Chuyên đề Nâng cao hiệu quả xuất mặt hàng gạo tại Công ty Minh Hà

 

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC BẢNG 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ 3

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MINH HÀ VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI. 10

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Minh Hà 11

1.2.1 Tổng quan về chức năng và cơ cấu tổ chức của Công ty Minh Hà 12

1.2.1.1 Chức năng 12

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: 13

1.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ hoạt động chính của các phòng ban 14

1.2.2 Đặc điểm và tình hình kinh doanh của Công ty Minh Hà 18

1.2.2.1 Đặc điểm kinh doanh 18

1.2.2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Minh Hà 20

1.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 21

1.2.1 Tổng quan thị trường gạo thế giới 21

1.2.1.1 Biến động thị trường gạo trong thời gian tới 23

1.2.1.2 Chiến lược kinh doanh về xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam 26

CHƯƠNG 2:HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY MINH HÀ 32

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo tại Công ty Minh Hà. 32

2.1.1 Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty Minh Hà 32

Sơ đồ 2.2: Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Minh Hà cho đối tác CONGGO BEST OIL 32

2.1.1.1 Phát đơn chào hàng và thực hiện đàm phán kinh doanh 33

2.1.1.3 Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 34

2.1.1.4 Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu: 35

2.1.1.5 Thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa 35

2.1.1.6 Làm thủ tục Hải Quan 36

2.1.1.7 Thủ tục thanh toán 37

2.1.1.8 Giải quyết khiếu nại 38

2.1.1.9 Giá gạo xuất khẩu 39

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty Minh Hà 39

2.2.1 Chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu 39

2.2.2 Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu 41

2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo vốn kinh doanh 41

2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu gạo theo tỉ trọng lợi nhuận xuất khẩu 42

2.3 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo tại Công ty Minh Hà 43

2.3.1 Kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo công ty Minh Hà 43

2.3.1. Những thành tựu 44

2.3.2. Những hạn chế 45

2.3.3 Nguyên nhân của những thành công. 47

2.3.4 Nguyên nhân của các hạn chế 48

2.3.4.1 Nguyên nhân chủ quan 48

CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY MINH HÀ ĐẾN NĂM 2015 51

3.1 DỰ BÁO NGUỒN CUNG GẠO VIỆT NAM VÀ CẦU LÚA GẠO THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2015 51

3.1.1 Tiềm năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam 51

3.1.1.1. Về đất đai 51

3.1.1.2. Về khí hậu 51

3.1.1.3. Về nhân lực 51

3.1.1.4 Về cơ chế chính sách 52

3.1.1.5 Về tình hình gạo thế giới 52

3.2 Dự báo hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới: 53

3.3 Định hướng xuất khẩu gạo của Công ty Minh Hà đến năm 2015 59

3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Công ty 60

Minh Hà trong thời gian tới. 60

3.4.1 Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường thị trường xuất khẩu. 61

3.4.2 Tổ chức tốt mạng lưới thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 62

3.4.3 Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm 63

3.4.4 Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin và các nghiệp vụ xuất khẩu khác. 64

3.4.5 Hoàn thiện hệ thống tổ chức và khuyến khích lợi ích vật chất, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. 66

