung cấp cho khách hàng một bản gốc duy nhất thư tín dụng/điều chỉnh thư tín dụng. Bảo quản LC gốc an toàn. Khuyến khích khách hàng lấy bản nháp LC và để ngân hàng lưu giữu LC gốc. Chủ động thông báo trực tiếp khách hàng ngay cả khi LC quy định khác. Theo đề nghị của người thụ hưởng về việc chỉ định ngân hàng thông báo thứ hai thì Techcombank vẫn có thể thực hiện thông báo theo yêu cầu cảu người thụ hưởng và chuyển tiếp đến ngân hàng thông báo thứ hai. b. Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm. Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh tuy chưa thật đều đặn, an toàn và hiệu quả cao song đã góp phần vào sự tăng trưởng cua hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng của ngân hàng. Song song với hoạt động thanh toán NK thì Chi nhánh cũng luôn cố gắng phát triển thanh toán XK. Nhưng trên thực tế lượng khách hàng mở L/C XK qua NHCT chưa cao. Nguyên nhân chính là do khách hàng thường có thói quen giao dịch qua NH Ngoại Thương từ trước đến nay vì NH này có truyền thống trong hoạt động XNK. Để tìm hiểu thêm về hoạt động thanh toán L/C xuất tại chi nhánh ta hãy theo dõi bảng sau: Bảng 2.2.1.1 – Số lượng và giá trị L/C phát sinh tăng năm 2006-2009 Đơn vị : 1000 USD Năm Thông báo L/C Thanh toán L/C Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 2006 169 5,268 152 4,682 2007 184 5,638 169 5,259 2008 250 8,314 216 7,747 2009 370 10,438 295 9,327 (Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2006-2009) Biểu đồ 2.2.1.1 - Doanh số thanh toán L/C xuất tại Techcombank 2006-200 Đơn vị : 1000 USD (Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2006-2009) Qua bảng trên ta thấy tình hình lượng L/C thông báo và thanh toán tại Chi nhánh tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008. Tuy nhiên giá trị tăng lên không đáng kể. Số lượng L/C thông báo qua Chi nhánh ngày càng tăng do mối quan hệ giữa Chi nhánh với các đơn vị được mở rộng mạnh mẽ, nhiều đơn vị thanh toán với khối lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, do uy tín của Techcombank được củng cố trên thị trường quốc tế, nên nhiều NHNN đã thông báo L/C qua hệ thống ngân hàng Techcombank cho các đơn vị XK Việt Nam. Bước sang năm 2006, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kinh doanh đối ngoại, Chi nhánh đã tích cực chủ động đẩy mạnh công tác thanh toán L/C xuất khẩu. Mặt khác, uy tín của Techcombank ngày càng được nâng lên trên tầm quốc tế và được nhiều ngân hàng nước ngoài ký các hợp đồng hợp tác cùng phát triển. Do đó trong năm 2007 Ngân hàng đã thông báo được 184 món trị giá 5.639.000 USD, thanh toán được 169 món trị giá 5.259.000 USD. Năm 2008, chi nhánh đã tiến hành thông báo L/C với tổng giá trị 8.314.000 USD và thanh toán 216 L/C với tổng giá trị 7.738.000 USD. Sở dĩ vậy vì hoạt động XK của Việt Nam được phát triển mạnh mẽ và các nhà XK cũng như các NHNN đã chủ động tìm đến Techcombank nhiều hơn. Bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới đã tạo thuận lợi trong hoạt động mở L/C XK của Ngân hàng. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank 2.2.2.1 Quy trình thanh toán hàng nhập thep phương thức tín dụng chứng từ Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại Techcombank không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của Techcombank trên thị trường thế giới. Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Techcombank Trần Hưng Đạo – Hà Nội, đây là trung tâm thanh toán quốc tế của Techcombank tại khu vực phía Bắc. Hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ phát triển mạnh do : Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay. Hầu hết các khách hàng có giao dịch thanh toán với Techcombank chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay hội nhập kinh tế phát triển mạnh, giao lưu thương mại quốc tế phát triển rất mạnh. Hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank được diễn ra theo một trình tự nhất định theo quy định. Quy trình thanh toán thư tín dụng hàng nhập. Sơ đồ quy trình thanh toán thư tín dụng hàng nhập Trách nhiệm Tiến trình thực hiện CVTT & TTTM ( tại TTXLNV bao gồm phòng TT & TTTM NK/ phòng XLNV MN ) Phát điện, kiểm tra điện TTXLNV tiếp nhận chứng từ thanh toán CNTT Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và lập thông báo Kiểm soát, phê duyệt Cấp phê duyệt Giao nhận thông báo và BCT CVTT & TM tại TTXLN Thủ tục phát hành bảo lãnh, ký hậu vận đơn, thủ tục thanh toán, chấp nhận thanh toán. CVKH/CVTTQT Từ chối chứng từ sai sót CVTTQT tại đơn vị TTXLNV tiếp nhậnchứng từ CVTT & TTTM tại TTXLN ( phòng TT & TTTM XK ) Sao điện,hạch toán thanh toán L/C xử lý thanh toán L/C không đúng hạn CNTT, trả lại chứng từ CVTT & TTTM Ký, phê duyệt Cấp được phê duyệt Cấp được uỷ quyền đẩy điện Swift tại TTXLN CVTT & TTTM CVTT & TTTM Lưu hồ sơ, xử lý sai lầm nếu có Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và bộ chứng từ. *. Tiếp nhận bộ chứng từ gốc CVTT và TTTM tại TTXLNV và CVTTQT tại đơn vị có trách nhiệm nhận BCT từ ngân hàng nước ngoài gửi về theo quy định của thư tín dụng nhập khẩu được mở bởi Techcombank. Trên cơ sở uỷ quyền trách nhiệm kiểm tra BCT Phòng XLNVMN sẽ xử lý bộ chứng từ cho các đơn vị Miền nam Phòng TT & TTTM sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra BCT cho các đơn vị thuộc khu vực miền Bắc và Trung *. Kiểm tra chứng từ CVTT & TTTM sẽ tiến hành kiểm tra tính phù hợp của BCT. Theo thư tín dụng, trên cơ sở BCT gốc nhận được hoặc BCT Scan và bảng kê chứng từ do đơn vị gửi đến. Việc kiểm tra chi tiết phải tuân thủ theo các quy định của UCP/ISBP và các quy định kiểm tra chứng từ xuất khẩu của TTXLNV. Khi kiểm tra chứng từ, CVTT & TTTMNK có thể kiểm tra theo “ phiếu kiểm chứng từ ”. Ngoài ra phải xác định ngân hàng đòi tiền, người thụ hưởng không có trong danh sách tội phạm của công an ( nếu có phải báo ngay cho ngân hàng nhà nước ). Kiểm soát/phê duyệt kết quả kiểm tra và các nguyên tắc lưu giữ BCT tại TTXLNV. * Kiểm soát. KSV chịu trách nhiệm kiểm soát lại các nội dung của BCT so với kết quả kiểm tra chứng từ của CVTT & TTTM và chuyển cho cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu thấy CVTT & TTTM bắt lỗi không hợp lý hoặc sai sót thì phải ghi ý kiến trên chứng từ và yêu cầu CVTT & TTTM kiểm tra và chỉnh sửa lại trên T24. *. Phê duyệt. Cấp quản lý phóng có trách nhiệm phân công các CVTT & TTTM/KSV kiểm tra BCT tùy theo mức độ khó dễ của BCT sao cho phù hợp với trình độn của người kiểm tra. Cấp phê duyệt chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra BCT của CVTT & TTTM/KSV theo đúng hướng dẫn kiểm tra của BCT xuất nhập khẩu được ban hành trong nội bộ TTXLNV. Nếu đồng ý với nội dung kết quả kiểm tra BCT sẽ ký đồng ý trên phiếu kiểm tra và phê duyệt trên T24 để