Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG. 3

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đấu thầu. 3

1.1.2. Các hình thức và phương thức đấu thầu xây dựng. 4

1.1.3. Một số tính chất và nguyên tắc của đấu thầu xây dựng. 6

1.1.4. Vai trò của đấu thầu xây dựng. 8

1.2 NỘI DUNG CỦA CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 9

1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. 9

1.2.2 Phương thức cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp. 11

1.2.2.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu 11

1.2.2.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình. 12

1.2.2.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công 12

1.2.2.4 Cạnh tranh bằng biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn cho người lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường. 13

1.2.3 Những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng 13

1.2.3.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp. 13

1.2.3.2 Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm. 14

1.2.3.3 Trình độ và năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo. 14

1.2.3.4 Đội ngũ công nhân viên lành nghề. 15

1.2.3.5 Giá trị vô hình của doanh nghiệp. 15

1.2.3.6 Chất lượng của môi trường sinh thái. 15

1.2.3.7 Chất lượng của cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật, máy móc thiết bị. 16

1.2.3.8 Năng suất lao động của doanh nghiệp. 16

1.2.3.9 Một số tiêu chí khác. 16

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP. 17

1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 17

1.3.1.1 Người cung cấp các yếu tố đầu vào. 17

1.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh. 18

1.3.1.3 Chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn giám sát 19

1.3.1.4 Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 20

1.3.1.5 Năng lực cạnh tranh quốc gia. 20

1.3.2 Nhóm nhân tố nội tại của doanh nghiệp. 21

1.3.2.1 Năng lực tài chính. 21

1.3.2.2 Năng lực máy móc, thiết bị thi công 22

1.3.2.3 Nhân lực của doanh nghiệp 22

1.3.2.4 Hoạt động Marketing 23

1.3.2.5 Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp xây dựng 24

1.3.2.6 Quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp. 24

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 26

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 26

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. 26

2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. 26

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 28

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc công ty. 29

2.1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. 33

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 36

2.2.1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. 36

2.2.1.1 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. 36

2.2.1.2 Đặc điểm về sản phẩm. 37

2.2.1.3 Đặc điểm về quy trình thực hiện một dự án. 38

2.2.1.4 Đặc điểm về thị trường, nguồn hàng của công ty. 40

2.2.1.5 Đặc điểm về tình hình lao động của công ty 41

2.2.1.6 Đặc điểm về tình hình tài chính, nguồn vốn của công ty. 43

2.2.2 Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng trong những năm vừa qua. 44

