MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và công tác 3
xúc tiến đầu tư. 3
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
1.1.2 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút dòng vốn FDI 5
1.1.3 Xu thế vận động của dòng vốn FDI 5
1.1.4 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. 6
1.2 Công tác xúc tiến đầu tư. 6
1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư. 6
1.2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư. 7
1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư. 10
1.2.4 Vai trò của xúc tiến đầu tư 10
1.2.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư 12
1.3 Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của các nước. 15
Chương II: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại thủ đô Hà Nội. 17
1.1 Một vài nét về thủ đô Hà Nội 17
1.2 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong những năm qua 19
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tác xúc tiến đầu tư 19
1.2.2 Thực trạng của hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hà Nội. 22
1.2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội thời gian qua. 28
1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. 32
1.3 Kết quả của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 34
1.3.1 Đầu tư nước ngoài phân theo dự án và tổng vốn đầu tư. 38
1.3.2 Phân theo quốc gia đầu tư 41
1.3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành 43
1.3.4 Phân theo hình thức đầu tư 44
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 46
1.1 Chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia giai đoạn 2008-2010 46
1.2 Quan điểm, định hướng trong công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội. 47
1.3 Tiềm năng, thế mạnh và những điểm yếu của Hà Nội trong hoạt động xúc tiến đầu tư 48
1.4 Giải pháp cụ thể 51
1.4.1 Xây dựng hệ thống kinh tế-xã hội, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sỏ hạ tầng. 51
1.4.2 Công tác xây dựng hình ảnh về Hà Nội 52
1.4.3 Về tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. 53
1.4.4 Công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư 54
1.4.5 Về danh mục dự án kêu gọi đầu tư 54
1.4.6 Cơ chế phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư 55
1.4.7 Bố trí nguồn lực cho công tác đầu tư 56
1.4.8 Cải thiện cơ chế, kỹ thuật xúc tiến đầu tư 57
1.5 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội 57
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u quả thấp cho các doanh nghiệp đặc biệt 28,6% hiệp hội, ngành nghề ủng hộ ý kiến này.
Biểu 2: Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư của các tổ chức
Đánh giá hoạt động XTĐT
Loại hình tổ chức
Tổng
CQ quản lý Nhà nước
Đơn vị sự nghiệp
Hiệp hội/Ngành nghề
Trường ĐH, CQ nghiên cứu
Rất hiệu quả
3.8%
5.9%
7.1%
0%
4.0%
Tương đối hiệu quả
50.9%
47.1%
50.0%
80.0%
54.5%
Hiệu quả vừa
26.4%
29.4%
14.3%
6.7%
22.2%
Hiệu quả thấp
18.9%
17.6%
28.6%
13.3%
19.2%
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua của Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cụ thể là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố ngày càng tăng qua các năm, rất nhiều dự án có quy mô lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn có những tồn tại, hạn chế cụ thể là :
Thứ nhất : là môi trường đầu tư của Hà Nội vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng tới công tác xúc tiến đầu tư
Việt Nam chúng ta được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường chính trị ổn định, đây là một điểm rất thuận lợi trong kêu gọi đầu tư nước ngoài. Bởi vì chính trị có ổn định các nhà đầu tư mới yên tâm về tài sản của mình. Tuy nhiên tại Hà Nội chi phí đầu tư đặc biệt là giá thuê cơ sở hạ tầng còn quá cao so với nhiều thành phố trong khu vực khác điều này làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng đôi khi gây phiền hà cho các nhà đầu tư.
Công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết các thủ tục sau cấp phép chậm. Chi phí bồ thường giải phóng mặt bằng cao so với quy định và với nhiều địa phương khác, một số đơn vị đưa ra những yêu cầu hỗ trợ quá mứa gây khó khăn cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm là một vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều doanh nghiệp trong khi đăng ký đầu tư đưa ra những kỹ thuật xử lý nước thải và giữ vệ sinh môi trường vô cùng tiên tiến nhưng khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại hoàn toàn khác xa. Nhiều doanh nghiệp sử dụng những công nghệ xử lý lạc hậu hay thậm chí những chất thải chưa qua xử lý được đổ thẳng ra các ao hồ, sông suối.
