MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. 3
I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 3
1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006. 3
2. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. 7
II. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp 10
1.1 Khái niệm cạnh tranh 10
1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 13
2. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 14
3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp 17
3.1 Đối với doanh nghiệp 17
3.2 Đối với người tiêu dùng 18
3.3 Đối với nền kinh tế 18
III, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng 19
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung 19
1.1 Các nhân tố thuộc về doanh ngiệp 19
1.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 25
1.3 Các yếu tố cạnh tranh thuộc nội bộ ngành: 28
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng 29
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone 32
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone và khả năng cạnh tranh của công ty qua các thời kỳ 32
1. Khái quát quá trình phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone 32
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 35
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS MobiFone năm 2006 43
2, Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ 55
2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 55
2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ 59
2.3 Về lợi nhuận 64
2.4 Nộp ngân sách Nhà nước: 65
2.5 Tổng số lao động: 66
2.6 Phát triển mạng lưới 66
2.7 Về thị phần MobiFone và thương hiệu MobiFone 67
II, Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone 68
1. Đánh giá các đổi thủ chính của công ty thông tin di động VMS MobiFone trên thị trường 68
2. Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone hiện nay 77
III, Đánh giá chung qua nghiên cứu khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 79
1. Những kết quả đạt đựơc 79
2. Tồn tại và thách thức 80
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone 82
I. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam và phương hướng phát triển kinh doanh của công tin thông tin di động VMS MobiFone 82
1. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian tới 82
1.1 Dự báo về sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam 82
1.2 Định hướng phất triển của ngành bưu chính Viễn thông Việt Nam 84
2. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong thời gian tới. 86
II. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VMS MobiFone 93
1. Duy trì củng cố vị trí dẫn đầu 93
2. Giải pháp về chính sách giá cả sản phẩm 99
3.Thực hiện đa dạng hoá các hình thức khuyến mại, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng các dịch vụ cộng thêm 100
4.Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu MobiFone 103
5.Các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 104
Kết luận 106
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sách các mạng đựoc lựa chọn trong tương lai.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số phiều bình chọn : 124775 phiếu
Tổng điểm của các mạng:
Bảng 2.1: Điểm của các mạng
Tên mạng
Điểm tổng
MobiFone
5 747 602
Viettel
5 511 468
Vina Phone
5 011 468
S Phone
4 171 902
EVN Telecom
3 363 080
Khác
406 350
Chăm sóc khách hàng:
Bảng 2.2: Điểm chăm sóc khách hàng
Tên mạng
Phục vụ
Hỗ trợ
Khuyến mại
Khiếu nại
Tổng điểm
MobiFone
361452
356916
380478
336238
1435084
Viettel
354270
338422
393344
331310
1417346
Vina Phone
324870
318234
328720
302344
1274168
S Phone
284438
279286
334460
280014
1178198
EVN Telecom
242480
239246
234766
238574
955066
Khác
29778
29848
30044
4648
94318
Tỷ lệ chọn mạng trong tương lai:
Bảng 2.3: Tỷ lệ chọn mạng tương lai
Tên mạng
Số người
Tỷ lệ
MobiFone
40740
37.6%
Viettel
38318
35.37%
Vina Phone
16590
15.31%
S Phone
10374
9.57%
EVN Telecom
1946
1.8%
Khác
378
035%
( Nguồn : Công ty thông tin di động VMS MobiFone)
Như vậy VMS MobiFone Tiếp tục giữ vững nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động hàng đầu tại Việt Nam chiếm 39% thị trường mạng thông tin di động.
Về doanh thu và lợi nhuận:
Năm 2006 doanh thu phát sinh của VMS đạt 9350 tỷ đồng
Bảng 2.4: Bảng số liệu doanh thu VMS MobiFone năm 2006:
Doanh thu (Tỷ đồng)
TT I
TT II
TT III
TT IV
Cộng
KH Tập đoàn
8.600.000
KH nội bộ công ty
1.830.000
6.112.000
1.240.000
318.000
9.500.000
Thực hiện
1.989.489
6.254.877
1.250.702
322.166
9.817.233
%TH/KH nội bộ
108,7%
102,3%
100,9%
101,3%
103,3%
%TH/KHTĐ
114,2%
(Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2006)
Từ bản số liệu ta thấy: Công ty đã vượt kế hoạch nội bộ 3.3% và vượt kế hoạch tập đoàn giao 14.2%. Trong đó, trung tâm 1 là nơi vựơt kế hoạch cao nhât (cao hơn kế hoạch 8.7%, trung tâm 3 là đơn vị tăng ít nhất 0.9%). Mặc dù mức đặt ra là rất cao nhưng các trung tâm đều đã cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, và cần được phát huy trong những năm tới.
