Chuyên đề Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Xây Dựng – Thương Mại và dịch vụ văn hoá 3

I. Giới thiệu về công ty. 3

1.Vị trí của công ty 3

2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: 4

II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 5

1.Lịch sử hình thành của công ty. 5

2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn: 5

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. 7

Chương 2 : Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá. 11

I. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu xây lắp của Công ty. 11

1. Đặc điểm về sản phẩm và thi trường của Công ty. 11

2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty: 13

2.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. 14

2.2. Giám đốc và bộ máy giúp việc: 14

2.3. Đơn vị thành viên của Công ty. 16

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty. 18

4. Đặc điểm về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. 19

5. Đặc điểm về lao động. 21

5.1. Tình hình lao động trong Công ty. 21

5.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo. 24

6. Tình hình tài chính của Công ty. 25

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY. 29

1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 29

2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 31

3. Các nhà cung cấp đầu vào. 33

3.1. Ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu. 33

3.2. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công. 34

4. Khách hàng. 35

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY. 38

1. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty. 38

1.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ xây lắp của Công ty bao gồm: 39

1.2. Lập phương án thi công cho gói thầu. 40

1.3. Công tác xác định giá bỏ thầu. 40

1.4. Hiệu chỉnh hồ sơ. 45

1.5. Tham gia mở thầu. 45

1.6. Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu. 45

2. Thực trạng về khả năng đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá. 46

2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. 47

2.2. Phân tích cơ hội và nguy cơ của Công ty. 52

2.3. Ma trận SWOT của Công ty xây dựng- thương mại và dich vụ văn hoá. 53

3.Kết quả đấu thầu của Công ty những năm gần đây. 55

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 56

1.Những thành tích Công ty đã đạt được trong những năm vừa qua. 56

2. Những hạn chế trong công tác đấu thầu và nguyên nhân của nó 59

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRÚNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG- THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ. 64

I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY. 64

1. Đầu tư máy móc có trọng điểm, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công. 64

2. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt. 65

3. Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao khả năng trúng thầu. 69

4. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên trong Công ty. 72

5. Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hoạt động tạo vốn cho tham gia đấu thầu và thực hiện đấu thầu. 76

KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79

1. Tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu ở nước ta. 79

2. Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện sửa đổi và ban hành các quy chế văn bản liên quan đến đấu thầu. 79

