MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU 3
1.Khái quát về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3
1.2. Chức năng của cạnh tranh 6
1.3. Các phương thức cạnh tranh 7
2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may 11
2.1. Đánh giá cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may
xuất khẩu Việt Nam 12
2.2.Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và sự cần thiết nâng cao khả năng
cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu 15
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt may
xuất khẩu 18
3. Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may
xuất khẩu sang Mỹ 20
3.1. Môi trường cạnh tranh 21
3.2. Môi trường văn hoá xã hội 22
3.3. Môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp và công nghệ 23
3.4. Môi trường địa lý sinh thái 25
3.5.Tiềm lực của doanh nghiệp 26
Chương II. Tình hình cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ 29
1. Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ 29
1.1 . Khái quát nền kinh tế Mỹ 29
1.2 . Khái quát thị trường dệt may Mỹ 31
1.3 . Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ với việc xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang thị trường Mỹ 33
1.4 Các chính sách quy định đối với hàng dệt may của Việt Nam vào
thị trường Mỹ 34
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ 41
2.1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
trong thời gian qua 41
2.2. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 47
2.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh 51
3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ 51
3.1. Những thuận lợi của hàng dệt-may Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ 51
3.1.1. Thị trường Mỹ rất lớn cho dệt may Việt Nam 51
3.1.2.Vị trí địa lí và điều kiện giao lưu hàng hoá 52
3.1.3 Nguồn lao động rẻ tạo lợi thế cho cạnh tranh 52
3.1.4. Chính sách quản lý, hỗ trợ của Chính phủ 54
3.2. Những bất lợi của hàng dệt may Việt Nam trong cạnh tranh
xuất khẩu sang Mỹ 55
3.2.1.Sự phân biệt đối xử trong thương mại 55
3.2.2. Thiếu thông tin về thị trường 55
3.2.3.Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu còn lạc hậu 57
3.2.4. Thiếu vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị 59
3.2.5. Sự khập khiễng giữa nghành dệt và may 60
3.2.6. Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu 61
Chương III. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh xuất khẩu hàng Dệt May vào
thị trường Hoa Kỳ 63
1. Mục tiêu của nghành trong thời gian tới 63
2. Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may
xuất khẩu sang thị trường Mỹ 65
2.1. Tầm Vĩ mô 65
1. Đẩy mạnh quá trình hội nhập WTO 65
3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 67
4. Cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến xuất khẩu 71
5. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho dệt may 74
2.2. Cấp Doanh nghiệp 76
1. Xây dựng chiến lược về công nghệ 76
2. Xây dựng chiến lược tiếp thị, xúc tiến bán hàng 77
3. Xây dựng chiến lược về nhân lực 81
4. Xây dựng chiến lược về sản phẩm, thương hiệu 83
5. ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất 86
6. Nghiên cứu và nắm vững luật pháp Hoa Kỳ 87
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong điều kiện thực hiện Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ (CBP) cho biết, sắp tới, trước khi được nhập khẩu vào Mỹ, hàng dệt may cú xuất xứ từ Macao, Hongkong, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc... cú thể sẽ bị giữ lại ở cửa khẩu để kiểm tra xuất xứ trong vũng 30 ngày.
CBP sẽ đặc biệt kiểm tra thị thực, hạn ngạch, xuất xứ hàng hoỏ của sản phẩm dệt may được xuất sang Mỹ. Theo bà Janet Labuda, Giỏm đốc bộ phận kiểm tra hàng dệt may thuộc CBP cho biết, trong 6 thỏng cuối năm 2003, việc giả mạo hồ sơ hàng hoỏ xuất sang Mỹ trở nờn rất phổ biến. Do đú, CBP sẽ từ chối cho nhập khẩu hàng hoỏ của cỏc nước và vựng lónh thổ trờn nếu chủ hàng khụng xuất trỡnh đủ cỏc hồ sơ theo quy định. Cửa khẩu Los Angeles (Mỹ) sẽ là nơi đầu tiờn được thực hiện kế hoạch này.
