MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I 2
1.1 Thông tin chung về công ty. 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2.1 Giai đoạn 1969-1972 3
1.2.2 Giai đoạn 1973-1978 3
1.2.3 Giai đoạn 1979-1987 3
1.2.4 Giai đoạn 1988-1993 3
1.2.5 Giai đoạn 1993-1998 3
1.2.6 Giai đoạn 1998-2005 4
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. 4
1.3.1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. 4
1.3.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: 6
1.3.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 6
1.3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý. 6
1.3.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 8
1.3.4. Đặc điểm dây truyền công nghệ xây lắp của Công ty 10
1.3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất thi công xây lắp 10
1.3.6. Đặc điểm về lao động tiền lương 11
1.3.7. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 12
1.3.8 Đặc điểm thị trường kinh doanh, khách hàng 14
PHẦN II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY XÂY LẮP THƯƠNG MẠI I 16
2.1 Sơ lược về quy trình đấu thầu 16
2.1.1 Tầm quan trọng của đấu thầu trong xây dựng cơ bản 16
2.1.2 Quy trình tổ chức đấu thầu và dự thầu 17
2.2 Tình hình tham gia đấu thầu của Công ty xây lắp thương mại I 18
2.2.1. Thành tích đạt được 18
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của công ty 25
2.3.1 Năng lực xe máy thi công 25
2.3.2. Tình hình tài chính của công ty 27
2.3.3. Tình hình lao động 31
2.4 Đánh giá chung về khả năng trúng thầu của Công ty 32
2.4.1 Ưu điểm 32
2.4.2 Những tồn tại 33
PHẦN III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 35
3.1 Đầu tư cho máy móc thiết bị 35
3.1.1 Cơ sở của giải pháp 35
3.1.2 Phương thức thực hiện 35
3.1.3 Điều kiện áp dụng 37
3.2 Hoàn thiện công tác xác định giá dự thầu 37
3.2.1 Cơ sở của giải pháp 37
3.2.2 Phương thức thực hiện 38
3.2.3 Điều kiện áp dụng 40
3.3 Tăng cường quản lí, nâng cao chất lượng công trình 41
3.3.1 Cơ sở lí luận 41
3.3.2 Cơ sở thực tiễn 41
3.3.3 Phương thức thực hiện 42
3.3.4 Công ty cần có các điều kiện sau để thực hiện có hiệu quả giải pháp 44
3.4 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 44
3.4.1 Cơ sở lí luận 44
3.4.2 Cơ sở thực tiễn 45
3.4.3 Phương thức thực hiện 45
3.4.4 Hiệu quả của giải pháp 46
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng khả năng thắng thầu tại Công ty xây lắp thương mại I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều dự án tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động. Mặt khác, chúng ta phải nói đến sự năng động trong đội ngũ quản lý của công ty trong việc tìm kiếm thị trường và đảm bảo chất lượng với sản phẩm của mình cho nên đã tạo được chữ tín với khách hang, tạo ra nhiều cơ hội để cho khách hàng lựa chọn và tin dừng sản phẩm cũng như các dịch vụ của Công ty nhằm mục đích tăng giá trị doanh thu của Công ty.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh thì tổng lợi nhuận công ty cũng tăng khá nhanh, đây là một cố gắng lớn của Công ty nhằm tăng lợi nhuận, nhưng phải nói rằng mặc dù doanh thu ở mức khá cao nhưng lợi nhuận là tương đối thấp so với doanh nghiệp xây lắp khác. Qua bảng phân tích ta thấy giá vốn hàng bán ở 5 năm phân tích trên chiếm gần hết tổng doanh thu, doanh thu cao thì giá vốn bán hàng lại tăng. Năm 2002, tuy doanh thu có giảm 6% so với năm 2001 nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 7% chính vì vậy làm cho lợi nhuận gộp vẫn tăng so với năm 2001. Đến năm 2003 lợi nhuận gộp cũng tăng so với giá vốn hang bán. Qua phân tích ở trên, giá vốn hàng bán vẫn tăng, chính vì vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số giá vốn hàng bán tăng là do tính chất của nghề xây lắp nhưng phải nói đến sự quản lý kinh tế của công ty đó là vấn đề giảm chi phí đặc biệt là chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp đây chính là những cản trở lớn nhất để tăng lợi nhuận cho nên ban quản lý lãnh đạo công ty cần cơ cấu lại bộ máy quản lý và có biện pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổng doanh thu năm 2002 thấp nhưng lãi ròng cao nhất so với 4 năm còn lại. Năm 2003 tuy giảm so với năm 2002 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2001. Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 đã tăng so với năm 2000, 2001 và 2003 xong vẫn thấp hơn năm 2002 là 6.7%. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn quá chậm và chưa đều, điều này chứng tỏ lợi nhuận thu được không tuơng xứng với doanh thu, công ty phải có biện pháp để lợi nhuận gần bằng với doanh thu tức là tiết kiệm các khoản làm cho lợi nhuận giảm. Nếu làm được điều này thì tỷ suất lợi nhuận công ty sẽ cao, bởi để tăng lãi ròng công ty phải chú trọng đến nhiều yếu tố.