Về số lượng thuê bao:
Trong năm 2006 số lượng thuê bao toàn mạng đạt 6 925 750 thuê bao, trong đó thuê bao thực phát triển 4734 760 thuê bao. Số lượng thuê bao phát triển mới thực đạt 1699000 thuê bao.
Bảng số liệu và biểu đồ số lượng thuê bao phát triển năm 2006
Bảng 2.5 : Số lượng thuê bao phát triển tính theo từng trung tâm.
Đơn vị: Thuê bao
TT
TT I
TT II
TT III
TT IV
Công ty
1
Kế hoạch 2006
900.000
2.790.000
810.000
4.500.000
2
Thực hiện
1.297.109
2.489.290
787.868
160.493
4.734.760
3
Tỷ lệ hoàn thành
144%
89%
97%
105%
Bảng 2.6: Số lượng thuê bao thực phát triển thêm của từng trung tâm:
Thuê bao TPT
TT I
TT II
TT III
TT IV
Cộng
KH Tập đoàn
1.500.000
KH nội bộ công ty
317.700
853.000
279.000
150.300
1.600.000
Thực hiện
405.526
973.810
292.841
149.197
1.821.374
%TH/KH nội bộ
127,6%
114,2%
105,0%
99,3%
113,8%
%TH/KHTĐ
121,4%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006- VMS
Từ bảng số liệu về số lượng thuê bao ta thấy:
Tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch thuê bao của các Trung tâm cao, trong đó Trung tâm 1 giữ vị trí cao nhất trong 4 Trung tâm (đạt 127,6%), Trung tâm 3 có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp nhấp trong 3 Trung tâm (105,0%). Trung tâm 4 vượt kế hoạch do thực hiện trong tháng 12 đạt cao (dự kiến 80.000 thuê bao do công ty hỗ trợ 15.000 bộ thử).
Kết quả cuối năm chỉ tiêu thuê bao toàn công ty đạt 113,8% kế hoạch đã đặt ra và vượt 21,4% so với kế hoạch Tập đoàn giao. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong thời kỳ rất khó khăn hiện nay khi Công ty không có quỹ khen thưởng để khuyến khích và phát động thi đua nước rút cho các đơn vị như các năm trước.
Trung tâm 4 mặc dù số thuê bao đạt kết quả không cao như mong đợi nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch doanh thu do doanh thu được tính trên tỷ lệ tổng lưu lượng đi đến phát sinh giữa Trung tâm 2 và Trung tâm 4.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thuê bao phát triển theo tháng năm 2006
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2006 của VMS
Từ biểu đồ ta thấy :
Tháng 1 và tháng 12 là 2 tháng có số lượng thuê bao phát triển mới cao nhất.Vì tháng 12 là tháng cuối cùng của năm nên các chương trình kích thích hỗ trợ bán hàng được đẩy lên cao. Đồng thời, đây là 2 tháng có các chương trình khuyến mại quảng cáo, xũc tiến bán hàng rầm rộ để chào đón năm mới âm lịch và dương lịch, thêm vào đó đây là 2 tháng mà mức tiêu dùng của dân cư lớn nhất trong năm nên mức chi tiêu cho điện thoại di động cũng tăng lên. Từ tháng 3 đến tháng 6(Quý 2) là thời kỳ số lượng thuê bao phát triển ít nhất, thậm chí còn giảm đi so với những tháng đầu năm. Đây là vấn đề cần nghiên cứu và khắc phục
Về công tác đầu tư:
Đã xây dựng và thực hiện được nhiều dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án với số vốn lớn mức đầu tư cao:
Bảng 2.7 : Bảng các nhóm dự án đầu tư
TT
Nhóm các dự án
kế hoạch
Đã có QĐ ĐT
Đã ký hợp đồng
số DA
vốn
Số DA
vốn
%
số DA
vốn
%
I
Các dự án tập trung
31
1.541.000
14
2.491.949
3
41.905
3%
Tổng vốn dự án
3.922.000
64%
II
Các dự án phân cấp
278
1.201.352
196
766.670
64%
109
336.808
28%
1
Phòng PTM
57
654.596
47
436.108
67%
23
177.946
27%
2
Phòng TH-TC
38
218.456
27
116.009
53%
15
52.184
24%
3
Phòng ban khác
14
18.351
15
18.242
99%
9
6.068
33%
4
Trung tâm1
52
86.128
31
65.224
76%
13
17.426
20%
5
Trung tâm 2
65
94.513
27
31.769
34%
12
11.689
12%
6
Trung tâm 3
49
112.440
48
99.013
88%
37
71.495
64%
7
Trung tâm 4
3
16.868
1
306
2%
-
-
0%
III
Tổng
309
2.742.352
210
3.258.619
64%
112
378.714
14%
Nguồn: Phòng KHBH & Marketing
Tỷ lệ các dự án triển khai đến bước ra quyết định đầu tư hơi thấp (64%), đáng lưu ý là Trung tâm 2, Trung tâm 4 và phòng TH-TC.