tạo thông báo tình trạng của BCT. Cấp phê duyệt có thể kiểm soát và phê duyệt trực tiếp từ kết quả của CVTT & TTTM. Xử lý tiếp nhận và gửi thông báo, xử lý giao nhận bộ chứng từ. *. Xử lý thông báo tại đơn vị. *. Xử lý giao nhận bộ chứng từ ( BCT ). Thủ tục ký hậu vận đơn/uỷ quyền nhận hàng/phát hành bảo lãnh nhận hàng; xử lý bộ chứng từ sai sót. * Xử lý ký hậu vận đơn/uỷ quyền nhận hàng/phát hành bảo lãnh nhận hàng. Một số thủ tục theo quy ước giao dịch thương mại quốc tế. Ký hậu vận đơn Uỷ quyền nhận hàng Phát hành bảo lãnh nhận hàng. Xử lý trường hợp BCT có sai biệt *Trường hợp nhận được điện từ ngân hàng nước ngoài thông báo BCT sai biệt. Trong các trường hợp ngân hàng đòi tiền gửi điền Swift thông báo trước các lỗi sai bịêt của BCT. CVTT & TTTM thực hiện bước tạo lập thông báo và chuyển cho đơn vị theo đúng quy định. CVTT&TTTM xử lý sai biệt tùy theo sự đồng ý hoặc không đồng ý của khách hàng với sự sai biệt của BCT *. Trường hợp nhận được BCT và kiểm tra thấy sai biệt. Các trường hợp Trường hợp nhận được yêu cầu gửi trả BCT/chuyển tiếp BCT của ngân hàng đòi tiền mà không nhận được yêu cầu chấp nhận sai biệt của khách hàng. Trường hợp nhận được yêu cầu gửi trả BCT/chuyển tiếp BCT của ngân hàng đòi tiền nhưng cũng nhận được yêu cầu chấp nhận sai biệt cảu khách hàng cùng thời điểm. Trường hợp nhận được chỉ thị của ngân hàng đòi tiền sau khi nhận được yêu cầu chấp nhận sai biệt của khách hàng. Trường hợp BCT có sai biệt và ngân hàng đòi tiền gửi bổ sung chứng từ hợp lệ trong thời hạn hiệu lực của LC Khi nhận được chứng từ bổ sung, TTXLNV và đơn vị phải thực hiện các bước xử lý như đối với BCT nhận lần đầu tiên...Các quyền nghĩa vụ của các bên sẽ xác định được căn cứ theo kết quả kiểm tra BCT gửi thay thế. Xử lý chấp nhận thanh toán ( L/C trả chậm ) và làm thủ tục thanh toán ( L/C trả chậm và trả ngay tại đơn vị ). Làm điện chấp nhận thanh toán đối với hối phiếu đòi tiền trả chậm. Sau khi L/C đã được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi, khách hàng gửi đơn đến Techcombank, thanh toán viên nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì nhập dữ liệu sửa đổi trên mẫu điện MT707 tuân thủ theo cách lập và sử dụng tập tin MT707 Xử lý thanh toán LC tại TTXLNV như : soạn điện, hạch toán thanh toán L/C và thu phí thanh toán theo quy định chung. Kiểm soát phê duyệt giao dich thông báo LC trên T24 Khi đã thực hiện song việc nhập liệu giao dịch thanh toán LC và thu phí CVTT & TTTM chuyển cho cấp có thẩm quyền tại TTXLNV phê duyệt trên T24. Ghi trên T24 danh mục : TK trích nợ, TK Nostro, số tiền hối phiếu, loại tiền, Ngân hàng hưởng lợi... Nếu phê duyệt sai sót thì CVTT & TTTM yêu cầu sửa đổi và thực hiện lại các bước kiểm soát tại mục này. Kiểm tra phát điện đối chiếu thực hiện giao dịch. *. Phát điện. Sau khi đã phê duyệt xong các lệnh trên T24, cấp phê duyệt/người được uỷ quyền chuyển điện sang hệ thống Swift để đẩy điện đi chính thức. Trong trường hợp các lệnh được đặt chế độ tự động thì bỏ qua bước này. Người được uỷ quyền đẩy điện Swift sẽ chịu trách nhiệm phát điện theo đúng hướng dẫn và yêu cầu của trương trình Swift. *. Đối chiếu thực hiện giao dịch Trước khi phát điện : CVTT & TTTM/KSV phải đối chiếu số lệnh của Swift gửi đi so với báo cáo tổng giao dịch thực hiện trên T24 để phát hiện các lệnh đã thực hiện đủ hoặc thiếu. Cuối ngày CVTT & TTTM thực