2.2.2.1 Tình hình hoạt động đấu thầu xây dựng của công ty trong những năm vừa qua. 44

2.2.2.2 Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. 47

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 53

2.3.1 Những ưu điểm và nguyên nhân. 53

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 54

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 56

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI. 56

3.1.1 Mục tiêu 56

3.1.2 Phương hướng. 56

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 57

3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. 57

3.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 59

3.2.3 Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu. 60

3.2.4 Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện đấu thầu. 65

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình 67

3.2.6 Tăng cường liên doanh, liên kết. 68

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, BỘ XÂY DỰNG. 69

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chính nhân sự. - Phòng thiết kế. - Phòng kĩ thuật thi công. - Phòng vật tư. - Đội thi công công trường. - Đội thi công 1,2,3… Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Gi¸m ®èc P.G§ Kinh doanh P.G§ Kü thuËt P. T­ vÊn ThiÕt kÕ P. Kü thuËt P.KÕ to¸n P.kinh doanh XNK P.HchÝnh- Nh©n sù §éi thi c«ng Phßng vËt t­ §éi thi c«ng 1 §éi thi c«ng 2 Đội thi công 3 P. Dù ¸n Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong doanh nghiệp. * Giám đốc( kiêm chủ tịch hội đồng quản trị) là người lãnh đạo cao nhất của công ty, trực tiếp quản lý và quyết định các vấn đề của công ty. Giám đốc ra các quyết định kinh doanh liên quan đến công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị những vấn đề phát sinh trong quyền hạn và trách nhiệm của mình. * Phó giám đốc kinh doanh: Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề của công ty khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao và ủy quyền; Phụ trách mảng đối ngoại của công ty; Nhận kế hoạch nhân sự của các phòng ban, lên kế hoạch tuyển dụng và thay mặt giám đốc ký các hợp đồng lao động, bố trí nhân sự; Quản lý tài sản và tiền lương. * Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách các vấn đề về kỹ thuật. Trực tiếp chỉ đạo về mặt kỹ thuật cho phòng tư vấn thiết kế và phòng kỹ thuật. Tiến hành theo dõi, nghiệm thu và kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ, các hạng mục công trình trước, trong và sau khi hoàn chỉnh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng công trình. * Phòng dự án: Tiếp khách, giao dịch đàm phán với khách hàng về giá hợp đồng, tiến độ hợp đồng. Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Lập dự toán, tổng dự toán, thuyết minh dự toán trình cơ quan chức năng thẩm định dự án. Cập nhật thông tin về giá cả thị trường từng thời kỳ để có chiến lược trong sản xuất kinh doanh. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, giải quyết các thủ tục có liên quan khác. * Phòng tư vấn thiết kế: có chức năng tư vấn cho khách hàng, nhận yêu cầu của chủ đầu tư, phối hợp với phòng dự án và phòng kỹ thuật thi công lựa chọn phương án kỹ thuật thi công, lựa chọn vật tư thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng, kinh phí của chủ đầu tư để thiết kế kỹ thuật thi công. Trên cơ sở đó viết thuyết minh kỹ thuật thi công. Bàn giao bản vẽ thiết kế đúng tiến độ * Phòng kỹ thuật: Lập phương án tổ chức thi công, phối hợp với phòng xuất nhập khẩu chuẩn bị và kiểm tra vật tư, thiết bị trước khi thi công. Tổ chức chỉ huy, giám sát, kiểm tra tiến độ, kỹ thuật thi công, được quyền đình chỉ thi công khi thấy chất lượng công trình không đảm bảo. Phòng kỹ thuật và phòng dự án phố hợp với nhau tiến hành tổ chức nghiệm thu và bàn giao với chủ đầu tư. Xây dựng nội quy và quy chế quản lý máy móc thiết bị, biện pháp an toàn lao động, môi trường và điều kiện làm việc. Lưu giữ các tài liệu kỹ thuật có liên quan, thực hiện bảo hành bảo trì công trình máy móc thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư, khách hàng. Thục hiện nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình trong quá trình thi công. * Phòng kế toán: Xây dựng các kế hoạch tài chính theo quý, năm như: doanh thu, chi phí, các loại quỹ, huy động và sử dụng vốn…..Quản lý công tác kế toán tài chính: tổ chức phân bổ kế hoạch tài chính, giám sát các khoản thu, chi, phát sinh.., tổ chức lập và phân tích các báo cáo tài chính, giao dịch với các ngân hàng, cơ quan tài chính. Cân đối các nguồn tiền mặt phục vụ cho việc thanh quyết toán tiền lương, thưởng của cán bộ công nhân viên. Tổ chức phổ biến, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, chế độ chính sách mới về kế toán tài chính hiện hành của nhà nước cho đơn vị. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Lập kế hoạch các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ. Thực hiện các công việc nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công công trình và phân phối cho các đại lý phân phối sản phẩm của công ty nhập khẩu. Quản lý và lưu giữ các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. * Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban phù hợp với thực tế của công ty. Đáp ứng nhu cầu văn phòng phẩm của các phòng ban trong công ty. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban, tổ ,đội thi công của công ty. Quản lý chế độ, chính sách đối với người lao động như: trả lương, thưởng, phạt, bảo hiểm xã hội,… * Phòng vật tư (phụ trách kho vật tư, hàng hóa, công cụ, dụng cụ): Thực chất phòng này thuộc quyền quản lý của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó có nhiệm vụ cung ứng, nhập, xuất theo yêu cầu của tổ đội thi công phục vụ cho việc xây dựng công trình. * Đội thi công: Thực hiện thi công các hạng mục công trình của dự án đã trúng thầu, đồng thời nghiệm thu các khối lượng đã hoàn thành. Đội thi công 1,2,3… Trực tiếp thi công công trình dưới sự chỉ đạo, giám sát của người phụ trách công trình. 2.1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta có rất nhiều sự chuyển biến tốt đẹp. Năm 2006 vừa qua Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO) điều đó đồng nghĩa với việc cánh cửa thị trường xây dựng sẽ mở rộng. Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam và như vậy thì ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam có điều kiện để phát triển, chúng ta tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ từ nước ngoài. Tuy nhiên thì bên cạnh mặt thuận lợi, những yếu tố khó khăn cũng không phải là không có. Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam với những khó khăn về tiền vốn, cung cách quản lý lạc hậu không thể tham gia vào các dự án quy mô lớn, họ chỉ giữ vai trò là thầu phụ. Trong bối cảnh đó thì công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng vẫn cố gắng hoàn thiện mình và ngày càng tạo được niềm tin với các đối tác bạn hàng. Có rất nhiều công trình có giá trị lớn công ty đã tham gia và hoàn thành được đánh giá cao về mặt chuyên môn. Trong những năm vừa qua quy mô của công ty không ngừng mở rộng, năm 2005 công ty chỉ có 155 lao động đến năm 2007 con số này tăng lên là 193 lao động. Nguồn vốn của công ty năm 2005 là hơn 4 tỷ thì đến năm 2007 là trên 18 tỷ Bảng 1: chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty Đơn vị tính: đồng 2005 2006 2007 Doanh thu 4.835.191.000 6.270.560.641 16.018.014.896 Lợi nhuận 70.763.826 104.653.784 201.876.342 Tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu (%) 239 129,7 255,4 Tốc độ phát triển định gốc của doanh thu (%) 239 309,98 610,4 Tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận (%) 228,4 147,4 192,9 Tốc độ phát triển định gốc của lợi nhuận (%) 228.4 336,6 440,6 Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng doanh thu (%) 1,46 1,67 1,26 Nguồn : Phòng kế toán 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Biểu đồ 1: Doanh thu Biểu đồ 2: Lợi nhuận Từ bảng số liệu trên có thể thấy được doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Về doanh thu: Năm 2005 doanh thu là hơn 4 tỷ, sang đến năm 2006 doanh thu tăng lên là 6 tỷ, đến năm 2007 doanh thu tăng vọt lên hơn 16 tỷ. Điều đó là do trong những năm 2005, 2006 công ty mới đi vào kinh doanh nên chưa có được niềm tin từ phía khách hàng vì thế chưa nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, sang đến năm 2007 công ty ngày càng chứng tỏ được uy tín và năng lực của mình, công ty đã tham gia vào nhiều dự án có giá trị lớn. Điều đó cho ta thấy công ty đang ngày càng phát triển và có xu hướng đi lên. Về lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty có tăng qua các năm, năm 2005 là hơn 70 triệu đồng, năm 2006 hơn 104 triệu đồng, năm 2007 là hơn 201 triệu đồng. Tuy nhiên thì tốc độ tăng của lợi nhuận lại giảm, nguyên nhân là do công ty đã chi tiền để mua thêm máy móc thiết