3.4.6 Từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh 67

3.4.7 Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 68

3.4.8 Một số kiến nghị với Nhà nước 69

3.4.8.1 Phát triển vùng lúa phẩm chất gạo cao 69

3.4.8.2 Tổ chức lại khâu lưu thông trên thị trường 70

3.4.8.3 Hỗ trợ, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới 71

3.4.8.4 Cải tiến cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu gạo 72

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả xuất mặt hàng gạo tại Công ty Minh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bảo lãnh tại Vietcombank số 4 Bà Triệu Hà Nội) sau đó công ty sẽ được ngân hàng thông báo đã có bảo lãnh thanh toán về đến nơi thì công ty bắt đầu tiến hành kiểm tra xem xét các điều kiện bảo lãnh có phù hợp với những gì đã ký kết trước đó, phần lớn việc thực hiện bảo lãnh được ngân hàng kiểm tra hộ rất kĩ càng công việc của công ty chỉ là xem xét quá trình thanh toán và số tiền bảo lãnh có phù hợp nhưng trong hợp đồng hay không. Sau khi thẩm tra L/C và khả năng thanh toán của đối tác đảm bảo hợp lệ, Công ty Minh Hà tiến hành bảo lãnh thanh toán cho bên thu gom và bắt đầu thực hiện các thủ tục cần thiết để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Công ty Minh Hà phần lớn huy động nguồn hàng từ các công ty thu mua trong nước, các đối tác miền Nam như công ty lương thực Phước Thành hoặc các đối tác miền bắc có công ty XNK Nam Hà Nội, công ty tiến hành ủy thác xuất khẩu cho các công ty và các công ty sẽ xuất hàng trong kho tiến hành quá trình xuất khẩu. Công ty Minh Hà chuyên xuất khẩu các loại gạo với các quy cách phẩm chất như sau: Gạo mới thu hoạch, được xay xát không quá 4 tháng kể từ thời điểm giám định. Tiêu chuẩn chất lượng gạo phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phẩm chất, quy cách xuất khẩu được cơ quan giám định kiểm tra chất lượng và đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu sau: Tấm : 5% tối đa Độ ẩm : 14% tối đa. Tạp chất : 0,5% tối đa Hạt đỏ/ sọc đỏ: 2% tối đa. Hạt bạc bụng: 6% tối đa Hạt hỏng:1% tối đa Hạt non :0,2% tối đa Thóc hạt : 15 hạt / kg Hạt nếp : 1,5% tối đa Mùa vụ : Mùa vụ mới Gạo không được biến đổi về hình dạng màu sắc, gạo phải trong tình trạng tốt không có trùng sống nấm mốc thấy được và các tiêu chuẩn khác theo quy định trong hợp đồng đã nêu và phù hợp theo chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu: Về phía công ty Minh Hà, từ khâu thu mua đến khi bao gói sản phẩm, công ty cử một đội ngũ cán bộ có chuyên môn hoặc thuê VinaControl theo dõi , giám sát và kiểm tra chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn đã quy định để có thể hạn chế và loại trừ khuyết tật của hàng hóa. Về phía khách hàng thì có khách hàng trực tiếp gửi đại diện hoặc thuê một công ty có chuyên môn ra kho hàng hoặc cầu cảng để kiểm tra chất lượng hàng giao.Sau khi kiểm tra khách hàng sẽ giao cho công ty bản IC trong đó khẳng định hàng hóa đúng chất lượng hay không.Nếu hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và bên đối tác thấy phù hợp với những gì đã thỏa thuận công ty bắt đầu tiến hành quá trình vận chuyển. Thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa Công ty Minh Hà xuất khẩu theo hai hình thức: theo giá CIF hoặc FOB nên công ty giành được quyền thuê tàu mua bảo hiểm. Đây là một thế mạnh của công ty vì hầu hết các doah nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo giá FOB vì vậy công ty Minh Hà vừa tăng ngoại tệ tạo điều kiện cho các ngành vận tải, bảo hiểm phát triển. Công ty Minh Hà thường trực tiếp kí kết hợp đồng với Công ty hàng hải Việt Nam (VOSCO), Nếu hợp đồng có số lượng hàng giao lớn thì công ty thuê tàu chuyến, Ngược lại nếu hàng hóa là nhỏ thì công ty sử dụng hình thức chuyên chở bằng container, đăng ký chỗ của một tàu chợ để