ỉQuy định về thuế quan
Trước khi chúng ta chưa thoả thuận được Hiệp định dệt may song phương, khi đó chúng ta phải chịu thuế suất cao do chúng ta chưa được hưởng quy chế MFN. Từ 1/5/2003, khi đã có Hiệp định dệt may song phương thì chúng ta đã được hưởng thuế suất MFN, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta thâm nhập thị trường, cạnh tranh và tăng trưởng mạnh.
Ta so sánh hai mức thuế này sẽ thấy rất rõ lợi thế khi được hưởng quy chế MFN. Sau đây là một số mặt hàng:
-Mặt hàng sơ mi dệt kim nam, nữ (T.shirt, polo-shirt) thuế MFN đối với sợi bông 20,5%, sợi tổng hợp 33,6%. Thuế suất chưa có MFN là 45% và 72%.
-Mặt hàng áo pull-over, cardigan: chất liệu bông được hưởng MFN 19%. Chưa MFN 50%, chất liệu tổng hợp MFN/chưa MFN là 33,3/90%, chất liệu len 16,6/54,5%.
Mặt hàng quần:
Nam: 16/74.5% đối với bông, 29,3/72% đối với chất liệu tổng hợp, 18,3/54,5% chất liệu len. Lụa thuế là 4/35%, các chất liệu thực vật khác 5,8/35%.
Nữ: 16/90% đối với bông, 29,3/72% đối với chất liệu tổng hợp, 16,2/54,5% chất liệu len. Lụa thuế là 4/60%, các chất liệu thực vật khác 5,8/60%.
Váy dài: bông 11,9/45%, vải tổng hợp 16,6/72%, len 15,6/54.5%, lụa 4/60%, chất liệu khác 5,6/60%.
Váy ngắn: bông 8,6/90%, vải tổng hợp 16 /72%, len 16,2/54.5%, lụa 4/45%, chất liệu khác 5,6/45%.
Thuế MFN
Thuế phi MFN
Sản phẩm may mặc
13.4%
68.5%
Sản phẩm dệt
10.3%
55.1%
Hàng hoá dệt may vào thị trường Mỹ được phân loại theo hệ thống HS, để tính thuế xuất.
Chương 61
Mã HS
Mô tả hàng hoá
ĐV tính
Thuế suất MFN (%)
6106
áo sơ mi, áo sơ mi choàng dùng cho phụ nữ ,trẻ em gái, dệt kim, đan hoặc móc
6106 1000
---bằng sợi bông
Tá/kg
20
6106 100010
---Của phụ nữ (339)
Tá/kg
20
6106 100020
---Nhập khẩu như là các bộ phận của quần áo thể thao
20
6106 20
-Bằng sợi tổng hợp
6106 2010
---có tỷ trọng 23% hoặc nhiều hơn lông cừu, đv tốt
15.3
6106 201010
---của phụ nữ (438)
Tá/kg
15.3
6106 201020
---của trẻ em gái (438)
Tá/kg
15.3
6106 2020
---loại khác
32.5
6106 202010
---của phụ nữ (639)
Tá/kg
32.5
6106 202020
---nhập khẩu như là các bộ phận của quần áo thể thao
Tá/kg
32.5
6106 202030
---loại khác (639)
32.5
6106 90
-bằng các loại vật liệu dệt khác
14.3
6106 90 10
---bằng len lông cừu hoặc lông đv tốt
14.3
6106 901010
---của phụ nữ (438)
Tá/kg
14.3
6106 901020
---của trẻ em gái (438)
Tá/kg
14.3
-Bằng tơ hoặc phế liệu tơ
6106 901500
---có tỷ trọng >70% tơ hoặc các phế liệu tơ (736)
Tá/kg
1.9
6106 9025
---loại khác
5.7
6106 902510
---chịu các quy định hạn chế về bông (339)
Tá/kg
5.7
6106 902520
---chịu các quy định hạn chế về sợi nhân tạo
5.7
6106 9030
---loại khác
4.8
6106 903010
--- chịu các quy định hạn chế về bông (339)
Tá/kg
4.8
6106 903020
---chịu các quy định hạn chế về lông cừu (438)
Tá/kg
4.8
6106 903030
--- chịu các quy định hạn chế về sợi nhân tạo (639)
Tá/kg
4.8
6106 903040
---loại khác (838)
Tá/kg
4.8
Trong Hiệp định hàng dệt may song phương cũng quy định mức thuế suất mà chúng ta được áp dụng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Kể từ ngày có hiệu lực, chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế đối với hàng dệt may ở mức thuế không cao hơn mức thuế sau:
Bảng 2: Mức thuế quy định trong hiệp định dệt may mà phía Việt Nam áp dụng.
