Chuyên đề Nâng cao hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T

 

MỤC LỤC

 

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh sách các bảng sử dụng

Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh

Lời mở đầu 1

Chương 1 – Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu 3

1.1. Những vấn để cơ bản về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu 3

1.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu 3

1.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu: 3

1.1.3 Các hình thức nhập khẩu 3

1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp 4

1.1.3.2 Nhập khẩu uỷ thác 5

1.1.4 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 5

1.2 Những nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu 16

1.2.1 Một số quy định nhà nước về việc nhập khẩu 16

1.2.2 Đặc điểm của hàng hoá ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu 17

1.2.3 Phương thức về điều kiện thanh toán quốc tế 17

1.2.4 Các điều kiện thương mại quốc tế 19

Chương 2 – Giới thiệu về Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 22

2.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty 22

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 24

2.2.1 Chức năng 24

2.2.2 Nhiệm vụ 24

2.3 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 24

2.3.1 Lĩnh vực Kinh doanh vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu 24

2.3.2 Lĩnh vực xây dựng 25

2.3.3 Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp 25

2.3.4 Lĩnh vực Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản 26

2.4 Tầm nhìn & sứ mệnh 27

2.4.1 Tầm nhìn 27

2.4.2 Sứ mệnh 27

2.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty 27

2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 27

2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 30

2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2009, 2010 32

Chương 3 – Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 35

3.1 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty 35

3.1.1 Kim ngạch XNK nguyên vật liệu của Công ty qua các năm 2008 - 2010 35

3.1.2 Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty năm 2008 - 2010 37

3.1.3 Thị trường nhập khẩu của Công ty năm 2008 - 2010 39

3.2 Quy trình thực hiện hợp đồng NK nguyên vật liệu hàng hoá tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 41

3.2.1 Lập phương án kinh doanh 41

3.2.2 Đàm phán và soạn thảo hợp đồng 42

3.2.3 Thuê phương tiện vận tải 44

3.2.4 Mua bảo hiểm 45

3.2.5 Thanh toán 45

3.2.6 Thủ tục hải quan 46

3.2.6.1 Chuẩn trước khi làm thủ tục hải quan 46

3.2.6.2 Xác định thuế 47

3.2.6.3 Thủ tục kiểm hóa 48

3.2.6.4 Thông báo thuế, đóng thuế 48

3.2.7 Kiểm tra và khiếu nại 49

3.2.8 Thanh lý hợp đồng 49

Chương 4 – Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NK nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 53

4.1 Những khó khăn Công ty sẽ gặp phải 53

4.1.1 Chủ quan 53

4.1.2 Khách quan 53

4.1.3 Tình hình thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu 54

4.2 Những thuận lợi của Công ty 55

4.2.1 Chủ quan 55

4.2.2 Khách quan 55

4.3 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty 56

4.3.1 Phương hướng phát triển chung của Công ty năm 2011-2015 56

4.3.2 Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu 57

4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NK nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 58