Biểu đồ giá trị sản lượng qua các năm: đơn vị: triệu đồng
Năm
Giá trị sản lượng
1995
60.0
1996
75.2
1997
82.3
1998
90.7
1999
120.5
2000
160.4
2001
230.0
2002
255.5
2003
275.2
2004
270.9
2005
280.7
Nhận xét:
Biểu đồ phản ảnh cụ thể mức giá trị sản lượng qua các năm, có thể dễ nhận thấy một điều là giá trị sản lượng của Công ty tăng theo chu kì rõ rệt, tuy nhiên thì trong mỗi giai đoạn lại có sự không ổn định ví dụ như năm 2004 giảm so với năm 2003, tuy nhiên thì không đáng ngại lắm do năm 2005 giá trị sản lượng lại đi vào xu thế tăng vượt mức năm 2003.
Xem xét cụ thể hoá giá trị sản xuất xây dựng (đây là lĩnh vực chính của Công ty) ta có bảng kết quả năm 2005, là năm gần nhất trở lại đây.
BẢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY DỰNG 2005
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
CÁC CÔNG TRÌNH
a
b
A
TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, KINH DOANH NGHÀNH XÂY DỰNG
102877
B
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, XÂY LẮP THEO CÔNG TRÌNH:
Trong đó :
9655
I
CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
600
1
Các công trình nhà dân ở TP Hồ Chí Minh
43
2
Cải tào nhà số 5 đường Chùa một cột
6736
3
Xây nhà chung C- Dự án 302 Dịch Vọng, Cầu Giấy
630
4
CT biệt thự 18 Lê Phụng Hiểu
100
5
Biệt thự cao cấp An Khánh
46
6
CT nhà số 48-50 Nguyễn Thái Học
490
II
CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ KHO
490
1
CT nhà xưởng
III
CÁC CÔNG TRÌNH NHÀ CỬA KHÁC
29474
1
Sửa chữa văn phòng hải quan TPHCM
1800
2
Trung tâm xúc tiến thương mại Nghệ An
2450
3
Khu công nghiệp bãi tắm Bình Minh
1300
4
Trạm phát lại truyền hình ba sao Hà Nam
383
5
Bến xe trung tâm Hà Nam
150
6
Bể bơi Nhà văn hoá thiếu nhi Nam Định
90
7
Sân vườn cây cảnh Học viện HCQG Hà Nội
250
8
Cải tạo phòng khách nhà A4 HVCTQG, Hà Nội
61
9
Nhà ăn HVCTQG Hồ Chí Minh
400
10
Cải tạo công ty cổ phần Tràng Tiền, Hà Nội
350
11
Trụ sở LĐTB-XH Bắc Kạn
2225
12
Trung tâm đào tào Đà Lạt
4000
13
Nhà hội trường công ty ĐTPT chè
525
14
Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
2038
15
Công ty bao bì xi măng Bút Sơn
128
16
Công ty mở rộng mạng ngoại vi Bà Quẹo TPHCM
1000
17
Công trình 678 Bộ quốc phòng
6487
18
Công ty xây dựng khu nhà liên kế Q9-TPHCM
3607
19
Công ty lương thực Hà Nam Ninh
500
20
Sở y tế Nam Định
100
21
Hạt 1+4 Lạng Sơn
1500
22
Trung tâm y tế Nghĩa Hưng
72
23
Công ty số 6 Hàng Bún
8
24
Cục dự trữ quốc gia
50
IV
CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG
63258
1
Cầu con ngựa –TPHCM
600
2
Khu nuôi trồng thuỷ sản Diễn Châu, Nghệ An
2550
3
Đường N1, Nam Định
740
4
Trường Nguyễn Phúc, Nam Định
640
5
Trường mầm non Văn Miếu, Nam Định
100
6
Trường dạy nghề tỉnh Lạng Sơn
1795
7
Công ty “cụm trường học” huyện Văn Lãng, Lạng Sơn