Nhóm sản phẩm
Mức thoả thuận
2003
Mức thoả thuận
2004
Mức thoả thuận
2005
* Sơ
7%
6%
5%
* Sợi
12%
10%
7%
* Vải & NPL
20%
16%
12%
* Quần áo
30%
25%
20%
(Nguồn: Hiệp định hàng dệt may Việt Nam –HKỳ)
ỉVề luật bồi thường thương mại
Trong hệ thống pháp luật thương mại Mỹ có một số đạo luật quy định chế độ bồi thường khi hàng hóa nước ngoài được hưởng những lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ, hoặc khi hàng xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Trong số các đạo luật liên quan đến chế độ bồi thường thương mại phải kể đến Luật thuế bù giá và Luật chống bán phá giá.
+ Về Luật thuế bù giá (đạo luật mới nhất ban hành ngày 25/11/1998) quy định chế độ bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu đẻ bù vào phần phụ giá của sản phẩm nước ngoài trong trường hợp việc tiêu thụ sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất những hàng hóa giống hoặc tương tự sản phẩm đó ở Mỹ. Việc điều tra theo luật thuế bù giá được tiến hành khi có đơn khiếu nại của các ngành công nghiệp trong nước trình lên bộ thương mại Mỹ và Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ thương mại Mỹ cũng có thể tiến hành điều tra độc lập, sau đó sẽ ấn định một mức thuế áp đặt đối với mặt hàng nhập khẩu đó gọi là thuế bù giá.
+ Về Luật chống phá giá: Được áp dụng rộng rãi hơn thuế bù giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ khi Bộ thương mại Mỹ xác định được là hàng nước ngoài đã được nhập khẩu vào Mỹ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”, nghĩa là khi hàng hóa đó được bán vào Mỹ với giá thấp hơn mức giá của mặt hàng đó khi nó được bán ở nước xuất xứ. Thuế chống phá giá cũng được áp dụng khi có đơn khiếu kiện của các nhà sản xuất những mặt hàng tương tự của Mỹ. Bộ thương mại Mỹ cũng phải điều tra để xác định có hiện tượng bán phá giá hay không. Nếu kết quả điều tra khẳng định là có việc bán phá giá thì mặt hàng nhập khẩu đó sẽ phải chịu thuế chống phá giá bằng mức chênh lệch giữa “giá trị bình thường” của hàng hóa đó với mức giá nhập khẩu vào Mỹ.
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ
2.1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua
ỉQuy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Từ sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với chúng ta (3/2/1994) thì các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, trong đó có hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may sang thị trường Mỹ tăng rất nhanh. Đặc biệt năm 2002 sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết kim ngạch của hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng tới gần 20 lần so với năm 2001, năm 2003 khối lượng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ lại tiếp tục tăng lên đáng kể, tăng hơn hai lần so với năm 2002.
