Hải Châu sử dụng công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá bán nên các hoạt động về quảng cáo, chiêu thị, giao tiếp khuyếch trương không được chú trọng nhiều. Các loại sản phẩm của Hải Châu ít được biết đến qua hoạt động này. Các sản phẩm của công ty rất ít khi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngược lại, công ty bánh kẹo Hải Hà, Biên Hoà có hoạt động quảng cáo rất mạnh đặc biệt là khi tung ra thị trường sản phẩm mới. Bên cạnh đó, các công ty hoạt động tiếp thị bằng cách cử nhân viên đi bán hàng đến từng người tiêu dùng hoặc có thể mời họ ăn thử bánh kẹo mới và tặng quà để họ giới thiệu với người khác. Đồng thời thu thập ý kiến của người tiêu dùng về các loại sản phẩm. Mặc dù chi phí cho hoạt động này cao nhưng việc tiếp cận thị trường của sản phẩm mới là nhanh chóng và hiệu quả.
Công ty Hải Châu tham gia hội chợ hàng năm như: hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ xuân với mục đích là giới thiệu sản phẩm và ký các hợp đồng tiêu thụ. Mặc dù chi phí cho hoạt động này không nhiều, chủng loại được trưng bầy và giới thiệu không đa dạng nhưng công ty cũng đã ký được một số hợp đồng đại lý trong năm vừa qua. Về hoạt động này các đối thủ cạnh tranh với Hải Châu cũng tỏ ra rất mạnh. Công ty Hải Hà tham gia các hội chợ với quy mô lớn hơn, chủng sản phẩm được trưng bầy nhiều hơn và công ty này cũng đã khá nhiều thành công trong việc ký các hợp đồng đại lý.
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm cao cấp của công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) đến tận tay người tiêu dùng, hoặc có thể mời họ ăn thử kèm theo phiếu thu thập ý kiến đóng góp của họ. Việc thu thập thông tin này chậm nhưng độ chính xác rất cao tạo khả năng cho sản phẩm có thể thâm nhập thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng được Hải Hà đặc biệt chú trọng. Trong những dịp lễ tết hoặc khi có sản phẩm mới tung ra thị trường, Hải Hà luôn có quảng cáo rầm rộ quy mô lớn trên phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế đôi khi sản phẩm mới chưa xuất hiện trên thị trường nhưng người tiêu dùng đã biết đến và đang háo hức chờ đón. Ngoài ra, để khuyến khích người tiêu dùng, Hải Hà đã tổ chức nhiều cuộc khuyến mãi như tặng áo phông tổ chức rút thăm trúng thưởng hay kèm quà tặng thú vị cho trẻ em khi mua sản phẩm của công ty .
Đối với các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, công ty luôn tạo điều kiện về trang thiết bị, phương tiện vận chuyển. Ngoài ra để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cao cấp, công ty đã thực hiện chính sách thưởng doanh thu, chiết khấu cho các đại lý ở mức hợp lý.
Việc tổ chức khâu tiêu thụ từ nghiên cứu thị trường đến tổ chức bán hàng cùng với việc triển khai bán hàng đã giúp cho Hải Hà ngày càng nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cao cấp và trở thành một đối thủ sừng sỏ nhất đối với công ty bánh keọ Hải Châu
2. HAIHA_KOTOBUKI
HAIHA_KOTOBUKI là một công ty liên doanh giữa một bên là Nhật Bản và một bên là phân xưởng bánh của Hải Hà.Với tổng số vốn 4 triệu USD(trong đó Việt Nam đóng góp 29% còn lại 71% là của Nhật), công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm cao cấp như bánh Layon,bánh Jingleben...
Cũng giống như bánh kẹo Hải Hà , HAIHA_KOTOBUKI đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và dự báo biến động của thị trường từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài. Sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng và mẫu mã ngày càng hấp dẫn thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Việc áp dụng chính sách ưu đãi đối với các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm là cơ sở thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm cao cấp của công ty. Đối với những sản phẩm có giá thành cao dễ hư hỏng công ty sẵn sàng nhận lại khi sản phẩm không tiêu thụ được.
chương II
Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cao cấp của công ty bánh kẹo hải châu
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo hải châu
1. Một số thông tin về công ty
Tên công ty: Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Tên giao dịch quốc tế: Hai Chau confectionary company.
