MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH 3
1.1.Qúa trình hình thành và phát triển 3
1.1.1.Thông tin chung 3
1.1.2.Qúa trình phát triển . 3
1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty. 6
1.2.1.Cơ cấu tổ chức. 6
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 12
1.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây 13
Phần 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH 20
2.1. Nhận thức về năng lực cạnh tranh và công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. 20
2.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh . 20
2.1.2.Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp. 21
2.2.Phân tích môi trường kinh doanh tác động tới doanh nghiệp. 22
2.2.1.Môi trường quốc tế. 22
2.2.2.Môi trường quốc gia. 23
2.2.3.Môi trường cạnh tranh ngành. 24
2.3.Sử dụng chuỗi giá trị làm công cụ để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh. 30
2.3.1.Mô hình chuỗi giá trị 30
2.3.2.Lý do sử dụng mô hình chuỗi giá trị để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. 31
2.4.Phân tích chuỗi giá trị đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Đại Thanh. 32
2.4.1.Các hoạt động chính. 32
2.4.1.1.Hậu cần đầu vào. 32
2.4.1.2.Hoạt động sản xuất tác nghiệp. 33
2.4.1.3.Hậu cần đầu ra và phân phối thành phẩm 36
2.4.1.4. Marketing và hoạt động bán hàng. 37
2.4.2.Các hoạt động hỗ trợ 41
2.4.2.1.Hoạt động chung 41
2.4.2.2.Quản trị nhân lực 45
2.4.2.3. Hoạt động phát triển công nghệ, cải tiến sản phẩm. 49
Phần 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH 50
3.1.Mục tiêu phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 50
3.1.1.Mục tiêu. 50
3.1.2.Phương hướng. 50
2.2.3.Sử dụng ma trận SWOT xác định chiến lược cạnh tranh cho công ty. 51
3.2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh. 53
3.2.1.Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường. 53
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. 55
3.2.3. Hoàn thiện kênh phân phối cho công ty. 57
3.2.4. Hoàn thiện tốt hệ thống quản lý chất lượng cho công ty. 58
3.2.5. Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho công ty. 59
3.2.6. Hoàn thiện công tác hậu cần trước và sau khi sản xuất cho công ty. 61
KẾT LUẬN 62
Danh mục tài liệu tham khảo 63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cho ta thấy được vị thế của công ty và các nguồn lực tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Hiện tại công ty đang là một trong những công ty sử dụng công nghệ nung tiên tiến bằng lò tuynen, trên thị trường miền Bắc công ty có các đối thủ sản xuất cùng loại sản phẩm là gạch ngói đất sét nung có tên tuổi như công ty cổ phần Thạch Bàn, công ty cổ phần Hiệp Hưng…là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp giành giật thị trường miền Bắc với công ty.
BẢNG 3: THỊ PHẦN GẠCH XÂY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI MỘT SỐ NĂM
Tên công ty
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng tiêu thụ
(Triệu viên)
Thị phần
(%)
Sản lượng tiêu thụ
(Triệu viên)
Thị phần
(%)
Sản lượng tiêu thụ
(Triệu viên)
Thị phần
(%)
1.Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh
37.183.274
7,20
41.621.177
7,35
44.133.468
7,44
2.Công ty cổ phần Thạch Bàn
38.267.565
7,41
42.568.329
7,52
45.469.923
7,67
3.Công ty cổ phần Hiệp Hưng
33.206.729
6,43
37.997.020
6,71
39.904.892
6,73
4.Các công ty khác
112.789.264
21,84
128.770.825
22,74
155.053.926
26,15
5.Các lò gạch thủ công
294.987.307
57,12
315.301.651
55,68
308.388.326
52,01
Tổng
516.434.361
100,00
566.274.517
100,00
592.940.446
100,0
Nguồn từ phòng kế hoạch kinh doanh của công ty
Ngoài công ty Thạch Bàn hay Hiệp Hưng đều sản xuất bằng công nghệ tuynen thì các xưởng sản xuất nhỏ lẻ nung gạch thủ công bằng lò nung truyền thống trên địa bàn ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng là đối thủ giành giật thị phần của công ty.