Công tác giám định, đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được coi trọng đúng mức. Việc theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được kịp thời và sát sao.
Hiên nay hầu hết các ngành công nghiệp bổ trợ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung không thể cung cấp cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt là các ngành cơ khí chính xác, ngành điện tử, hóa dầu và công nghiệp sản xuất nhựa. Do đó hầu hết các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều phải nhập nguyên liệu đầu vào vào thị trường Việt Nam phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhược điểm này làm tăng thêm chi phí vận tải, tăng giá thành sản phẩm và làm giảm tính hấp dẫn đầu tư ở Hà Nội.
Thứ hai hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn,còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và đối tác tiềm năng.
Số lượng dự án có quy mô lớn đặc biệt là đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn có vai trò dịch chuyển căn bản cơ cấu ngành, sản phẩm Thủ đô còn ở mức khiêm tốn.
Số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc xúc tiến đầu tư còn ít, chỉ trông vào hơn chục cán bộ trong trong tâm xúc tiến đầu tư thì công tác xúc tiến đầu tư không thể có hiệu quả cao. Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cũng còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Hiệu quả của các hội thảo về đầu tư nước ngoài chưa cao, chủ yếu là trao đổi tọa đàm, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư đã tham gia đầu tư, chưa kêu gọi được các nhà đầu tư tiềm năng.
Thứ ba là trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố mới thành lập cuối năm 2007, rồi lại thực hiện sáp nhập khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo và hoạt động. Hà Nội mở rộng nhưng điều kiện về cơ sở vật chất và cán bộ của trung tâm xúc tiến chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ.
Thứ tư là các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của thành phố chưa thực sự hỗ trợ và đạo điều kiện cho nhau. Công tác trao đổi thông tin giữa các chương trình thiếu tính thường xuyên. Sự phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa Hà Nội với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và giữa các đơn vị Sở, Ban, ngành của thành phố chưa được chặt chẽ, đồng bộ.
Thứ năm : việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xú tiến đầu tư của thành phố còn hạn chế, chưa xây dựng được trang thông tin điện tử chuyên trách giới thiệu lịch sử, hoạt động, định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội nhằm kêu gọi xúc tiến đầu tư, du lịch vào thành phố.
Biểu 3 : Hạn chế của công tác XTĐT
Những hạn chế trong công tác XTĐT
Loại hình tổ chức
Tổng
CQ quản lý Nhà nước
Đơn vị sự nghiệp
Hiệp hội/Ngành nghề
Trường ĐH, CQ nghiên cứu
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách
71.7%
58.8%
71.4%
46.7%
65.7%
Chưa xây dựng chương trình, kế hoạch XT dài hạn
73.6%
70.6%
64.3%
66.7%
70.7%
Ngân sách hỗ trợ eo hẹp
56.6%
58.8%
71.4%
26.7%
54.5%
Phối hợp giữa các ban ngành kém hiệu quả
37.7%
29.4%
50.0%
20.0%
35.4%
Chương trình XT còn dàn trải, không trọng tâm
39.6%
11.8%
42.9%
20.0%
32.3%
Tổ chức thiếu chuyên nghiệp
41.5%
23.5%
57.1%
26.7%
38.4%
Năng lực cán bộ XT chưa đáp ứng yêu cầu
37.7%
35.3%
42.9%
13.3%
34.3%
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội
Biểu 4 : Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội
Mô hình tổ chức
Loại hình tổ chức
Tổng
CQ quản lý Nhà nước
Đơn vị sự nghiệp
Hiệp hội/Ngành nghề
Trường ĐH, CQ nghiên cứu
Cơ quan XTĐT riêng rẽ thuộc các Sở chuyên ngành
18.9%
5.9%
28.6%
6.7%
16.2%
Cơ quan XTĐT là độc lập
54.7%
58.8%
64.3%
73.3%
59.5%
Cơ quan XTĐT là một đơn vị thống nhất trực thuộc UBND thành phố
26.4%
29.4%
7.1%
13.3%
22.1%
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
Để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư 58,8% ý kiến cho rằng cơ quan xúc tiến đầu tư nên là đơn vị sự nghiệp độc lập không trực thuộc các Sở chuyên ngành có như vậy mới nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan này là hoạt động xúc tiến đầu tư chắc chắn có hiệu quả hơn.