Điện thoại: (84-4)8624826 - 8621664
Fax: (84-4) 862481520
Email: haichau@fpt.vn
Website: www.haichau.com.vn
Địa chỉ:15 phố Mạc Thị Bưởi- phường Vĩnh Tuy-quận Hai Bà Trưng-Hà Nội..
Giám đốc: Ông Phùng Thanh Bình.
Lĩnh vực hoạt động:
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, bột gia vị
Kinh doanh các sản phẩm đồ uống có cồn và không có cồn
Kinh doanh các sản phẩm bao bì xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư nguyên liệu của ngành thực phẩm
(theo giấy phép HĐKD số 100130 DNNN ban hành ngày 09/11/1994)
2. Quá trình thành lập và phát triển
2.1. Quá trình thành lập
Nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, Công ty bánh kẹo Hải Châu ,trước đây là nhà máy mỳ Hải Châu, nay trở thành một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu của Việt Nam. Với mạng lưới phân phối rộng khắp 61 tỉnh thành trong cả nước, qua gần 400 đại lý, các sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, bột canh Hải Châu là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam. Cái tên Hải Châu dường như đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng, chính vì thế liên tục nhiều năm liền Hải Châu được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhận được nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm.
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước của tổng công ty Mía đườngI - thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trụ sổ chính của công ty đặt tại phố Minh Khai- quận Hai Bà Trưng- thành phố Hà Nội.
Nhà máy Hải Châu được khởi đầu bằng sự kiện ngày 16-11-1964, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 305/QĐBT, tách Ban kiến thiết cơ bản ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai, thành lập Ban kiến thiết và Chuẩn bị sản xuất gia công bột mỳ do đồng chí Phạm văn Lư làm trưởng ban. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các chuyên gia từ hai tỉnh Thưọng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) , nhà máy mỳ Hải Châu đã được xây dựng và chính thức công nhận thành lập vào ngày 2-9 1965 lấy tên hai tỉnh bạn làm tên của nhà máy thể hiện tình hữu nghị Việt- Trung.
Nằm trên diện tích mặt bằng( tính cả phần mở rộng) là 55.000 m2, trong đó:
- Nhà xưởng : 30.000 m2
- Văn phòng : 3.000 m2
- Kho bãi : 5.000 m2
- Phục vụ công cộng : 17.000 m2.
Với một đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động trong kinh doanh, cùng với một tập thể lao động sáng tạo có tay nghề cao, sản phẩm của công ty ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
2.2. Các giai đoạn phát triển của công ty bánh kẹo Hải Châu
2.2.1. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975.
Ngay từ khi thành lập, công ty đã tuyển dụng được 116 công nhân cho phân xưởng mỳ, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Cũng trong tháng 3 năm 1965, Bộ cử 17 người cán bộ trung cấp K3 Nam Định sang Trung Quốc học quy trình công nghệ sản xuất mỳ, banh kẹo, thực phẩm
* Ngày 12-5 -1965 phân xưởng mỳ bước vào sản xuất thử, đúng ngày 19-5-1965 đã có sản phẩm mỳ ống, mỳ hoa, mỳ thanh, mỳ vàng xuất xưởng bán ra thị trường chào mừng ngày sinh nhật Bác. Năng lực sản xuất của phân xưởng mỳ sợi gồm 6 dây chuyền máy bán cơ giới, công suất 2,5- 3 tấn/ca, nhà máy cũng đầu tư thêm một dây máy sản xuât mỳ thanh( mỳ trắng) bán cơ giới, năng suất 1- 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5-1,7 tấn/ca, một thiết bị mỳ đùn áp lực sản xuất mỳ ống, mỳ hoa công suất 500-800 kg, sau nâng lên1 tấn/ca và 2 dây mỳ vàng công suất 1,2-1,5 tấn/ca rồi nâng lên 1,8 tấn/ca.
