Chuyên đề Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà

Trong những những năm vừa qua, Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu của kế hoạch SXKD đề ra. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thực hiện đứng kế hoạch đề ra. Đảm bảo đủ vốn cho SXKD và đầu tư. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của TCT. Duy trì sự ổn định, phát triển SXKD và đầu tư trong điều kiện có những biến động lớn của thị trường, bảo toàn và phát triển vốn. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ, đảm bảo chất lượng xây lắp các công trình trọng điểm. (Xem bảng 2.1 )

Qua bảng số liệu cho thấy Tổng công ty vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định, mọi chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng đáng kể trong đó có ba chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo với những kế hoạch mục tiêu cụ thể, trong những năm qua, tổng giá trị SXKD của Tổng công ty liên tục tăng, từ 10.500 tỷ đồng năm 2006 đến 18.510 tỷ đồng năm 2008.

 

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ của Tổng công ty 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ Tên giao dịch quốc tế: SONG DA COPRATION Tên viết tắt: SÔNG ĐÀ Địa chỉ trụ sở chính: Nhà G10 - phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội Điện thoại: (84 - 4) 8541164/8541160 Fax: (84 - 4) 8541161 Email: tctsd@songda.com.vn Website: http:// www.songda.com.vn Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam. Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà. Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2.400MW)...; Đường dây 500kV Bắc - Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quóc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân... Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 40.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 6000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học. Cùng với việc phát triển về số lượng các đơn vị thành viên và đội ngũ CBCNV, Tổng công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho CBCNV của Tổng công ty. Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ... Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thụy điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thụy Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO (Mỹ)... Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giầu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Với phương châm "phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh", năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp... Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 (8,1MW), Nà Lơi (9,3MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)...., Nhà máy thép Việt - ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,4 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì... Đến nay, một số nhà máy như thủy điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt - ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty. Bằng những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, tập thể CNCNV Tổng công Sông Đà vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí trong đó có 2 Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng. Đặc biệt, ngày 15 tháng 1 năm 2004, một vinh dự lớn lao đã đến với Tổng công ty Sông Đà: Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể CBCNV Tổng công ty. Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng: Tổng công ty Sông Đá trực tiếp xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghệ, cơ sở hạ tầng và công trình giao thông.Ngoài ra, Tổng công ty Sông Đà còn tham gia vào một số lĩnh vực khác như: tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu, cơ khí, nghiên cứu, đào tạo Tổng công ty Sông Đà tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, còn có trường đào tạo công nhan kỹ thuật lành nghề. Tổng công ty Xây dựng Sông Đà thực hiện chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư tài sản, nguồn lực, thực hiện hoạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ các cán bộ công nhân viên theo pháp luật, theo chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của toàn công ty để thực hiện sản xuất kinh doanh. b. Nhiệm vụ: Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động mua với sự tác động của bộ phận sản xuất phù hợp với kế hoạch tổng thể của dự án Mua vật liệu, máy móc trong nước và nước ngoài, lên kế hoạch vận chuyển tới công trường Kiểm tra và lưu kho vật liệu công trường, xây dựng phù hợp với nơi đặt hàng Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đối với dự án sản xuất trong quá trình đưa dự án vào vận hành. Xây dựng thuỷ điện: Việt Nam là một trong 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng về thuỷ điện.Tổng công ty Sông Đà đã xây dựng thuỷ điện Thác Bà 108 KW, thuỷ điện Hoà Bình 1920 KW, Yaly 720 KW. Xây dựng công trình hầm và các công trình ngầm Xây lắp đường dây và trạm biến áp, dường dây cao thế và hạ thế như: trạm biến áp 500 KW (đường dây Bắc Nam), Móng Cái - Quảng Ninh 220 KW, cải tạo lưới điện. 