1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.
Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đến năm 2010 và định hướng 2015 quán triệt phương châm: “Chủ động mời gọi, giành sự thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư, không ngừng cải thiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn, đáp ứng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đây vừa là yêu cầu vừa là giải pháp quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của thủ đô”. Môi trường đầu tư trên địa bàn vừa phản ánh môi trường đầu tư chung của cả nước vừa là những sản phẩm cố gắng chủ quan của thủ đô. Thành phố Hà Nội đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước với các quan điểm xúc tiến đầu tư sau đây:
- Thực hiện nhất quán, ổn định chính sách coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận cấu thành không thể tách rời trong nền kinh tế. Huy động tất cả nguồn lực trên địa bàn , trên phạm vi cả nước vào phát triển kinh tế xã hội.
- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng tối đa đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của khu vực về môi trường đầu tư . Tuy nhiên các ưu đãi khuyến khích đầu tư về lĩnh vực, địa bàn cần phù hợp với định hướng phát triển của cả nước, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý trong phường thức triển khai về nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và không trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Dành sự quan tâm và ưu đãi đặc biệt đối với những dự an lớn, nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướng phát triển của thủ đô.
Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước chú trọng đến lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, có tính đến sự liên quan hữu cơ với các chính sách và sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, và khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chương trình xúc tiến đầu tư có sự thống nhất với các hoạt động xúc tiến đầu tư do các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Cần có sự lồng ghép với các hoạt động đầu tư trên địa bàn và các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch tránh lãng phí và trùng lặp.
Để đảm bảo mục tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP khoảng 12% giai đoạn 2009-2010, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho nhà đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng vốn đầu tư khoảng 18-20% mỗi năm và thu hút khoảng 150000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước 127.000 tỷ đồng chiếm 84,7% và vốn đầu tư nước ngoài 23.000 tỷ đồng chiếm 15,3%. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 11%/năm vốn đầu tư xã hội cho giai đoạn này cần thu hút khoảng 620.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước khoảng 530.000 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài 90.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế thủ đô cần dịch chuyển theo hướng dịch vụ-công nghiệp, trong nội bộ các ngành có sự dịch chuyển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, một số cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường sẽ phải dịch chuyển ra khu ngoại thành xa khu dân cư. Thành phố đang đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển thủ đô hướng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đối tác xúc tiến đầu tư tập trung váo các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng công nghệ dồi dào về vốn như Anh, Pháp, Đức, Nhật..Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư của các Tập đoàn kinh tế mạnh (trong 500 tập đoàn lớn trên thế giới) trong các lĩnh vực điện, điện tử, xây dựng.
1.3 Kết quả của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Vai trò của dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của Hà Nội
Nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của thủ đô Hà Nội
Đóng góp quan trọng vào GDP của thành phố
Khu vực kinh tế nước ngoài có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Những lĩnh vực, những ngành nghề tập trung nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động có tốc độ phát triển khá nhanh, tạo động lực phát triển các ngành khác của Hà Nội. Càng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng nhiều mức tăng trưởng GDP càng cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn góp phần lôi kéo, thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực kinh tế khác thông qua các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Hà Nội , khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chiếm 20% GDP của Hà Nội.