Hiện nay công ty xác định một trong những đối thủ chính và trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó là công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera, là một công ty thuộc tổng công ty gốm sứ thủy tinh (Viglacera) cũng sản xuất sản phẩm cùng gạch ngói đất sét nung. Nằm ở Thạch Bàn-Gia Lâm-Hà Nội, công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera là công ty sản xuất các loại gạch ngói bao gồm cả sản phẩm là gạch ngói các loại, gạch ốp lát…phong phú về chủng loại.Với kinh nghiệm hơn 40 năm phát triển công ty thực sự tỏ ra là đối thủ của công ty Đại Thanh.
Bảng 4 cho ta thấy thị phần của công ty so với các đối thủ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận một số năm gần đây, ta thấy thị phần của gạch thủ công trên địa bàn là tương đối lớn và có xu hướng giảm qua các năm do công suất và hiêu quả các lò nung tuynen, mặt khác khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng của gạch cho nên chọn mua những loại gạch được sản xuât với công nghệ tiên tiến có uy tín.
Bên cạnh đó thì thị phần của các doanh nghiệp sản xuất gạch xây bằng công nghệ tuynen ngày càng tăng không ngừng. Thị phần của công ty Cổ phần Thạch Bàn lớn hơn thị phần của công ty Đại Thanh và tốc độ tăng trưởng trên thị phần của công ty Đại Thanh năm 2005-2006 là 0,15 %, năm 2006-2007 là 0,09% trong khi đó tốc độ tăng thị phần của công ty Thạch Bàn năm 2005-2006 là 0.11, năm 2006-2007 là 1,15 % cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty Đại Thanh chậm hơn tốc độ tăng trưởng của công ty Thạch Bàn.
Để có cái nhìn khách quan hơn chúng ta cùng so sánh chỉ tiêu lợi nhuận của hai công ty trong một số năm gần đây
Bảng 4 : LỢI NHUẬN CÔNG TY THẠCH BÀN VÀ ĐẠI THANH
Công ty
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Công ty cổ phần Đại Thanh
695.914.477
735.155.352
928.068.923
Công ty cổ phần Thạch Bàn
723.054.622
836.794.300
1.259.643.587
Nguồn từ báo cáo kêt quả sản xuất kinh doanh của các công ty
Căn cứ vào biểu đồ 4 ta thấy lợi nhuận của công ty cổ phần Thạch Bàn cao hơn hẳn lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất thương mại Đại Thanh. Lý do là do thị phần tiêu thụ của công ty Thạch Bàn trên thị trường cao hơn so với công ty Đại Thanh. Qua đây cúng cho ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Đại Thanh còn hạn chế hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty cổ phần Thạch Bàn.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng nguyên vật liệu xây dựng rất lớn, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng kéo theo các công ty sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể là sản xuât các sản phẩm gạch ngói cũng phát triển mạnh mẽ.Nhiều công ty sản xuất mới mọc ra và nhiều công ty hiện tại nắm giữ một thị phần nhất định đang mở rộng thêm quy mô đầu tư, đầu tư thêm trang thiết bị tiên tiến sản xuất với năng suất và hiệu quả cao hơn nhằm bành trướng ra thị trường. Do vậy công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh đang đứng trước thực tế là nhiều đối thủ cạnh tranh đang ngày càng mở rộng quy mô đầu tư của mình,một số làng nghề lân cận thành phố Hà Nội trước đây vốn sản xuất thủ công nhỏ lẻ có xu hướng liên kết với nhau tăng tầm ảnh hưởng sản xuất, dẫn tới một đòi hỏi cấp thiết là công ty phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh của mình giữ vững nguồn lực đang có và mở rộng thị phần hơn nữa.