Để có cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng, chúng ta xem xét biểu số liệu dưới đây:
Bảng 3 : Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Đv(Triệu USD)
26.0
26.4
37.1
60
51.6
976.3
2000
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại)
Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua. (2004*_dự báo năm 2004)
Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2003 đạt 2,48 tỷ USD, tăng 161,4% về giá trị và tăng 131,7% về lượng so với năm 2002, vươn lên là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 7 vào Mỹ theo kim ngạch. Đơn giá của hàng dệt may Việt Nam 2003 là 3,21 USD/m2 so với 1,7 USD/m2 năm 2001 và 2,84 USD/m2 năm 2002 , cao hơn các nước Trung Quốc, Bănglađet…
Qua số liệu trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ con số 26.4 triệu năm 1998 đã lên tới con số 2 tỷ năm 2003. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1997-2003 đạt 165,6% ( mặc dù tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm). Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân con số 35,76 % của toàn ngành trong cùng giai đoạn thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ là con số đáng ghi nhận.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ có xu thế tăng trong tổng kim ngạch hàng dệt may nói chung. Đặc biệt, năm 2002, sau khi hiệp định thương maị Việt-Mỹ được ký kết, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng lên đáng kể. Thị trường Mỹ vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 4: Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam.
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
KNXK hàng dệt may sang Mỹ (Triệu USD)
26.4
37.1
60
51.6
976.3
2000
KNXK toàn ngành dệt may ( Triệu USD)
1380
1748
1900
2150
2150
3600
Tỷ trọng (%)
1.91
2.12
3.16
2.4
35.5
55.6
(Nguồn: Bộ Thương mại )
Bảng 5 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam
(Đv: Triệu USD)
Mỹ
EU
Nhật Bản
Các thị trường khác
2003
2.000.000
550.000
550.000
500.000
2004 (KH)
2.000.000
900.000
550.000
600.000
(Nguồn : Bộ Thương mại Việt Nam)
Biểu đồ 2: (hình tròn) Thể hiện tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường trên thế giới năm 2003
Khi mà nhiều thị trường phi hạn ngạch về dệt may của Việt Nam giảm sút mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định mặc dù xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một thị trường mới và khó khăn hơn nhiều so với các thị trường truyền thống khác của chúng ta. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ dần chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhưng so với thị trường Mỹ kim ngạch xuất khẩu của chúng ta vẫn còn quá nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật... Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của chúng ta vào thị trường Mỹ chỉ đạt 0,1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của thị trường này. Nhưng năm vừa qua theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Mỹ thì nhập khẩu dệt may Mỹ năm 2003 khoảng trên 77,4 tỷ USD, thì nhập của chúng ta 2,48 tỷ USD ( đạt 3,204 % tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ). Đó là một dấu hiệu rất khả quan, nhưng chúng ta cũng cần phải cố gắng nhiều trong quan hệ thương mại song phương cũng như cần nỗ lực chung trong toàn ngành dệt may trong thời gian tới.
ỉ Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Thị trường Mỹ là một thị trường mới với nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta, việc tìm hiểu thông tin về nhu cầu khách hàng cũng như việc thâm nhập vào thị trường còn nhiều khó khăn, nên chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng truyền thống, được đánh giá cao tại thị trường EU, hàng dệt may có giá thuộc loại trung bình và giá rẻ.