chở hàng. Về vấn đề bảo hiểm, công ty Minh Hà mua bảo hiểm của công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt) theo hình thức bảo hiểm bao (Open policy). Công ty mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tầu xong, công ty chỉ gửi đến Bảo Việt 1 bản thông báo bằng văn bản gọi là giấy báo bắt đầu vận chuyển, hình thức hợp đồng bảo hiểm được công ty sử dụng vì là một công ty thường xuyên xuất khẩu gạo nhiều chuyến trong một năm. Làm thủ tục Hải Quan Khai báo hải quan Công ty Minh Hà cử đại diện (thường là nhân viên phòng kinh tế đối ngoại) kê khai chi tiết về hàng hóa lên tờ khai (customs declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Xuất trình hàng hóa Hàng hóa xuất khẩu được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Gạo là mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn nên việc kiểm tra hàng hóa giấy tờ của hải quan thường diễn ra ở nơi giao hàng cuối cùng. Nhân viên hải quan kiểm tra, niêm phong kẹp chì vào nội dung hàng hóa theo nghiệp vụ của mình. Thực hiện các quyết định của Hải Quan Công ty Minh Hà có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các quyết định của hải quân. Giao hàng lên tàu Hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển, vì vậy công ty phải tiến hành các công việc : Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng. Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày, giờ làm hàng. Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng xếp hàng lên tàu. Lấy biên lai thuyền phó (mate’s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển (B/l). Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo và sạch (clean on boad B/l) và phải chuyển nhượng được (negotiable). Vận đơn ngay sau đó được chuyển ngay về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán. Thủ tục thanh toán Công ty Minh Hà chỉ sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Đây là phương thức đảm bảo hợp lý, thuận tiện, an toàn, hạn chế rủi ro cho công ty và đối tác. Sau khi nhận được L/C công ty phải kiểm tra, so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp đồng, nếu có chỗ nào chưa phù hợp phải yêu cầu bên nhập khẩu sửa chữa bằng văn bản. -Ngân hàng thông báo của công ty thường là VietComBank. Quy trình thanh toán của Công ty được thực hiện như sau: Ngay sau khi hàng hóa xuất bến công ty nhận được đầy đủ chứng từ sẽ ra Ngân Hàng VietCombank làm hồ sơ và thủ tục thanh toán chuyến hàng vừa xuất bến. Ngân hàng VietCombank sẽ làm việc với ngân hàng của đối tác Congo best oil và khi chứng từ được coi là hợp lệ thanh toán tiền sẽ chuyển về tài khoản của Công ty Minh Hà ngay lập tức sẽ chuyển tiền vào đối tác thu gom gạo cho công ty Minh Hà thanh toán đầy đủ như cam kết ban đầu hai bên đã kĩ. Giải quyết khiếu nại Về số lượng, trọng lượng hàng hóa: nếu là lỗi của Công ty thì giải quyết khiếu nại bằng cách giao đủ số hàng thiếu hoặc trả lại số tiền hàng giao thiếu. Về phẩm chất không phù hợp thì có thể áp dụng quy định tại Điều 41- Công ước LaHay 1964; Điều 46, 50 Công ước Viên 1980 ... Công ty tự sửa chữa khuyết tật và chịu chi phí hoặc người mua tự sửa chữa. Công ty hoàn chi phí, giảm giá hàng bán; thay hàng khuyết tật bằng hàng mới phù hợp về phẩm chất; huỷ hợp đồng (người mua có quyền huỷ hợp đồng khi Công ty vi phạm các điều khoản hợp đồng...) Đối với khiếu nại về không giao hàng hoặc chậm giao hàng thì nộp phạt hoặc bồi thường tuỳ trường hợp cụ thể. Công ty cũng có thể khiếu nại người mua nếu người mua không trả tiền hoặc trả chậm so với quy định trong hợp đồng; có thể khiếu nại do người mua từ chối nhận hàng mà không có lý do chính đáng; nếu hợp đồng quy định rằng người mua có nghĩa vụ cung cấp bao bì mà người mua giao cho Công ty không đúng thời hạn làm cho Công ty không giao được hàng hoặc giao hàng không đúng