Sản phẩm thay thế:
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng thì sản phẩm nguyên vật liệu sản xuất cho xây dựng cũng đang nở rộ. Bên cạnh sản phẩm gạch ngói bằng đất sét nung thì các sản phẩm gạch men, gạch ốp lát hay các sản phẩm tráng men ốp nền cũng đang phong phú về chủng loại cũng như chất lượng ngày càng khẳng định. Các sản phẩm này cũng có thể thay thế cho các sản phẩm gạch xây cho công ty ở một số vị trí như lát nền hay xây dựng những nơi là sảnh lớn đòi hỏi tính mỹ quan cao. Như chúng ta đã biết thì hiện nay các sản phẩm gạch men hay đá ốp lát của tổng công ty gốm sứ thủy tinh (Viglacera) đang chiếm uy tín lớn về chất lượng cũng như phong phú về mẫu mã chất lượng, việc bị thay thế bằng các sản phẩm gạch men cũng là vấn đề gây ra trở ngại lớn đối với quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty,đòi hỏi công ty phải hoàn thiện danh mục sản phẩm của mình,tạo ra uy tín hơn nữa cho những sản phẩm có mẫu mã đẹp mắt đánh bật khả năng thay thế của các sản phẩm gạch men.
Bên cạnh đó, hiện nay tiềm lực tiêu thụ sản phẩm trong nhân dân với các công trình xây dựng nhỏ lẻ là rất lớn, tuy nhiên người dân đã quen với việc sử dụng các sản phẩm gạch nung thông thường bằng đất sét có chất lượng thông thương do nung thủ công mà chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm gạch ngói nung từ 2 đến 11 lỗ, nung với công nghệ cao, chất lượng tốt mà công ty sản xuất ra.Việc đánh bật các sản phẩm gạch ngói thông thường nung thủ công bằng lò nung truyền thống đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc quảng bá sản phẩm của mình đến với người dân, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình với tính năng vượt trội cũng như khả năng đảm bảo an toàn về chất lượng. Đây cũng chính là thị trường mà công ty đánh giá là chưa khai thác hết và cần có chính sách phù hợp để khai thác triệt để thị trường này.
Nhà cung ứng:
Hiện nay công ty không gặp mấy trở ngại trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất,bởi lẽ công ty nằm kề cận mỏ khai thác đất sét thuộc tỉnh Hưng Yên, là nguồn đất sét cung cấp cho cả khu công nghiệp kề cận Hà Nội. Công ty cũng đã có những chính sách hợp lý với những bản hợp đồng dài hạn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu chính là đất sét đáp ứng cho sản xuất lâu dài.
Không như các xưởng sản xuất gạch ngói truyền thống khác công ty nung với lò nung tuynen nên nguồn nhiệt lượng chủ yếu là điện năng. Ở vị trí thuận lợi của khu công nghiệp miền Bắc nên công ty cũng không gặp vấn đề gì trong nguồn cung cấp điện năng sử dụng sản xuất.
Khách hàng:
Khách hàng chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng ở miền Bắc, công ty đáp ứng cho hầu hết các công trình sản xuất ở thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận,đặc biệt công ty có bạn hàng là các công ty thuộc tổng công ty xây dựng (Vinaconex), là bạn hàng lâu năm và thường có nhiều hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.
Ngoài ra một nguồn khách hàng mà công ty đang cố gắng khai thác đó là khả năng tiêu thụ của người dân trên địa bàn các tỉnh lân cận. Vấn đề đặt ra đối với các khách hàng này là sức ép về giá cả. Người dân băn khoăn giữa hai loại sản phẩm đặc thù đó là sản phẩm do công ty sản xuất có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật nhưng giá cả cao hơn so với sản phẩm là gạch ngói nung thông thường nung trong các lò truyền thống thường có giá rẻ hơn nhưng không có mẫu mã đẹp và phong phú như sản phẩm công ty sản xuất. Tuy nhiên với mức sống người dân ngày càng hoàn thiện và nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng trong người dân ngày càng nâng cao thì đây là mảng thị trường mà công ty đang cố gắng khai thác.