2958
8
Hạ tầng kỹ thuật cum công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì(trong hàng rào)
10000
9
Hàng rào HVCTQG
27
10
Trường tiểu học Nam Mẫu, Ba Bể, Bắc Kạn
1670
11
Cầu đồng Khoen Trà Vinh
300
12
Trường tiểu học Đông Ngạc A- Từ Liêm
5140
13
Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì(ngoài hàng rào)
29000
14
Công ty Kè Hàng Rào
291
15
Trường học huyện Cao Lộc, Lạng Sơn
1770
16
Bệnh viện Thống Nhất-TP HCM
300
17
Công trình trụ sở sử lý rác CTMTĐM TP HCM
1200
18
Công ty ESTEC VINA
108
19
Hàng rào đường Trưng Trắc, công trình triểm lãm Thái Bình
220
20
CT cầu Ngỏ và đường GTNT, An Sơn-Bình Dương
400
21
Các CT trường học TP HCM
500
22
Cụm công nghiệp công ty cổ phần Thành phố Đẹp
500
23
CT văn phongf BQL, Thanh Trì, Hà Nội
1800
24
Cải tạo tường rào khu nhà A9
159
25
Đường tiền phong ở Hải Dương
460
Như vậy có thể thấy rằng trong tổng giá trị sản xuất, xây lắp theo công trình thì loại hình công trình Cơ sở hạ tầng là có giá trị lớn hơn cả: Đạt 63258 triệu đồng, gấp hơn 2 lần giá trị xây lắp của các công trình nhà cửa khác ( 29474 triệu đồng) và gấp hơn 6 lần giá trị xây lắp các công trình nhà ở (9655 triệu đồng). Đây cũng là thế mạnh của Công ty khi tham gia đấu thầu các công trình cơ sở hạ tầng do công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
với bề dày kinh nghiêm trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, Công ty đã hoàn thành và đang tiến hành một số công trình khá tiêu biểu thể hiện ở bảng dưới đây:
Danh sách những công trình xây lắp trong 5 năm lại đây: Phụ lục 1
Một điều dễ nhận thấy là những công trình do Công ty xây dựng chủ yếu đạt loại khá và tốt, những công trình này có tính chất và đặc điểm khác nhau phục vụ mục đích riêng biệt và nằm ở hầu hết các địa phương chủ yếu thuộc địa bàn miền Bắc. Đây là đặc điêm nổi bật của ngành xây dựng, điều này cũng mang lại nhiều thuận lợi song khó khăn thì cũng không ít chút nào, đặc biệt là đối với việc quản lí tập trung từ công ty. Tuy nhiên thì hoạt động hiệu quả trên một địa bàn rộng với thị trường lớn cũng là mục đích của nhiều Doanh nghiệp.
Kết quả đấu thầu của công ty
Thực trạng khả năng thắng thầu của Công ty thể hiện dưới bảng sau:
Năm
Công trình dự thầu
Giá trị trung bình (trđ/ctr)
Công trình trúng thầu
Giá trị trung bình (trđ/ctr)
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
2003
100
101909
1019
59
59654
1011
2004
112
176482
1575
68
94400
1388
2005
120
199112
1659
73
102877
1409
Từ đây ta tổng hợp được tỉ lệ thắng thầu của công ty (hiệu quả dự thầu) theo bảng sau:
Năm
Tỉ lệ thắng thầu
Theo số lượng
Theo giá trị
2003
50%
58%
2004
60,7%
53%
2005
60,8%
51%
Nhận xét:
Theo như số liệu thống kê thì kết quả đấu thầu của Công ty tăng dần theo các năm.