4.4.1 Giải pháp từ phía Công ty 60

4.4.2 Kiến nghị với Nhà nước 62

Kết luận 66

Danh mục tài liệu tham khảo 67

Phụ lục

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khí và bồn tắm Nikko Kendo, ... Do vậy, Công ty có thể cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, đá và sản phẩm dân dụng như sứ vệ sinh, máy điều hòa không khí tới các công trình thi công, giúp cho nhà thầu thi công tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian. Công ty đang thực hiện cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác, thanh toán quốc tế, thuê tàu biển, giao nhận tại cảng và chân công trình. Với đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngoại thương, trong những năm qua, Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác, đã trúng thầu cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu cho nhiều dự án lớn và cung ứng các loại nguyên liệu cho một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng trong nước như clinker, phôi thép. Từ năm 2000, Công ty bắt đầu triển khai phương án xuất khẩu các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, mây tre lá. Và bắt đầu từ năm 2003, Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu bằng việc mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài (như tại Odessa-Ukraine, và Thượng Hải-Trung Quốc) và hiện nay Công ty đang xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, Angola. 2.3.2. Lĩnh vực xây dựng C&T có lực lượng kỹ sư giàu kinh nghiệm và trên 2.000 công nhân lành nghề được khách hàng đánh giá cao. Từ năm 1998, Công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị thi công, đặc biệt là các thiết bị áp dụng công nghệ mới như thiết bị thi công đóng cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực, thiết bị thi công cừ bản Vinyl và Composite, thiết bị gầu đào thi công tường chắn vách đứng và thiết bị thi công đường. Với năng lực thi công thường xuyên được bổ sung và đổi mới, C&T đã trở thành một đơn vị mạnh trong lĩnh vực thi công xây dựng hạ tầng. 2.3.3. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp Hoạt động kinh doanh này mới được Công ty thực hiện trong thời gian gần đây. Sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty có hai mảng là khai thác & sản xuất đá xây dựng cung cấp trực tiếp cho các công trình xây dựng cầu đường, dân dụng và sản xuất sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực. Nhu cầu về đá xây dựng ở nước ta hiện nay rất cao, đặc biệt là các công trình giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nắm bắt được tình hình thị trường, công ty đã đầu tư khai thác, sản xuất đá tại mỏ đá Trà Đuốc, Tỉnh Kiên Giang và đã đạt hiệu quả kinh tế cao Công ty có nhà máy sản xuất sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực liên doanh với PS.Mitshubisi Nhật Bản đặt tại Long An. Đây là sản phẩm mới có nhiều tính năng vượt trội trong thi công nền móng và các công trình hạ tầng như kè sông, kè biển, kênh thoát nước, đê bao, bến cảng ... Sản phẩm bêtông cốt thép dự ứng lực được sử dụng là các loại kết cấu tường chắn sử dụng trong xây dựng bờ kè sông, kè biển chống sạt lở, đập ngăn mặn, các module cầu cống nông thôn, kênh dẫn nước vào các nhà máy nhiệt điện, cầu tàu, bến cảng,… Trước đây, các công trình xây dựng sử dụng cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí cao. Hiện nay, sản phẩm này đã được sản xuất ở Việt Nam với giá thành rẻ hơn nhiều và chỉ có hai Công ty trong nước sản xuất được vật liệu này là Công ty liên doanh bê tông đúc sẵn VINA-PSMC của C&T và Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới. Đây cũng là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh của C&T. 2.3.4 Lĩnh vực Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Từ năm 2002, Công ty C&T đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình lớn, đặc biệt trong lĩnh vực địa ốc. Nhiều dự án đang được đưa vào khai thác rất thành công. Các dự án tiêu biểu C&T đã, đang và sẽ triển khai: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới thành phố Rạch Giá - khu vực 2 với diện tích 12 hecta: Đã hoàn tất. Dự án xây dựng hạ tầng Khu đô thị mới Thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) (96,25 hecta, 450 tỷ đồng): Đang xây dựng các hạng mục hạ tầng cuối