Những sản phẩm này đã được đánh giá cao tại thị trường EU- một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã. Theo hiệp định hàng dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ có quy định hạn ngạch, các mã hàng (Cat) mà Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bao gồm 38 Cat có hạn ngạch ở bảng dưới các mã hàng khác đều được tự do xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Bảng 6 : Quy định hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Số lượng hạn ngạch
Mã
Mô tả sản phẩm
ĐVT
Hạn ngạch
Hạn ngạch
5/03-12/03
200
Chỉ may, sợi bán lẻ
Kg
300.000
200.000
301
Sợi bông chải kỹ
Kg
680.000
453.333
332
Tất
Tá/
đôi
1.000.000
666.667
333
áo khoác kiểu Comple, nam và bé trai, cotton
Tá
36.000
24.000
334/335
Aó khoác và áo lễ phục, nữ vàbé gái, cotton
Tá
675.000
450.000
338/339
áo dệt kim nam nữ , cotton
Tá
14.000.000
9.333.333
340/640
Sơ mi dệt thoi, nam & bé trai, cotton, vải nhân tạo
Tá
2.000.000
1.333.333
341/641
Sơ mi, áo blu nữ, cotton, vải nhân tạo
Tá Tá
762.698
508.465
342/642
Váy, cotton, Vải nhân tạo
Tá
554.684
369.789
345
Áo len, cotton
Tá
300.000
200.000
347/348
Quần âu,sooc, nam & nữ
Tá
7.000.000
4.666.667
351/651
Đồ ngủ, pajama, cotton, vải nhân tạo
Tá
482.000
321.333
352/652
Đồ lót, cotton, vải nhân tạo
Tá
1.850.000
1.233.333
359/659-C
Bộ quần áo liền, cotton
Tá
325.000
216.667
359/659-S
Đồ bơi
Kg
525.000
350.000
434
Áo khoác nam & bé trai, Chất len
Kg
16.200
10.800
435
Áo khoác nữ & bộ gái, chất len
Tá
40.000
26.667
440
Áo sơ mi và blu nữ, chất len
Tá
2.500
1.667
447
Quần âu, soóc, nam & bộ trai, chất len
Tá
52.000
34.667
448
Quần âu, soóc, nữ & bé gái, chất len
Tá
32.000
21.333
620
Vải sợi nhân tạo
M2
6.364.000
4.242.667
632
Tất sợi nhân tạo
Tá/ đôi
500.000
333.333
634/635
Áo khoác nam & nữ, vải nhân tạo
Tá
Free
Free
638/639
Sơ mi dệt kim, nam & nữ, vải nhân tạo
Tá
1.271.000
847.333
645/646
Áo len nam & nữ, sợi nhân tạo
Tá
200.000
133.333
647/648
Quần âu, soóc nam, nữ, vải nhân tạo
Tá
1.973.318
1.315.545
670
Túi xách
Kg
Free
Free
(Nguồn: Thông tin HĐ hàngDM Việt Nam- Hoa Kỳ)
Hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào 8 loại sản phẩm may mặc mang các Cat sau: 338(áo dệt kim nam, nữ cotton), 340 ( sơ mi dệt thoi, nam vải cotton), 347/348 (quần âu, sooc, nam & nữ), 352 (đồ lót, cotton, vải nhân tạo) 638/639 ( sơmi dệt kim, nam & nữ, vải nhân tạo) 647/648 (quần âu, sooc nam, nữ, vải nhân tạo) 332 (tất bông), 620 ( vải sợi nhân tạo).
Trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây, tỉ trọng hàng dệt thoi vẫn dẫn đầu. Hiện nay, người tiêu dùng Hoa Kỳ có xu hướng thích sử dụng những sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng dân tộc cuả cả nước. Đây chính là một lợi thế của Việt Nam, mặc dù kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn nhưng chúng ta đã xuất khẩu được một số sản phẩm dệt từ day ,cói,và một số loại chỉ, tơ nguyên liệu vào thị trường Hoa Kỳ . Trong tương lai, Việt Nam dự định sẽ dự định xuất khẩu một số sản phẩm thô , sợi bông và sợi dệt kim vào Hoa Kỳ để cạnh tranh cùng các đối thủ mạnh khác.
ỉPhương thức xuất khẩu
Hiện nay , ngành dệt may Việt Nam tiến hành xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ thông qua hai phương thức chủ yếu : xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác gia công
Xuất khẩu trực tiếp :Phương thức xuất khẩu trực tiếp đây là phương thức xuất khẩu đang được ngành dệt may Việt Nam xây dựng để xuất khẩu trong tương lai. Hiện nay phương thức này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may nói chung. Đặc biệt trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ phương thức này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 8%). Do những khó khăn trong vấn đề cung cấp nguyên liệu, và việc yêu cầu của luật pháp Mỹ nên ít doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp.
Hiện nay, chỉ có một số công ty may lớn có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường như: công ty May 10, May Thăng Long, công ty dệt Thắng Lợi, Việt Tiến…xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ.
Trong thời gian tới Chính phủ và ngành khuyến khích các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ, và đây cũng sẽ là phương thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam.