Hướng dẫn triển khai các chương trình khuyến mại tại huyện Côn đảo, khuyến mại tặng máy nhân dịp khai trương Trung tâm TTDĐ KV4, chương trình khuyến mại hỗ trợ trung tâm TTDĐ KV III và chương trình tặng ngày cho thuê bao MobiCard khoá 2 Các đơn vị vẫn đang tiếp tục triển khai KH 2006 trong tháng 1/2007, nếu tính cả số này, tỷ lệ thực hiện có thể đạt trên 70%.
Phòng PTM và Trung Tâm 2 có số dự án phải chuyển tiếp sang kế hoạch 2007 khá lớn, đặc biệt phòng Phát Triển Mạng xin bổ sung sửa đổi kế hoạch rất nhiều
Công tác Marketing, PR:
Thực hiện nhiều chương trình quảng cáo khuyến mại rầm rộ. Bao gồm:
-Triển khai 7 chương trình khuyến mại : Đón lộc Bính tuất, may mắn suốt năm, Nhân đôi tài khoản, Cuồng nhiệt world cup, Khuyến mại lớn mùa world cup, Sim cũ dùng lại, nạp 1 được 2”, “Đầu số mới cơ hội mới” và “Cơ hội sở hữu thẻ SIM mơ ước”.Tổng số thuê bao phát triển hưởng khuyến mại là: 4.589.290 thuê bao.
chiều của trung tâm TTDĐ KV II và IV.
- Phối hợp với Nokia triển khai 3 chương trình khuyến mại chung giữa VMS và Nokia. Tổng số bộ trọn gói tham gia chương trình là: 190.000 bộ trọn gói.
- Phối hợp với FPT triển khai chương trình khuyến mại chung giữa VMS và FPT. Tổng số bộ trọn gói tham gia chương trình là: 50.000 bộ trọn gói MobiCard tận dụng số tái sử dụng.
- Hướng dẫn chương trình dùng thử dịch vụ nhân dịp khai trương vùng phủ sóng tại trung tâm TTDĐ khu vực IV….
-Thực hiện đấu thầu mua quảng cáo trọn gói trong chương trình bản tin thể thao 24/7.
Tài trợ chương trình bình luận trực tiếp trận đấu phát trên VTV3 trong đợt World Cup 2006.
-Triển khai các hoạt động quảng cáo trên các trang tin điện tử hàng đầu tại Việt Nam www.vnexpress.net, www.thanhnien.com.vn, www.tuoitre.com.vn, www.vnmedia.com.vn, www.24h.com.vn, www.nhacso.net, www.vnn.vn, www.tienphongonline.com.vn.
Triển khai quảng cáo tại rạp chiếu phim, siêu thị, xe buýt
Triển khai quảng cáo trên xe buýt liên tỉnh một số tuyến từ Hà nội đi các tỉnh lân cận: Bắc Giang, Phủ Lý, Hưng Yên.
- Thực hiện các ấn phẩm nghiệp vụ, quà tặng quảng cáo phục vụ công tác bán hàng.