Doanh nghiệp FDI của Hà Nội tập trung khá lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó ngành công nghiệp của Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực. Một số sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và nước ngoài. Nhiều sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao đã được đầu tư, sản xuất. Giá trị sản xuất của các sản phẩm này không ngừng tạo điều kiện cho cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.Nhìn chung vai trò và tiềm năng của doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng GDP ở Hà Nội là khá lớn. Nếu cơ chế, chính sách thu hút FDI của Hà Nội tiếp tục được cải thiện, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI và của cả nền kinh tế thủ đô sẽ vẫn được tiếp tục tăng cao.
- Đóng góp ngày càng cao cho thu ngân sách Thành phố
Trong nền kinh tế thị trường vai trò và nhiệm vụ quản lý nhà nước là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Do vậy việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng. Trong những năm tới, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh nguồn thu từ các thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ở Hà Nội trong những năm qua do các nguyên nhân khác nhau như nhiều doanh nghiệp có vốn FDI mới hoạt động, đang trong thời gian ưu đãi thuế…,tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách chưa cao, nhưng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Thực tế đã chứng minh rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đều làm ăn rất hiệu quả đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách của thủ đô. Cùng với nguồn thu trực tiếp, nguồn thu gián tiếp từ các doanh nghiệp “vệ tinh” sẽ tăng mạnh, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
- Nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển Thủ đô.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn cung cấp tài chính tiềm năng, to lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có quan hệ gắn bó với sự phát triển kinh tế của địa phương. Ở các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, doanh nghiệp và số vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Tại Hà Nội từ sau những năm khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc độ gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều dự án lớn với trình độ khoa học công nghệ cao đã có mặt tại thủ đô góp phần làm thay đổi bộ mặt của thủ đô. Sự gia tăng của dòng vốn này đã tạo động lực cho khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước. Trong những năm tới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố là rất lớn: đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiện đại hóa hạ tầng, hiện đại hóa đô thị, dần dần cải thiện bộ mặt kinh tế của thủ đô, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Rất nhiều dự án lớn sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới: như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án các đường vành đai, dự án đường hầm. Tuy nhiên vốn trong nước không đáp ứng được yêu cầu cần có sự hỗ trợ của vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng với nguồn vốn vay, viện trợ chính thức (ODA) sẽ giữ vai trò quan trọng, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.
- Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu
Cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu kinh tế địa phương, chi phối và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp tập trung trong những ngành có lợi thế cao nhất. Trong thời gian đầu chuyển đổi kinh tế, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI có ưu thế trong hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những cầu nối quan trọng ra thị trường thế giới đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay. Sử dụng các kênh tiêu thụ săn có trên thị trường, các doanh nghiệp đã hạn chế được rủi ro và giảm chi phí trung gian. Ngoài ra nó cũng giúp tránh các hàng rào bảo hộ mà nhiều nước phát triển đang sử dụng để hạn chế xuất khẩu của các nước đang phát triển. Như tập đoàn Metro đã xuất khẩu cá basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ theo kênh phân phối riêng mà không phải chịu mức thuế cao. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm cao, khu vực có vốn FDI đang là động lực đẩy nhanh xuất khẩu của địa phương.Nhu trong cơ cấu sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu ở Trung Quốc, doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 57,5% máy móc, thiết bị, 91% máy tính, 96% điện thoại di dộng. Ở Hà Nội các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử, xe máy, các sản phẩm điện….Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu đang được khẳng định ở Hà Nội. Kinh nghiệm của các nước phát triển cũng cho thấy rằng việc thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo bước đột phá cho phát triển các sản phảm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Và Hà Nội sẽ tiếp tục thu hút mạnh hơn nữa các doanh nghiệp FDI vào những ngành kinh tế đang được ưu tiên phát triển, nhằm đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu và chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố.