Thứ nhất: về số lượng, lượng công trình dự thầu và lượng công trình trúng thầu đều tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả trong đấu thầu điều này ảnh hưởng dây chuyền tới các yếu tố khác như: yếu tố lao động và các yếu tố góp phần nâng cao vị thế của Công ty.
Thứ hai: về giá trị, thoáng nhìn chúng ta thấy tỷ lệ thắng thầu có vẻ giảm, điều này có thể giải thích là do Công ty trúng những gói thầu có giá trị nhỏ trong khi tham gia tranh thầu nhiều gói thầu có giá trị lớn. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là: giá trị trung bình trên một công trình trúng thầu đều tăng kể từ năm 2003-2005. Công ty cần phát huy hơn nữa tiềm lực để không chỉ có được sự tăng trưởng về số lượng công trình trúng thầu mà còn cả về giá trị của những công trình đó.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của công ty
2.3.1 Năng lực xe máy thi công
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực của phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành. Ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngành truyền thống hao tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng…Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lí tiết kiệm nguyên vật liệu…nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năng lực xe máy thi công của Công ty ảnh hưởng lớn tới khả năng thắng thầu khi tham gia đấu thầu. số lượng và chất lượng của máy móc, thiết bị phản ánh trình độ công nghệ của mỗi Doanh nghiệp, cùng với yếu tố quản lý nó cho phép Doanh nghiệp tạo ra những công trình vừa đảm bảo về tiến độ, chất lượng cũng như chi phí thấp nhất.
Công ty xây lắp thương mại I với kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhiều năm, đã trang bị cho mình một lượng máy móc thiết bị khá phong phú và đa dạng với chất lượng khác nhau thể hiện ở bảng sau:
Phụ lục 2
Nhận xét:
Qua bảng phụ lục ta có thể hình dung ra năng lực công nghệ của Công ty với những mảng công nghệ tương đối rõ nét.
Về công nghệ sản xuất, Công ty hiện đang sở hữu những thiết bị như: Lò nung, máy nghiền, máy sấy, máy khoan xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật và Rumani, với giá trị còn lại hầu hết trên 80%.
Về công nghệ thiết bị máy như các loại máy ủi thuỷ lực, máy xúc thuỷ lực, xe lu và máy đầm cũng với giá trị còn lại tương đối lớn (ít nhất 85%) Công ty đầu tư mua sắm từ nhiều nước chủ yếu là Nhật, Hàn Quôc…
Thiết bị vận chuyển và nâng hang bao gồm xe tải Huyndai, Samsung, Cần cẩu, Ôtô, máy vận thăng các loại, xe xích nâng hang với giá trị còn lại từ 85% - 95% . Với các loại thiết bị vận chuyển này Công ty tận dụng cả những công nghệ do Việt Nam sản xuất nhằm giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Đặc biệt quan trọng, Công ty sở hữu một lượng lớn các loại máy móc thiết bị thi công hiện đại như: Máy đóng cọc Diezen, máy khoan cọc nhồi, máy ép cọc, máy trộn bê tong, máy trộn vữa cưỡng bức và nhiều loại máy khác đến từ nhiều quốc gia, đã và đang mang lại phần nào lợi thế cho Công ty trong việc đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ công trình khi tham gia tranh thầu.
Với sự đa dạng về chủng loại về máy móc thiết bị đặc trưng theo từng công việc thực hiện như: dây chuyền sản xuất, máy khai thác đa, thiết bị và máy làm đất…được đầu tư mua sắm từ những nước có uy tín trong lĩnh vực máy công nghiệp như: Nhật, Rumani, Hàn Quốc, Trung Quốc…và phần lớn vẫn đang vận hành và sử dụng trong các công trình mà doanh nghiệp đang thi công với giá trị còn lại tương đối lớn từ 80-100%. Đây là một lợi thế lớn của công ty khi tham gia tranh thầu.