Chú trọng đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông tại Tỉnh như Thông báo trên truyền hình, Radio,Roadshow, tiếp thị trực tiếp…
Các ấn phẩm thực hiện theo một qui chuẩn chung, màu sắc thiết kế hiện đại đáp ứng đủ cho nhu cầu bán hàng.
Công tác PR, tài trợ, sự kiện và các công tác khác:
-Thực hiện chương trình thông tin báo chí giới thiệu dịch vụ mới FunRing
-Thực hiện chương trình thông tin báo chí nhân dịp giảm cước và khai trương đầu số mới 093.
- Thực hiện chương trình thông tin báo chí nhân dịp đạt mốc thuê bao thứ 5 triệu.
- Tham gia chương trình bình chọn thương hiệu năm 2006: thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt nam tổ chức, thương hiệu nổi tiếng do VCCI tổ chức.
- Chủ trì phối hợp thực hiện chương trình cảm ơn khách hàng và các hoạt động nhân dịp khai trương trung tâm IV tại Cần thơThực hiện tài trợ chương trình “ Một trái tim một thế giới”, phối hợp cùng Trung tâm II thực hiện tài trợ chương trình “Hành trình tiếp thị ảnh Việt Nam” với báo Tuổi trẻ.
Thực hiện tài trợ giải đua xe đạp nữ toàn quốc mở rộng (Quốc tế) năm 2006, thực hiện tài trợ giải bóng đá quốc tế năm 2006, tham gia tài trợ cho các game show nhân dịp world cup 2006 trên các trang www.vnexpress.net, www.vnmedia.com.vn.
Đăng ký tên miền cấp 2 cho các tên miền: mobifone.vn, vms.vn, mobi4u.vn., phối hợp phòng CSKH, THTC lựa chọn đối tác thiết kế lại giao diện trang web MobiFone, triển khai cập nhật thông tin cho dịch vụ WAP và dịch vụ 9222 đến tháng 6/2006.
Tổng chi phí đã thực hiện:
Mức chi phí cho các phương tiện truyền thông năm 2006:
Báo chí: 17.775.047.440 đồng
Truyền hình: 52.479.277.792 đồng
Radio: 1.280.709.510 đồng
Tài trợ: 3.865.026.425 đồng
Ấn phẩm: 25.243.215.000 đồng
Tiếp thị trực tiếp và các sự kiện: 16.436.537.978 đồng
Quà tặng quảng cáo: 1.901.370.000 đồng
Tổng kinh phí: 101.206.136.705 đồng
Chi phí khuyến đã thực hiện khoảng 563,5 tỷ đồng
Công tác phát triển dịch vụ mới:
+ Triển khai cung cấp chính thức dịch vụ FunRing - Dịch vụ nhạc chuông cho người gọi ngày 24/1/2006.
+ Triển khai cung cấp thử nghiệm dịch vụ MCA (Miss Called Alert).
+ Cung cấp thử nghiệm dịch vụ USSD miễn phí cho thuê bao trả sau từ 22/12/2006 đến 30/6/2007.
+ Chuẩn bị nội dung mới cho các dịch vụ GTGT hiện đang cung cấp trên mạng MobiFone.
+ Triển khai hợp tác với các đối tác cung cấp nội dung trên mạng MobiFone theo cơ chế phân cấp của Tập đoàn. Kết quả thực hiện:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm 2006 , trong quá trình kinh doanh cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định đó là:
Vai trò định hướng về kinh doanh thông qua công tác kế hoạch cho phát triển mạng lưới và các dịch vụ giá trị gia tăng còn hạn chế
Chưa có kế hoạch vốn cho phần các dự án phân cấp: Hiện tại, kế hoạch đầu tư nội bộ của Công ty cho các dự án phân cấp không tách biệt phần xác định tổng vốn phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư và việc giao vốn thực hiện trong năm cho các dự án. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư của các đơn vị vì thời gian từ khi ra quyết định đến khi dự án được thực hiện đưa vào sử dụng là khá dài.
Việc thực hiện cải tạo cửa hàng chậm, nguyên nhân là do việc thuê mặt bằng theo quy định mới (8m / 80m2).