Gia công xuất khẩu : Đây là phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam không chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà còn đối với các thị trường khác. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu của Hoa Kỳ rồi gia công theo mẫu mã của họ, những hàng may mặc của Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua phần lớn được thực hiện thông qua các công ty nước ngoài hiện đang gia công ở Việt Nam.
Chúng ta gia công chủ yếu cho những công ty có tên tuổi lớn của nước ngoài như LIKE, BOSSINI, VERSACE, cK…
Tuy nhiên, đấy chỉ là giải pháp tạm thời khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được kí kết . Hiện nay, Hiệp định này đã có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam đã hưởng thuế ưu đãi thì xuất khẩu trực tiếp sẽ trở thành phương thức xuất khẩu chiến lược.
2.2.Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
Khi Việt Nam chúng ta tham gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ thì thị trường Mỹ cơ bản đã ổn định và khá khá định hình. Các sản phẩm dệt may từ giá thấp cho đến cao đều đã có các nhà cung ứng. Họ đã có quan hệ từ lâu và cơ bản các nhà nhập khẩu đã ổn định về nguồn hàng. Hàng dệt may của Việt Nam phải cạnh tranh với những quốc gia có cùng loại sản phẩm xuất khẩu nhưng có trình độ phát triển sản xuất cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường, lại được hưởng các ưu đãi từ các hiệp định song phương hoặc đa phương về hàng dệt may với Mỹ.
*Khối lượng hàng dệt may của chúng ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn rất nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh. Từ năm 95-99 chúng ta chỉ chiếm khoảng 0,1% khối lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Năm 2002-2003 khối lượng hàng hoá của chúng ta đã tăng lên hơn 2%. Điều đó báo hiệu một tương lai cho khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, nhưng cũng chưa khẳng định rằng hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ bởi vì chúng ta xuất khẩu một lượng lớn hàng dệt may vào thị trường này là do những yếu tố khách quan thuận lợi.
Bảng 7 : Cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo khu vực
(Đv: Triệu USD)
Năm
95
96
97
98
99
4 nước ln
32.34
29.84
28.17
27.56
26.28
EU
1.56
7.73
7.03
7.02
6.71
ASEAN
12.92
12.42
11.96
11.21
11.02
Nhật Bản
1.09
0.98
0.88
0.76
0.74
CBI
12.61
13.3
14.25
14.48
15.46
Nam á
10.94
11.26
11.43
10.84
9.73
Mexico
6.91
9.21
10.98
12.04
12.87
Canada
3.76
4.34
4.45
5.02
5.62
Nam Mỹ
11.87
10.92
10.83
10.07
11.47
(Bốn nước lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông).
Bốn nước lớn nhất này là những nước Châu á xuất khẩu một khối lượng lớn hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Những nước này họ có lợi thế hơn ta rất nhiều khi xuất hàng sang Mỹ do họ đã có quan hệ buôn bán từ lâu với Mỹ, có nhiều kinh nghiệm làm ăn trên thị trường Mỹ, sản phẩm đã tạo được những uy tín nhất định. Không những thế bản thân năng lực sản xuất của họ cũng rất lớn, nghành dệt may của họ đã được chú ý đầu tư từ rất sớm, máy móc của họ đã hết thời gian khấu hao, chất lượng sản phẩm khá cao mà giá lại rẻ hơn so với những sản phẩm cùng loại của chúng ta do họ không phải chịu phân biệt thuế suất, ngành dệt của chúng ta mới được chú ý đầu tư, vẫn còn trong thời gian phải khấu hao nên giá thành cũng hơi cao. Công nghệ chúng ta đầu tư cũng không phải là những công nghệ mới nhất, thậm chí là lạc hậu rất nhiều so với trên thế giới nên chất lượng sản phẩm không cao. Ví dụ như Trung Quốc hiện nay hàng dệt may của họ có giá rẻ hơn chúng ta từ 3-10%.
Bảng 8: Đơn giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc
Stt
Cat.