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty Mẹ, gồm: Hội đồng quản trị: bao gồm cả Hội đồng tư vấn phát triển, Ban kiểm soát. Tổng giám đốc điều hành: Tổng giám đốc Tổng công ty và các Phó tổng giám đốc Tổng công ty. Bộ máy giúp việc: Các phòng ban chức năng Tổng công ty: PHÒNG KẾ HOẠCH Tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch. Quản lý công tác sản xuất công nghiệp và vật tư. Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê. PH ÒNG Đ ẦU T Ư Quản lý công tác đầu tư Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án lien doanh, liên kết trong và ngoài nước. PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng công ty trong lĩnh vực: 1. Kế toán và hoạch toán kinh doanh trong toàn Tổng công ty. 2. Giúp Tổng công ty và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Của Tổng công ty. 3. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty. PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật chất lượng Quản lý tiến độ thi công công trình Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Công tác bảo hộ lao động Tổ chức đấu thầu, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các gói thầu PHÒNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng Quản lý công tác lắp đặt thiết bị Nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất Quản lý cơ giới Công tác cơ khí Nghiên cứu, đề xuất: Tính năng, tác dụng, khả năng sử dụng của các xe máy thiết bị mới, hiện đại để Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư; Cải tiến biện pháp quản lý phù hợp từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kĩnh vực cơ khí VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY Tham mưu tổng hợp: - Văn phòng Tổng công ty là cơ quan đầu mối giải quyết các công việc tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty điều hành và chỉ đạo thống nhất và tập trung những công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty - Văn phòng Tổng công ty đảm nhiệm vai trò là chiếc cầu nới quan trọng trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, ngang cấp và với chính quyền, nhân dân địa phương và ngược lại 2. Quản trị hành chính: - Quản lý toàn bộ cửa và trang thiết bị của cơ quan Tổng công ty - Đảm bảo các điều kiện làm việc về cơ sở vật chất, không ngừng cải tiến và mua sắm những trang thiết bị văn phòng tiên tiến đư vào sử dụng để phục vụ cơ quan PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: - Công tác tổ chức, công tác cán bộ - Chế độ chính sách đối với người lao động - Chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực PHÒNG KINH TẾ Là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: - Công tác Kinh tế - Công tác Hợp đồng kinh tế - Công tác tiếp thị, đấu thầu - Công tác hoạch toán sản xuất kinh doanh Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Công đoàn Đảng uỷ TỔNG GIÁM ĐỐC Các chi nhánh và ban quản lý: - Đại diện Tổng công ty tại Miền Trung - Đại diện Tổng công ty tại Sơn La - Chi nhánh Tổng công ty tại TP.Hồ Chí Minh - Ban điều hành dự án thuỷ điện Sơn La - Ban điều hành dự án thuỷ điện Bản Vẽ Các phòng ban chức năng: - Phòng kế hoạch - Phòng đầu tư - Phòng tài chính - kế toán - Phòng kiểm toán nội bộ - Phòng tổ chức đào tạo - Phòng thiết bị - Phòng quản lý kỹ thuật - Phòng quản lý cơ bản - Phòng thanh tra Các công ty Con, liên kết: - Công ty Sông Đà 1 - Công ty Sông Đà 2 - Công ty Sông Đà 3 - Công ty Sông Đà 4 - Công ty Sông Đà 5 - Công ty BOT thuỷ điện Cần Đơn - Công ty cổ phần xi măng Hạ Long 3. Lĩnh vực hoạt động Xây dựng Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp, dân dụng Xây dựng các công trình ngầm Xây lắp đồng bộ các hệ thống đường dây đến 500KV và trạm cao, trung, hạ thế các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng Xây dựng công nghiệp Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ của công trình công nghiệp, thuỷ điện. Xây dựng các công