Kênh MobiEZ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như vị thế của Nhà khai thác đầu tiên cung cấp hình thức bán hàng bằng SMS đặc biệt tại Trung tâm I tập trung nhiều vào khuyến mại cho thuê bao mới chính vì thế việc quảng cáo về mặt hình ảnh (thematic) vẫn chưa được cải thiện nhiều, chưa được tập trung phát triển theo chiều sâu.
Các sản phẩm, các gói cước chưa có sự khác biệt rõ ràng do đó khách hàng chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm, việc phân đoạn khách hàng cũng chưa rõ ràng.
Nghiên cứu thị truờng tiến hành muộn hơn do hạn chế về nhân lực, ngoài ra cũng chưa có các cuộc nghiên cứu thăm dò phản ứng của khách hàng trứoc khi đưa ra dịch vụ ….
Năm 2006 đã khép lại với nhiều những kết quả đạt được và cũng bộc lộ nhiều hạn chể. Với vị trí dẫn đầu ngành thông tin di động, trong năm 2007 này nhiệm vụ đặt ra cho công ty là khá nặng nề khi đây là năm đầu tiên thực hiện việc gia nhập WTO, Một năm đựơc coi là bùng nổ với thì trường thông tin di động, một năm hứa hẹn cuộc cạnh tranh sôi động giữa các mạng. Điều đó đòi hỏi cán bộ công nhân viên của VMS cần phaỉ nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững của công ty.
2, Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ
2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone
Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ thông tin di động:
Với đặc điểm là một công ty kinh doanh dịch vụ thì các sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng là các sản phẩm dịch vụ, hơn nữa đây lại là các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao. Nên đặc trưng của sản phẩm đem lại khả năng cạnh tranh rất lớn.
Công nghệ hiện nay mà VMS MobiFone đang sử dụng là công nghệ GSM( Globai System for Mobile Communication). Đây là một trong các ứng dụng quan trọng của ngành ứng dụng kỹ thuật viễn thông trong lĩnh vực thông tin di động. Ngày nay, công nghệ này chiếm 70% và không ngừng tăng trong toàn bộ các thuê bai điện thoại trên thế giới.
Trước khi có công nghệ GSM ra đời, hầu hết các nước đã có một mạng điện thoại di động với chất lượng, dịch vụ và vùng phủ sóng khác nhay. Những hệ thồng điện thoại di động này mang tính độc lập cao, không thể làm việc cùng nhau. Đặc biệt là việc kết nối quốc tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, yêu cầu có một hệ thống mà có thể liên lạc quốc tế, chung cho toàn thế giới là rất cần thiết. Năm 1982, tại hội nghị Bưu chính viễn thông ở Châu âu đã phác thảo một số đặc điểm của hệ thống mới nhằm làm mục tiêu cho các nước nghiên cứu phát triển. Bao gồm:
- Có dung lượng cao
- Trở thành tiêu chuẩn chung
- Chi phí cho trang thiết bị thấp
- Sửu dụng điện thoại cầm tay thuận tiện
- Cung cấp nhiều dịch vụ mới
Và một công nghệ đã ra đời để đáp ứng các yêu cầu đó, chính là công nghệ GSM( hệ thống thông tin di động toàn cầu kỹ thuật số). Được ra đời vào năm 1990, nó đã nhanh chóng được ứng dụng và phát triển trên toàn thế giới, hiện đã có hơn 100 nhà khai thác cung cấp mạng lưới ở trên 80 quốc gia.
Sự ra đời của GSM, là một bước đột phá, nó đã phá vỡ thế độc quyền của hệ thống thông tin di động của từng quốc gia,làm giảm giá các thiết bị hệ thống và máy điện thoại( bởi sự ra đời của các công ty chuyên sản xuất các thiết bị thông tin di động đa quốc gia như Ericsson của Thuỵ Điển, Nokia của Phần Lan, Motorola của Mỹ… và giá cả dịch vụ khác. Ngoài ra, những ích lợi từ mạng thông tin di động toàn cầu này đem lại là rất lớn, chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao. Ngày nay, công nghệ GSM đang được nâng lên công nghệ 3G( hệ thống thông tin vô tuyến thế hệ thứ 3). Trước khi có mạng GSM, các mạng thông tin di động khác hoạt động theo nguyên tắc sóng điện từ truyền trực tiếp từ máy gọi sang máy được gọi. Với công nghệ này, chất lượng cuộc gọi có thể bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường. Trong khi một cuộc gọi chạy trên mạng GSM kỹ thuật số được thực hiện như sau:
Âm thanh---- mã hoá----Trạm thu phát--- Máy nhận-- Giải mã
Như vậy, GSM mang lại chất lượng cuộc goi rất cao và khả năng nghe trộm là không thể có do thông tin được mã hoá trước khi truyền đi. Đồng thời, nó an toàn cho người sử dụng, khách hàng cần phải có một máy điện thoại di động và một Sim Card được cài vào máy, mạng lưới sẽ tự động tiến hành một thủ tục để kiểm tra xem Sim Card đó có hợp pháp không? Khi mà Sim Card phù hợp thì mới có thể tiến hành cuộc gọi được.