* Ngày 26-8 1965, phân xưởng kẹo cũng bắt đầu đi vào sản xuất thử, đúng vào ngày 2-9-1965, nhà máy đã có sản phẩm tung ra thị trường bán chào mừng ngày Quốc khánh. Với 2 dây chuyền bán cơ giới, công suất mỗi dây chuyền1,5 tấn/ca, sản phẩm chủ yếu của nhà máy là kẹo cứng, kẹo mềm.
* Năm 1967, nhà máy tiếp tục lắp đặt thiết bị bánh biscuit công suất 2,5 tấn/ca. Trong thời kỳ này, những sản phẩm bánh kẹo, lương khô của nhà máy đã có mặt khắp nơi, kể cả chiến trường.
* Năm 1972, Bộ điều động phân xưởng kẹo đang sơ tán ở ngõ Thống nhất, Đại La về nhà máy miến Hoàng Mai Hà Nội, thành lập nhà máy Hải Hà (nay là công ty bánh kẹo Hải Hà, thuộc Bộ công nghiệp).
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985.
Ngay sau ngày miền nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, hàng hoá lưu thông trên mọi miền, bánh kẹo từ thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Bến Tre. cũng theo đó tràn ngập thị trường miền Bắc, thêm vào đó là các sản phẩm bánh kẹo từ các nước lân cận cũng tràn qua biên giới ồ ạt vào nước ta. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nhà máy Hải Châu đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Bên ngoài thị trường thì hoạt động sôi nổi, nhưng các nhà máy vẫn nằm trong hàng rào bao cấp.
* Trước tình hình đó, năm 1976 Bộ điều nhà máy sữa đậu nành từ Mẵu Sơn- Lạng Sơn về thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng chính là: sữa đậu nành - công suất 2,4 đến 2,5 tấn/ngày và bột canh – công suất3,5 đến 4 tấn/ngày.
* Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm điều cho Hải Châu 4 dây máy mỳ ăn liền từ nhà máy mỳ Sam Hoa ( thành phố Hồ Chí Minh), thành lập phân xưởng mỳ ăn liền. Thời gian đầu chạy 2 dây máy, sau 1 dây máy công suất 2,5 tấn/ ca. Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết không đáp ứng được nên Bộ cho phép thanh lý 2 dây, còn lại 2 dây máy nhưng trong thực tế chỉ chạy 1 dây máy đến năm 1981 phải ngừng sản xuất vì không có bột mỳ .
* Năm 1979, Hải Châu sản xuất hồ DEXTRINC cho Bộ Y tế và sản xuất bột canh trên cơ sở các sản phẩm của đậu nành, trong đó chao đậu phụ một phần làm nguyên liệu bột canh, đến năm 1983 mới đi vào sản xuất đậu nành từ 13 tấn/năm lên 113 tấn/năm. Sau một thời gian, vì giá thành cao, hàng tồn kho, nhà máy phải ngừng sản xuất đậu nành còn bột canh vẫn duy trì cho đến nay.
* Năm 1982, do khó khăn về bột mỳ và Nhà nước bỏ chế độ độn mì sợi thay lương thực, nhà máy đã được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực. Để tận dụng mặt bằngvà lao động, nhà máy đã đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240 kg/ca. đây là sản phẩm đầu tiên có mặt ở miền Bắc.
2.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991.
Trong thời kỳ này, cũng như các doanh nghiệp khác khi bước đầu vào công cuộc đổi mới nền kinh tế, công ty bánh kẹo Hải Châu tưởng chừng như không thể vượt qua nổi bởi sản phẩm không đủ sức cạnh tranh: mẫu mã, bao bì nghèo nàn, đơn điệu, chậm cải tiến, công nghệ lạc hậu
* Năm 1989 - 1990 ,để tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày.
* Năm 1990 - 1991 công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan, nướng bánh bằng lò điện, công suất 2,5 đến 2,8 tấn/ca.
2.2.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay.
Công ty bánh kẹo Hải Châu đã trải qua những bước thăng trầm trong những năm đầu thập kỷ 90 với những thách thức to lớn. Đất nước đang trong thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường, sản phẩm bánh kẹo từ mọi miền tràn lan chiếm lĩnh thị trường. Hải Châu thực sự lâm vào bế tắc.