trình giao thông: Cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng... Lĩnh vực đầu tư Sản xuất công nghiệp Sản xuất kinh doanh điện thương phẩm, xi măng, sắt thép, may mặc và các săn phẩm công nghiệp, dân dụng khác Chế tạo, lắp đặt thiết bị thuỷ điện, thuỷ lợi và các kết cấu cơ khí xây dựng Vận tải đưởng thuỷ, đường bộ: Các thiết bị siêu trường, siêu trọng và các sản phẩm hàng hoá khác Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng Tư vấn đầu tư các dự án Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn các dự án đầu tư Thiết kế các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng Thiết kế trạm biến áp và đường dây điện có cấp điện áp đến 500KV Thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình công nghiệp, dân dụng Lập quy hoạch dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị Tư vấn, giám sát thi công các công trình thuỷ điện, công nghiệp, dân dụng, giao thông... Thí nghiệm chuyên ngành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý dự án các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và các công trình công nghiệp dân dụng Đầu tư, kinh doanh khu đô thị, công nghiệp và cơ sở hạ tầng Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Xuất khẩu cung ứng lao động Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Đào tạo, cung ứng nhân lực và các dịch vụ đào tạo Nghiên cứu đào tạo Các ngành nghề kinh doanh và các dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật 4. Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong những những năm vừa qua, Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu của kế hoạch SXKD đề ra. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thực hiện đứng kế hoạch đề ra. Đảm bảo đủ vốn cho SXKD và đầu tư. Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của TCT. Duy trì sự ổn định, phát triển SXKD và đầu tư trong điều kiện có những biến động lớn của thị trường, bảo toàn và phát triển vốn. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ, đảm bảo chất lượng xây lắp các công trình trọng điểm. (Xem bảng 2.1 ) Qua bảng số liệu cho thấy Tổng công ty vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định, mọi chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng đáng kể trong đó có ba chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo với những kế hoạch mục tiêu cụ thể, trong những năm qua, tổng giá trị SXKD của Tổng công ty liên tục tăng, từ 10.500 tỷ đồng năm 2006 đến 18.510 tỷ đồng năm 2008. BẢNG 2.1: KẾT QUẢ SXKD CỦA TCT GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2008/2007 21 % 21 % 26 % 18 % 23 % 18 % 11 % 25 % 1 % (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà) Năm2008 18.510 9.262 3.507 5.740 15.000 730 830 5,2 % 15,5 % 3,34 7.517 2007/2006 46 % 39 % 34 % 68 % 50 % 46 % 66 % 26 % 67 % Năm2007 15.300 7.662 2.782 4.856 12.600 620 750 6 % 16.4 % 2,67 7.417 Năm2006 10.500 5.516 2.081 2.904 8.385 426 451 2,13 4.437 Đơn vị Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % % Triệu đồng Tỷ dồng Các chỉ tiêu TỔNG GIÁ TRỊ SXKD Giá trị xây lắp Giá trị KD sản phẩm công nghiệp Giá trị KD dịch vụ khác CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tổng doanh thu Nộp nhà nước Lợi nhuận - Tỷ suất LN/DT - Tỷ suất LN/Vốn điều lệ Thu nhập bình quân 1CBCNV/tháng GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ STT I 1. 2. 3. II 1. 2. 3. 4. III Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Tổng công ty Sông Đà (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà) Mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm do những biến động của nền kinh tế. Tốc độ tăng hàng năm vẫn tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng năm sau có thấp hơn, nhưng giá trị tương đối lại tăng cao. Năm 2008 đạt 18.510 tỷ đồng, tương đương với 1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Hình 2.3: Tổng doanh thu của Tổng công ty Sông Đà (Nguồn : Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà) Về chỉ tiêu tổng doanh thu, có sự tăng trưởng, không ngừng tăng lên năm 2006 đạt 8.385, năm 2007 tổng doanh thu đạt 12.600 tỷ tăng 50 %, năm 2008 đạt 15.000 tăng 23 %, mức tăng trung bình đạt 36,5 %. Hình 2.4: Tốc độ tăng lợi nhuận của Tổng công ty Sông Đà (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng công ty Sông Đà) Về chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận của Tổng công ty cũng tăng lên qua các năm. Đặc biệt năm 2201,lợi nhuận đạt 22 tỷ đồng, thì đến năm 2003 đã tăng lên, đạt mức 130 tỷ đồng, tăng 96 tỷ, tăng 282 % so với năm 2002. Tiếp theo, năm 2004, lợi nhuận công ty đạt 417 tỷ đồng, tăng 287 tỷ đồng, tương đương mức tăng 221%. Năm 2006 đạt 451 tỷ đồng tăng 8 %, năm 2007 đạt 750 tỷ đồng tăng 66 %, năm 2008 đạt 850 tỷ đồng tăng 11 %, mức tăng trung bình đạt 28,3 %. Tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2008 (5,2 %) giảm so với năm 2007 (6%), cũng do trong qua trình thực hiện sản xuất kinh doanh, Tổng công ty gặp nhiều khó khăn: nhiệm vụ sản xuất khá nặng nề, giá trị sản xuất kinh doanh lớn; việc vay vốn đầu tư hết sức khó khăn với các điều kiện cho vay bất lợi;Tuy nhiên, lợi nhuận hang năm vẫn tăng.