bị và khoản chi phí lãi vay cũng tăng. Điều đó cũng lý giải tại sao chỉ tiêu mức doanh lợi trên tổng doanh thu năm 2007 lại giảm một cách rõ rệt như vậy. Năm 2005 chỉ tiêu này là 1,46; năm 2006 là 1,67; năm 2007 giảm xuống còn 1,26. Cùng với doanh thu và lợi nhuận tăng thì chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người cũng tăng dần qua các năm. Công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu này theo mức kế hoạch đặt ra hàng năm và tăng dần qua mỗi năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng là yếu tố quan trọng để ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, là động lực để họ hăng say làm việc, yêu nghề và gắn bó hơn với công ty. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tốc độ tăng của tiền lương phụ thuộc vào tốc độ tăng của lợi nhuận. Bảng 2 : Thu nhập bình quân đầu người 2005 2006 2007 Thu nhập bình quân (NĐ/người/tháng ) 1850 1.975 2.300 Tốc độ tăng ( % ) 100 106,76% 116.45% Nguồn : Phòng hành chính nhân sự Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng không những làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty mà còn đóng góp một lượng đáng kể vào Ngân sách nhà nước. Bảng 3 : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 2004 2005 2006 Thuế thu nhập DN ( Trđ ) 19.813.871,3 29.303.059,5 56.525.375,76 Nguồn : Phòng kế toán 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG. 2.2.1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. 2.2.1.1 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Tại văn phòng của công ty: cơ sở vật chất hạ tầng của công ty đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho công việc của mỗi nhân viên. Mỗi nhân viên được trang bị một máy tính có nối mạng internet để thuận tiện cho việc tìm kiếm và trao đổi thông tin giữa các nhân viên trong công ty và giữa nhân viên với các khách hàng của công ty. Mỗi phòng đều có một máy in laze khổ A4, phòng thiết kế do tính chất đặc thù nên có thêm một máy in khổ A2 và một máy in khổ A3. Công ty có hai máy phôtô phục vụ cho cả công ty, một máy khổ A2 và một máy khổ A3. Các công cụ dụng cụ văn phòng phục vụ cho công việc của các nhân viên thì được đáp ứng bởi phòng hành chính theo yêu cầu về số lượng và theo định kỳ. Tại các công trường: Các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây lắp được đáp ứng đầy đủ và kịp thời về số lượng, chủng loại, mẫu mã, kích cỡ, và được đảm bảo về mặt chất lượng. Các nguyên vật liệu thì thường được cất giữ bảo quản ở trong kho của công ty nhưng đối với các công trình lớn thì để giảm thiểu rủi ro và chi phí trong quá trình vận chuyển thì công ty có xây dựng các kho ngay tại nơi thi công công trình. Các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là: thang máy, máy điều hòa, thông gió, cáp điện thoại, cáp truyền hình, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống chống sét, hệ thống phòng cháy và chữa cháy, hệ thống âm thanh, camera, ống nhựa các loại, dây điện các loại, các thiết bị về y tế và môi trường,… Các dụng cụ chủ yếu sử dụng trong thi công đó là: kìm bấm, mỏ lết, clê, mặt nạ hàn, máy khoan, dây an toàn, búa, cưa,… 2.2.1.2 Đặc điểm về sản phẩm. Do đặc điểm về loại hình kinh doanh của công ty là chuyên về tư vấn thiết kế và nhận xây lắp các công trình nên sản phẩm của công ty phần lớn là các hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các sản phẩm xây lắp. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh mua bán các sản phẩm, thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cho việc xây lắp. Đặc điểm về sản phẩm của công ty : - Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công thì được hoàn thành theo yêu cầu của chủ đầu tư thông qua hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư hoặc các yêu cầu cần đạt được khi đưa vào sử dụng. - Đối với các sản phẩm xây lắp thì được thực hiện dựa trên các bản vẽ kỹ thuật và bản dự toán đã lập sẵn. Yêu cầu đối với một dự án khi hoàn thành sản phẩm xây lắp đó là: Hoàn thành dự án trong phạm vi thời gian quy định, giá thành định sẵn, chất lượng công trình phải đạt chất lượng tiêu chuẩn, các yêu cầu về đảm bảo an toàn lao động trong quá trình xây lắp, phải đem đến độ an toàn, sự tiện lợi, thoải mái và hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công kéo dài, giá trị lớn, đa dạng về loại hình và đặc biệt nó phải có chất lượng đảm bảo. Hơn nữa với các sản phẩm là các công trình này do