Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định

Mục lục

 

Lời mở đầu Trang

Chương I

Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với

hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.1 Đói nghèo và sự cần thiết phải giảm đói nghèo 6

1.1.1 Đói nghèo và hậu quả của đói nghèo 6

1.1.1.1 Khái niệm người nghèo 6

1.1.1.2 Hậu quả của đói nghèo 9

1.1.2 Sự cần thiết phải giảm đói nghèo 13

1.2.3 Các biện pháp để giảm đói nghèo 15

1.2 Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội

đối với hộ nghèo 16

1.2.1 Ngân hàng Chính sách xã hội 16

1.2.1.1 Tổ chức, bộ máy, mục tiêu hoạt động của NHCSXH 16

1.2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHCSXH 18

1.2.1.3 Tín dụng đối với người nghèo 18

1.2.2 Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo 24

1.2.2.1 Khái niệm: hiệu quả tín dụng trên phương diện Ngân hàng, hiệu quả tín dụng đối với người nghèo 24

1.2.2.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả đối với người nghèo 26

Chương II

Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện Giao Thuỷ

2.1 Thực trạng hộ nghèo tại huyện Giao Thuỷ 28

2.2 Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ 30

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.2.2 Các hoạt động cơ bản của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ 31

2.2.2.1 Huy động vốn 31

2.2.2.2 Cho vay các chương trình 31

2.3 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 33

2.3.1 Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo 33

2.3.1.1 Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 33

2.3.1.2 Cho vay đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ 36

2.3.2 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 39

2.3.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 42

Chương III

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện Giao Thuỷ

3.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo 45

3.2 Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội về tín dụng

đối với hộ nghèo 49

3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ 51

3.4 Kiến nghị 56

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 3. Dư nợ Trong đó: Nợ quá hạn 8.249 7,0 11.609,5 5,6 14.891 4,1 4. Số hộ dư nợ 2.840 3.226 3.539 5. Dư nợ bình quân 1 hộ (Tr đ) 2,9 3,6 4,2 6. Số hộ thoát ngưỡng nghèo 314.633 229.150 229.356 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.227 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 17%). Dư nợ hộ nghèo năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.361 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 40,7 %); năm 2005 so với năm 2004 là 3.282 tỷ đồng (tăng 28,3%). Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH tập trung ưu tiên cho các tỉnh Miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên ở những vùng này do trình độ dân trí còn thấp bên cạnh đó cơ sở hạ tầng còn hầu như chưa có gì do vậy việc đầu tư tín dụng cho hộ nghèo còn nhiều khó khăn. Trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là 14.892 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung hạn là 11.698 tỷ đồng chiếm 78,6 % tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 21,4 % tổng dư nợ. Dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo vùng kinh tế như sau: Biểu số 02: Dư nợ cho vay hộ nghèo theo vùng kinh tế các năm 2002-2005 Đơn vị tính : Tỷ đồng, 1000 hộ TT Vùng kinh tế Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Vùng Miền núi và Trung du phía bắc 2.080 2.371 2.980 3.777 2 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1.335 1.514 1.999 2.382 3 Vùng Khu Bốn cũ 1.313 1.577 2.121 2.456 4 Vùng Duyên hải Miền trung 795 1.018 1.435 1.776 5 Vùng Tây Nguyên 303 342 693 1.020 6 Vùng Đông Nam bộ 350 395 713 1.035 7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 846 1.032 1.668 2.445 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) Dư nợ phân theo ngành kinh tế: nguồn vốn của NHCSXH đầu tư vào ngành nông nghiệp là chủ yếu chiếm hơn 82% đầu tư vào các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ. 1.2.2. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo: 1.2.2.1. Khái niệm: hiệu quả trên phương diện Ngân hàng, hiệu quả tín dụng đối với người nghèo: * Hiệu quả trên phương diện Ngân hàng: Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ, tín dụng ngân hàng thương mại được khái niệm như là hoạt động thường xuyên của những tổ chức trung gian tài chính, thường là các ngân hàng thương mại. Đó là việc nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Trong đó nghiệp vụ cho vay là chủ yếu và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng thương mại. Mục đích chính của hoạt động ngân hàng thương mại để tồn tại và phát triển là phải tạo ra mức chênh lệch dương giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hay nói đúng hơn là phải có một khoản lợi nhuận. * Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo: Có thể đưa ra khái niệm chung nhất về tín dụng ngân hàng đối với người nghèo là: Tín dụng ngân hàng đối với người nghèo, đó là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo dùng vào việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với người nghèo là hoạt động kinh tế mang tính chính sách không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy, tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo là loại hình hoạt động kinh tế mang tính chất chính sách xã hội. Nhưng vì bản chất của tín dụng là một loại hình cung cấp tài chính, chịu ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tế khách quan trong cơ chế thị trường như: quy luật cung cấp, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị...Do vậy những vấn đề lãi suất cho vay như thế nào? Lãi suất huy động ở mức nào để huy động được? Nguồn vốn cần bao nhiêu? Điều kiện cho vay như thế nào để phù hợp với người nghèo? Căn cứ chuẩn mực đói nghèo như thế nào để cho vay?...Để giải quyết những vấn đề này tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia đưa ra những giải pháp khác nhau. Riêng đối với Việt Nam do điều kiện môi trường kinh tế xã hội có tính đặc biệt hơn nên cung cấp tín dụng phục vụ người nghèo áp dụng ưu đãi về điều kiện vay, xử lý khi rủi ro và với lãi suất ưu đãi. Tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà cách vận dụng có khác nhau, nhưng nhìn chung tín dụng ngân hàng đối với người nghèo đó là việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đồng thời có thể vay hoặc nhận nguồn vốn uỷ thác các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để cho những hộ gia đình nghèo có sức lao động, có khả năng tổ chức sản xuất nhưng thiếu vốn, cho vay với mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất thị trường hoặc lãi suất bằng mức lãi suất thị trường), thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; điều kiện cho vay dễ dàng hơn (không phải thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản) và có chính sách xử lý khi gặp rủi ro khách quan. Tín dụng ngân hàng đối với người nghèo có đặc điểm khác biệt hơn so với tín dụng ngân hàng thương mại đó là: - Mục đích hoạt động của tín dụng ngân hàng đối với người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. - Đối tượng vay vốn là hộ nghèo, các tổ chức kinh tế và các hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực nghèo, vùng nghèo. - Được ưu đãi về điều kiện vay vốn như: không phải thế chấp tài sản, được miễn các khoản lệ phí khi vay vốn. - Lãi suất cho vay được áp dụng theo mức lãi suất cho vay ưu đãi do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. - Được Nhà nước hỗ trợ xử lý khi gặp những rủi ro khách quan. 1.2.2.2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo: * Trên phương diện hoạt động của NHCSXH: Sau khi có Nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn thuộc 9 Bộ, Ngành, cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, trong khoảng thời gian ngắn NHCSXH đã thiết lập một hệ thống các quy chế điều hành, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cho NHCSXH triển khai các hoạt động theo đúng yêu cầu, nội dung chính sách tín dụng của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của cấp uỷ và chính quyền các địa phương, sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, Ngành liên quan, của các tổ chức chính trị xã hội; NHCSXH sau hơn 3 năm hoạt động đã tạo ra thế và lực đảm bảo tiếp tục nối việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn. Đã có 773.139 hộ vay vốn thoát nghèo. Nợ quá hạn giảm dần, từ 7% nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) khi kiểm kê đối chiếu thực tế sau khi nhận bàn giao xuống còn 4,1% năm 2005 (kế hoạch phấn đấu là ở mức dưới 5%). Mạng lưới giao dịch của NHCSXH đã về tận xã, phường; số hộ nghèo còn dư nợ tăng từ 2,76 triệu khách hàng (năm 2002 do Ngân hàng Phục vụ người nghèo cho vay) lên 3,54 triệu khách hàng (năm 2005 của NHCSXH cho vay). Mức dư nợ bình quân một hộ nghèo cũng được nâng lên, từ 2,5 triệu đồng (năm 2002) lên 4,2 triệu đồng (năm 2005). Tình hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) qua các năm như sau: Biểu số 03: Tổng hợp nợ xấu qua các năm 2002-2005 Năm Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2002 154 Năm 2003 576 7,0 Năm 2004 652 5,62 Năm 2005 610 4,1 (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội) * Trên phương diện người nghèo: Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào lòng dân, được nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhờ đó hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập, bước đầu làm quen với dịch vụ vay, trả vốn tín dụng NHCSXH. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động vốn tín dụng của NHCSXH đã góp phần giúp 773.139 hộ vay vốn thoát ngưỡng nghèo, thu hút 1.062.764 người lao động có việc làm. Vì vậy thu nhập của người nghèo được nâng lên nhờ đó mà đời sống của họ cũng được cải thiện. chương 2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ 2.1. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Giao Thuỷ: Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên 232,5 km2, trong đó 10.050 ha đất nông nghiệp, 32 km bờ biển, 3.580 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ, hải sản. Toàn huyện có 20 xã và 2 thị trấn, dân số trên 200 nghìn người trong đó dân số nông thôn là 194 nghìn người (chiếm 97%), dân số thị trấn 6 nghìn người (chiếm 3%) với 115 nghìn lao động (chiếm 55% dân số). Điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, làm muối, nước mắm… Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương nông nghiệp nông thôn huyện Giao Thuỷ đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm sửa được những tiện nghi đắt tiền. Tuy nhiên, qua điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-2010 của Giao Thuỷ vẫn còn 6.565 hộ chiếm tỷ lệ 12,32% so với tổng dân số. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xoá đói giảm nghèo, vì vậy trong Nghị quyết lần thứ 22 của Đại Hội Đảng bộ huyện Giao Thuỷ quán triệt: “Tích cực đổi mới cơ cấu lao động xã hội, tạo nhiều việc làm cho lao động phổ thông, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Tích cực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống còn 7%. Tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện đời sống của nhân dân…” Qua nghiên cứu tình hình cụ thể trên địa bàn huyện Giao Thuỷ thì hộ nghèo chủ yếu do những nguyên nhân sau: Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân chính, bởi vì khi thiếu vốn hộ nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày không phát triển được sản xuất. Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiến thức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả. Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế. Bình quân nhân khẩu trong gia đình lớn nhưng lao động ít. Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng, mắc các tệ nạn xã hội, gặp những rủi ro trong cuộc sống. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít… đã ảnh hưởng tới sản xuất của hộ nghèo. Theo số liệu điều tra nông hộ một số địa phương trong huyện thì hơn 80% số hộ thuộc hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất. Do vậy vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay, phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp của huyện phát triển. 2.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ: 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: PGD NHCSXH Giao Thuỷ thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số: 474/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 07 tháng 7 năm 2003. Những ngày đầu tiên tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gặp rất nhiều khó khăn như: Về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công tác tổ chức cán bộ, mạng lưới hoạt động…trong khi đó phải triển khai một khối lượng lớn công việc từ nhận bàn giao các nguồn vốn đến tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào hoạt động ổn định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. 2.2.2. Các hoạt động cơ bản của PGD NHCSXH: 2.2.2.1. Công tác huy động vốn: Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tham gia gửi tiết kiệm vì người nghèo với số tiền gửi các loại kỳ hạn là 1.295 triệu đồng. Trong đó PGD đã tận dụng mạng lưới hoạt động của các tổ vay vốn để mở rộng hình thức thông qua 1.180 tổ với số tiền là 1.187,4 triệu đồng (Song việc thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV đã xảy ra nhiều bất cập, vì vậy từ ngày 26/9/2006 Tổng giám đốc NHCSXH có công văn yêu cầu tạm dừng thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV). Số dư tiết kiệm các loại kỳ hạn tại PGD NHCSXH Giao Thuỷ đến 31/12/2006 như sau: - Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 1.188,8 triệu đồng. - Loại tiền gửi tiết kiệm 3 tháng: 20 triệu đồng. - Loại tiền gửi tiết kiệm 6 tháng: 45 triệu đồng. - Loại tiền gửi tiết kiệm 12 tháng: 41,2 triệu đồng. Tổng cộng: 1.295 triệu đồng. 2.2.2.2. Cho vay các chương trình: Ngoài nhiệm vụ cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, PGD được giao thêm nhiệm vụ cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VS MTNT), cho vay học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các Hội đoàn thể, sự lỗ lực của cán bộ PGD các chương trình đã được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, đúng đối tượng. * Cho vay hộ nghèo: PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã uỷ thác từng phần cho các tổ chức CT-XH như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh huyện. Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ là 34.196 triệu đồng, với 9.766 hộ vay, dư nợ trung bình là 3,5 triệu đồng/hộ. * Cho vay giải quyết việc làm: Thực hiện cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã phối kết hợp chặt chẽ với Phòng nội vụ &TBXH, với các cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục vay vốn, thẩm định và giải ngân kịp thời khi có Quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền không để tồn đọng vốn. Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ là 5.244 triệu đồng với 672 khách hàng và 204 dự án. * Cho vay xuất khẩu lao động: Để thực hiện nhiệm vụ này, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã tiến hành tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo trong các cuộc họp giao ban tổ trưởng về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ là 492 triệu đồng với 57 lao động. * Cho vay Chương trình NS&VSMT: Thực hiện Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/8/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc cho vay chương trình NS&VSMTNT, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương các xã, sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân PGD đã cùng các tổ chức đoàn thể nhận uỷ thác thành lập được 133 tổ trên 18 xã, dư nợ 5.497 triệu đồng, 1.601 hộ vay, 328 công trình nước sạch và 293 công trình vệ sinh. * Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Ngày 19/9/2006 Tổng giám đốc NHCSXH đã có công văn hướng dẫn số: 2162/NHCS -TD về nghiệp vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Với nguồn vốn được phân bổ PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã uỷ thác qua HND cho vay thí điểm trên 2 xã Giao Hải và Giao Tiến với số tiền là 100 triệu đồng với 58 hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay vốn. 2.3. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại huyện giao thuỷ: 2.3.1. Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo: 2.3.1.1. Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH: a- Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và ổn định xã hội. b- Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (gọi tắt là bên cho vay). Khách hàng vay vốn là hộ nghèo. c-Nguyên tắc cho vay: Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Sử dụng vốn đúng mục đích xin vay. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. d- Điều kiện vay vốn: Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay. Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ. Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã. Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng. e- Sử dụng vốn vay: Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: + Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm…phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. + Mua sắm các công cụ nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu… + Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật… + Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ… + Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ… + Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện. Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: + Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ. + Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài. Cho vay điện sinh hoạt: Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng… Cho vay góp vốn xây dựng thuỷ điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia. Cho vay nước sạch: Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch tới từng hộ. Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi, giếng khoan, bể lọc, chứa nước… Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập: Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông. g-Loại cho vay và thời hạn cho vay: Loại cho vay: + Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay đến 12 tháng. + Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay: + Mục đích sử dụng vốn vay. + Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). + Khả năng trả nợ của hộ vay. + Nguồn vốn cho vay của NHCSXH. h-Lãi suất cho vay: Hiện nay, lãi suất cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo từ 01/01/2006 là 0,65%/tháng. Riêng người nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn là 0,6%/tháng. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. i- Phương thức cho vay: Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. k- Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức dư nợ cho vay tối đa Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với hộ nghèo là 10 triệu đồng. Riêng một số đối tượng như chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản…mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 15 triệu đồng. * Những hộ nghèo không được vay vốn NHCSXH: Hộ nghèo không còn sức lao động, hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn. Những hộ này được ngân sách Nhà nước trợ cấp. Những hộ mắc các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động, hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án. 1.3.1.2. Cho vay đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ: * Nguồn vốn: Tổng hợp nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2004 đến 2006 như sau: Biểu số 04: Cơ cấu nguồn vốn của PGD NHCSXH qua các năm 2004-2006 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng - Vốn Trung ương 25.738 100% 28.884 98% 34.184 100% -Vốn địa phương 600 2% - Vốn khác Tổng cộng: 25.738 100% 29.484 100% 34.184 100% Theo bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của PGD NHCSXH tăng 8.446 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2004 (tăng gấp 1,33 lần), đạt 33%. Sau hơn 03 năm thành lập NHCSXH đã thực hiện được việc tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách vào một đầu mối, bước đầu tạo lập được nguồn lực tài chính bảo đảm cho việc thực hiện các kênh tín dụng chính sách không bị gián đoạn, các nguồn vốn được khai thác đa dạng hơn và đã có tốc độ gia tăng đáng kể. * Hoạt động cho vay: Trong hơn 03 năm PGD NHCSXH Giao Thuỷ đã cho vay hộ nghèo với tổng doanh số là 35.829 triệu đồng; doanh số thu nợ là 25.764 triệu đồng. Tính đến 31/12/2006, số dư nợ là 34.196 triệu đồng; số hộ nghèo có dư nợ là 9.766 hộ, bình quân một hộ nghèo được vay là 3,5 triệu đồng. Số liệu chi tiết qua các năm như sau: Biểu số 05: Cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH từ năm 2004-2006 Đơn vị tính : triệu đồng, hộ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh số cho vay trong năm 1.930 15.330 18.569 2. Doanh số thu nợ trong năm 150 11.809 13.805 3. Dư nợ Trong đó: Nợ quá hạn 25.738 106 29.485 20 34.196 12 4. Số hộ dư nợ 8.903 9.329 9.766 5. Dư nợ bình quân 1 hộ (tr. đ) 2,9 3,2 3,5 6. Số hộ thoát ngưỡng nghèo 256 365 481 Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2006 tăng so với năm 2004 là 8.458 triệu đồng (tỷ lệ tăng 33%). Dư nợ hộ nghèo năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3.747 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 14,6 %); năm 2006 so với năm 2005 là 4.711 triệu đồng (tăng 16%). Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn, đã có 1.102 hộ vay vốn thoát nghèo. Nợ quá hạn giảm dần, từ 0,41% nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) khi kiểm kê đối chiếu thực tế sau khi nhận bàn giao xuống còn 0,053% năm 2006. Mạng lới giao dịch của NHCSXH đã về tận xã, thị trấn; số hộ nghèo còn dư nợ tăng từ 8.903 khách hàng (năm 2004 do Ngân hàng Phục vụ người nghèo cho vay) lên 9.766 khách hàng (năm 2006 của NHCSXH cho vay). Mức dư nợ bình quân một hộ nghèo cũng được nâng lên, từ 2,9 triệu đồng (năm 2004) lên 3,5 triệu đồng (năm 2006). Việc cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ, ngoài hiệu quả về kinh tế, những kết quả đạt được của NHCSXH còn góp phần củng cố nền chính trị, xã hội ổn định, nhân dân tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Ngay sau ngày Thủ tướng Chính phủ công bố quyết định thành lập, NHCSXH được nhân dân và UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội hồ hởi đón nhận. Các tổ chức chính trị nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH bao gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Kết quả nhận uỷ thác cho vay cụ thể như sau: Biểu số 06: Kết quả uỷ thác cho vay hộ nghèo đến 31/12/2006 Đơn vị quản lý Số hộ còn dư nợ (hộ) Dư nợ đến 31/12/06 (triệu đồng) Số tổ TK&VV (tổ) Tỷ trọng (%) 1. Hội Phụ nữ 3.027 9.768 100 28,6 2. Hội Nông dân 6.185 22.255 313 65 3. Hội Cựu chiến binh 554 2.173 27 6,4 Tổng cộng: 9.766 34.196 440 100 Đến 31/12/2006 PGD NHCSXH đã thực hiện uỷ thác cho vay từng phần cho các tổ chức xã hội với tổng dư nợ là 34.296 triệu đồng, chiếm 75,3% tổng dư nợ của tất cả các chương trình cho vay, trong đó cho vay hộ nghèo là 34.196 triệu đồng, chiếm 75%. Các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay đã xây dựng và quản lý 602 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Hội Nông dân có số dư nợ nhận uỷ thác cao nhất trong 3 tổ chức đạt 22.355 triệu đồng, chiếm 65,2% trong tổng dư nợ nhận uỷ thác. Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn làm ăn, tổ chức chính trị có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch ngân hàng NHCSXH huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.DOC
Tài liệu liên quan