Đánh giá chung, lợi nhuận công ty đã tăng từ 34 tỷ đồng năm 2001, tăng 796 tỷ đồng, đạt mức 830 tỷ đồng năm 2008, gấp 24 lần chỉ trong 7 năm. Sự gia tăng lợi nhuận sẽ làm tăng các khoản nộp cho Nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động và các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Năm 2008 có sự giảm sút như vậy là do Tổ hợp Sông Đà gặp không ít khó khăn bởi sự biến động lớn của nền kinh tế trong nước và thế giới, đó là tình trạng lạm phát và giá cả các loại vật tư chính tăng đột biến, chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, nên việc cho vay của các tổ chức tín dụng bị hạn chế, do đó các Chủ đầu tư và SXKD, Song được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của Bộ, Ngành, các địa phương; Đặc biệt, là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Bộ Xây dựng, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Tổ hợp đã khắc phục, vượt qua khó khăn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2008 đề ra. Nhìn chung trong những năm vừa qua cả ba chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng khá cho thấy dấu hiệu tích cực về sự phát tiển của Tổng công ty trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư sản xuất tại Tổng công ty 1. Thực trạng huy động vốn đầu tư sản xuất tại Tổng công ty 1.1. Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Tổng công ty Sông Đà là một trong những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, đựoc thành lập năm 1961. Trong thời gian này, Tổng công ty tham gia xây dựng các công trình thủy điện lớn do Nhà nước cấp vốn. Chính vì vậy mọi tài sản đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và Tổng công ty có quyền sử dụng cho hoạt đôngj sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng hoạt động sử dụng vốn của Tổng công ty đều phải sử dụng đúng mục đích trên nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và đặc biệt chịu sự quản lý của Bộ tài chính với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty. Năm 1995, Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 - tức là Tổng công ty đựoc thành lập theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 bao gồm ít nhất 5 đơn vị thành viên có mối liên kết về tài chính, công nghệ, chương trình đầu tư, dịch vụ cung ứng vận chuyển. Theo quy định này vốn của doanh nghiệp có thể do tự đầu tu hoặc do sự liên kết góp vốn của công ty Nhà nước đối với doanh nghiệp khác. Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách cấp, khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty phải tìm kiếm nguồn tài trợ và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước các đơn vị cung tham gia góp vốn. Như nhiều doanh nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, Tông công ty tiến hành huy động từ nhiều hình thức khác nhau. Để xem xét một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Tổng công ty Sông Đà chúng ta nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn. (Xem bảng 2.2) Trước hết ta thấy, tổng nguồn vốn của Tổng công ty Sông Đà tăng nhanh qua các năm. Nguồn vốn của TCT được hình thành từ hai nguồn là chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ trọng không dáng kể trong tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn đi vay từ bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp vẫn là chủ yếu. Nguồn vốn đi vay không đơn thuần là nguồn vốn mang tính chất bổ sung cho sản xuất kinh doanh mà nó có một vai trò hết sức quan trọng đới với hoạt động của TCT. BẢNG 2.2: CƠ CẤU VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Năm 2008 Tỷ trọng (%) 64,77 63,92 36,08 35,23 45,45 5,62 6,84 5,11 36,98 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty) Giá trị (Tỷ.đ) 11.332 7.243 4.089 6.163 2.801 346,3 421,7 315 2.279 17.495 Năm 2007 Tỷ trọng (%) 54,55 56,47 43,54 45,45 45,77 5,42 7,01 5,08 36,73 100 Giá trị (Tỷ.