hiện đối chiếu lệnh nhận được từ bộ phận Testkey so với các lệnh phát đi trong ngày xem có bị sót lệnh nào gửi hợp lệ mà chưa thực hiện. Nếu phát điện có sự sai lệch phải tìm nguyên nhận xử lý ngay. Lưu hồ sơ *. Lưu hồ sơ tại TTXLNV . Việc lưu giữ hồ sơ là rất quan trọng đảm bảo trách nhiệm của chuyên môn và là cơ sở giữ liệu khi cần tra cứu, hồ sơ lưu gồm : Hồ sơ thanh toán Hồ sơ kiểm tra bộ chứng từ Về việc chấp nhận thanh toán, từ chối thanh toán và các điện có liên quan đến việc trao đổi và thông báo Techcombank và ngân hàng nước ngoài được lưu tại đơn vị, bản gốc phiếu đề nghị thanh toán được lưu tại đơn vị. Các hồ sơ này lưu cùng hồ sơ mở LC ban đầu, mỗi hồ sơ phải có cặp riêng. Trong các hồ sơ giấy tờ phải được sắp xếp theo tính tuần tự ngày phát sinh giao dịch. *. Tại đơn vị. Chứng từ hạch toán liên quan đến kế toán sẽ được lưu tại đơn vị và các giấy tờ gốc liên quan đến. Hồ sơ lưu kế toán *. Xử lý sai lầm. Khi khách hàng/đơn vị phát hiện thấy mọi sai sót trong khâu xử lý giao dịch, CVTTQT lập yêu cầu sửa đổi/tra soát gửi tới CVTT & TTTM để tiến hành lập điện tra soát, yêu cầu sửa đổi/bổ sung gửi đến ngân hàng đại lý nơi Techcombank đã thực hiện lệnh thanh toán hoặc ngân hàng hưởng để yêu cầu sửa đổi lại nội dung đã sai lầm. Phí chuyển đổi do Techcombank chịu Biểu phí thanh toán hàng nhập do Techcombank quy định Thông báo sơ bộ L/C 20 USD. Đối với L/C trả ngay có giá trị đến 250.000 USD. Ký quỹ 100% điện phí + 0,01% số tiền đã ký quỹ Ký quỹ dưới 100% 0,01% số tiền đã ký quỹ + 0,15% số tiền - ký quỹ + điện phí. Đối với L/C trả chậm thời hạn dưới 1 năm giá trị 250.000 USD. Ký quỹ 100% điện phí + 0,01% số tiền đã ký quỹ. Ký quỹ dưới 100% 0,01% số tiền đã ký quỹ + 0,2% số tiền chưa ký quỹ + điện phí. Đối với trường hợp khác thu phí theo thoả thuận. Sửa đổi L/C Sửa đổi tăng tiền/gia hạn 0,01% giá trị tăng tiền/gia hạn + điện phí Sửa đổi khác 10USD/10EUR/1200JPY/20AUD + điện phí. Huỷ thư tín dụng 10USD/10EUR/1200JPY/20AUD + điện phí. 2.2.2.2 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng Techcombank. Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Techcombank quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động này. Trong những năm qua Techcombank đã mở rộng quy mô hoạt động của mình và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank mấy năm qua Bảng 2.2.2.2.1- giá trị L/C được mở qua các năm 2006-2007-2008 (Đơn vị 1000USD ) Nội dung Phát sinh tăng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số L/C nhập khẩu 1756 256000 2106 346000 1650 214000 2338 437000 Trả ngay 1250 145000 1526 275000 1162 165000 1736 305000 Trả châm dưới 1 năm 506 111000 580 71000 488 49000 640 59000 (Nguồn : Báo cáo thường niên Techcombank 2006 -2009) Biểu đồ 2.2.2.2.1 - Giá trị L/C nhập khẩu được mở qua các năm 2006-2009 Đơn vị : 1000USD (Nguồn : Báo cáo thường niên Techcombank 2006 -2009) Năm 2006 là năm mà hoạt động thanh toán tại Techcombank đã có những bước thay đổi đáng kể. Với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ phòng thanh toán quốc tế mà số lượng L/C được mở là 1.756 món với tổng trị giá là 256 triệu USD, trong đó L/C trả ngay là 1.250 món trị với trị giá là 145 triệu USD chiếm 56,6% tổng L/C nhập khẩu. Bước sang năm 2007, hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằn L/C có sự gia tăng đột biến, số món L/C được mở là 2.106 món với trị giá là 346 triệu USD tăng 35,15% so với năm 2006. Trong đó L/C trả ngay là 1.526 món với trị giá là 275 triệu USD tăng gần gấp đôi năm 2006 và chiếm 79,5% tổng số L/C nhập khẩu. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do có khủng hoảng lên số L/C được mở chỉ còn 1.650 món với tổng trị giá là 214 triệu USD giảm 38% so với năm ngoái. Lượng L/C trả ngay là 1.162 món với tổng trị giá là 165 triệu USD chiếm 77% tổng số L/C nhập khẩu. Được cho rằng đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế đã quay đầu và hồi phục vào năm 2009. Điều này được thể hiện một phần qua doanh số L/C nhập khẩu của Techcombank đạt 361 triệu USD và doanh số của L/C trả ngay chiếm 91% tổng số L/C nhập được mở. Mặt khác trên thực tế, khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hành nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại L/C không huỷ ngang, còn các loại hình L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết để sử dụng loại hình đó. Dựa vào doanh số XNK của chi nhanh qua những năm qua ta cũng có thể thấy được tình hình thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức L/c Kết quả năm 2006 doanh số L/C nhập khẩu đạt 256 triệu USD chiếm 55% trong tổng doanh số XNK. Bước sang năm 2007 doanh số tăng từ 256 triệu USD năm 2006 lên 346 triệu USD. Bên cạnh đó doanh số XNK cũng tăng đáng kể, đạt 520 triệu USD. Tuy nhiên bước sang năm 2008, một kết quả không mấy khả quan trong hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu đã được thể hiện qua số L/C được mở và doanh số L/C. Năm 2008 doanh số L/C nhập khẩu giảm mạnh từ 520 triệu USD năm 2007 xuống còn 480 triệu USD, giảm 17% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới bất ổn. Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đã đạt được những thành tựu đáng kể, nó đã đem lại nhiều lợi ích cho Techcombank và cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục để đưa hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng một phát triển, có thể sánh vai với các ngân hàng truyền thống trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank thông qua một số chỉ tiêu 2.3.1 Chỉ tiêu định lượng Dựa trên sự nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và hoạt động TTQT nói chung của trung tâm, và nhiều cố vấn trong hoạt động TTQT, Techcombank đã đưa ra cho mình những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ dựa trên những chỉ tiêu đánh giá và xếp loại ngân hàng có hoạt động TTQT xuất sắc do ngân hàng Citibank và các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực TTQT trên thế giới. Đây là những chỉ tiêu bề đánh giá những hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Bảng 2.3.1.1 – chỉ tiêu định lượng đánh giá hoạt động TTQT theo L/C 2005 – 2009 Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng DT TTQT 299 350 423 494 530 DT 254 312 379 425 476 CP 35 39 45 49 52 LN 219 273 334 376 424 LN/ DT 0.862205 0.875 0.881266 0.884706 0.890756 DT/ Tổng DT TTQT 0.849498 0.891429 0.895981 0.860324 0.898113 CP/ DT 0.137795 0.125 0.118734 0.115294 0.109244 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009) Qua bảng chỉ tiêu trên ta có thể thấy được rằng Tổng doanh thu TTQT, doanh thu TTQT theo phương thức L/C, chi phí TTQT theo phương thức L/C và lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C có chiều