- Góp phần phát triển đô thị khang trang, hiện đại
Trong những năm qua thành phố Hà Nội đã huy động nguồn vốn đầu tư lớn vào xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Bộ mặt đô thị của Thủ đô đã có chuyển biến tích cực: Cơ sở vaatj chất được hiện đại hóa, nhiều vấn đề bức xúc được cải thiện như hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Các dự án đầu tư lớn như mở rộng, nâng cấp các đường vành đai, đường hướng tâm, các nút giao thông quan trọng đã và đang được thực hiện. Nhiều khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, được hình thành và tiếp tục được đầu tư phát triển. Hà Nội là thành phố có số lượng khách sạn cao cấp, trung tâm hội thảo quốc tế, trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp lớn nhất cả nước. Để đạt được kết quả như trên doanh nghiệp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ. Nhiều công trình lớn như khách sạn, trung tâm thương mại và khu vui chơi, giải trí đã và đang được các doanh nghiệp liên doanh quản lý khai thác hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay thành phố ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án xây dwungj và phát triển đô thị, tạo điều kiện đẩy nhanh hiện đại hóa thủ đô.
- Tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động
Các doanh nghiệp FDI thường tập trung trong các ngành nghề sử dụng nhiều vốn và công nghệ hiện đại. Lao động làm việc đòi hỏi có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Mức đầu tư trên một lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI thường lớn hơn so với các khu vực kinh tế khác. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI được làm quen với thiết bị công nghệ hiện đại, học hỏi được các kỹ năng quản lý doanh nghiệp tiên tiến, có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình. Tuy không giải quyết việc làm trên quy mô lớn, nhưng các doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao năng lực lao động của địa phương. Hơn nữa, với tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu đầu vào tăng dần, các doanh nghiệp địa phương sẽ mở rộng được sản xuất, kéo theo tạo được nhiều việc làm mới cho lao động. Kinh nghiệm của các nước cho thấy mức độ giải quyết việc làm gián tiếp của các doanh nghiệp FDI cáo hơn rất nhiều so với giải quyết việc làm trực tiếp. Việc giải quyết việc làm của khu vực kinh tế nước ngoài ở Hà Nội có đặc thù riêng. Mặc dù đóng góp vào ngân sách của thành phố là rất lớn nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được một tỷ lệ rất ít người lao động. Bởi vì, lao động trong các doanh nghiệp này đòi hỏi yêu cầu rất cao mà lao động trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được. Hiện nay Hà Nội đang tập trung đào tạo tay nghề, trau dồi ngoại ngữ cho lao động đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp nước ngoài.
Thấy được rõ vai trò, tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển của Thủ đô. Trong những năm qua thành phố đã không ngừng đưa ra những chiến lược, những giải pháp để tăng cường thu hút FDI trong đó công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm và thúc đẩy nhiều nhất và công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài của thành phố đã đem lại nhiều kết quả khả quan, góp phần gia tăng tổng vốn đầu tư nước ngoài và thành phố Hà Nội. Trong các năm đầu thời kỳ kế hoạch, bối cảnh sau khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng sâu sắc, dẫn đến sự giảm sút của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Những năm sau đó đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực tới dòng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng với sự hỗ trợ từ các kết quả của công tác xúc tiến đầu tư mang lại thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn đạt mức cao và tương đối ổn định. Nhờ có nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư cũng như cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư mà dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng qua các năm góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô.
Để triển khai những biện pháp xúc tiến đầu tư mà chương trình 02 của Thành ủy đã định hướng. Từ năm 2001 UBND thành phố đã phân bổ một khoản kinh phí hàng năm là 5 tỷ VND cho các hoạt động xúc tiến đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành có liên quan triển khai hàng loạt các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể trong những năm qua dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Hà Nội ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều dự án đầu tư với số vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của thủ đô rất nhiều, góp phần đưa thủ đô Hà Nội là một thủ đô phát triển trong khu vực và trên thế giới.Cụ thể như sau:
1.3.1 Đầu tư nước ngoài phân theo dự án và tổng vốn đầu tư.