Ngoài ra, công nghệ GSM, còn có nhiều những dịch vụ và đặc điểm được cung cấp tạo thuận lợi cho khách hàng như: dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi( Call Forwarding, dịch vụ chờ cuộc gọi( Call watting), dịch vụ chặn cuộc gọi( Call barring, dịch vụ truyền tin nhắn ( SMS), dịch vụ thư nói( Voice mail)…Hệ thống cấu tạo của hệ thống GSM bao gồn một số thiết bị cơ bản mà số lượng của nó liên quan đến vùng phủ sóng:
Trạm phát BTS( Base transceiver station): Cung cấp việc bao phủ sóng điện từ cho người sử dụng điện thoại di động.
Trạm kiểm soát gốc BSC( Base Station Controller): Điều chính các cuộc gọi sao cho thông tin được thông suốt, kết nối trung tâm chuyển mạch MSC để kết nối, điều khiển các cuộc gọi đi và đến. Một nhóm các trạm BTS được kiểm soát bởi một BSC.
Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC( Mobile Services Switching Centrer): Làm nhiệm vụ kiểm soát các cuộc gọi đi và đến giữa các mạng điện thoại cố định và di động công cộng. Làm giao diện giữa các mạng điện thoại với nhau.
Ngoài ra, còn có các bộ phận khác có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ khác nhau như chuyển vùng địa phương, quốc tế, hạn chế cuộc gọi, các dịch vụ giá trị gia tăng khác, trung tâm vận hành bảo dưỡng, trung tâm kiểm soát mạng lưới.
Trong thời gian tới công ty đang nghiên cứu triển khai nâng cấp công nghệ GSM này lên công nghệ 3G (hệ thống truy nhập vô tuyến thế hệ thứ 3). Đây là hệ thống viễn thông di động toàn cầu của châu Âu dựa trên công nghệ WCDMA. Mục đích của hệ thống là cung cấp cho người sử dụng thông tin cá nhân truy nhập vào dải băng rộng để sử dụng các dịch vụ mới. Hệ thống cung cấp thông tin cá nhân cá nhân di động mutilmedia định hướng. Đồng thời hệ thống cũng hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ roaming toàn cầu. 3G đã được thương mại hoá ở nhật và châu Âu. Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 là tiêu chuẩn mới được phát triển trên cơ sở tiêu chuẩn GSM hiện đại nhưng được mở rộng và nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ đa phương tiện. Ngoài ra, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 còn nâng cao hiệu quả truyền dẫn cho các dịch vụ hiện tại như : thoại, SMS và truyền dữ liệu. Như vậy khi áp dụng hệ thống này thành công thì đây sẽ là một công nghệ vượt trội cho phép nâng cao chất lượng các cuộc gọi, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ tiện ích. Đem lại chất lượng hoàn hảo hơn cho người sử dụng.
Ngày nay, trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khi mà công nghệ là yếu tố hàng đầu được ưu tiên phát triển ở tất cả các mạng thị yếu tố dịch vụ, giá cả được coi là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Công ty đã xác định, MobiFone không thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về giá cả, và hơn nữa, tại thờ điểm này yếu tố giá cả không còn được coi là yếu tố hàng đầu để cạnh tranh bởi giá cước của các mạng không chênh lệch nhau là bao nhiêu, hơn nữa tất cả các mạng lại thống nhất cùng nhau tính giá cước trên nguyên tắc 6s +1. Do đó, MobiFone sẽ cạnh tranh bằng dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Hiện nay , tính cả các dịch vụ tiện ích và dịch vụ trên nền tin n hắn, MobiFone đã cung cấp hơn 20 loại dịch vụ khác nhau.. và số luợng ngày càng tăng lên, đem lại sự hài lòng cho khách hàng tốt nhất.