2.3.2. Tình hình tài chính của công ty
Đánh giá mặt tài chính với công ty có tầm quan trọng đặc biệt và nhằm nhiều mục tiêu:
- Xem xét mức độ hiệu quả trong hoạt động của công ty và xác định nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả, góp phần cùng công ty có biện pháp xử lý kịp thời những tình huống khó khăn về tài chính. Đây cũng là một yêu cầu đối với doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Thu thập thông tin về tài chính xác định chính xác hơn thị giá của thị
trường trong hoạt động đầu tư tài chính và định hướng phát triển của công ty trong tương lai.
- Trên cơ sở đánh giá tài chính của doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác, quyết định các chính sách phát triển của Công ty như chính sách huy động vốn, chính sách cơ cấu tài chính, chính sách phân phối thu nhập của doanh nghiệp.
a. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Các chỉ tiêu tài chính của Công ty ta tính dựa trên những số liệu từ bảng cân đối kế toán ngay 31 tháng 12 năm 2004, đây là số liệu mang tính cập nhật nhất được Phòng tài chính kế toán cung cấp:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/2004 ĐV:TRIỆU ĐỒNG
Chỉ tiêu
Giá trị
Tài sản
A.Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn
94.406
I. Tiền mặt
2.476
II. Phải thu
39.395
III.Tồn kho
49.780
IV.Tài sản lưu động khác
2.954
B. Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn
14.246
I. Tài sản cố định
13.521
II.Chi phí xây dựng dở dang
705
Tổng tài sản
108.852
Vốn
A.Nợ phải trả
103.013
I .Nợ ngắn hạn
95.759
II. Nợ dài hạn
6.005
III. Nợ khác
1.249
B. Vốn chủ sở hữu
5.839
I . Vốn quỹ
5.788
II. Nguồn vốn kinh doanh khác
50
Tổng cộng
108.870
Nguồn phòng tài chính kế toán
Bảng một số chỉ tiêu tài chính: đơn vị triêu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
Tổng doanh thu
212786
Doanh thu thuần
212635
Giá vốn hang bán
198742
Tổng vốn
108870
phải thu
39395
Tài sản lưu động và và đầu tư ngắn hạn
94606
nợ ngắn hạn
95759
tồn kho
49780
lợi nhuận sau thuế
196
Từ số liệu trên ta tính toán các chỉ tiêu tài chính:
* Lợi nhuận trên vốn(danh lợi vốn hay còn gọi là khả năng sinh lời của vốn đầu tư ROI)
Lv=L/V
L : là lợi nhuận hàng năm
V : là tổng số vốn của doanh nghiệp
Lv=169/108870=1,5*10-3
Khả năng sinh lời của vốn đầu tư của Công ty tương đối thấp. Cứ một đồng vốn đầu tư thì Công ty thu được 10-3 đồng lợi nhuận.
* Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Ld=L/D
D: là doanh thu hàng năm
Ld=169/212786=9,2*10-4
Tỷ lệ Lợi nhuận trên doanh thu cũng tương đối thấp, một đồng doanh thu thu được thì chỉ có 9,2*10-4 đồng lợi nhuận.
* Số vòng luân chuyển của khoản phải thu
Vd=D/Vt
Vt : là khoản phải thu
Vd= 212786/39395 = 0,54
* Vòng luân chuyển vốn
Vv = D/V = 212786/108870 =1,9 vòng
Số vòng luân chuyển lớn, điều này có thể giải thích là do vốn đầu tư cho công trình lớn, trong khi đó thời gian hoàn thành lại kéo dài.
* Hệ số thanh toán chung = tài sản lưu động / tổng nợ ngắn hạn
= 94606 / 95759 = 0,987
Hệ số này phải lớn hơn 2 thì mới đạt yêu cầu
* Khả năng thanh toán nhanh = ( tổng tài sản lưu động - tồn kho ) / tổng nợ ngắn hạn
= (94606 – 49780 ) / 95795 = 0,467
Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty đều không đạt yêu cầu, thực ra điều này không khó giải thích do đặc thù kinh doanh trong nghành xây dựng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian thi công lai dài, do vậy thời gian thu hồi vốn cũng dài, điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty trong ngắn hạn.
Các chỉ tiêu tài chính của Công ty nhìn chung ở mức độ trung bình và không đạt tiêu chuẩn. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thắng thầu của Công ty khi tham gia tranh thầu bất kì công trình nào. Không những vậy Công ty còn luôn phải đối mặt với những rủi ro về nợ, thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh do vòng quay vốn quá chậm. Công ty cần có những chính sách tài chính để khắc phục tình trạng này, phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng và huy động vốn.