thời hạn. Nói chung việc giải quyết khiếu nại (nếu có) được Công ty Minh Hà tiến hành nghiêm túc, thoả thuận thường hướng tới sự nhất trí của hai bên mà không phải chuyển sang giải quyết bằng kiện tụng, như vậy đỡ tốn thời gian, có lợi cho cả hai bên. Giá gạo xuất khẩu Cũng như bất kì một mặt hàng nào, giá cả xuất khẩu gạo về nguyên tắc phải đáp ứng yêu cầu: giá cả phải bù đắp mọi chi phí sản xuất kinh doanh trong nước, có lãi và bảo đảm sức cạnh tranh trên thế giới. Mặc dù số lượng gạo xuất khẩu của công ty Minh Hà ngày càng cao nhưng phải nói rằng hiệu quả xuất khẩu chưa cao giá cả xuất khẩu của công ty thường thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu bình quân của thế giới là thấp.Thấp hơn Thái Lan khoảng 15 – 20 $/ tấn. Tuy nhiên giá cả thấp không phải do công ty tự động hạ giá để có sức cạnh tranh mạnh mà buộc mức thấp cách biệt khác xa so với quốc tế 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty Minh Hà 2.2.1 Chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu Công ty Minh Hà không phải là công ty trực tiếp thu gom lúa gạo để xuất khẩu cho các đối tác mà thường ủy thác cho các đối tác trong nước có uy tín lớn, có hệ thống thu gom ổn định xuất khẩu, như công ty Vinafood, hoặc công ty Phước Thành trong miền nam… vì vậy sau khi nhận được đơn đặt hàng từ đối tác và nhận được bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng công ty Minh Hà trực tiếp liên hệ với đối tác ủy thác xuất khẩu và thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu mở L/C thanh toán “ giáp lưng”. Vì vậy chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu dưới đây sẽ tính theo công thức: Tổng thu nhập = (giá bán – giá mua)*sản lượng Tổng chi phí = Thuế + Chi phí liên quan Chi phí liên quan: bao gồm lãi ngân hàng, thủ tục hải quan, bảo hiểm …Đây là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả xuất khẩu tại công ty Minh Hà. Bảng 2.1: Chi phí và lợi nhuận từ việc kinh doanh xuất khẩu gạo Đơn vị: Triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận 2004 12530 11260 1270 2005 13320 11350 1970 2006 14760 11420 3340 2007 14820 11530 3290 2008 14920 11620 3300 2009 14950 11795 3155 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hà Nguyên nhân của việc lợi nhuận bấp bênh trên là do sự biến động giá gạo của thị trường thế giới và thị trường trong nước, công ty không chủ động được nguồn cung là nguồn cầu cho nên phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác trong và ngoài nước. Đa phần công ty chỉ tính toán chi phí lợi nhuận nếu thấy chênh lệch là kí hợp đồng, cách làm này xem chừng có vẻ an toàn nhưng không hiệu quả lâu dài, mang tính chộp giật manh mún, cơ hội khó có thể lâu dài và không hiệu quả Tuy nhiên nhìn chung công ty vẫn làm ăn có lãi từ hoạt động xuất khẩu gạo tuy rằng lãi là không đáng kể so với số lượng gạo xuất khẩu nhưng chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng công ty Minh Hà chỉ là một công ty trung gian xuất nhập khẩu và không trực tiếp thu gom chỉ phải bỏ nhân lực ra quản lý, và tiến hành thực hiện việc kết nối giữa xuất và nhập khẩu vì vậy công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tránh thất thoát lãng phí. 2.2.2 Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu Bảng 2.2: Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu Đơn vị: Triệu đồng Tổng chi phí xuất khẩu Lợi nhuận xuất khẩu TSDLXK(%) 2004 11260 1270 11,28% 2005 11350 1970 17,36% 2006 11420 3340 29,24% 2007 11530 3290 28,53% 2008 11620 3300 28,40% 2009 11795 3155 26,75% Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hà Tỷ suất lợi nhuận của công ty Minh Hà là tương đối cao, từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận đạt được công ty Minh Hà là tương đối cao nhất là mấy năm gần đây giao động trong khoảng 25% đến 30% chi