cùng, kết thúc năm 2009. Nhà máy sản xuất Cọc ván Bê tông cốt thép dự ứng lực ở Long An (liên doanh với tập đoàn PS.Mitsubishi của Nhật Bản): Đã hoàn tất Dự án xây dựng Tổ hợp cao ốc C&T-Plaza tại Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM (1,5ha, 1.600 tỷ đồng). Dự án xây dựng cụm Công nghiệp và cảng nội địa Phước Hòa – Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (18ha). Dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư cao tầng C&T-An Phúc tại Phường 16, Quận 8, TP.HCM (1,3864ha, 1.000 tỷ đồng). Các dự án đầu tư phục vụ du lịch tại Khu đô thị mới Hà Tiên (Kiên Giang) như: bệnh viện du lịch và điều dưỡng Hà Tiên, khu nghỉ mát ven biển Hà Tiên Resort, bến tàu và nhà hàng du lịch biển. 2.4. Tầm nhìn & sứ mệnh 2.4.1. Tầm nhìn: Đến 2015, C&T tiếp tục là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành giữ vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển ổn định các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ và đầu tư kinh doanh bất động sản. 2.4.2. Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng ngày càng cao với giá cả cạnh tranh, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, minh bạch trong mọi hoạt động, không ngừng nâng cao thu nhập người lao động và lợi ích của cổ đông. Xây dựng văn hóa đặc thù của doanh nghiệp. Đoàn kết cùng phát triển ; gắn kết sự thành công của mỗi cá nhân với sự lớn mạnh của C&t hòa cùng với sự phát triển của quốc gia và cộng đồng. 2.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung phụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những nhân tố quan trọng để có một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở trường của họ. 2.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Hội đồng Quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có trách nhiệm tổ chức và làm chủ tọa các cuộc họp Hội đồng Quản trị; đề ra các chiến lược,các công việc mà công ty cần thực hiện. Ban giám đốc là cơ quan điều hành trực tiếp các hoạt động của công ty, dựa trên những chiến lược và quyết định của Hội đồng Quản trị. Người lãnh đạo ban Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng Quản trị là tổng giám đốc. Tổng giám đốc có 05 phó Tổng giám đốc giúp việc, trực tiếp phụ trách và điều hành các phòng ban trong Công ty. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức, quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, …; theo dõi quản lý, sắp xếp tổ chức quy hoạch và đề bạc cán bộ, tuyển dụng, thôi việc, công tác đối nội, đối ngoại, tiếp nhận và quản lý hồ sơ, công văn, giấy tờ, con dấu tài sản hành chính của công ty ; thực hiện các công tác xã hội cho Công ty. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc về công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính; tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác hạch toán kinh tế và quản lý tài chính, tài sản theo đúng chế độ của Nhà nước; xây dựng hệ thống kế toán từ công ty xuống các đơn vị trực thuộc, tổ chức hướng dẫn, kiển tra việc thực hiện các cơ sở, lập kế hoạch tài chính của Công ty theo định kỳ; phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ theo dõi việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; quản lý và tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ; lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. Phòng kế hoạch và đầu tư: Kinh tế: Tham mưu cho HĐQT và TGĐ ban hành quy chế, quy định về quản lý kinh tế, kỹ thuật,…; soạn thảo hợp đồng kinh tế và hợp đồng giao khoán nội bộ, xây dựng đơn giá, khối lượng vật tư cho từng dự án, tìm nguồn vật tư, theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế…; lên kế hoạch tài chính về cung ứng vật tư theo định kỳ, lập hồ sơ hoàn công, thanh toán quyết toán với chủ đầu tư và đơn vị thi công. Kế hoạch: Nghiên cứu, đề xuất định hướng về kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch định kỳ, dự án đầu tư trình TGĐ, HĐQT phê duyệt; điều phối, phân bổ kế hoạch của các đơn vị trực thuộc, đánh giá kết quả trình HĐQT và TGĐ. Đầu tư dự án: thực hiện quản lý, lập hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho công tác lập dự án, nghiệm thu khối lượng, nghiên cứu hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ đấu thầu; quản lý chặt chẽ về mặt kỹ thuật, số lượng, chất lượng, chuẩn loại xe máy, thiết bị toàn công ty. Phòng nghiệp vụ tổng hợp: Theo dõi, thanh toán từng nguồn hàng cho các nhà cung cấp thép, xi măng; theo dõi công nợ của các phòng Kinh doanh XNK; hỗ trợ các phòng kinh doanh XNK trong việc đặt và lấy hàng (tất cả các mặt hàng thép, xi măng); giao nhận thép tại các nhà máy; theo dõi hợp đồng kinh tế của các phòng kinh doanh XNK; hỗ trợ các phòng kinh doanh XNK mở L/C; theo dõi thuế các hợp đồng XNK; cập nhật số liệu cấp thép, xi măng, công nợ thu về hàng ngày của các phòng kinh doanh XNK; tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác quản lý và điều hành trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Phòng xây lắp và quản lý thiết bị: Hướng dẫn, quản lý giám sát kỹ thuật trên các công trường của công ty, tham mưu cho TGĐ về quản lý xây dựng công trình, giám sát kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng; nắm bắt tình hình thi công các công trình chuẩn bị đấu thầu, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật,… Các phòng kinh doanh XNK: Tham mưu và đề xuất với TGĐ Công ty phương án kinh doanh trong và ngoài nước, tổ chức tiếp thị các mặt hàng công ty được phép kinh doanh, tính toán các chương trình cung cấp vật tư thiết bị kịp thời và phù hợp với điều kiện thi công trong công ty và khách hàng có nhu cầu, quản lý kho vật tư, thiết bị và bến bãi hiện có của Công ty, chịu trách nhiệm thống kê và báo cáo về hoạt động của phòng theo chức năng quy định. Phòng dịch vụ du lịch: Tham mưu giúp Chủ tịch HĐQT và TGĐ quản lý tổ chức bộ máy hoạt động của phòng mang lại hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, phân loại, dự báo và định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch trong nước và ở nước ngoài. 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2010 (Xem bảng 2.1) 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2010 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2009, 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 2009/2008 2010/2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh Thu BH Và CCDV 2.642.021 2.555.470 3.153.699 -86.551 96.72 598.229 123.41 -Trong đó: KD Vật tư Và XNK 2.369.900 2.335.514 2.926.610 -34.386 98.55 591.096 125.31 Chi Phí 2.624.123 2.532.887 3.128.550 -91.236 96.52 595.663 123.52 Lợi Nhuận 17.898 22.583 25.149 4.685 126.18 2.566 111.36 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: Đánh giá hoạt động của C&T năm 2008 và 2009: Hoạt động sản xuất kinh doanh của C&T gặp không ít khó khăn bối cảnh chung của nền kinh tế và lỡ nhiều cơ hội khi chưa thể tăng vốn điều lệ như kế hoạch. BGĐ C&T vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược đã được HĐQT đề ra và xem đây là cơ hội để thử thách khả năng thích ứng và đo lường tính hiệu quả và năng lực quản lý. Bằng việc thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót, BGĐ từng bước nâng cao và hoàn thiện hơn hoạt động và sự phối hợp từ Ban điều hành đến các phòng ban, bộ phận và từng nhân viên của C&T. Ảnh hưởng đợt suy thoái 2008, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đang đồng lòng nếm trải hàng loạt những “toa thuốc đắng” để hướng đến sự phát triển ổn định trong năm 2009. Trong bối cảnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của C&T gặp một số khó khăn nhất định. Vì vậy, ngay từ đầu năm Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc công ty đã đặt kế hoạch tăng trưởng cho năm ở mức tương đối, nhằm đảm bảo mức doanh thu tương đương kết quả lợi nhuận năm 2009 tăng 26.18% so với năm 2008 Tổng kết các chỉ tiêu thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2009 cho thấy: doanh thu tuy giảm 4%, tức là giảm 86,550 triệu đồng so với năm 2008, lợi nhuận gộp giảm 30% tức giảm 34,472 triệu đồng, lợi nhuận thuần giảm không đáng kể, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 16,24%, tức tăng 3,930 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 26.18%, tức tăng 4,685 triệu đồng so với năm 2008. Vì năm 2009 Công ty phải tiêu thụ lượng vật tư tồn kho từ năm 2008 với giá thành tương đối cao. Tuy nhiên vẫn đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với năm 2008, cụ thể tăng 26,18% (tức tăng 4,685 triệu đồng) bên cạnh yếu tố khách quan từ những chính sách kích cầu của chính phủ, cần phải ghi nhận thành quả từ những giải pháp kịp thời của Ban lãnh đạo làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá hoạt động của C&T năm 2008 và 2010: Năm 2010 là một năm có nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn là những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách vĩ mô thật sự hiệu quả để không kéo theo những ảnh hưởng cho kinh tế năm 2011. Trong đó nổi cộm là vấn đề lạm phát (11,75%), biến động của lãi suất, tỷ giá những tháng cuối năm 2010 đã kéo theo hàng loạt khó khăn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Ảnh hưởng xu thế chung của nền kinh tế đất nước, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của C&T gặp không ít khó khăn ngay từ đầu năm khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về lạm phát, tỷ giá và lãi suất. Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và nhân viên Công ty để hoàn thành vượt mức mục tiêu của kế hoạch đặt ra, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể: Doanh thu đạt 3.153 tỷ đồng tăng 19.37% so với năm 2008, lợi nhuận gộp tăng 1.45% tức tăng 1,669 triệu đồng, lợi nhuận thuần tăng 24.18%, tức tăng 5,057 triệu đồng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 21.02%, tức tăng 5,085 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 40.51%, tức tăng 7,251 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 40%, tức tăng 7,251 triệu đồng so với năm 2008. Chương 3 – Thực trạng hoạt động nhập nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T 3.1 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty 3.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty qua các năm 2008 – 2010 Năm 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2008 Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng (%) (%) Kim ngạch NK 465,751 529,472 256,945 63,721 113.68 -208,806 55.17 Kim ngạch XK 145,350 250,751 198,542 105,401 172.52 53,192 136.60 Tổng kim ngạch XNK 611,101 780,223 455,487 169,122 286,20 -155,614 191,76 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty qua các năm 2008 – 2010 Nhận xét: Qua bảng cơ cấu và biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu tại C&T ta thấy trong 3 năm vừa qua 2008 – 2010 kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty luôn ở tình trạng nhập siêu. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu tăng vượt bậc so với năm 2008. Điều này cho thấy nhu cầu nguyên vật liệu của Công ty là rất lớn, để lý giải cho việc nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm và chiếm phần lớn so với xuất khẩu tại C&T. Nguyên nhân chính được đưa ra trong các cuộc họp là Công ty phải nhập các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh vật tư. Mặt khác, do tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt Nam. Tuy có sự biến động lên xuống của kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm trên nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức tối ưu trong năm 2010 về doanh thu và lợi nhuận. 3.1.2. Các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty năm 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Thép hình các loại 168,270 190,582 139,943 22,312 113.26 -28,327 83.17 Cọc ván thép 71,987 53,597 80,915 -18,390 74.45 8,928 112.40 Thép cây các loại 55,655 119,642 2,478 63,987 214.97 -53,177 4.45 Phôi thép 53,362 72,549 0 19,187 135.96 -53,362 0 Tôn cuộn cán nóng 50,011 32,414 0 -17,597 64.81 -50,011 0 Cán thép dự ứng lực 17,352 39,987 14,861 22,635 230.45 -2,491 85.64 Vật tư khác 49,114 20,702 18,748 -28,412 42.15 -30,366 38.17 Tổng cộng 465,751 529,472 256,945 63,721 113.68 -208,806 55.17 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: Căn cứ vào bảng 1.2, thép hình chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm. Bên cạnh đó cọc ván thép, thép cây các loại cũng góp phần đáng kể vào giá trị kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên giá trị đã được thay đổi theo từng năm do nhu cầu của thị trường và giá cả. Trong năm 2008 công ty nhập thép hình nhiều nhất đạt 168,270 triệu đồng chiếm 36,13% tỷ trọng. Đứng thứ 2 là cọc ván thép đạt 71,987 triệu đồng chiếm 15.46% tỷ trọng. Kế đến thép cây các loại và phôi thép có tỷ trọng tương đương nhau (thép cây các loại chiếm 11.95% tương ứng với 55,655 triệu đồng và phôi thép chiếm 11.46% tương ứng với 53,362 triệu đồng). Các loại khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Trong năm 2009, tổng giá trị kim ngạch tăng 13.68% tương đương với 63,721 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, tăng mạnh nhất là thép cây các loại, tăng 114% tương ứng với 63,987 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm 22.60% tỷ trọng. Cán thép dự ứng lực và phôi thép cũng tăng nhưng ít hơn. Tuy nhiên thép hình các loại, cọc ván thép, tôn cuộn cán nóng và vật tư khác lại giảm không đáng kể. Đến năm 2010, tổng giá trị nhập khẩu của Công ty giảm 44.83% ứng với 208,806 triệu đồng so với năm 2008, hầu hết các mặt hàng đều giảm. Nhưng giảm mạnh nhất là thép cây các loại giảm 95.55% ứng với 53,177 triệu đồng. Có 2 nguyên nhân chính để lý giải tình hình này: Ngành công nghiệp sắt thép của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, cung vẫn thấp hơn cầu nên nhu cầu nhập khẩu của các sản phẩm sắt thép tương đối lớn, đặc biệt là các loại sắt cây xây dựng. Những mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng trong nước chưa có máy móc, thiết bị và công nghệ để sản xuất. 3.1.3. Thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty (Xem bảng 3.3) Bảng 3.3 Cơ cấu thị trường hàng nhập khẩu của Công ty trong năm 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Trung Quốc 147,677 345,422 77,456 197,745 233.90 -70,221 52.45 Nhật Bản 101,821 35,273 66,701 -66,548 34.64 -35,120 65.51 Hàn Quốc 96,723 43,892 92,206 -52,831 45.38 -4,517 95.33 Pháp 37,811 13,893 5,713 -23,918 36.74 -32,098 15.11 Đài Loan 31,955 32,414 0 459 101.44 -31,955 0 Thái Lan 17,777 41,091 10,342 23,314 231.15 -7,435 58.18 Malaysia 7,696 0 4,527 -7,696 0.00 -3,169 58.82 Thị Trường Khác 24,291 17,487 0 -6,804 71.99 -24,291 0 Tổng Cộng 465,751 529,472 256,945 63,721 113.68 -208,806 55.17 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: Nhìn chung Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu chính của Công ty, chiếm tỷ trọng khá cao. Thị trường Trung Quốc: Với hơn 1,3 tỷ dân, tình hình chính trị ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá đều. Trung Quốc là một thị trường tương đối lớn của Công ty C&T. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là Thép hình H-beam, thép cây các loại. Năm 2009 chiếm tỷ trọng khá cao đạt 345,422 triệu đồng chiếm 65.24%. Tuy nhiên, đến năm 2010 chỉ đạt 77,456 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30.14%, đứng thứ 2 sau Hàn Quốc. Thị trường Hàn Quốc: Được mệnh danh là một trong bốn con rồng của Châu Á, là một nước công nghiệp mới. Tỷ trọng của Hàn Quốc năm 2008 chiếm 20.77%, năm 2009 chiếm 8.29% đạt 43,892 triệu đồng giảm 54.62% so với năm 2008. Năm 2010 Hàn Quốc chiếm 35.88% đạt 92,206 triệu đồng giảm 4.67% ứng với giảm 4,517 triệu đồng so với năm 2008. Thị trường Nhật Bản: Năm 2008 đứng sau Trung Quốc đạt 101,821 triệu đồng chiếm 21.86% tỷ trọng và năm 2009 tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) đạt 35,273 triệu đồng chiếm 6.66% tỷ trọng. Sang năm 2010 chiếm 25.96% đạt 66,701 triệu đồng. Các thị trường Pháp, Đài Loan: Chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Tuy nhiên, riêng với thị trường Đài Loan, năm 2008, 2009 luôn chiếm khoảng 6% nhưng đến năm 2010 hầu như không nhập mặt hàng tôn cuộn cán nóng từ thị trường này. Thị trường Thái Lan, Malaysia: Đây là thị trường có khu vực địa lý khá gần với nước ta. Thị trường này chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cán thép dự ứng lực, bấc thấm. Các thị trường khác: Chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2008 chiếm 5.21% đạt 24,291 triệu đồng, năm 2009 chiếm 3.4% đạt 17,487 triệu đồng và đến năm 2010 dường như không nhập khẩu ở thị trường này. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty C&T Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu tại Công ty C&T Lập phương án kinh doanh Đàm phán và soạn thảo hợp đồng L/C) Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm Thanh toán Thủ tục hải quan Kiểm tra và khiếu nại Thanh lý hợp đồng Chuẩn bị trước khi làm thủ tục Hải quan Xác định thuế Thủ tục kiểm hóa Thông báo thuế, đóng thuế Lập phương án kinh doanh Sau khi nghiên cứu tiếp cận thị trường và trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng thì nhân viên xuất nhập khẩu phải lập phương án kinh doanh. Đây chính là bước quyết định hiệu quả trong công tác đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Mặt khác nó là cơ sở để Ban giám đốc Công ty quyết định có chấp nhận thực hiện hợp đồng này hay không. Phương án kinh doanh được lập bao gồm chi tiết về phía đối tác, mặt hàng nhập khẩu, quan trọng nhất là đưa ra đánh giá sơ bộ về doanh thu và lợi nhuận của hợp đồng. Phương án kinh doanh còn là cơ sở để Ban Giám đốc đánh giá hiệu quả kinh tế của hợp đồng. Cụ thể, sau khi đã lựa chọn đối tác tiềm năng, nhân viên xuất nhập khẩu Công ty sẽ liên hệ với họ bằng điện thoại, email, fax,…tìm hiểu về chi tiết của mặt hàng, giá cả, điều kiện và các điều khoản mà nhà xuất bản đưa ra, khi họ trả lời bằng thư chào hàng thì xem xét và đánh giá thêm về mức độ ổn định của thị trường người xuất khẩu, và quyết định có lập phương án kinh doanh để trình lên Ban Giám Đốc. 3.2.2. Đàm phán và soạn thảo hợp đồng (Mở L/C): Việc đàm phán được C&T và đối tác tiến hành thông qua phương pháp gặp trực tiếp, liên lạc qua điện thoại hay sử dụng thư điện tử (email đây là phương thức rất tiên dụng, tiết kiêm chi phí, đặc biệt khi họ không có văn phòng tại Việt Nam). Theo lý thuyết, quá trình đàm phán gồm có năm bước cơ bản: Chuẩn bị Tiếp xúc Đàm phán Kết thúc đàm phán – Ký kết hợp đồng Rút kinh nghiệm Trong đó, đàm phán được hiểu là các bên cùng thỏa thuận để đi đến thống nhất ý kiến về nội dung của hợp đồng (thường chỉ có hai bên là người bán và người mua, đồng thời là người xuất khẩu và người nhập khẩu; một vài trường hợp có thêm người mua nội địa hay phức tạp hơn nữa còn tùy trường hợp cụ thể). Hợp đồng trong quá trình soạn thảo sẽ được trao đổi qua lại nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho tất cả các bên. Người soạn thảo hợp đồng cũng là một vấn đề được đem ra thảo luận giữa C&T và đối tác. Bản hợp đồng sau khi được sự nhất trí và ký kết sẽ trở thành một văn bản có tính chất pháp lý ràng buộc các bên phải thực hiện theo đúng các điều khoản đã cam kết. Cụ thể công tác đàm phán tại C&T thường được tiến hành như sau: Phòng xuất nhập khẩu lên kế hoạch kinh doanh: Hỏi hàng (enquiry): nhân viên xuất nhập khẩu gửi thư, email, fax hoặc trực tiếp gọi điện cho nhà cung cấp hay văn phòng đại diện của đối tác tại Việt Nam tìm hiểu về loại hàng hóa mà công ty có nhu cầu nhập. Chào hàng (offer) của phái đối tác: bên đối tác sẽ gửi cho Công ty bảng báo giá về hàng hóa mà công ty yêu cầu. Ngoài ra, đơn chào hàng còn có thể báo giá thêm về những mặt hàng khác cùng loại, cùng ngành hàng. Báo giá có thể cố định hoặc thay đổi tùy mặt hàng và tình hình của thị trường. Hiện nay do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường mà các công ty thường sẵn sàng đưa mức giá khá mềm nhưng thực sự giá cả đi liền với chất lượng, giá rẻ chưa hẳn là tốt nhất mà chỉ là một trong những yếu tố ưu tiên khi xem xét lựa chọn đơn hàng. Quan trọng nhất là chọn được mức giá phù hợp, phương thức thanh toán thuận lợi cho C&T. Sau khi nhận được chào hàng, nếu không chấp nhận hoàn toàn, muốn sửa đổi một vài điều khoản thì hai bên bắt đầu tiến hành thương lượng, thỏa thuận đến khi nào thống nhất chấp thuận toàn bộ cá điều khoản và ký kết hợp đồng ngoại thương (tùy theo quy mô hợp đồng mà người đại diện phía C&T tiến hành thương lượng là thành viên của Ban Giám đốc hay Trưởng phòng xuất nhập khẩu; riêng hợp đồng ủy thác sẽ do Trưởng phòng xuất nhập khẩu toàn quyền thực hiện). Cấu trúc của hợp đồng ngoại thương gồm ba phần: Phần 1:Thông tin về các bên tham gia Phần 2: Các điều khoản trong hợp đồng Phẩn 3: Các bên ký tên, đóng dấu Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương: Số lượng điều khoản nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể C&T thực hiện. Nhưng có một số điều kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3 CHUONG.DOC
  • pdf3 CHUONG.pdf
  • pdf335 HI_U VIET TAT.pdf
  • docBieu mau trang bia KL.doc
  • pdfBieu mau trang bia KL.pdf
  • docdanh sach bang use KL.doc
  • pdfdanh sach bang use KL.pdf
  • docDANHMC~1.DOC
  • docmuc luc.DOC
  • pdfmuc luc.pdf
Tài liệu liên quan