2.3.3. Tình hình lao động
Con người xét theo khía cạnh nhân tố rộng nhất, cách mạng nhất của quá trình sản xuất luôn là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động quản trị. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhằm vào các mục tiêu sau :
Mục tiêu kinh tế : phải sử dụng có hiệu quả nhất sức lao động nhằm tăng năng suất lao động. Tạo điều kiện tăng thu nhập cho doanh nghiệp, phải thoả mãn trang trải chi phí, tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động.
Mục tiêu xã hội : tạo công ăn việc làm, giáo dục, động viên người lao động phát triển văn hoá, nghề nghiệp, phải phù hợp với tiến bộ xã hội làm trong sạch môi trường xã hội.
Để thấy được thực trạng tình hình sử dụng lao động tại Công ty ta phân tích bảng cơ cấu lao động thể hiện dưới đây:
Danh sách cán bộ quản lí chuyên môn của Công ty thể hiện ở bảng sau:
Tính chất lao động
năm
2003
2004
2005
Trình độ
số lượng (người)
Tỉ lệ
(%)
số lượng
(người)
tỉ lệ
(%)
số lượng
(người)
tỉ lệ
Kỹ sư
đại học
26
13
32
14
34
13
Trung cấp kĩ thuật
Trung cấp
40
20
45
19
55
21
Thợ lành nghề
Phổ thông
130
67
149
67
172
66
Nguồn: Phòng Hành chính - kế hoạch
Nhận xét:
Nhìn chung số lượng lao động tăng qua từng năm, tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu thì một điều dễ nhận thấy đó là số thợ từ năm 2003 tới năm 2005 tỉ lệ giảm dần tuy rằng không đáng kể. Trong khi đó lao động quản lí chiếm tỉ lệ không đổi. Chỉ có số lượng lao động trung cấp kĩ thuật là tăng. Có lẽ đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng kém hiệu quả trong những công trình dự thầu gần đây. Việc sử dụng lao động còn chưa hợp lí, thể hiện ở sự tăng trưởng mất cân đối giữa cơ cấu các loại hình lao động.
Bên cạnh đó thì chất lượng lao động cũng là vấn đề cần bàn bạc. Trong khi lao động quản lí chiếm một phần trăm không nhỏ thì chính ở bộ phận này lại có vấn đề về năng lực chuyên môn. Nguyên nhân là do còn tồn tại chế độ tuyển dụng lao động chưa minh bạch, một bộ phận nhỏ nhân viên mặc dù năng lực kém vẫn giữ những chức vụ vượt giới hạn. Đây là lí do tại sao những hoạt động của Công ty không hiệu quả, ảnh hưởng xấu tới kết quả dự thầu của Công ty. Mặt khác thì năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên nói chung cũng cần được quan tâm bồi dưỡng.
Với một số lượng ổn định và chất lượng có thể đáp ứng tốt cho từng tính chất công việc, Công ty không chỉ hợp lí hoá cơ cấu lao động mà còn tạo được cho họ có cơ hội học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Do đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây dưng, sản phẩm là những công trình xây dựng, không cố đinh ở một địa phương nào nhất định, chính vì vậy Công ty luôn có chính sách sử dụng lao động tại chỗ đối với những công việc phù hợp. Điều này cho phép Công ty tiết kiệm được chi phí tiền lương đồng thời giảm bớt sự nặng nề trong quản lí.