tính chất cố định của nó nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và các điều kiện khác tại nơi thi công. Mặt khác thì các máy móc thiết bị, lao động, và các yếu tố khác phải di chuyển theo từng công trình nên nó làm phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, và chi phí nhân công. - Đối với sản phẩm thương mại thì công ty lấy nguồn từ các hãng có uy tín trên thị trường và phân phối cho khách hàng hoặc chủ đầu tư theo yêu cầu của họ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, thời gian. Để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh các sản phẩm này thì công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường và giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn với các đối tác bạn hàng. Danh mục các sản phẩm mà công ty kinh doanh: Thang máy, máy điều hòa các loại, máy phát điện, các thiết bị lạnh dùng trong bảo quản thực phẩm, máy tính, thiết bị truyền hình cáp, hệ thống camera, hệ thống âm thanh, máy bơm nước, các thiết bị dùng trong y tế và môi trường 2.2.1.3 Đặc điểm về quy trình thực hiện một dự án. Các giai đoạn của một dự án: Các giai đoạn của một dự án xây lắp: Lập báo cáo khả thi ] Thiết kế ] Đấu thầu ] Thi công ] Nghiệm thu và quyết toán Đối với dự án công ty làm nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật: Lập báo cáo khả thi ] Thiết kế bước 1 ] Thiết kế bước 2 ] Nghiệm thu và quyết toán Đối với dự án công ty là nhà thầu thi công: Mua hồ sơ mời thầu ] Lập hồ sơ đấu thầu ] Đấu thầu ] Thi công ] Nghiệm thu và quyết toán Nguồn từ phòng dự án. Qua các sơ đồ trên ta có thể hình dung được các giai đoạn của một dự án mà công ty phải thực hiện. Ban đầu công ty phải lập một báo cáo khả thi với các nội dung: - Mục tiêu, những ưu tiên, hướng dẫn ban đầu hoặc các điều khoản của chủ đầu tư. - Danh mục nhu cầu đối với dự án, từng mức độ quan trọng và phạm vi của nó. - Tiêu chuẩn thiết kế, an toàn, sức khỏe, môi trường, các tiêu chuẩn khác và lý do áp dụng chúng - Bản dự toán chi phí các kế hoạch, những chú thích về rủi ro và độ tin cậy. - Báo cáo thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt thiết kế, nội dung cơ bản của điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công trình khi hoàn thành. - Các văn bản đề nghị biện pháp kỹ thuật thi công công trình, các đề xuất kế hoạch, các khuyến nghị, tư vấn và những phát sinh trong hợp đồng. Đối với dự án công ty là nhà thầu tư vấn thiết kế thì phòng thiết kế của công ty phải tiến hành khảo sát mặt bằng; Lập hồ sơ thiết kế bước một tức là đưa ra các phương án thiết kế hợp lý và lập khái quát dự toán; Khi chủ đầu tư đã chấp thuận một phương án nào đó thì phòng thiết kế tiến hành hoàn thiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và lập chi tiết bản dự toán để có căn cứ tính giá báo thầu cho công trình xây dựng. Đối với dự án công ty là nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phòng dự án của công ty phải tiến hành thu thập thông tin mời thầu, thông tin về các yêu cầu của chủ đầu tư, mua hồ sơ mời thầu; Phòng thiết kế dựa trên bản vẽ kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu của nhà mời thầu sẽ phải kiểm tra, bóc tách lại khối lượng công việc mà mình sẽ phải làm; Dựa trên kết quả của phòng thiết kế và lấy dự toán của hồ sơ mời thầu phòng dự án lập một bộ hồ sơ dự thầu theo đúng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu gửi cho bên mời thầu. Nếu công ty trúng thầu thì phòng kỹ thuật sẽ lập phương án thi công, lên danh sách các máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình thi công và bản kế hoạch sử dụng chúng, sau đó giao chúng cho phòng xuất nhập khẩu để phòng xuất nhập khẩu cung cấp. Sau khi công trình hoặc hạng mục hoàn tất thì tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư và quyết toán công trình. Có thể tiến hành nghiệm thu hoặc bàn giao được tiến hành theo từng hạng mục, từng phần hay toàn bộ công trình còn tùy thuộc vào tính chất kỹ thuật, quy mô của công trình, yêu cầu của chủ đầu tư. Khi công ty tiến hành bàn giao xong thì đến giai đoạn cuối cùng đó là thanh toán hợp đồng, chủ đầu tư tiến hành thanh toán những khoản còn lại cho công ty. Chấm dứt hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hai bên hoàn thành các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng, trường hợp với gói thầu phức tạp thì được phép kéo dài tới chín mươi ngày. 2.2.1.4 Đặc điểm về thị trường, nguồn