Đối mặt với hiện thực, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra quyết tâm tạo nên một bước nhảy để vượt qua vòng yếu kém và phá sản. Đó chính là giải pháp mạnh dạn vay vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, chuyển hướng ngoài việc sản xuất các mặt hàng truyền thống cần phải mở rộng sản xuất, phát triển thêm một số các mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
* Năm 1991, mở đầu cho thời kỳ đầu tư, công ty đã vay vốn để nhập dây chuyền bánh quy Đài Loan với công suất 2,12 tấn/ca. Tổng chi phí cho công cuộc đầu tư là 9 tỷ đồng .
* Năm 1993, công ty quyết định đầu tư thêm 9 tỷ đồng để nhập 1 dây chuyền thiết bị bánh kem xốp của CHLB Đức, công suất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất Việt Nam.
* Năm 1994, công ty mua trang bị máy bao gói Nam Triều Tiên ( số tiền là 500 triệu đồng) và dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm kem xốp, bánh bích quy, công suất 1 tấn/ca ( số tiền 3 tỷ 500triệu).
* Năm 1996, công ty đã liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất sôcôla nhằm mục đích xuất khẩu, số vốn góp là 200.000 USD. Cũng trong năm 1996, công ty đã nghiên cứu đưa công nghệ bột canh iôt vào sản xuất với sự tài trợ của chương trình Quốc gia PCRLI.
* Vào cuối năm 1996- đầu năm 1997, công ty nhập thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức với số tiền đầu tư lên đến 20 tỷ đồng.
- Công suất sản xuất kẹo cứng là 2,4 tấn/ca.
- Công suất sản xuất kẹo mềm là 3 tấn/ca.
* Năm 1998- 1999, công ty tiếp tục đầu tư một bước mới: di chuyển mặt bằng nâng công suất dây chuyền bánh bích quy Đài Loan từ 2,1 tấn/ca lên 3,2 tấn/ca. Đầu tư một dây chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất bánh quy ép và một số trang thiết bị mới cho phân xưởng bánh kem xốp, bột canh.
* Năm 2000, công ty đầu tư nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm dây chuyền thiết bị sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức từ 800kg/ca đến 1600 kg/ca.
* Năm 2001, Hải Châu đã xây dựng và triển khai đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla thanh và viên với công nghệ của Tây Âu công suất 400kg/ca.
* Năm 2002-2002, công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp Custard Cake của Tây Âu với tổng mức đầu tư về thiết bị và xây dựng khoảng 60 tỷ đồng (tổng giá trị thiết bị là 48 tỷ đồng, nhà xưởng, thiết bị phù trợ gần 7 tỷ đồng). Với công nghệ tiên tiến này, mỗi năm dây chuyền sẽ cho ra đời 2000 tấn sản phẩm, tương đương 375 kg/giờ.Hiện nay, việc xây dựng xí nghiệp sản xuất bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sản xuất thử, dự kiến sẽ có sản phẩm đưa ra thị trường vào tháng 4 năm 2003.
Trên đây là những giai đoạn phát triển của công ty, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, công ty bánh kẹo Hải Châu vẫn đứng vững và ngày càng củng cố vị trí của mình trên thương trường.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm cao cấp của công ty bánh kẹo hải châu
1. Đặc điểm về sản phẩm.
Hải Châu là doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm nên sản phẩm có những đặc điểm khác biệt so với những hàng hoá khác. Trước hết, đây không phải là hàng hoá thiết yếu, lại là sản phẩm có tính thời vụ rõ nét nên công tác tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi tính linh hoạt cao. Hiện nay, công ty có bán khoảng 100 mặt hàng thuộc khoảng 30 chủng loại trong đó mặt hàng cao cấp của công ty là các loại bánh kem xốp, bấnh Biscuit, bánh Petit, bánh opera, kẹo Caramen, kẹo cứng cao cấp, sôcôla thanh và viên. Đây là những sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ đắt tiền lại dễ phân huỷ nên đòi hỏi chế độ bảo quản cao. Mặt khác, sản phẩm của công ty lại phục vụ nhu cầu ăn uống, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng vì thế đòi hỏi độ an toàn cao cho người sử dụng. Chính vì vậy, quá trình chế biến, vận chuyển đòi hỏi phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, để nâng cao khả năng tiêu thụ thì không thể chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm mà sự lựa chọn của người tiêu dùng còn phụ thuộc rất nhiều vào mẫu mã, bao bì sản phẩm. Ngày nay, bao bì không những có tác dụng bảo quản hàng hoá mà còn là phương tiện truyền đạt thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp một cách hữu hiệu. Đặc biệt đối với sản phẩm cao cấp, những mặt hàng đa số được tiêu dùng trong dịp lễ tết, đi biếu thì yêu cầu về hình thức là tương đối cao. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty phải không ngừng cải tiến, thay đổi mẫu mã bao bì cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
2. Đặc điểm về thị trường.