Đơn vị tớnh
Đơn giá trung bình của Việt Nam (USD)
Đơn giá trung bình của Trung quốc (USD)
1
334/335
Tỏ
95
92
2
338/339
´
39
35
3
340/640
´
53
52
4
341/641
´
53
51
5
342/642
´
49
45
6
345
´
60
57
7
347/348
´
54
50
8
351/651
´
44
43
9
352/652
´
13
14
10
359/659-C
Kg
18
17
11
359/659-S
Kg
21
18
12
638/639
Tỏ
46
42
13
645/646
´
33
33
14
647/648
´
54
53
Bảng giỏ bỡnh quõn cỏc Cat.
Nguồn: Vietnam Economy - ngày 1/4/2004
*Hệ thống kênh phân phối hàng dệt may của chúng ta trên thị trường Mỹ hoạt động rất kém so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp các sản phẩm giống chúng ta như Trung Quốc, Thái Lan, Indônêxia, Mêxicô. Trung Quốc họ phân phối trên thị trường qua rất nhiều kênh từ bán buôn cho đến bán lẻ, hầu như mọi kênh tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Chúng ta phân phối chủ yếu là bán trực tiếp cho các nhà bán buôn, nhà công nghiệp nên khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường còn kém, khách hàng Mỹ chưa biết đến hàng hoá của chúng ta.
* Mẫu mã hàng hoá của chúng ta không đa dạng như các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc hay Thái Lan, họ có rất nhiều mẫu mã để đáp ứng với sở thích của người tiêu dùng, chúng ta chỉ có một số mẫu mã truyền thống trong khi đó người tiêu dùng Mỹ rất nhạy cảm với những mẫu mốt mới.
* Khả năng cung cấp của chúng ta còn hạn chế về số lượng so với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan. Họ có khả năng đáp ứng nhanh yêu cầu về số lượng và chủng loại do ngành dệt may của họ có quy mô lớn hơn chúng ta rất nhiều.
Bảng 9: So sánh khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các đối thủ khác
Tên nước
Khả năng cạnh tranh so với hàng Việt Nam
1.Trung Quốc
Mẫu mã đa dạng phong phú
Kịp thời đáp ứng yêu cầu thị trường
Khả năng cung cấp lớn
Phân phối trên thị trường Mỹ qua nhiều kênh
Giá thấp hơn Việt Nam từ 3-10% tuỳ loại
2. Thái Lan
Có nhiều nhãn hiệu được thị trường Mỹ chấp nhận
Khả năng đáp ứng nhanh yêu cầu về số lượng, chủng loại
Giá tương đương Việt Nam
3. Mêxicô
Mẫu mã đa dạng
Không bị quản lý bởi hạn ngạch
Chi phí vận tải thấp
(Nguồn: Vinatex)
2.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh
Nói chung khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ còn rất kém. Hàng hoá chúng ta sản xuất chất lượng chưa cao, mẫu mã không đa dạng nhưng giá cả cũng chưa phải là rẻ nhất do chúng ta phải chịu nhiều chi phí. Chúng ta phải chịu nhiều bất lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh, những thuận lợi thì chưa biết phát huy.
Hiện tại thị phần của hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn, khả năng giành thị phần không cao.
Chúng ta vẫn có số lượng hàng hoá lớn xuất khẩu vào thị trường Mỹ bởi vì chúng ta được hưởng hạn ngạch, bên cạnh đó nhu cầu của thị trường Mỹ là rất lớn nên vẫn thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu. Vào năm 2005 khi mà thị trường Mỹ xoá bỏ hạn ngạch dệt may dự báo lúc đó sẽ rất khó khăn cho các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh.