2.4 Đánh giá chung về khả năng trúng thầu của Công ty
2.4.1 Ưu điểm
Công ty xây lắp thương mại I với gần 40 năm kinh nghiệm và ngày càng trở nên lớn mạnh, trưởng thành trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vưc xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng. Trước những khó khăn của thời kì kinh tế thị trường, Công ty đã linh hoạt thay đổi chiến lược kinh doanh và đạt được những thành tích đáng trân trọng. Giá trị xây lắp nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung đều tăng. Điều này có được là do công tác đấu thầu của Công ty có hiệu qủa cao, đó là sự nỗ lực của toàn Công ty và những yếu tố góp phần tạo cho Công ty uy tín và vị thế trên thị trường. Đặc biệt về máy móc thiết bị: Công ty đã trú trọng đầu tư mua sắm đáp ứng yêu cầu của kĩ thuật xây dựng hiện đại. Đồng thời việc quản lí và sử dụng tốt máy móc thiết bị cũng phát huy hiệu quả cao nhất của yếu tố này trong việc tham gia tranh thầu. Bên cạnh đó thì yếu tố quản lí cũng là một điểm mạnh của Công ty, góp phần nâng cao uy tín của công ty khi tham gia tranh thầu.
2.4.2 Những tồn tại
Mặc dù thành tích đạt được là tốt song vẫn tồn tại những han chế cơ bản mà muốn nâng cao hơn nữa khả năng trúng thầu, Công ty cần phải khắc phục ngay:
Thứ nhất, Công ty chưa tạo được cho mình một ê kíp làm việc hiệu qủa trong ban giám đốc, các phòng ban, cũng như các đội công trình. Điều này dẫn tới hiệu quả làm việc không cao.
Thứ hai, công tác xác định giá dự thầu còn kém, chưa sát với thực tế, là nguyên nhân của việc trượt nhiều có giá trị lớn. Điều này xảy ra là do các bộ phận phòng ban chưa có sự liên hệ chặt chẽ, không có sự hiệp đồng và chia sẻ công việc. Bên cạnh đó thì vấn đề thu thập thông tin cũng còn nhiều thiếu sót, do nhân sự cho công tác thu thập thông tin hồ sơ mời thầu còn thiếu kinh nghiệm. Vấn đề xử lí thông tin chưa cũng còn nhiều bất cập các biện pháp xử lí thông tin chưa khoa học, còn dựa vào kinh nghiệm chủ quan chưa xuất phát tù thực tế của sự biến đổi thị trường.
Thư ba, chất lượng công trình cũng là yếu tố cần quan tâm. Đa số các công trình do công ty đảm nhiệm có chất lượng tốt, tuy nhiên cũng có một số công trình chưa đạt chất lượng như mong muốn. Do vậy, cần rà sát lại hệ thống quản lí chất lượng, cơ chế quản lí và điều hành dự án nhằm duy trì và phát huy tốt thành tích, chất lượng công trinh.
Vấn đề về nguồn nhân lực cũng cần được giải quyết không chỉ mang tính cấp bách mà còn cần có phương án đầu tư lâu dài vì đây là yếu tố quan trọng hang đầu quyết định sự phát triển của Công ty.
Công ty có lợi thế về máy móc thiết bị, tuy nhiên thì vấn đề trú trọng đầu tư cho máy móc thiết bị cũng là vần đề không thể xem nhẹ, Công ty cần có chính sách đầu tư nâng cấp hang năm cho máy móc thiết bị cũng như đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân sử dụng máy để khắc phục những hạn chế đang tồn tại.
PHẦN III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI
3.1 Đầu tư cho máy móc thiết bị
3.1.1 Cơ sở của giải pháp
Công ty xây lắp thương mại I với nhiệm vụ sản xuất chính là xây lắp những công trình xây dựng cơ bản, Khi tham gia đấu thầu một trong những tiêu chí đấnh giá chất lượng hồ sơ dự thầu là điểm kĩ thuật do vậy trình độ công nghệ và cụ thể là trình độ xe máy thi công, thiết bị dụng cụ cho việc hoàn thành công trình. Không chỉ có vậy, xu thế phát triển đồi hỏi yêu cầu cao hơn về mỹ thuật, kĩ thuật của công trình do vậy năng lực công nghệ tụt hậu sẽ không đáp úng được yêu cầu này, tất yếu công ty sẽ không thể cạnh tranh chính vì vậy đầu tư cho công nghệ cũng là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững.
Phương thức thực hiện
Quản lí, sử dụng và bảo quản các loại máy móc thiết bị hiện có một cách hiệu quả.