đ) 8.915 5.034 3.881 5.530 2.531 299,6 387,4 281 2.031 16.343 Năm 2006 Tỷ trọng (%) 74 56,61 43,39 26 38,41 9,46 8,77 5,77 37,59 100 Giá trị (Tỷ.đ) 8750 4.953 3.797 3.075 1.181 291 269,6 177,4 1.156 11.825 Năm 2005 Tỷ trọng (%) 79,56 57,14 42,86 20,44 40,10 9,76 9,14 2,68 38,32 100 Giá trị (Tỷ.đ) 8.531 4.875 3.656 2.192 879 213,9 200,4 58,7 840 10.723 Năm 2004 Tỷ trọng (%) 82 59,18 40,82 18 40,79 8,6 11,43 5,51 33,67 100 Giá trị (Tỷ.đ) 8.369 4.953 3.416 1.836 749 157,7 210 101,3 618 10.205 Chỉ tiêu Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn ngân sách cấp Nguồn vốn từ các quỹ Lợi nhuận để lại Vốn chủ sở hữu khác Vốn huy động từ cổ phần hoá Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn qua các năm liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, không những đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho SXKS, mà còn khẳng địng khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của TCT được hình thành từ những nguồn sau: - Nguồn ngân sách cấp: Sông Đà là một Tổng công ty Nhà nước. Do đó hàng năm một phần vốn chủ sở hữu là do Ngân sách Nhà nước cấp dưới dạng vốn tiền tệ hoặc tài sản. Toàn bộ nguồn vốn, tài sản này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, TCT có toàn quyền sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 đạt 749 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 40,79 %. Thì đến năm 2008 tăng lên 2.801 tỷ đồng chiếm 45,45 %. - Nguồn lợi nhuận không chia: là một nguồn vốn quan trọng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nó không những góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của TCT mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh có lãi của doanh nghiệp. Thực tế, qua 4 năm, nguồn vốn từ lợi nhuận không chia liên tục tăng về giá trị nhưng tỷ trọng lại giảm dần. Năm 2004 giá trị của phần lợi nhuận để lại là 210 tỷ đồng thì sau 4 năm đến năm 2008 tăng lên là 421,7 tỷ. Về tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm từ 11,43 % năm 2004 xuống còn 6,84 %.Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh vẫn có lãi nhưng không cao là do tình hình bất ổn chung của nền kinh tế trong mấy năm qua. Phần lợi nhuận để lại của TCT lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp vào từng năm phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp - Nguồn quỹ, kinh phí và nguồn vốn chủ sở hữu khác: Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong TCT bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ thất nghiệp, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý cấp trên và từ mộ số nguồn chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản Đây là những loại quỹ phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trích lập. Nó được trích lập một phần từ lợi nhuận sau thuế, một mặt làm cơ sở đề đầu tư, tía sản xuất mở rộng, tăng quy mô hoạt động SXKD. Mặt khác, giúp TCT khắc phục được những rủi ro về giá cả và tiền tệ. Việc trích lập và quản lý các quỹ này được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính hiện hành và linh hoạt theo chính sách của TCT và các đơn vị thành viên. - Nguồn vốn huy động từ quá trình cổ phần hoá: Năm 2002, thực hiện việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, TCT Sông Đà tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên nhằm tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Năm 2007, TCT tiến hành cổ phần hoà gần như toàn TCT Mẹ, là tiền đề thành lập Tập đoàn kinh tế - xây dựng vào năm 2010, sẽ là một động lực to lớn, khẳng định hơn nữa tính ưu việt của công tác đổi mới doanh nghiệp nhất là về phương diện huy động vốn. Nguồn vốn huy động được từ cổ phần hoá liên tục tăng từ 618 tỷ đồng (chiếm 33,67 %)năm 2004 lên 2.279 tỷ đồng (chiếm 36,98 %) năm 2008. Nợ phải trả Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với TCT, đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đi vay từ ngân hang, tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, từ nhà cung cấp và từ CBCNV. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị của vốn nợ phải trả lien tục tăng qua các năm. Tuy nhiên xét về tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lại giảm, chứng tỏ tốc độ tăng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lại giảm. Năm 2004, nợ phải trả chiếm tới 82% trong tổng nguồn vốn của TCT, điều này chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2617.doc
Tài liệu liên quan