Để phân tích rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm cao cấp của công ty bánh kẹo Hải Châu, chúng ta cần phải phân loại thị trường theo các tiêu thức khác nhau.
2.1. Phân tích thị trường theo tiêu thức địa lý.
Để đưa sản phẩm cao cấp tiêu thụ trên mọi miền đất nước, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức mạng lưới phân phối dải đều cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, thị trường miền Bắc vẫn là thị trường trọng điểm của công ty, sự tham gia của 2 miền Trung và Nam vẫn tồn tại ở mức còn hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì miền Bắc có mùa lạnh, mùa tiêu thụ bánh kẹo cao nhất trong năm.
Bảng1. Khối lượng sản phẩm cao cấp tiêu thụ theo khu vực địa lý
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
M. Bắc
742
70
825
75
788,4
73
814
74
833
70
M. Trung
106
10
1332
12
140,4
13
154
14
178,5
15
M. Nam
212
20
143
13
151,2
14
1332
12
178,5
15
Tổng
1060
100
1100
100
1080
100
1100
100
1190
100
(Nguồn : Phòng Kế hoạch- vật tư công ty bánh kẹo Hải Châu)
Đối với riêng sản phẩm cao cấp, thị trường tiêu thụ chính vẫn là khu vực thành thị, các khu trung tâm và chủ yếu là các thành phố lớn.
Theo số liệu năm 2002, tình hình tiêu thụ sản phẩm cao cấp của công ty chia theo khu vực thành thị và nông thôn như sau:
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ kẹo cao cấp theo khu vực thành thị và nông thôn
Kẹo caramen
Kẹo cứng cao cấp
Sôcôla
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Thành thị
95
65,51
80
62,01
5
83,33
Nông thôn
50
34,49
49
37,99
1
16,67
Tổng
145
129
6
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ bánh cao cấp theo khu vực thành thị và nông thôn
Bánh Opera
Bánh Petit
Bánh kem xốp
Bánh Biscuit
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Thành thị
150
71,42
90
66,67
350
81,39
85
62,96
Nông thôn
60
28,58
45
33,33
80
18,61
50
37,04
Tổng
210
135
430
135
(Nguồn: phòng Kế hoạch -vật tư công ty bánh kẹo Hải Châu)
2.2. Phân tích thị trường theo thu nhập của người tiêu dùng .
Vì sản phẩm cao cấp là những sản phẩm được tiêu dùng trong những trường hợp đặc biệt như dịp lễ, hội nghị, quà biếu... nên đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những người có thu nhập cao. Vì vậy, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cao cấp đòi hỏi công ty phải phân đoạn thị trường, trên cơ sở đó lựa chọn đoạn thị trường phù hợp.
Dưới đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm cao cấp chia theo thu nhập:
Bảng 4 : Khối lượng sản phẩm cao cấp tiêu thụ theo thu nhập
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Cao
954
90%
935
85%
842,4
78%
770
70%
821,1
69%
TB
84,8
8%
132
12%
162
15%
231
21%
249,9
21%
Thấp
21,2
2%
33
3%
75,6
7%
99
9%
119
10%
Tổng
1060
100%
1100
100%
1080
100%
1100
100%
1190
100%
( Nguồn: Phòng Kế hoạch- vật tư công ty bánh kẹo Hải Châu)
3. Đặc điểm về cạnh tranh
Vì bánh kẹo là sản phẩm đòi hỏi công nghệ không quá phức tạp nên hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Trên thị trường khắp cả nước, nơi đâu cũng xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là trên thị trường miền Bắc, thị trường truyền thống của công ty, hiện nay có đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà. Mặc dù ra đời sau nhưng công ty bánh kẹo Hải Hà luôn luôn dẫn đầu thị phần bởi tính chủ động trong kinh doanh. Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân trong đó phải kể đến công ty trách nhiệm hữu hạn Kinh Đô - một doanh nghiệp mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng miền Bắc. Các đối thủ cạnh tranh của công ty thường tổ chức những đợt quảng cáo có quy mô lớn, nhất là khi có sản phẩm mới tung ra thị trường nên ngay từ khi mới thâm nhập, sản phẩm của họ đã được người tiêu dùng biết đến. Ngoài ra, trên thị trường còn có các đối thủ cạnh tranh như công ty bánh kẹo Biên Hoà, công ty bánh kẹo Tràng An...đều là những công ty có tên tuổi.