Công ty luôn tìm kiếm các khách hàng mới có tiềm năng như thị trường Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ hay tìm kiếm xuất các lô hàng sang bên kia biên giới như Trung Quốc hay các nước lân cận. Đây chính là khách hàng tiềm năng của công ty và công ty đang từng bước cải thiện danh mục sản phẩm của mình đạt mục tiêu xuất khẩu với sản lượng lớn.
2.3.Sử dụng chuỗi giá trị làm công cụ để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh.
2.3.1.Mô hình chuỗi giá trị
Gía trị một công ty tạo ra được đo bằng khối lượng mà người mua sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ. Để đạt được lợi thế cạnh tranh các bộ phận chức năng của công ty phải tạo ra một giá trị với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc phải làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra giá bán cao hơn trên thị trường.
Quy trình tạo chuỗi giá trị của công ty được trình bày thông qua khái niệm “Chuỗi giá trị” do giáo sư Michel Porter, một bậc thầy về kinh tế học đưa ra về lý thuyết cạnh tranh vào năm 1985 (Mô hình chuỗi giá trị được trình bày ở sơ đồ 3 ).
SƠ ĐỒ 3: MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ
.
Chuỗi giá trị được phân thành các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ. Mỗi hoạt động đều làm tăng giá trị của sản phẩm. Những hoạt động chính chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm vật chất, tiếp thị và sau bán hàng. Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động chức năng trợ giúp cho các hoạt động chính như các hoạt động của bộ phận chế tạo và Marketing.
Đề tài này chủ yếu sử dụng chuỗi giá trị để phân tích và so sánh các hoạt động cấu thành chuỗi giá trị của công ty cổ phần sản xuất thương mại Đại Thanh và công ty Thạch Bàn Viglacera nhằm đánh giá được năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm mà công ty sản xuất.
2.3.2.Lý do sử dụng mô hình chuỗi giá trị để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và chuỗi giá trị của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động của doanh nghiệp tạo thành chuỗi giá trị thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng cấu tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì công ty cần phải kiểm soát được các hoạt động trong chuỗi giá trị nhằm giảm thiểu chi phí hoặc tạo ra được sự khác biệt hóa sản phẩm của mình so với đổi thủ cạnh tranh, để làm được điều này thì đòi hỏi công ty phải có kết hợp được các nguồn lực trong chuỗi giá trị tạo thành sản phẩm trong doanh nghiệp mình.
Do các hoạt động trong chuỗi giá trị có mối liên hệ với nhau và tạo nên nguồn sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp chính là phân tích cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ta dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá được tồn tại của doanh nghiệp và thấy được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào.
2.4.Phân tích chuỗi giá trị đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Đại Thanh.
2.4.1.Các hoạt động chính.
2.4.1.1.Hậu cần đầu vào.
Công tác tiếp nhận và lưu kho nguyên vật liệu:
Hoạt động tiếp nhận và lưu kho nguyên vật liệu của công ty diễn ra song song với quá trình sản xuất thành phẩm của các nhà máy. Bởi vì nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là than và đất sét nên hoạt động lưu trữ nguyên vật liệu chuẩn bị cho lò nung tuynen là rất quan trọng, bởi vì nếu bảo quản than không hợp lý có thể dẫn đến chất lượng nung trong lò không được tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm sau này. Công ty luôn chú trọng tới công tác hậu cần trước sản xuất và kiểm soát chặt chẽ quá trình này.