Kể từ khi ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tạo đà thúc đẩy công cuộc đối mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao trình độ năng lực quản lý và trình độ công nghệ. Mở rộng thị trường xuất khẩu tạo thêm nhiều việc làm góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Hà Nội.
Tổng đầu tư xã hội trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 tổng vốn đầu tư đăng ký là 200 triệu USD với 44 DA cấp phép mới với tổng vốn đầu tư thực hiện là 85 triệu USD. Năm 2002 tổng vốn đầu tư đăng ký là 362 triệu USD với 60 dự án mới cấp phép và tổng vốn đầu tư thực hiện là 175 triệu USD. Năm 2003 tổng vốn đầu tư đăng ký là 162 triệu USD với 66 dự án cấp phép mới với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 200 triệu USD. Năm 2004 tổng vốn đầu tư đăng ký là 293 triệu USD với 74 dự án cấp phép mới với tổng vốn đầu tư thực hiện là 270 triệu USD. Năm 2005 tổng vốn đầu tư đăng ký là 1585 triệu USD với số dự án cấp phép mới là 110 dự án với tổng vốn đầu tư thực hiện là 350 triệu USD. Năm 2006 đạt 59.953 tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 62.947 tỷ đồng tăng 10,5% so với năm 2006. Năm 2008 ước 97.696 tỷ đồng tăng 19,3% so với năm 2007.
Số dự án cũng tăng liên tục qua các năm. Theo thống kê sơ bộ năm 2008 UBND thành phố Hà Nội và các địa phương hợp nhất đã cấp mới GCNĐT cho 294 dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế ngoài các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 4.153 triệu USD, cấp 9 GCNĐT không gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng số vốn đầu tư là 39,8 triệu USD, đã cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 22 dự án với tổng số vốn tăng 459,8 triệu USD. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội và Vĩnh Phúc đã cấp GCNĐT cho các dự án với tổng vốn đăng ký là 357,1 triệu USD, trong đó cấp mới 107,8 triệu USD và bổ sung tăng vốn đăng ký là 249,3 triệu USD. Tổng hợp trên địa bàn Hà Nội (mới) tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2008 đạt khoảng 5.009 triệu USD, trong đó cấp mới 4.299,6 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn 709,2 triệu USD. So sánh với năm 2007 tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2008 trên địa bàn Hà Nội mới đã tăng 49%.
Năm 2009 UBND thành phố Hà Nội đã cấp mới GCNĐT cho 269 dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế ngoài các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 195,4 triệu USD, cấp 6 GCNĐT không gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng số vốn đầu tư 4,8 triệu USD, đã cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 36 dự án với tổng số vốn tăng 230 triệu USD. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội đã cấp GCNĐT cho 27 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 91,4 triệu USD, trong đó cấp mới 12 dự án vốn đầu tư đăng ký 15,8 triệu USD và bổ sung tăng vốn cho 15 dự án vốn đầu tư tăng 75,6 triệu USD. Tổng hợp trên địa bàn Hà Nội tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2009 đạt 521,7 triệu USD trong đó cấp mới 216,1 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn 305,6 triệu USD. So sánh với năm 2008, tổng vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn Hà Nội năm 2009 mới chỉ bằng 10,42%. Năm 2009 thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn chế là do khủng hoảng tài chính thế giới, bên cạnh đó còn do Hà Nội không có địa điểm kêu gọi đầu tư. Hiện tại thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ UBND thành phố Hà Nội đang chỉ đạo rà soát các đồ án quy hoạch, dự án kêu gọi đầu tư trên toàn thành phố Hà Nội đồng thời phối hợp với tư vấn nước ngoài điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội, dự kiến Chính phủ sẽ báo cáo quy hoạch của thành phố Hà Nội trình Quốc hội vào tháng 5/2010.
Biểu 5: Số dự án đầu tư qua từng năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Số DA
41
44
60
66
74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội trong những năm qua.doc