4. Đặc điểm về bộ máy tổ chức công ty
Hệ thống quản trị của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng, tức là một bộ phận cấp dưói có thể nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp của mình, đồng thời cũng phải có trách nhiệm với các cấp trong phạm vi chức năng hoạt động của mình. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có thể được mô tả như sau:
Sơ đồ1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty bánh kẹo Hải Châu
Giám đốc
PGĐ
K.Doanh ĐDoanh
KT
Trưởng
PGĐ
K. Thuật
P.
KHVT
P.
H.Chính
P.
Tài vụ
P.
Kỹ
Thuật
P.
Tổ
Chức
Ban XDCB
P.
B.vệ
PX
Bánh
I
PX
Bánh
II
PX
Bánh
III
PX
B.
Canh
PX
Kẹo
PXCơ
Điện
PX
B.
Mềm
Đứng đầu là giám đốc, sau giám đốc có phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kế toán trưởng. Tiếp theo là các phòng ban, rồi đến các phân xưởng.
Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau
4.1. Ban giám đốc
4.1.1. Giám đốc
Giám đốc là người có chức năng quản lý mọi mặt hoạt động của công ty, bao gồm:
- Công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương.
- Công tác tiêu thụ, kế hoạch, vật tư.
- Công tác thống kê, tài chính, kế toán.
- Quản lý tến độ kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản.
4.1.2.Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động:
- Công tác kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm.
- Công tác hành chính quản trị và bảo vệ.
4.1.3. Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kỹ thuật là người có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về những lĩnh vực sau:
- Công tác kỹ thuật sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề công nhân, công tác bảo hộ lao động.
- Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng.
4.2. Các phòng ban
4.2.1. Phòng tổ chức
Phòng tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các mặt sau:
- Công tác tổ chức cán bộ, tiền lương.
- Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị
- Tổ chức, tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Giải quyết các chế độ, chính sách, bảo hộ lao động.
4.2.2. Phòng kỹ thuật
Là bộ phận có chức năng tham mưu cho giám đốc về:
- Công tác tiến bộ kỹ thuật
- Quản lý quy trình công nghệ.
- Nghiên cứu các mặt hàng mới, bao bì, mẫu mã, tiết kế sản phẩm mới.
- Quản lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị.
- Soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật.
- Giải quyết các sự cố máy móc, thiết bị.
- Tham gia đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn lao động.
4.2.3. Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế toán tài vụ là bộ phận có chức năng tham mưu cho giám đốc về:
- Công tác ghi chép, theo dõi sổ sách kế toán
- Theo dõi tình hình tài chính, luân chuyển tiền tệ của công ty.
4.2.4. Phòng Kế hoạch - vật tư
Đây là bộ phận có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực:
- Các kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch tác nghiệp.
- Cung ứng vật tư đảm bảo cho sản xuất được diễn ra một các thường xuyên, liên tục.
- Nghiên cứu thị trường, thúc đẩy bán hàng.
4.2.5. Phòng hành chính
Là bộ phận có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về :
- Công tác hành chính quản trị .
- Công tác y tế, sức khỏe, nhà trẻ mẫu giáo.
4.2.6. Phòng bảo vệ
Phòng bảo vệ có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác bảo vệ, tự vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4.2.7. Ban kiến thiết cơ bản
Đây là bộ phận có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhỏ trong công ty.