Than được công ty đặt hàng mua từ nơi khác đến nên công tác vận chuyển đến các nhà máy và công tác lưu kho được chuẩn bị kỹ lưỡng. Thông thường công ty vận chuyển than bằng đường sông Hồng từ nhà cung cấp ở Quảng Ninh cũng như một số đại lý than ở Hà Tây. Than được tập kết về bãi chứa và lưu vào kho chứa, công ty có kho chưa than ở cạnh các nhà máy để thuận tiện cho việc cung cấp cho các lò nung cũng như việc dự trữ lâu dài. Khâu hậu cần quan trọng nhất của nhà máy là việc vận chuyển đất sét tại nơi khai thác về xưởng sản xuất. Đất sét một phần được khai thác trực tiếp gần nhà máy còn một phần được vận chuyển từ nơi khác đến nên công tác tập kết nguyên vật liệu cho nhà máy để sử dụng được thực hiện liên tục phục vụ cho quá trình sản xuất liên tục của nhà máy.
Trong khâu sản xuất của công ty thì một khâu hậu cần được chú trọng đó là khâu phục vụ nước cho quá trình nhào nặn đất sét
Công tác chuẩn bị máy móc
Công ty sản xuất với dây chuyền máy móc khá tiên tiến nên công tác chuẩn bị máy móc được lên kế hoạch tỉ mỉ trước một quy trình sản xuất, công tác bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị máy móc được triển khai thường xuyên đối với doanh nghiệp.
2.4.1.2.Hoạt động sản xuất tác nghiệp.
Quy trình hoạt động sản xuât của công ty.
Như đã nói ở trên công ty sản xuất với công nghệ sản xuất của Italy là công nghệ nung gạch tuynen nên công ty phải tuân thủ quy trình công nghệ theo dây chuyền tiên tiến như được phác thảo ở sơ đồ 4 dưới đây.
Sơ đồ cho thấy được quy trình sản xuất ra một viên gạch của công ty. Quy trình bắt đầu tư khâu chuẩn bị nguyên vật liệu,nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là đất. Nguồn nguyên liệu này được chuyển từ công trường khai thác đến nhà máy, sau đó được chuyển vào máy nhào đất,ở giai đoạn này nguyên liệu được pha chế theo công thức cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm cụ thể.Nhào đất xong, đất sẽ được chuyển vào máy trộn,đất được trộn đều và trộn kỹ,ở khâu này cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến độ bền và đều của viên gạch sau khi nung.
Đất sét được trộn xong sau đó được đưa vào khuôn đóng,ở đây đất được đưa vào khuôn đùn ép, tạo hình sản phẩm.Gạch chưa nung đựơc đưa vào phơi trong nhà kính một thời gian sau đó đựơc đưa vào sấy trong hầm sấy tuynen. Sấy xong đưa gạch vào lò nung tuynen,nung trong khoảng thời gian quy định sẽ cho ra thành phẩm. Thành phẩm đựơc chuyển vào kho và tung ra thị trường.