phí bỏ ra đây được coi là mức lợi nhuận tương đối hợp lý và lớn với số vốn và công sức bỏ ra của công ty, đạt được kết quả đó là do công ty biết cách tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, và ăn chênh lệch khá cao giá gạo xuất khẩu, ổn định trong một thời gian khá dài, tuy nhiên sự bấp bênh từ thu nhập này vẫn còn tiềm ẩn trong kinh doanh.Phần lớn nguồn tiền để phục vụ cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là vốn vay ngân hàng 2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo vốn kinh doanh Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhập khẩu theo vốn kinh doanh (vốn lưu động). Cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu lại bao nhiêu lợi nhuận, đó là ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu này. Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo vốn kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Vốn lưu động Lợi nhuận xuất khẩu TSDLXK theo vốn lưu động 2004 4500 1270 28,22% 2005 5000 1970 39,4% 2006 7000 3340 47,71% 2007 8000 3290 41,125% 2008 7500 3300 44% 2009 9000 3155 35,06% Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hà Nhìn chung lợi nhuận từ việc xuất khẩu gạo tương đối cao và ổn định theo các năm, tuy có sự sụt giảm của năm 2009, tuy nhiên với chỉ số này chưa đánh giá đúng khả năng sinh lời của vốn lưu động vì toàn bộ số vốn này không hề được sử dụng hoàn toàn vào việc xuất khẩu gạo, mà nó còn được dùng vào một số dự án kinh doanh khác của công ty tham gia. 2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu gạo theo tỉ trọng lợi nhuận xuất khẩu Chỉ tiêu đánh tầm quan trọng của doanh thu xuất khẩu gạo trên lĩnh vực xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu gạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty Minh Hà. Bảng 2.4 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu gạo theo tỉ trọng lợi nhuận xuất khẩu Đơn vị: Triệu đồng LNXKG LN thu được nhờ XKG TSDLXK theo TLNXK 2004 1270 5420 23,43% 2005 1970 3800 51,84% 2006 3340 5560 60,07% 2007 3290 4650 70,75% 2008 3300 3300 100% 2009 3155 3640 86,68% Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Minh Hà Từ số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận từ xuất khẩu đa phần là từ việc xuất khẩu gạo đặc biệt là mấy năm gần đây, chiếm tỉ trọng tương đối lớn và là nhân tố quyết định trong sự tồn tại của công ty, vì lợi nhuận từ việc nhập khẩu là khá lớn so với tổng thu nhập của toàn công ty. 2.3 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo tại Công ty Minh Hà 2.3.1 Kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo công ty Minh Hà Từ các số liệu phân tích trên ta thấy công ty Minh Hà đã làm rất tốt vai trò xúc tiến thương mại mặt hàng gạo ra thị trường thế giới, góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, đồng thời làm ăn có lãi và có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài. Liên tiếp từ năm 2003 cho đến năm 2009 công ty đều có đơn đặt hàng đều đặn với số lượng từ 25000 tấn đến 50 000 tấn gạo loại 5% tấm, công ty đã thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu và thu về lợi nhuận tương đối cao nhất là mấy năm gần đây với số lợi nhuận hơn ba tỷ đồng, với một công ty tư nhân như Minh Hà đây quả là số tiền không nhỏ góp phần mở rộng quy mô và tạo dựng sự vững chắc cho công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển. Theo tỷ xuất doanh lợi xuất khẩu thì mức lợi nhuận so với chi phí bỏ ra chiếm từ 25 đến 30%, như vậy ta có thể thấy được hiệu quả từ việc kinh doanh của công ty, với cùng số vốn như vậy mà gửi lãi ngân hàng ta được lợi nhuận khoảng 11%, tuy nhiên sau khi đã trả hết lãi ngân hàng công ty vẫn đạt được lợi nhuận ấn tượng từ 25 đến 30% “ chưa tính đến yếu tố lạm phát và chi phí cơ hội” thì đây quả là thành công lớn trong các hợp đồng xuất