2.2 Khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone qua các thời kỳ
Trải qua 14 năm hoạt động và phát triển, công ty thông tin di động VMS MobiFone đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Công ty thông tin di động chính thức có quyết định thành lập từ 16/4/1993 nhưng phải đến 10/04/1994 thì mới chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động. Ra đời trong nền kinh tế thị trường, công ty thông tin di động VMS MobiFone đã sớm khẳng định vị thế và vai trò của mình đối vơi nền thông tin di động Việt Nam. Với lợi thế về nhiều mặt như công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ tâm huyết, tài năng, được thừa hưởng kinh nghiệm từ các đối tác nươc ngoài với nguồn vốn lớn và đặc biệt là thị trường tiềm năng, công ty đang ngày càng thể hiện vị trí quán quân trong làng thông tin di động Việt Nam.
Về số thuê bao phát triển: Để thấy được thị phần của mỗt công ty trong lĩnh vực thông tin di động, người ta thường lấy chỉ tiêu % số thuê bao của mỗi công ty trong tổng số thuê bao trong cả nước để tính, vì vậy, chỉ số thuê bao của mỗi công ty là một chỉ tiêu quan trọng vì qua đó phản ánh được khả năng chiếm lĩnh thị trường và liên quan đến các chỉ tiêu khác như doanh thu, lợi nhuận có được của công ty.
Được thành lập năm 1993 nhưng đến 10/5/1994 công ty thông tin di động VMS MobiFone mới chính thức cung cấp dịch vụ thôn tin di động, ngay trong ngày đầu tiên đã cung cấp cho hơn 100 thuê bao, vơi nhu cầu về điện thoại di động ngày càng lớn nên số thuê bao của công ty ngày càng gia tăng nhanh chóng. Số liệu theo bảng trên. Đến cuối năm 1994, tức là chỉ sau 7 tháng chính thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động, VMS đã đạt con số 3.288 thuê bao. Năm 1994 là năm mà VMS MobiFone mới bắt đầu đi vào khai thác, nhưng ở thế độc quyền, vì tại thời điểm này, MobiFone là nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động duy nhất tại Việt Nam.
Đến năm 1995, khi thị trường có thêm nhà cung cấp VinaPhone, thì MobiFone đã đạt 15.400 thuê bao, đây là một con số đáng kể, tốc độ phát triển lên tới 463.38%, con số này tăng hơn 3 lần vào cuối năm 1996. Khẳng định vị trí thượng phong của mình trong lĩnh vực thông tin di động.
Năm 1997 là năm điện thoại di động ở Việt Nam, bở lẽ , vào thời điểm này số thuê bao của MobiFone đã đạt tới 100.500 thuê bao so với con số 15000 thuê bao ít ỏi của Vina phone. Đến cuối năm 1999, với tốc độ tăng so với năm 1998 là 127% thì số thuê bao của MobiFone đã đạt tới con số 195.399 thuê bao.
Năm 2000, là năm đánh dấu sự có mặt của dịch vụ MobiCard trên thị trường, thì số thuê bao của MobiFone một lần nữa lại tăng đột biến. Đây được coi là một thành công khi đưa ra gói cước trả trước áp dụng vào thị trường Việt Nam.
Dịch vụ tiếp theo mà công ty cung cấp cho thị trường là Mobi4U - dịch vụ thông tin di động trả trước thuê bao ngày. MobiPlay- dịch vụ trả trước SMS. Đưa tổng số dịch vụ thông tin di động được cung cấp lên 4 dịch vụ.
Bảng 2.8: Bảng báo cáo về số thuê bao thực phát triển qua một số năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007(ước)
TB thực phát triển
160,428
183,504
356,056
888,060
1,155,000
1,650,000
2,100,000
Lũy kế TB
513,566
696,957
1,053,008
1,941,068
3,096,476
4,746,476
6,846,476
Tốc độ tăng
145,5%
135,7%
151,1%
184,3%
159.5%
143,5%
127,3%
( Nguồn: Phòng kế hoạch bán hàng và Marketing)
Từ bảng trên ta thấy, lượng thuê bao thực phát triển liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng cao, thời ký tăng cao nhất là năm 2004 với tốc độ tăng lên tới 184,3% .