Sơ đồ 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty
Với mục tiêu quản trị quá trình sản xuất nhằm hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng mong đợi là phương châm mục đích chính của công ty nên công ty luôn đặt quá trình sản xuất kinh doanh của mình hoạt động trong một quá trình chặt chẽ được mô tả trong sơ đồ 5 dưới đây
. Công ty luôn chú trọng đến sự liên kết thông tin giữa các phòng ban chức năng cũng như giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh. Ap dụng vòng tròn Đeming nhằm liên tục cải tiến chất lượng để đảm bảo chất lượng sản xuất ra được tốt. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và đến 2003 công ty đã được danh hiệu công ty sản xuất với tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT KINH DOANH
Xem xét
hợp
đồng
Kiểm tra thử nghiệm
Tìm
kiếm
thị
trường
Thực hiện
Trợ giúp kỹ thuật
Yêu cầu bổ sung
khách hàng
chấp nhận
Không chấp nhận
Dự trữ vật tư,nguyên vật liệu
Mua sắm thiết bị,dịch vụ
Chọn nhà cung cấp
Cung cấp nguồn lực
Chấp nhận
Không chấp nhận
Ký
kết
hợp
đồng
Lâp
kế
hoạch
thực
hiện
-Xem xét của lãnh đạo
-khắc phục,phòng ngừa,cải tiến
-Đào tạo nguồn nhân lực
-Kiểm soát tài liệu
-Kiểm soát hồ sơ
Thông tin phản hồi từ khách hàng
Đánh giá nội bộ
Thu thập dũ liệu thống kê
Chuyển giao
sản phẩm
Kết thúc hợp đồng
Báo cáo thực hiện
Nguồn từ sổ tay quản lý chất lượng công ty
Sơ đồ 5
Qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty được hoàn thiện như sơ đồ tổ chức kinh doanh sau đây. Qua sơ đồ ta thấy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quá trình khép kín,được thực hiện một cách tuần tự và nhịp nhàng từ khâu lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho khi qua các khâu chế biến nguyên vật liệu, sản xuất ra thành phẩm, lưu kho cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm.Qúa trình này được thực hiện một cách chặt chẽ qua từng khâu và công ty coi trọng quá trình lên kế hoạch một cách tỷ mỉ hơn là quá trình kiểm tra sửa sai trong từng giai đoạn.Việc sản xuất đảm bảo tính chính xác trong từng giai đoạn được nhấn mạnh qua đội ngũ cán bộ quản lý với kỷ luật cao kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ cấp cao làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn diễn ra suôn sẻ và trôi chảy.
So sánh quá trình sản xuất với đối thủ cạnh tranh.
Tuy ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh được thực hiện một cách chặt chẽ nhưng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn mang tính đề cao quá trình kiểm tra, kiểm soát. Công ty còn mang tính nhận thức quá trình kiểm soát chặt chẽ sẽ thúc mang lại hiệu quả cao đối vơi chất lượng sản xuất ra. Khác hẳn với cách nhìn nhận đó thì công ty cổ phần Thạch Bàn đã tổ chức làm tốt ngay từ đầu trong quá trình sản xuất tác nghiệp và công ty coi trọng quá trình giám sát trong quá trình sản xuất kinh doanh, giám sát tốt sẽ là cách tốt để nắm bắt thông tin trong từng khâu từng bước trong toàn quá trình. Điều này giúp công ty có được sự hiệu quả hơn.
2.4.1.3.Hậu cần đầu ra và phân phối thành phẩm
Công tác quản lý, dự trữ thành phẩm của công ty và phân phối của công ty
Thành phẩm xuất ra lò được công nhân xếp ra khỏi lò và vận chuyển vào bãi chứa, do công ty có bãi chứa ở gần so với các lò nung nên công tác vận chuyển gạch vào các bãi thường được chở bằng các xe gòng cỡ nhỏ hoặc được thuê công nhân gánh gạch ở từng lò khi xuất ra vào bãi. Chính điều này làm cho chất lượng thành phẩm sản xuất ra không như mong đợi, tỷ lệ thành phẩm hỏng do quá trình vận chuyển khá cao, công ty cần đầu tư nâng cao chất lượng của công tác bốc dỡ và lưu kho thành phẩm khi xuất lò.
So sánh công tác hậu cần đầu ra, phân phối sản phẩm với công ty cổ phần
Thạch Bàn.