khẩu của công ty. Nếu xét trên phương diện vốn lưu động cảu công ty lợi nhuận đạt gần 40% số vốn lưu động của công ty.Vậy xét trên phương diện lợi nhuận công ty đã làm ăn có lãi. Về tầm quan trọng hoạt động xuất khẩu gạo đối với sự tồn tại của công ty ta có thể thấy ở các chỉ tiêu tỉ trọng lợi nhuận xuất khẩu, luôn ở mức cao và có năm hoạt động xuất khẩu gạo là chủ lực của công ty và luôn giữ tỉ trọng cao, có thể nói lợi nhuận từ việc xuất khẩu gạo chiếm đa số trong lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của công ty, nếu không có hoạt động này có thể nói là công ty sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của toàn công ty. 2.3.1. Những thành tựu Trong thời gian qua, Công ty Minh Hà đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu gạo, đạt được những thành tích đáng mừng. Công ty vừa dự đoán tình hình, vừa nắm bắt các thông tin về thị trường lương thực ở trong nước và thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các tổ chức có liên quan, các sứ quán, các thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài và vừa chủ động ứng phó trong giao dịch, tìm hiểu khách hàng, nắm bắt thời cơ... nên số lượng gạo xuất khẩu mấy năm gần đây luôn mức ổn định - Giá gạo xuất khẩu của Công ty Minh Hà thấp hơn so với giá trung bình của thế giới nhưng so với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước thì giá gạo xuất khẩu của Công ty luôn cao hơn 3- 5USD/tấn. Chính vì vậy, số lượng gạo xuất khẩu của Công ty không lớn nhưng đạt được hiệu quả cao. - Quá trình thực hiện hợp đồng đã được đẩy nhanh tốc độ, đảm bảo thực hiện hợp đồng và những điều khoản ký kết. Điều này tạo uy tín của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. - Công ty tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật; đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước. - Bằng nguồn xuất khẩu này, Công ty Minh Hà đã hỗ trợ cho các đơn vị thành viên làm tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả lương thực nội địa, tạo việc làm và tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về tài chính. Công ty cũng có những đóng góp nhất định trong hoạt động xuất khẩu gạo của cả nước, góp phần tăng thêm thu nhập ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty Minh Hà không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn. Mặc dù sản lượng xuất khẩu hàng năm của Công ty tăng cao, nhưng nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo và nhu cầu của thị trường thế giới thì đây là con số rất nhỏ. Trong quá trình hoạt động xuất khẩu gạo của mình Công ty Minh Hà gặp một số khó khăn sau: - Gạo xuất khẩu của Công ty còn kém sức cạnh tranh so với những nước xuất khẩu lớn trên thế giới, doanh lợi ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu gạo chưa phản ánh đúng thực tế giá cả thị trường thế giới. - Việc thu mua lúa gạo chuẩn bị cho kinh doanh và phục vụ xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các tỉnh phía Nam (chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long). Đây là một khó khăn trong công tác thu mua tạo nguồn hàng của Công ty vì chi phí cho công tác này rất lớn. Hơn nữa công tác bảo quản, dự trữ, chế biến gạo của Công ty còn nhiều yếu kém. Bởi vậy chất lượng gạo xuất khẩu của Công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung vẫn thấp so với các nước xuất khẩu khác. - Xuất khẩu của Công ty Minh Hà còn mang tính từng chuyến, từng đợt chưa tìm được bạn hàng và thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác, Công ty chưa tiếp cận được những thông tin thực, đầy đủ nên việc phán đoán khả năng diễn biến của thị trường giá cả chưa chính xác, còn nhiều hạn chế. Nói chung, chúng ta chưa chủ động tổ chức được mạng lưới thị trường xuất khẩu mà còn phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu tự phát trên thị trường. - Công ty chưa tạo dựng được thị trường ổn định ở châu á, một số nước ở châu Phi, châu Mĩ Latinh sẽ là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Công ty vẫn thiếu một chiến lược thị trường đối với các thị trường lớn. Do khả năng tài chính và nhiều mặt khác còn hạn chế nên có một số yêu cầu của khách hàng về mua trả chậm 1- 2 năm nhưng Công ty đều không thực hiện được. - Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn chênh lệch so với đối tác nước ngoài. Đội ngũ cán bộ Công ty Minh Hà mặc dù đã được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bản, khoa học nhưng do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và phương tiện làm việc không đầy đủ đã cản trở họ trong việc giao dịch, kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. - Thông tin thị trường còn mơ hồ, công ty không chủ động được nguồn cung và cầu trong tương lai gần, trong quá trình kinh doanh còn mang tính chất tranh thủ nặng hình thức, chưa linh hoạt chủ động tìm kiếm bạn hàng đối tác mới trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo, còn chông chờ vào đối tác nước ngoài hoặc các đối tác tự tìm đến với mình tạo ra chu trình phức tạp trong kinh doanh lại mất chi phí rất nhiều cho khâu trung gian trong việc cắt phần trăm hoa lợi thu được từ việc xuất khẩu gạo Bảng 2.5: Tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty Minh Hà so với cả nước Đơn vị: tấn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Công ty Minh Hà 25.000 30.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Toàn quốc 3.922.157 4.062.399 5.205.287 4.687.118 4.526.465 4.679.051 Tỉ lệ đạt được 0,64% 0,74% 0,96% 1,07% 1,1% 1,06% Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty Minh Hà Qua bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của Công ty là chưa lớnnhưng có xu hướng tăng lên, chiếm gần 1% so với cả nước, các hợp đồng của Công ty đa phần cho các khách hàng truyền thống của mình vì vậy việc xuất khẩu cũng gặp nhiều bấp bênh vì chưa có nhiều đối tác mới để dự phòng và thay thế, sản lượng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào đối tác này. 2.3.3 Nguyên nhân của những thành công. Công ty Minh Hà tuy là một công ty tư nhân có thời gian thành lập chưa lâu nhưng đã có rất nhiều đầu mối làm ăn từ các đối tác nước ngoài và sự nhanh nhạy thị trường của công ty trong việc tìm những đối tác có năng lực nhập khẩu và muốn nhập khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Minh Hà là công ty tư nhân nên tính cơ động trong quản lý và thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất bài bản và nhanh gọn, thủ tục không quá rườm rà rắc rối, cơ hội nắm bắt nhanh chóng, thời gian từ lúc nhận được đặt hàng và chuyến hàng đầu tiên xuất bến chỉ trong khoảng một đến hia tháng, đảm bảo tốc độ quay vòng vốn nhanh mà vẫn đầy đủ các thủ tục. Minh Hà là công ty tư nhân nên có nhiều mối quan hệ ngầm với đối tác nước ngoài và có mạng lưới thông tin nhanh nhạy nắm bắt được xu thế của thị trường, hơn nữa có nhiều quan hệ với các đối tác trong nước và nước ngoài nên tạo dựng được uy tín với các bạn hàng truyền thống Việc tạo điều kiện thuận lợi phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ban ngành và cơ chế chính sách rộng mở của nhà nước đã giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc thực hiện giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng liên doanh, hợp đồng xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu với các đối tác. Công ty thường nhận được đơn đặt hàng vào đầu năm tức là sau khi vụ hè thu của miền bắc đã được thu hoạch xong, và vụ mùa thứ 3 của miền nam cũng thu hoạch xong, nguồn cung trong nước tương đối dồi dào các doanh nghiệp thu gom muốn giải phóng hàng hóa để đỡ chi phí lưu kho bảo quản nên giá sẽ mềm hơn, rẻ hơn