Vai trò của Công ty:
- Ra các quyết định về việc giao trang thiết bị máy móc cho các đơn vị trực thuộc. Quy định và phổ biến các quy định vận hành máy móc thiết bị cũng như quy chế quản lí với đơn vị thành viên và người trực tiếp điều hành máy móc thiết bị bằng văn bản. Phải luôn luôn theo dõi kiểm tra giám sát việc thi hành quy chế, phát hiện và xử lí các trường hợp thực hiện sai mục đích, quy trình vận hành gây hậu quả khó lường.
- Công ty luôn phải nhắc nhở các đơn vị thành viên phải áp dụng chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kì. đồng thời xác định tiền thuê thiết bị hàng tháng cho những công trình và khấu trừ vào giá thành công trình.
- Công ty cần áp dụng chế độ thông tin liên tục nhằm thực hiện quản lí tốt máy móc thiết bị thông qua những thôngtin báo cáo tổng hợp cụ thể về từng máy móc thiết bị từ dưới lên trên. Từ đó nắm bắt cụ thể hơn hiện trạng máy móc thiết bị và có kế hoạch bảo trì, sửa chữa.
b. Tăng cường đầu tư mua máy móc thiết bị công nghệ
Bên cạnh việc quản lí và sử dụng một cách có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, Công ty nên chú trọng việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới nhằm tránh sự tụt hậu về công nghệ so với đối thủ cạnh tranh. việc mua sắm này cần phải được cân nhắc cẩn thận do nguồn vốn đầu tư có hạn, vì vậy phải xem xét nên đầu tư vào đâu và lựa chọn loại công nghệ nào là phù hợp hơn cả. Dưói đây em xin trình bày những cơ sở để lựa chọn phương án đầu tư:
Dự tính số tiền thu được trong tương lai của từng dự án
FV = PV(1+r)n
Trong đó:
FV - là giá trị tương lai của vốn đầu tư ban đầu
PV - là vốn đầu tư ban đầu
R - là tỷ suất tính toán
Máy móc thiết bị được tài trợ bằng quĩ đầu tư phát triển của công ty do đó tỷ suất được tính:
r (%) = ( Icơ hội * Ilạm phát – 1)/(1 - qrủi ro)
Icơ hội – là hệ số cơ hội
Ilạm phát – là hệ số lạm phát
qrủi ro – là xác suất rủi ro
Nên tổng lợi nhuận có thể thu được cả đời máy móc thiết bị được tính quy về hiện tại như sau:
NPV = åBi / (1+ r)i
NPV – là tổng lợi nhuận tính về thời điểm hiện tại
Bi – là lợi nhuận thu được hàng năm từ sử dụng máy móc thiết bị
Để lựa chọn phương án mua loại máy móc thiết bị nào cho phù hợp với công trình việc lựa chọn phương án đầu tư phải căn cứ vào IRR – là hệ số hoàn vốn nội bộ của mỗi phương án. Đó chính là hệ số chiết khấu mà tại đó tổng các khoản thu của dự án bằng tổng các khoản chi ở mặt bằng thời gian.
åRi*(1/(1+IRR)i) = åCi*(1/(1+IRR)i)
Ri – là khoản thu
Ci – là khoản chi
Và IRR được xác định: IRR = r + (NPV1/( NPV1 – NPV2))*(r1 – r2)
Phương án được chọn là phương án có IRR lớn nhất
3.1.3 Điều kiện áp dụng
Công ty phải có một đội ngũ thợ lành nghề sử dụng máy móc thiết bị một cách hiệu quả
Công ty phải có một lượng vốn đủ lớn để đầu tư mua máy móc thiết bị mới hàng năm
3.2 Hoàn thiện công tác xác định giá dự thầu
3.2.1 Cơ sở của giải pháp
Giá dự thầu là một trong các chỉ tiêu quan trọng để nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh về giá càng trở lên gay gắt và quyết liệt, do vậy mà giá dự thầu không những phải đảm bảo tính cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh cùng tham gia dự thầu mà còn phải bảo đảm có lãi cho doanh nghiệp. Vì vậy công tác xây dựng giá dự thầu càng có ý nghĩa. Ngày nay khi tính phức tạp của công trình trở nên cao hơn, với những đòi hỏi khắt khe về yêu cầu của nguyên vật liệu cũng như kĩ thuật thi công, sự linh hoạt trong xây dựng giá dự thầu lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32420.doc