4.3. Các phân xưởng sản xuất
Nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất là:
- Quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý công nhân.
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp, ghi chép các số liệu ban đầu.
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Trong mỗi một phân xưởng có 1 quản đốc và 1 nhân viên thống kê quản lý vật tư, tính lương cho công nhân phân xưởng mình
Công ty chỉ có duy nhất 1 phân xưởng sản xuất phù trợ là phân xưởng cơ điện phụ trách việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất. Có thể thấy, tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng tuy không phải là mô hình lý tưởng nhưng nó phù hợp với đặc điểm của công ty.
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi công ty phải tổ chức tốt công tác hậu cần kinh doanh, trong đó phải kể đến việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Gần đây, do nguồn cung ứng vật tư trong nước còn hạn chế nên công ty chủ yếu phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, vì thế chi phí vận chuyển đã đẩy giá thành lên rất cao.
Những nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm cao cấp của công ty bao gồm:
* Bột mỳ:
Đây là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại bánh, nó được nhập chủ yếu từ Pháp, ấn Độ, Trung Quốc thông qua công ty TM Bảo Phước, công ty nông sản An Giang, công ty lương thực Thăng Long hoặc qua phòng xuất nhập khẩu của tổng công ty Mía đườngI.
* Đường kính:
Đây là nguyên liệu chính để sản xuất kẹo, đối với Việt Nam, nguyên liệu này rất dồi dào nên công ty đã tận dụng mua ở trong nước mà nhà cung cấp chính là nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi.
* Dầu ăn :
Sản phẩm của công ty chủ yếu dùng dầu Margarin và dầu Shoterring( chuyên sản xuất bánh cao cấp). Dầu ăn được công ty nhập khẩu chủ yếu từ cơ sở dầu ăn Tân Bình( TP. HCM), riêng dầu ăn Margarin được nhập từ Malaixia qua Vinamex.
* Hương liệu:
Hưong liệu là thành phần không thể thiếu được trong quá trình sản xuất bánh kẹo, nó quyết định hương vị của sản phẩm. Nguyên liệu này được công ty nhập từ Pháp.
* Muối và bột ngọt:
Đây là nguyên liệu chính để sản xuất bột canh, một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình của người Việt Nam. Nhà cung cấp thường xuyên cho Hải Châu là công ty Vedan.
* Phẩm màu: có tác dụng tạo màu sắc cho sản phẩm, thường được nhập từ Pháp, Thuỵ Sỹ.
* Bao bì:
Trong thời đại ngày nay, bao bì không những có tác dụng bảo quản sản phẩm mà còn có chức năng giới thiệu, quảng cáo, hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, công ty đã rất chú trọng trong việc cải tiến mẫu mã, bao bì. Nhà cung cấp chính cho công ty là công ty bao bì xuất khẩu Phú Thượng, công ty cổ phần bao bì Lam Sơn , ngoài ra còn nhập từ Nhật, Singapo.
* Nha : là một thành phần không thể thiếu để tạo nên độ dẻo của kẹo, nguyên liệu này công ty thường mua tại Cát Quế – Dương Liễu
* Bơ : đây là nguyên liệu chính dùng để sản xuất bánh kem xốp, bánh kẹp kem. Nhưng hiện nay, nguyên liệu này ở trong nước còn hạn chế nên công ty thường nhập từ úc, Hà Lan, ý.
6. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các nguồn lực đều trở thành vô nghĩa nếu thiếu vắng con người. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải có những chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần, đảm bảo công bằng đối với người lao động. Nhận thức được vấn đề này, Hải Châu luôn luôn lấy lợi ích của người lao động làm cơ sở cho phương châm hành động.
Với ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, đa số công nhân trong công ty là nữ. Để tạo điều kiện cho chị em có thể yên tâm tham gia tích cực vào công tác, công ty đã bố trí nhà trẻ mẫu giáo dành riêng cho con em cán bộ công nhân viên. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty còn quan tâm đến sức khoẻ của người lao động như : tổ chức ăn bồi dưỡng ca đêm, hàng năm còn tổ chức khám sức khỏe, cho công nhân đi nghỉ mát. Bên cạnh đó, hàng năm công ty đều tổ chức đào tạo nâng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9469.doc