hàng của công ty. Thị trường đầu vào( nguồn cung cấp ) của công ty: Công ty có nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào rất rộng cả trong nước và ngoài nước. Những máy móc thiết bị có giá trị lớn và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao thì công ty thường nhập của các hãng ở nước ngoài như: Thang máy nhập từ Nhật bản, Hàn quốc, Thụy sĩ, Italy. Máy điều hòa nhập từ Mỹ và Nhật bản. Máy phát điện nhập từ Anh, Nhật, Malaysia. Hệ thống mạng máy tính lấy từ các hãng của Dell, Compaq, IBM, HP, Acer, Canon, Panasonic, Sharp… Hệ thống mạng điện thoại và truyền hình cáp lấy từ các hãng của Đức, Nhật, Hàn quốc, Mỹ, Hồng kông, Anh. Hệ thống camera nhập từ các hãng của Hà lan, Đức, Nhật, Hàn quốc. Hệ thống âm thanh nhập từ các hãng của Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Hà Lan. Công ty cũng có thị trường đầu ra( thị trường tiêu thụ) rất rộng do sản phẩm của công ty đa dạng bao gồm các sản phẩm tư vấn thiết kế, các sản phẩm xây lắp và các sản phẩm trong hoạt động kinh doanh thương mại. Để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thì ban lãnh đạo của công ty đã rất chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, nhân sự, các hoạt động Marketing. Các hợp đồng có giá trị lớn thường được kí kết do ban lãnh đạo đã làm tốt công tác quan hệ công chúng. Kể từ khi thành lập đến nay có rất nhiều dự án xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật san nền, cấp thoát nước mà công ty đã thực hiện thành công, được đánh giá cao về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế. - Xây dựng trường mầm non Hoàng Hoa, trường mầm non Kim Giao, cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc ( Vĩnh Phúc), - Xây lắp nhà kho chứa hàng thuộc công ty công nghệ quốc gia - San lấp mặt bằng công trình thủy điện Sông Ranh II tỉnh Quảng Nam. - Xây lắp trụ sở công ty cổ phần xuất nhập khẩu công nghệ và đầu tư xây dựng . - Xây lắp trụ sở làm việc ba tầng – Công ty cổ phần xây lắp và kinh doanh thiết bị vật tư tổng hợp. - Xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở thị trấn phố Mới huyện Quế Võ, nhà hội trường Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ ( tỉnh Bắc Ninh) - Nhà khách, nhà kho hậu cần công an tỉnh Bắc Ninh - Hệ thống chống thấm nhà nội, nhà ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. - Thi công lắp đặt hệ thống mạng điện thoại, truyền hình công trình nhà ở chung cư cao tầng tòa nhà CT1-1, CT 1-2, CT 1-3, CT 5A, CT 5B, CT 5C, CT 5D khu đô thị mới Mễ Trì Hạ; tòa nhà B6A khu đô thị Nam Trung Yên. - Thi công lắp đặt hệ thống chống sét nhà ở chung cư cao tầng tòa nhà CT 1-1, CT 1-2, CT 1-3, CT 3-1, CT 3-2, CT 3-3, CT 4-1, CT 4-2, CT 4-3, CT4-4. khu đô thị mới Mễ Trì Hạ - Thi công hệ thống mạng điện thoại, truyền hình, hệ thống phòng cháy báo cháy, hệ thống chống sét tòa nhà chung cư cao tầng C2 khu đô thị mơi Mễ Trì Hạ. - Cung cấp lắp đặt và hướng dẫn sử dụng máy phát điện khu nhà ở tiêu chuẩn cao số 101 Láng Hạ; 16 Liễu Giai ( Hà Nội). - Cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và thông gió tại Trung tâm thương mại thị xã Móng Cái; Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh; Cửa khẩu quốc tế Lào Cai; 16 Liễu Giai Hà Nội. - Cung cấp và lắp đặt hệ thống thang máy cho Đại học Hàng Hải, tòa nhà chung cư cao tầng CT4, CT5, CT6, CT7 khu đô thị mới Mỹ Đình Hà Nội, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân,… Trong vài năm tới công ty định hướng sẽ theo đuổi các công trình xây dựng các khu chung cư mới tại Hà Nội và mở rộng ra cả Miền Trung. 2.2.1.5 Đặc điểm về tình hình lao động của công ty Do công ty chuyên về tư vấn thiết kế kỹ thuật và xây lắp các công trình nên đặc điểm về lao động của công ty có nhiều điểm khác biệt so với các ngành nghề khác. Yêu cầu về trình độ lao động của công ty là khác nhau tùy thuộc vào công việc của từng người. Đối với những lao động làm việc tại các phòng ban (lao động gián tiếp) thì đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao do tính chất công việc đòi hỏi. Lao động này làm việc theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban, mang tính chuyên môn hóa cao. Yêu cầu đối với lao động gián tiếp là phải có bằng cấp, có năng lực, kinh nghiệm. Đối với lao động làm việc trực tiếp tại công trình thì có hai loại: Những người thuộc ban chỉ huy công trường thì cần phải có bằng cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ban