Đến cuối tháng 3 năm 2007 tổng số thuê bao của MobiFone đạt 7.9927.923 thuê bao, trong đó thuê bao thực đang hoạt động đạt 5.821.047 thuê bao.
Biểu đồ 2.2:Biểu đồ số lượng thuê bao
( Nguồn WWW.MobiFone.com.vn )
Về doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô sản xuất kinh
Nguồn: phòng KH BH và Marketing-- VMS
Doanh thu của công ty. Công ty thông tin di động VMS MobiFone có 2 thời kỳ, một thời kỳ hợp tác kinh doanh (BBC) và thời kỳ sau 19/05/2005- thời điểm chấm dứt hợp đồng hợp tác. Nên trong giai đoạn đầu,doanh thu của công ty được chia làm 2 loại:
Doanh thu BBC: Bao gồm cả doanh thu của VMS và doanh thu của CIV
Doanh thu của VMS ( bằng 60% ) doanh thu của BBC
Doanh thu của VMS bao gồm từ bốn thành phần chủ yếu: Cước phí, doanh thu bán máy, doanh thu phân chia cước ngoài và doanh thu từ một số hoạt động tài chính khác
Bảng 2.9: Bảng doanh thu chi phí của công ty thông tin di động VMS MobiFone
Năm
Tổng doanh thu
Doanh thu VMS
Chi phí VMS
Giá trị TSCĐ bình quân
Tổng số lao động bình quân
Doanh thu VMS/ chi phí VMS
Doanh thu/Giá trị TSCĐ bình quân
Doanh thu/Tổng số lđ bình quân
1994
52,873,602
52,873,602
41,644,645
112,535,529
205
1.270
0.470
257,920.010
1995
193,807,502
128,834,517
73,196,662
383,480,567
456
1.760
0.505
425,016.452
1996
512,446,468
256,223,234
161,369,625
531,600,179
763
1.588
0.964
671,620.535
1997
886,727,505
445,009,614
217,843,224
897,589,750
1,089
2.043
0.988
814,258.499
1998
1,102,617,956
554,036,727
233,576,322
1,183,100,226
1,296
2.372
0.932
850,785.460
1999
1,149,770,303
577,149,409
228,173,653
1,348,168,759
1,309
2.529
0.853
878,357.756
2000
1,479,964,279
742,972,545
278,019,474
1,516,847,401
1,676
2.672
0.976
883,033.579
2001
1,957,269,692
987,115,222
355,111,272
1,817,280,258
1,998
2.780
1.077
979,614.460
2002
2,632,671,911
1,330,864,438
453,038,820
2,216,426,148
2,188
2.938
1.188
1,203,232.135
2003
3,646,717,951
1,864,736,625
549,505,540
2,819,799,895
2,489
3.393
1.293
1,465,133.769
2004
5,116,488,203
2,245,000,000
886,332,415
3,343,677,453
2,168
2.533
1.530
2,360,003.784
2005
7,000,383,530
5,774,877,871
2,234,363,027
4,065,291,794
2,797
2.585
1.722
2,502,818.566
Tù bảng số liệu cho thấy , quy mô kinh doanh , doanh thu của công ty là rất lớn , mức tăng cao qua các năm. Nếu như năm 1994 doanh thu của VMS mới chỉ đạt 52,873,602,000 thì đển năm 2004 con số nằy đạt 2,245,000,000,000 tức là gấp hơn 42 lần. Đây là kết quả đáng ghi nhận sau 10 năm hoạt động. Những con số này cũng đã phản ánh trình độ quản lý trình độ làm việc khả năng của VMS trước các đối thủ khác. Đáng chú ý là năm 2004 mức tăng trưởng đạt hơn 120% so với năm 2003 mặc dù số thuê bao thực tăng lên tới 1hơn 180%. Sở dĩ như vậy là do năm 2004 đánh dấu bằng sự ra đời của Viettel Mobile và doanh nghiệp n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31948.doc