hướng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu TTQT theo phương thức L/C luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C do đó lợi nhuận của TTQT theo phương thức L/C luôn có chiều hướng tăng lên. Biểu đồ 2.3.1.1 - Tổng doanh thu thanh toán quốc tế qua các năm 2005-2009 Đơn vị : Triệu USD (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009) Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C và doanh thu TTQT theo phương thức L/C có chiều hướng gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã phát triển bền vững và mang lại hiệu quả tốt Biểu đồ 2.3.1.2 - Tỷ lệ Lợi nhuậnTTQT theo phương thức L/C / Doanh thu TTQT theo phương thức L/C (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009) Tỷ trọng giữa doanh thu TTQT theo phương thức L/C và tổng doanh thu của hoạt động TTQT tăng từ hơn 70% năm 2006 đến gần 90% năm 2009. Điều này cho thấy rằng L/C là một phương thức thanh toán chủ yếu và chiếm ưu thế tuyệt đối trong hoạt động TTQT tại ngân hàng Techcombank Biểu đồ 2.3.1.3 - Doanh thu TTQT theo phương thức L/C/ Tổng doanh thu TTQT (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009) Tỷ trọng giữa chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C trên doanh thu hoạt động TTQT theo phương thức L/C có xu hướng giảm qua các năm từ 2004 đến 2009. Điều này cho thấy một đồng chi phí Techcombank bỏ ra cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã mang lại hiệu quả cao hơn qua từng năm 2.3.2 Chỉ tiêu định tính Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng đã được phân tích ở 2.3.1 thì chỉ tiêu định tính cũng là một hệ thống chỉ tiêu quan trọng để đánh giá toàn diện hiệu quả do hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại cho ngân hàng. Những chỉ tiêu định tính cho biết sự phát triển của hoạt động khác mà trong đó hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ có vai trò hỗ trợ hoặc là một tác nhân có tác động mang tính tích cực. Hoạt động TTQT theo phương thức L/C góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng Sự phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng Techcombank trong những năm qua gắn với sự tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc, chi trả kiều hối, thị trường vốn trong và ngoài nước… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế Biểu đồ 2.3.2.1 - Tổng nguồn vốn ngoại tệ Techcombank từ 2005-2009 (Đơn vị : 1000USD) (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009) Từ biểu đồ 2.3.2.1 cho thấy xu hướng tăng qua các năm của tổng nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank. Năm 2005 tổng nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank đạt trên 100 triệu USD, nhưng 5 năm sau đó, vào năm 2009 tổng nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank đã tăng trưởng lớn gấp gần 2.5 lần và đạt gần 250 triệu USD. Xu hướng tăng đều qua các năm của tổng nguồn vốn ngoại tệ cho thấy tác tích cực của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đến tổng nguồn vốn ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 33% vào năm 2009, đây là tín hiệu tốt của thị trường đang hồi phục sau khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Hoạt động TTQT theo phương thức L/C thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những nỗ lực của Techcombank trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25580.doc
Tài liệu liên quan