chỉ huy công trường ra công ty còn cần một đội ngũ lớn công nhân kỹ thuật, công nhân xây dựng. Công nhân bậc cao, có tay nghề thì được tuyển tại các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, còn lại là thuê công nhân tại địa phương. Một yêu cầu rất cần thiết cho công nhân lao động trực tiếp đó là yêu cầu về sức khỏe, sự dẻo dai và có khả năng chịu được công việc nặng nhọc do phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, không khí ô nhiễm, và công việc có tính cơ động theo từng công trình thi công Bảng 4: Cơ cấu lao động của công ty 2005 2006 2007 LĐ gián tiếp 35 (lđ) 22,6% 39 (lđ) 22,2% 41 (lđ) 21,2% LĐ trực tiếp 120 (lđ) 77,4% 137 (lđ) 77,8% 152 (lđ) 78.8% Tổng 155 (lđ) 100% 176 (lđ) 100% 193 (lđ) 100% Bảng 5: Trình độ lao động của công ty (đơn vị: người) 2005 2006 2007 Trình độ CH ĐH CĐ, TC CN CH ĐH CĐ, TC CN CH ĐH CĐ, TC CN Số lượng 2 29 21 103 3 32 35 106 3 34 40 116 Tổng 155 176 193 Nguồn :phòng hành chính nhân sự Qua bảng trên ta có thể thấy rõ từ các năm 2005 đến 2007 tỷ lệ lực lượng lao động gián tiếp của công ty liên tục giảm qua các năm. Từ 22,6% năm 2005, xuống 22,2% năm 2006 và năm 2007 là 21,2%. Điều này cho thấy rằng bộ máy quản lý của công ty đã có sự sàng lọc, hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động gián tiếp ngày càng nâng cao. Tỷ lệ lao động trực tiếp ngày càng tăng do quy mô của công ty ngày càng lớn, công ty tham gia vào nhiều dự án công trình xây dựng. Năm 2005 tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 77,4%, năm 2006 là 77,8%, và năm 2007 là 78,8%. 2.2.1.6 Đặc điểm về tình hình tài chính, nguồn vốn của công ty. Yếu tố tài chính là một yếu tố nhạy cảm đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó quyết định việc duy trì hoạt động, và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phản ánh năng lực tài chính của công ty. Đối với công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng thì nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ ba nguồn chính sau: Vốn góp của các cổ đông. Vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính. Vốn hình thành từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Vốn điều lệ đăng kí ban đầu của công ty là 10.200.000.000 (mười tỷ hai trăm triệu) Việt Nam đồng. Trong đó số cổ phần phổ thông là 102.000 cổ phần, mệnh giá cổ phần là 100.000 Việt Nam đồng. Công ty chưa có cổ phần ưu đãi. Bảng 6: Bảng báo cáo tài chính của công ty đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng tài sản có 6.073.569.736 9.793.611.978 18.257.451.887 Tài sản có lưu động 4.071.298.467 6.059.487.421 14.349.235.809 Tài sản cố định 2.002.271.269 3.241.210.743 3.908.216.080 Tổng nguồn vốn 6.073.569.736 9.793.611.978 18.257.451.887 1.Tài sản nợ lưu động 2.154.506.335 4.138.648.764 12.400.612.331 2. Vốn chủ sở hữu 3.919.063.401 5.654.963.214 5.856.839.556 Nguồn: Phòng kế toán 2.2.2 Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng trong những năm vừa qua. 2.2.2.1 Tình hình hoạt động đấu thầu xây dựng của công ty trong những năm vừa qua. Trong giai đoạn 2005- 2007, công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng đã cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh của mình. Với quy mô khiêm tốn nhưng công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Bảng 7: Số lượng các công trình dự thầu và trúng thầu giai đoạn 2005- 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số công trình tham gia dự thầu 9 12 17 Số công trình trúng thầu 2 4 7 Gía trị các công trình tham gia dự thầu 15.872.947.614 19.987.654.234 30.841.654.192 Gía trị các công trình trúng thầu. 3.412.872.125 4.979.587.306 13.578.754.352 Nguồn: Phòng dự án. Bảng 8: Tỷ lệ các công trình trúng thầu giai đoạn 2005- 2007 Năm Tỷ lệ thắng thầu Số lượng Gía trị 2005 22,22% 21,501% 2006 33,33% 24,913% 2007 41,18% 44,027% Qua hai bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ trúng thầu của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2005 công ty tham gia đấu thầu 9 công trình và trúng thầu 2 công trình, tỷ lệ trúng thầu đạt 22,22%. Năm 2006 công ty tham gia đấu thầu 12 công trình, trúng thầu 4 công trình, tỷ lệ trúng thầu đạt 33,33%. Năm 2007 công ty tham gia đấu thầu 17 công trình, trúng thầu 7 công trình, tỷ lệ trúng thầu đạt 41,18%. Như vậy năm 2006 tỷ lệ trúng thầu tăng 11,11% so với năm 2005, nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20566.doc
Tài liệu liên quan