3. Thành lập các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng. 79

KẾT LUẬN 81

Danh mục tài liệu tham khảo 83

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn đầu tiên. Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn cung cấp vật tư không được cung cấp thương xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được bảo đảm như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tốI kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ thi công là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó kăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranhcủa Công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Vì vậy, chữ “tín” đối với Công ty là rất quan trọng. Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến nhà thầu là rất lớn, nó có thể làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu.Vì vậy, điều cần thiết là Công ty phải bảo đảm hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định. 4. Khách hàng. Theo phân tích của M.Porter, khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty ở chỗ: Khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn so với cùng một mức giá và Công ty phải đáp ứng được các yêu cầu đó nếu muốn trúng thầu. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua đem lại từ khối lượng mua lớn hoặc người mua nắm được những thông tin về Công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép cho Công ty. Ảnh hưởng từ phía khách hàng đối với khả năng trúng thầu của Công ty cũng rất lớn và nó luôn tồn tại. Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty tham gia đấu thầu phải thực hiện những gì mà chủ đầu tư yêu cầu. Các yêu cầu này được thể trong hồ sơ mời thầu thônhg qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu Công ty không đáp ứng được yêu cầu đó thì khả năng nhà thầu được chọn trong trường hợp này là rất thấp.Tuy nhiên các yêu cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của công trình… Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Công ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp với thế mạnh của Công ty thì Công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Công ty trong gói thầu đó. Ngược lại nếu năng lưcj của Công ty không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu mà biện pháp mà Công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công… không mang tính cạnh tranh cao, không bảo đảm thắng lợi trong đấu thầu. Hoặc nếu Công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khác thì năng lực cạnh tranh của Công ty cũng giảm xuống. Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng lực của Công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù hợp hay không của năng lực Công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do Công ty đề xuất như về tài chính, kỹ thuật…và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Công ty trong tham gia đấu thầu. Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư và Công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giớI hạn trong 10 nhà thầu trở xuống ( trừ những dự án quốc tế có tính chất quan trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham gia đấu thầu, Công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các nhà thầu khác, Như vậy sức cạnh tranh của Công ty sẽ được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của Công ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Công ty là đơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác. Khi nói đến quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu ta không thể bỏ qua các đối thủ có quan hệ tốt với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Công ty sẽ gặp khó khăn vóí đơn vị đó bởi vì chủ đầu tư có sự ưu tiên hơn cho đơn vị này mặc dù giải pháp do hai bên đề ra có thể là tương tự như nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết. Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể có những thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Công ty lại không có được những thông tin này là một bất lợi trong cạnh tranh. Như vậy, khả năng trúng thầu của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Công ty với yêu cầu của chủ đầu tư: Mối quan hệ giữa Công ty với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp. Khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng, yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Công ty cần không ngừng nâng cao năng lực của mình, đông thời tănng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Công ty tham gia đấu thầu. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY. 1. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty. Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và dự đoán đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Và cũng như các Công ty xây dựng khác, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá cũng tuân theo quy trình đấu thầu sau: Giai đoạn sơ tuyển. -Nộphồ sơ pháp nhân của Công ty xin dự sơ tuyển - Mua hồ sơ mời thầu. Sơ đồ4: Trình tự đấu thầu trong nước. Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Soạn thảo tài liệu đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các ứng thầu thăm công trường. Sửa bổ sung tài liệu đấu thầu. Nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu. Mở và đánh giá đơn thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu. Công bố trúng thầu và nộp bảo lãnh hợp đồng. Ký hợp đồng giao thầu. 1.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ xây lắp của Công ty bao gồm: Công ty thực hiện theo nghị định số 88/1999/NĐ_CP. Các nội dung về hành chính, pháp lý. Đơn dự thầu hợp lệ ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền). Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của Công ty. Bảo lãnh dự thầu. Các nội dung về kỹ thuật. Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. Tiến độ thực hiện hợp đồng. Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. Các biện pháp đảm bảo chất lượng. Các nội dung về thương mại, tài chính. Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết. Điều kiện tài chính (nếu có) Điều kiện thanh toán. 1.2. Lập phương án thi công cho gói thầu. Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình”. Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí mặt bằng, các chuyên gia kỹ thuật lập hồ sơ, thiết kế các bản vẽ và lập phương án thi công cho công trình. Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu của Công ty. Vì vậy việc lập các phương án thi công công trình cần phải thực hiện kỹ càng, cẩn thận, và phải tính dến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặt chẽ của phương án. Thường những dự án đấu thầu do Công ty tham gia sẽ có bản vẽ hoặc thiết kế sẵn của bên mời thầu. Công ty sẽ xem xét bản thiết kế này và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh, đây là cơ sở để nâng cao uy tín của Công ty đối với chủ đầu tư. 1.3. Công tác xác định giá bỏ thầu. Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ dự thầu thì điểm cho giá thầu thường chiếm tỷ lệ 50%. Trong thực tế có những doanh nghiệp xây dựng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng nhưng đã quyết định không ký hợp đồng hoặc không thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nguyên nhân thực tế này có nhiều nhưng có một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là việc tính giá bỏ thầu xây dựng không hợp lý. Giá bỏ thầu hợp lý là mức giá phải vừa được chủ đầu tư chấp nhận nhưng phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và đạt được mức lãi như dự kiến của doanh nghiệp xây dựng. Do đó việc xác định giá bỏ thầu xây dựng một cách hợp lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với Công ty khi tham gia đấu thầu. Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư và thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường căn cứ vào các định mức mà Nhà nước quy định. Do đó, khi lập giá dự thầu Công ty cũng phải căn cứ vào các định mức mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm xây dựng, phụ thuộc vào phương án thi công của Công ty. Vì vậy, không thể thống nhất cách tính giá dự thầu cho các công trình mà Công ty chỉ có thể dựa trên một nguyên tắc tính toán chung sau đó có điều chỉnh cho phù hợp với từng loại công trình. Việc tính giá bỏ thầu được tính cho công trình, từng công việc cụ thể sau đó tổng hợp lại thành giá bỏ thầu. Về nguyên tắc, giá dự thầu đựơc tính toán dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu. Tính toán những khối lượng chính theo Bản vẽ TK- TC được giao so sánh với tiên lượng mời thầu, nếu phát hiện có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét và bổ sung. Giá gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào đơn giá XDCB số 24/1999/QĐ- UB của thành phố Hà Nội. Dựa trên mặt bằng giá vật liệu chung tại thời điểm xây dựng đơn giá. Nội dung chi tiết của giá dự thầu một công trình xây dựng của Công ty gồm các khoản mục sau: Chi phí trực tiếp. Chi phí chung. Thu nhập chịu thuế tính trước. a. Chi phí trực tiếp của các loại công tác. Loại chi phí này bao gồm: Các loại chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí vật liệu. Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ- kỹ thuật căn cứ vào bảng tiên lượng khối lượng công tác của chủ đầu tư, định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu địa phương có công trình để xác định giá chi phí vật liệu. Chi phí vật liệu trong giá dự toán bỏ thầu phụ thuộc vào khối lượng công trình xây lắp. Đồng thời nó cũng phu thuộc vào chi phí vận chuyển và chênh lệch giá vật liệu giữa thực tế và đơn giá định mức và Công ty cũng đã lập riêng một đớn giá để áp dụng việc chi đấu thầu của Công ty. Công ty xác định chi phí vât liệu: VI= åQi x Dvi Trong đó: Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i. Dvi: Chi phí vật liệu trong đơn giá của Công ty dự toán xây dựng của công việc xây lắp thứ i do Công ty lập. Chi phí máy thi công. Chi phí này được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ xây dựng ban hành ( quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998) . Trong đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy móc, thiết bị thi công được tính như chi phí nhân công. một số các chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca máy, thiêt bị thi công ( như xăng, dầu, điện năng…) chưa tính giá trị gia tăng đầu vào. Công tác xác định chi phí máy thi công: M= åQi x Dmi Trong đó: Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i. Dmi: Chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của Công ty lập trên năng lực thực tế máy móc thiết bị của mình. Chi phí nhân công. Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu thuê nhân công ngoài dựa vào mặt bằng giá nhân công tại vị trí của công trình. Chi phí nhân công (ký hiệu là NC) được tính theo công thức: NC= åQi x Dni (1+ F/h1n+ F/h2n) Trong đó: Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i. Dni: Chi phí nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc thứ i do công ty lập. F1: Các khoản phụ cấp tính theo lương( nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn xây dựng hiện hành. F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản. H1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n. H2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n. b. Chi phí chung: Loại chi phí này được tính theo tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công trong giá dự toán bỏ thầu cho từng loại công trình hoặc lĩnh vực xây dựng chuyên ngành theo quy định của Bộ xây dựng. C= P x NC Trong đó: C: chi phí chung. NC: Chi phí nhân công. P: Định mức chi phí chung (%) cho các loại công trình. c. Thu nhập chịu thuế tính trước. Trong giá trị dự toán bỏ thầu, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ phần trăm(%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung cho từng loại công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo nghị định số 59- CP ngày 3/10/1996. d. Thuế giá trị gia tăng đầu ra. Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà Công ty đã ứng trả trước khi mua vật tư, nhiên liệu năng lượng chưa được tính và chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà Công ty phải nộp. Mức thuế suất giá trị gia tăng áp dụng cho Công ty là 5%. Năng lực tài chính của Công ty phải được thể hiện qua sự chuẩn bị và cung cấp vốn đầu tư. Phòng tài vụ căn cứ vào kế hoạch nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị (do phòng kế hoạch kỹ thuật lập), căn cứ vào kế hoạch cấp vốn của chủ dầu tư , căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác để lập kế hoạch cung ứng vốn chi tiết cho thi công công trình.Công tác quản lý tài chính trong Công ty được thực hiện thống nhất và tuân theo quy định của Nhà nước theo nguyên tắc chi phí đến đâu thì cập nhật chứng từ đầy đủ và đúng chế độ đến đó. Nếu chứng từ nào không hợp lệ hoặc không đủ phải yêu cầu các đội sửa chữa, bổ sung ngay để khi hoàn thành công trình phải có đủ chứng từ hợp lệ hạch toán chi phí công trình. Khi công trình hoàn thành, Công ty phải nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ quyết toán, đối chiếu công nợ và thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư để thu hồi vốn sớm. Hiện nay nguồn vốn cho đầu tư sản xuất của Công ty còn chưa mạnh. Nguyên nhân là do chủ đầu tư không có vốn thanh quyết toán hoặc thanh toán không kịp thời.Nhiều công trình Công ty phải tập trung một lượng vốn lớn cho thi công trng thời gian ngắn nhưng các thủ tục nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư lại rườm rà, chạm trễ dẫn đến việc thu hồi vốn và quay vòng vốn chậm. Nguyên nhân nữa là hạn mức ngân hàng cho vay có hạn, những khó khăn về vốn đã tác động không nhỏ đến điều hành sản xuất và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả đấu thầu nói riêng. 