Công ty cổ phần cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh có kênh phân phối trực tiếp với khách hàng không thông qua đại lý và thành phẩm được phân phối ngay từ công ty sản xuất. Kênh phân phối của công ty Đại Thanh là kênh phân phối trực tiếp không thông qua đại lý, còn kênh phân phối của công ty Thạch Bàn là kênh phân phối trực tiêp qua đại lý
Sơ đồ 6: Kênh phân phối công ty cổ phần sản xuất thương mại Đại Thanh
Nơi sản xuât
Khách hàng
Phân phối trực tiếp
Sơ đồ 7:Kênh phân phối của công ty cổ phần Thạch Bàn
Phân phối trực tiếp
Nơi sản xuât
Khách hàng
Đại lý
Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật các công ty
Cách thức phân phối này giúp công ty Đại Thanh có thể tiết kiệm được chi phí trong khâu tiêu thụ, tuy nhiên khả năng linh hoạt trong công tác tiêu thụ không được chủ động như công ty Thạch Bàn. Công ty Thạch Bàn có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp bởi vì ngoài sản phẩm gạch xây đất sét nung thì công ty còn sản xuất các loại gạch tráng men, thông qua các đại lý tiêu thu gạch tráng men công ty giới thiệu sản phẩm và dễ dàng tiêu thu sản phẩm gạch xây ở những nơi xa nơi sản xuất. Còn công ty Đại Thanh khả năng bao quát thị trường kém hơn
2.4.1.4. Marketing và hoạt động bán hàng.
Phân tích hoạt động Marketing :
Phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống Marketing mix của công ty bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.
Bảng 5: DANH MỤC MỘT SỐ SẢN PHẨM
CÔNG TY SẢN XUẤT NĂM 2007
TT
Tên sản phẩm
1
Gạch R60
2
Gạch đặc 60
3
R150
4
Gạch R21 lỗ
5
Gạch NT200
6
Gạch Bloc
7
NT250
8
Gạch nem T300
9
Ngói hài tiểu
10
Gạch thẻ
11
Ngói bò tiểu
12
Ngói 22V/M2
13
Gạch bậc thềm
14
Gạch lá dừa 200
15
Ngói chiếu
16
Ngói hài trung
17
Ngói bò đại
18
Gạch lá dừa 250
19
Gạch 3 lỗ
20
Gạch 3 lỗ ½
21
Gạch 11 lỗ
Sản phẩm.
Công ty luôn xác định sản xuất sản phẩm thỏa mãn nhu cầu mà khách hàng mong đợi làm tiêu chí hàng đầu, do đó trong những năm gần đây công ty xác định sản xuất những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức đáp ứng cho nhu cầu đa dạng hiện nay để xây dựng các công trình có tính thẩm mĩ cao. Hiện nay công ty có trên 20 loại gạch xây các loại, bảng 6 là danh mục một số sản phẩm mà công ty sản xuất. Nói chung chủng loại mà công ty sản xuất khá phong phú và đa dạng mang tính cạnh tranh cao.
Gía cả.
Hiện nay công ty chưa tận dụng triệt để cạnh tranh cho các sản phẩm bằng công cụ giá. Gía sản phẩm do công ty sản xuất hiện nay có giá bán cao hơn so với các xưởng sản xuất thủ công nung gạch bằng lò nung đứng truyền thống. Điều này cũng dễ hiểu vì giá thành sản xuất ra một viên gạch có chất lượng cao bằng lò nung tuynen thường cao gấp rưỡi sản xuất thông thường bởi vì chi phí sản xuất theo quá trình đồng bộ cùng với chi phí mà công ty bỏ ra kiểm soát chất lượng sản xuất đội chi phí sản xuất thông thường. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh về giá cả đối với loại gạch trong dân sản xuất bằng lò nung đứng truyền thống là rất khó. Công ty luôn bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn hẳn các sản phẩm gạch thông thường nay như minh chứng cho chất lượng sản phẩm của mình.
Phân phối
Công tác phân phối của công ty cũng khá đơn giản, số lần và thời điểm phân phối sản phẩm của công ty được quyết định bằng việc tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng. Công ty có bộ phận xúc tiến bán và tìm kiếm khách hàng, một phần hợp đồng của công ty do có sự gắn kết chặt chẽ của tổng công ty gốm sứ thủy tinh với các công ty xây dựng thuộc bộ xây dựng do có môi quan hệ truyền thống lâu đời mang lại.