một chút, trong khi các đối tác nước ngoài cũng muốn mua gạo đầu năm nhằm mục đích bảo đảm an toàn và thực hiện hợp đồng kết toán ngay trong năm đó. 2.3.4 Nguyên nhân của các hạn chế 2.3.4.1 Nguyên nhân chủ quan - Là công ty tư nhân nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu và xin giấy phép xuất khẩu. Nguyên nhân là do vẫn còn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế quản lý và cấp giấy phép xuất khẩu, hơn nữa bộ máy hành chính nhiều thủ tục rườm rà gây khó dễ cho doanh nghiệp tư nhân. - Giá cả gạo của công ty thấp hơn so với thế giới, nguyên nhân là do chúng ta chưa có loại gạo chất lượng cao như của Ấn Độ, hay Thái Lan, hoặc Philipin. Quá trình thu hoạch, phơi, bảo quản gạo còn mang tính chất thủ công và thô sơ, quá trình chế biến không bảo đảm dẫn đến việc gạo kém chất lượng. 2.3.4.2 Nguyên nhân khách quan - Do sức ép cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trong nước, nguồn cung của chúng ta tương đối dồi dào, các doanh nghiệp Việt Nam thì tranh nhau xuất khẩu chưa có tính thống nhất và chưa có một hiệp hội đứng ra điều hành và quản lý giá xuất khẩu cũng như chất lượng gạo xuất khẩu, làm cho nhiều doanh nghiệp tự tung tự tác xuất khẩu nhằm thu được lợi nhuận trước mắt - Uy tín gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế là chưa cao, do Việt Nam chưa tạo dựng được các uy tín về chất lượng xuất khẩu gạo cũng như những đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến việc các đối tác thường cho rằng gạo Việt Nam kém chất lượng hơn gạo các nước khác. Qua các phân tích trên có thể thấy hiệu quả xuất khẩu của công ty Minh Hà tương đối cao, công ty đã tìm được các bạn hàng thích hợp và luôn bán giá gạo ở mức cao hơn so với thị trường trong nước từ 3 – 5 USD/ tấn. Đạt được kết quả đó một phần là do công ty đã biết tận dụng thế mạnh quan hệ và tìm đầu mối xuất khẩu cũng như nguồn cung trong nước là bạn hàng làm ăn lâu dài và uy tín của các đối tác trong nước, tuy nhiên từ những số liệu phân tích trên ta thấy rằng có những năm số lượng xuất khẩu gạo là bằng nhau nhưng lợi nhuận khác nhau và chi phí cũng khác nhau, nguyên nhân là do giá cả đầu ra đầu vào không do công ty quyết định mà là do quá trình đàm phán với hai đối tác bạn hàng nhập khẩu, bạn hàng trong nước thu gom gạo. Vì vậy giá cả biến động theo các năm và theo quá trình đàm phán của công ty Minh Hà với các đối tác này. Tuy nhiên có thể thấy rằng trong những năm gần đây công ty Minh Hà luôn giữ mức xuất khẩu ổn định là 50 000 tấn cho một đối tác duy nhất ở Công Gô, và sản lượng xuất khẩu sẽ trở về 0 nếu như đối tác này không còn hợp tác với công ty nữa. Vìvậy đây sẽ là mối lo trong tương lai cuả công ty trong quá trình tìm kiếm các bạn hàng mới và mở rộng quan hệ xuất khẩu vì mặt hàng gạo là chủ lực và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của công ty, khi mà nguồn thu này mất đi sẽ làm thất thu một phần đáng kể doanh thu. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY MINH HÀ ĐẾN NĂM 2015 DỰ BÁO NGUỒN CUNG GẠO VIỆT NAM VÀ CẦU LÚA GẠO THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2015 Tiềm năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển và canh tác lúa gạo có quy mô và chất lượng, nếu được đầu tư và quan tâm nhiều hơn thì sẽ phát huy được những tiềm năng sẵn có trong nước, những tiềm năng đó được thể hiện cụ thể như: 3.1.1.1. Về đất đai Đất nông nghiệp của nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất lượng đất Việt Nam có tầng dầy, đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất là đất phù sa ở hai dải đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long 3.1.1.2. Về khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh. Thêm vào đó là hệ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112266.doc
Tài liệu liên quan