3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ
3.1. Những thuận lợi của hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ
3.1.1. Thị trường Mỹ rất lớn cho dệt may Việt Nam
Đầu tiên chúng ta khẳng định thị trường Mỹ là một thị trường dệt may khổng lồ . Với dân số 273 triệu nguời bao gồm nhiều dân tộc tôn giáo, nên nhu cầu phong phú đa dạng trải dài ra 7 cấp hàng từ các mặt hàng cao cấp đến mặt hàng rẻ tiền . Mức tiêu dùngtrung bình là 27kg/người/năm . Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm từ 50-70 tỷ USD (năm 2003 đạt 77,4 tỷ) . Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam đạt 976 triệu USD, năm 2003 đạt hơn 2 tỷ USD đó là một bước tiến đáng kể song so với kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia như Trung Quốc 11,5 tỷ USD , Thái Lan 4,0 tỷ Ân Độ 5,5 tỷ USD thì chúng ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ của thị trường Mỹ (3,2%) . Chúng ta có thể khai thác triệt để mảng thị trường bình dân của Mỹ do yêu cầu không quá cao về chất lượng . Hiện nay chủ yếu chúng ta mới tập trung vào mặt hàng áo sơ mi , các sản phẩm dệt kim , quần âu , khăn ăn … cần đa dạng hoá hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường.
3.1.2. Vị trí địa lí và điều kiện giao lưu hàng hoá
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, khu vực trong những năm đầu thập kỉ 90 có tốc độ tăng trưởng cao nhất về kinh tế trên thế giới và là khu vực được đánh giá là khu vực năng động nhất thế giới, vị trí của Việt Nam ngày càng được củng cố và giữ vai trò quan trọng trong khu vực nhờ những cải cách kinh tế, và trở thành một quốc gia chiến lược trong kế hoạch tiếp cận thị trường Đông Dương và khu vực Đông Nam á của Mỹ. Vị trí của Việt Nam thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hoá quốc tế với các nước trên khu vực và trên thế giới với bờ biển dài, nhiều cảng nước sâu, là cửa ngõ thông thương của nhiều tuyến thương mại quốc tế .
3.1.3. Nguồn lao động rẻ tạo lợi thế cho cạnh tranh
Dân số Việt nam hiện nay hơn 80 triệu người trong đó ở độ tuổi lao động là 45 triệu. Do vậy đặc thù của ngành dệt may đòi hỏi nhiều lao động, hơn nữa người Việt Nam có truyền thống cần cù khéo léo ham học hỏi tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ mới có sáng kiến và nhiệt tình với công việc. Mặt khác ngành dệt may cần ít vốn lại thu hồi vốn nhanh nên nó rất phù hợp với Việt Nam chúng ta, do vậy lao động trong ngành này cũng rất lớn. Mức lương hiện nay ở Việt Nam cũng còn khá thấp so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Lao động dồi dào và tiền lương thấp là một thế mạnh cơ bản của Việt Nam .
Bảng 10 a: Giá tiền công của Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Nước
Giá công lao động (USD/giờ)
Việt Nam
0.16 –0.35
Indônêsia
0.32
Malaysia
1.13
Pakistan
0.37
Ân Độ
0.58
Trung Quốc
0.70
Singapore
3.16
(Nguồn: Vinatex )
Bảng 10b : Giá tiền công của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Nước
Tiền lương ( USD/ tháng )
Việt Nam
40
Trung Quốc
45
Inđônêxia
83
Thái Lan
100
Malaysia
120
Sin ga po
415
Hồng Kông
612
Hàn Quốc
767
Đài Loan
772
(Nguồn: French Finance Company Credit Lyonnais )
Như vậy so với các nước Đông Nam á thì giá gia công may ở Việt Nam thấp hơn từ 2-18 lần. So với các nước Đức 25,56 USD/giờ , Nhật 19,2 USD/giờ , Mỹ 16,73 USD/giờ… thì giá gia công của Việt Nam (0,16-0.19 USD/giờ) thấp hơn 100 –150 lần . Hiện nay ngành công nghiệp dệt may của Mỹ cũng đang thu hẹp lại, chuyển dịch sang các nước đang phát triển do ngành công nghiệp dệt may ở Mỹ có giá trị gia tăng thấp hơn các ngành công nghiệp khác, lương của công nhân lao động trong các ngành khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.doc