1.4. Hiệu chỉnh hồ sơ. Trong khoảng thời gian từ khi nhận được hồ sơ mời thầu đến khi nộp hồ sơ dự thầu, Công ty có thể hỏi bên mời thầu những điểm chưa rõ ràng. Bên mời thầu có trách nhiệm phải trả lới những thắc mắc của Công ty. Hiệu chỉnh hồ sơ là công việc cần thiết trong chuẩn bị hồ sơ dự thầu, giúp Công ty chuẩn bị chính xác những yêu cầu của chủ đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu xây lắp. Quá trình hiệu chỉnh hồ sơ còn là hiệu chỉnh giá. Nếu sau khi bóc giá mà kết quả quá cao thì Công ty phải bóc lại giá để dự thầu hợp lý hơn. Vì vậy việc hiêu chỉnh giá thường được giao cho các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện và có sự giám sát thường xuyên của lãnh đạo Ban dự án. 1.5. Tham gia mở thầu. Đến thời điểm mà bên mời thầu đã công bố trong hồ sơ mời thầu, hội đồng xét thầu tổ chức mời đại diện của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dich vụ văn hoá cùng đại diện của các đơn vị tham gia đấu thầu khác có mặt để xét thầu, làm rõ thắc mắc của Hội đồng xét thầu. 1.6. Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu. Đại diện của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá cùng với chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công, nội dụng hợp đồng phản ánh đúng những cam kết của hai bên trong quá trình đấu thầu. Sau khi đã thoả thuận hợp đồng, Công ty bước vào giai đoạn thực hiện hợp đồng. Mỗi đơn vị thuộc Công ty có một thế mạnh riêng, do đó trong quá trình thực hiện thi công công trình, lĩnh vực thi công nào phù hợp với thế mạnh của đơn vị nào thì sẽ do đơn vị đó thực hiện. Sự phân công này được thực hiện ngay từ lúc chuẩn bị tham gia đấu thầu. Mỗi đơn vị sẽ đảm nhận phần thi công mà mình có khả năng thực hiện tốt nhất trong công ty. Điều này không những giúp tăng hiệu quả của quá trình thi công mà còn có tác dụng tốt trong quá trình làm giá, bởi Công ty có khả năng lập dự toán công trình với giá cạnh tranh nhất nhờ vào những am hiểu sâu sắc của mình trong lĩnh vực đảm nhận. 2. Thực trạng về khả năng đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá. SWOT là chữ viết tắt của bốn từ Tiếng Anh: Strengths (mạnh), Weeknesses (yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp nhằm tìm ra hướng đi, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể nói thương trường như chiến trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ nếu doanh nghiệp nào mà không mạnh thì sẽ bị các doanh nghiệp lớn thanh toán, kiểu như “cá lớn nuốt cá bé” làm cho doanh nghiệp đó yếu dần và sẽ không tồn tại trên thị trường nữa. Binh pháp Trung Quốc có câu: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.Việc ứng dụng binh pháp vào kinh doanh đã được chứng minh là đem lại nhiều thắng lợi cho các Công ty không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Phân tích ma trận SWOT chính là vận dụng biện pháp này vào kinh doanh. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp nào nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối phương, biết phát hiện những cơ hội và thách thức của môi trường, doanh nghiệp đó sẽ có đối sách phù hợp và chiến thắng các đối thủ khác. Trong chuyên đề này, ma trận SWOT được dùng để phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp, kết hợp với những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh hiện tại, từ đó tìm ra hướng giải pháp cho việc nâng cao khả năng trúng thầu trong đấu thầu xây lắp của Công ty. 2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trong những bộ phận chức năng của nó. Sẽ không có một doanh nghiêp nào đều mạnh hoặc yếu như nhau trên tất cả các lĩnh vực.Những điểm mạnh/yếu, cùng với bản cáo bạch nhiệm vụ rõ ràng đem lại cơ sở cho việc hoạch định mục tiêu và chiến lược. Đánh giá môi trường nội bộ hay phân tích điểm mạnh, điểm yếu chính là việc rà soát, đánh giá các mặt của Công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như các yếu điểm mà Công ty còn mắc phải; là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh; hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu diểm đang tồn tại. a. Về thi công xây lắp. Trong sản xuất xây dựng, thi công xây lắp là lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm- chính là các công trình xây dựng. Đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá, nó ảnh hưởng mạnh đến khả năng trúng thầu của Công ty nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Bảng 7: Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Các điểm mạnh Các điểm yếu 1.Chất lượng sản phẩm tốt. 2.Tiến độ thi công phù hợp yêu cầu của chủ đầu tư, hợp lý. 3.Năng lực máy móc thiếtị lớn, có những công nghệ hiện đại. 4.Tổ chức quản lý hiệu quả, phù hợp. 5.Nguồn nhân sự có trình độ cao. 1.Vốn huy động cho bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ứng trước vốn cho thi công. 2.Marketing quá yếu. Kế hoạch, chiến lược đấu thầu xây lắp. 4.Chiến lược giá và sự linh hoạt trong định giá. Khác với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, thông thường thì người tiêu dùng không cần biết sản phẩm được tổ chức sản xuất như thế nào, thậm chí với công nghệ gì mà họ chỉ quan tâm sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Còn của xây dựng, sản phẩm lại được giới thiệu trước khi nó hoàn thành, các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức thi công lại là một nội dung quan trọng nhất mà chủ đầu tư quan tâm trong hồ sơ dự thầu của Công ty qua phần giới thiệu về năng máy thi công, đề xuất kỹ thuật, tiến độ thi công và biện pháp thi công… Trong lĩnh vực này có thể chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty như sau: Điểm mạnh: +Năng lực về máy thi công, đủ chủng loại để có thể dùng cho nhiều loại công trình. + Có khả năng trong việc sử dụng các nhà thầu phụ để nâng cao khả năng trúng thầu. Điểm yếu: +Sự cung cấp nguyên vật liệu nhiều lúc không kịp thời nên không bảo đảm tiến độ thi công. + Hiệu năng sử dụng máy chưa cao, công suất máy móc thiết bị chưa được tận dụng tối đa. b. Về nhân sự. Yếu tố lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của Công ty nói chung và khả năng trúng thầu của Công ty nói riêng. Bởi vì,con ngưòi là yếu tố trung tâm mọi hoạt động đều do con người thực hiện. Vài năm trở lại đây, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đã rất chú trọng phát triển về mặt nhân sự- lòng cốt của Công ty.Vì vậy mà hiện nay nguồn nhân lực của Công ty rất mạnh về mặt; + Bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ năng lực cao. + Ngưòi lao động hầu hết có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đã được đào tạo nghiêm túc qua trường lớp. + Nhiều cán bộ, công nhân đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm. + Các cán bộ trong ban dự án là những người nhanh nhậy, có trình độ chuyên môn, trình độ tin học cao. Bên cạnh những điểm mạnh như vậy thì về mặt nhân sự cũng có những điểm yếu nhất định như sau: + Khả năng cân đối giữa mức sử dụng công nhân ở mức tối đa và tối thiểu còn kém. + Nhiều cán bộ ở hầu hết các phòng ban, các xí nghiệp thiếu kiến thức về kinh tế- tài chính-pháp luật. Mặc dù có những điểm yếu như vậy nhưng nhìn chung thì yếu tố nhân sự vẫn được coi là điểm mạnh của Công ty. c. Về tài chính và kế toán: Yếu tố về tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của Công ty.Các vấn đề về tài chính có tác động trực tiếp đến khả năng sử dụng linh hoạt và mạnh rạn các kỹ thuật, chiến thuật trong đấu thầu xây lắp của Công ty. Về lĩnh vực này, Công ty đánh giá là có một số điểm mạnh và diểm yếu như sau: Những điểm mạnh: + Khả năng huy động vốn: Do trước đây Công ty thuộc loạ hình doanh nghiệp Nhà nứơc nên được Nhà nước cấp vốn cho. Mặt khác, hiện nay Công ty mới cổ phần hoá nên sẽ huy động vốn từ các cổ đông của Công ty, và vay tín dụng ngân hàng. + Vốn lưu động: Vốn lưu động của Công ty khá lớn so với các công ty khác, nếu biết sử dụng và phát huy nó sẽ đá ứng mọi yêu cầu của đấu thầu xây lắp và thực hiện hợp đồng. + Nguồn vốn của Công ty: Công ty có thể huy động vốn trong nội bộ từ các đơn vị trực thuộc phục vụ cho đấu thầu xây dựng công trình khi Công ty gặp khó khăn về vốn mà không muốn vay nợ thêm. Những điểm yếu: + Hệ số nợ phải trả là tương đối cao dễ mang lại ruỉ ro cho công ty. + Khả năng phân tích tài chính còn yếu. + Sự linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư. d. Về Marketing. Marketing chính là con đường đưa nhà thầu- Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá đến “gặp” chủ đầu tư xây dựng công trình, cũng như các đối tác khác có liên quan. Lĩnh vực Marketing có nhiệm vụ tạo ra ấn tượng, sự nhận thức tốt của kế hoạch (các chủ đầu tư) đối với Công ty. Về mặt này Công ty có những điểm mạnh và điểm yếu như sau: Những điểm mạnh: + Mức đa dạng của sản phẩm (công trình xây dựng): Công ty tham gia thi công xây lắp nhiều loại công trình thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng… + Sự tín nhiệm và thiện chí của chủ đầu tư. Những điểm yếu: + Chưa có biện pháp làm Marketing một cách hiệu quả. + Hoạt động quảng cáo và khuyến mãi. + Khả năng thu thông tin cần thiết về thi trường. + Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc tính giá. e. Về tổ chức quản lý chung. Vấn đề tổ chức quản lý của Công ty có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động, mọi cá nhân trong Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32149.doc
Tài liệu liên quan