Xúc tiến bán hàng
Có thể nói công ty chưa chú trọng lắm trong các khâu hỗ trợ bán hàng cũng như xúc tiến bán. Hầu hêt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên uy tín lâu đời từ công ty, công ty cũng không chú trọng đến các hoạt động quảng cáo khuếch trương sản phẩm, chi phí dành cho quảng cáo còn ít, ngoài ra phương tiện truyền thông còn hạn chế, công ty chưa có trang web riêng để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của mình.
So sánh hoạt động Marketing và bán hàng với đối thủ cạnh tranh
So sánh mẫu mã chủng loại sản phẩm với công ty cổ phần Thạch Bàn thì về lĩnh vực sản phẩm gạch đất sét nung công ty có sự đa dạng hơn, công ty có hơn 20 loại gạch xây các loại nhưng công ty Thạch Bàn chỉ sản xuất các loại gạch thông dụng như gạch 2 đến 11 lỗ, điều này giúp công ty có thể tận dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. So sánh chất lượng sản phẩm gạch ngói đất sét nung của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh và công ty Cổ phần Thạch Bàn Viglacera thì đánh giá chung hai công ty có chất lượng sản phẩm tương đương nhau và người tiêu dùng đều cảm thấy hài lòng về tiêu chí chất lượng sản phẩm của hai công ty này. Vấn đề đặt ra đối với công ty lúc này là cần thắt chặt thanh tra giám sát hơn nữa trong việc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tốt, giảm tỷ lệ phế phẩm trong từng khâu trong quá trình. Tiết kiệm trong khâu tái sửa chữa sản phẩm lỗi để giảm bớt chi phí tạo nên giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá cả của công ty.
Bảng 6: SO SÁNH GIÁ BÁN MỘT SỐ SẢN PHẨM VỚI CÔNG TY THẠCH BÀN
Sản phẩm
Gía bán (1000 đ/ 1000 viên)
Công ty Đại Thanh
Công ty Thạch Bàn
Gạch R60
320,00
350,00
Gạch đặc 60
550,00
550,00
Gạch R21 lỗ
480,00
480,00
Gạch NT200
400,00
400,00
Gạch Bloc
750,00
750,00
NT250
800,00
800,00
Gạch bậc thềm
6.500,00
6.500,00
Gạch lá dừa 200
680,00
650,00
Gạch 3 lỗ
500,00
510,00
Gạch 11 lỗ
1.000,00
1.000,00
Nguồn từ báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
Còn so sánh với giá bán với các công ty sản xuất gạch ngói với chất lượng tương đương như công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera hay công ty cổ phần Hiệp Hưng thì công ty cũng có giá bán tương đương thậm chí một số sản phẩm của công ty như Gạch R60, Gạch 3 lỗ có giá bán thấp hơn so với công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera. Điều đó cho thấy công ty cần chú trọng hơn nữa vào chính sách tối thiểu hóa chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm có giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo tính chất lượng tốt của sản phẩm. Chiến lược tối thiểu hóa chi phí thể hiện ở các khâu giảm thiểu chi phí sản xuất, cần có chính sách tiết kiệm trong các khâu đưa nguyên liệu sản xuất vào lò để tiết kiệm hơn nữa.
Bảng 7: BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VỚI CÔNG TY THẠCH BÀN
Tên công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tặng giảm 06/05
Tăng giảm 07/06
Công ty Đại Thanh
CP bán hàng(trđ)
361,87
485,81
523,69
+123,94
+37,88
% doanh thu
2,15
2,3
2,45
+0,15
+0,15
Công ty Thạch Bàn
CP bán hàng(trđ)
453,88
532,47
608,24
+78,59
+75,77
% doanh thu
2,41
2,43
2,52
+0,02
+0,09
(Nguồn từ báo cáo tài chính của các công ty)
Chi phí dành cho khâu bán hàng cũng có sự khác biệt đáng kể đối với công ty. Căn cứ vào bảng 8 ta thấy chi phí bán hàng của công ty cổ phần Thạch Bàn được chú trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28494.doc