MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 7
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu 10
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 10
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô 10
1.3.1.2. Môi trường ngành 14
1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 19
1.3.2.1. Các hoạt động chính 20
1.3.2.2. Các hoạt động hỗ trợ 21
1.4. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 23
1.4.1. Nguồn lực của doanh nghiệp 23
1.4.1.1. Nguồn vốn và tiềm lực tài chính 23
1.4.1.2. Nguồn nhân lực 25
1.4.1.3. Trình độ Công nghệ sản xuất 26
1.4.2. Tổ chức quản lý điều hành sản xuất của doanh nghiệp 27
1.4.3. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 27
1.4.4. Năng suất lao động của doanh nghiệp 28
1.4.5. Hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing 29
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu 30
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 32
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 32
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 32
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty CP may XK Việt Thái 33
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP may XK Việt Thái 33
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ .34
2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 39
2.1.4. Tình hình xuất khẩu của công ty 42
2.1.4.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính 42
2.1.4.2. Thị trường xuất khẩu chính 44
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 45
2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 47
2.2.1. Nguồn lực trong công ty 47
2.2.1.1. Nguồn vốn và tiềm lực tài chính 47
2.2.1.2. Nguồn nhân lực 49
2.2.1.3. Trình độ Công nghệ sản xuất 51
2.2.2. Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty 52
2.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty 54
2.2.4. Năng suất lao động trong công ty 55
2.2.5. Hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing, dịch vụ khách hàng .55
2.3. Những giải pháp công ty đã thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh 57
2.3.1. Xây dựng thương hiệu VITEXCO, quảng bá hình ảnh công ty .57
2.3.2. Xây dựng hệ thống thị trường 57
2.3.3. Công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất 58
2.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 59
2.4.1. Đánh giá những mặt đạt được 59
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế 60
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 62
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 62
2.4.3.2. Nguyên nhân xuất phát từ phía công ty 63
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 65
3.1. Phương hướng mục tiêu của công ty trong thời gian tới 65
3.1.1. Phương hướng phát triển 65
3.1.2. Mục tiêu 66
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 67
3.2.1. Giải pháp từ phía công ty 67
3.2.1.1. Giải pháp về mặt tổ chức quản lý và nguồn nhân lực 67
3.2.1.2. Giải pháp nâng liên quan tới sản phẩm 68
3.2.1.3. Giải pháp liên quan tới công nghệ áp dụng 70
3.2.1.4. Mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu 71
3.2.2. Các kiến nghị 72
3.2.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước 72
3.2.2.2. Kiến nghị với hiệp hội dệt may Việt Nam 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn may xuất khẩu Việt Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy những điểm mạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường.
Tóm lại trong chương 1 nêu nêu một số quan điểm trong việc tiếp cận bản chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu Việt Thái ở chương 2.
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái( tiền thân là Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái) trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu Thái Bình.
Tháng 3 năm 1996 Ban giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thái Bình quyết định thành lập Ban xúc tiến Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái đưa 100 người lao động học tập tại Công ty may Việt Tiến- Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo đội ngũ cán bộ các phòng ban và công nhân dây chuyền sản xuất.
Ngày 09/12/1997 Xí nghiệp may Việt Thái chính thức được thành lập theo quyết định số 508/QĐ- UB của UBND tỉnh Thái Bình.
Ngày 28/11/2003 Xí nghiệp may Việt Thái chuyển thành Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái theo quyết định số 1559/QĐ- UB của UBND tỉnh Thái Bình với hình thức” Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn”.
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0803000227 ngày 01/01/2004 và trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình.
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị đưa vào sản xuất kinh doanh. Ngày đầu mới thành lập, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, chưa có chỗ đứng trên thị trường, hoạt động sản xuất chưa ổn định… Nhưng do đặc biệt quan tâm đến hiệu quả công tác quản lý và công tác điều hành ở các phân xưởng, tổ sản xuất nên những điều bất hợp lý được khắc phục kịp thời. Với sự chỉ đạo sát sao và có kế hoạch sớm của ban lãnh đạo hoạt động sản xuất của công ty đã được ổn định trong thời gian ngắn
Mặc dù còn nhiều khó khăn, song tốc độ tăng trưởng những năm qua của công ty tương đối ổn định, điều đó khẳng định đường lối kế hoạch mà công ty đặt ra là mở rộng quy mô sản xuất( theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu), đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong nước và mở rộng tiêu thụ trên thị trường quốc tế luôn đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty CP may XK Việt Thái
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP may XK Việt Thái
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn hiện nay, gắn cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng nhiệm vụ, khắc phục sự tách rời của mỗi người ra khỏi công việc đồng thời các nhiệm vụ mệnh lệnh và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo của Công ty đến cấp dưới dễ dàng hơn. Cán bộ liên quan đến một việc nào đó của Công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa đến quyết định của mình. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
- Cơ quan lãnh đạo nhất của công ty là Hội đồng quản trị.
- Ban điều hành gồm Giám đốc, phó giám đốc.
- 5 phòng ban: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán, phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu, phòng Điều hành sản xuất, phòng Cơ điện.
- 3 xưởng may: Xưởng 1( 4 tổ may), xưởng 2( 2 tổ may), xưởng 3( 4 tổ may) và các tổ: Tổ cắt, tổ đóng gói, tổ KCS.
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP may XK Việt Thái
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
KH- XNK
Phòng
Cơ điện
Phòng điều hành SX
Tổ cắt
Xưởng may 1
Xưởng may 3
Tổ KCS
Tổ đóng gói
Vật tư
Kỹ thuật
Phòng TCHC
Xưởng may 2
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ
Quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị: Gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 thành viên HĐQT.
HĐQT có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Ra phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, xử lý các khoản lỗ lãi, chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh do HĐQT trực tiếp quản lý. HĐQT chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm do quản lý gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi của các cổ đông.
Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho GĐ là Phó giám đốc.
GĐ có quyền đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó giám đốc và quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng các phòng ban chức năng.
Lập, phê duyệt chính sách và các mục tiêu chất lượng của công ty.
Chí đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ.
Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các phòng ban.
Làm chủ tịch các hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng nâng cấp bậc lương, hội đồng giá.
Ký các văn bản quan trọng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, dự trù, dự toán, quyết toán…
Phó giám đốc : Giúp việc cho Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn:
Kết hợp cùng các phòng ban nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ký các giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu cho cán bộ đi công tác và các loại
giấy tờ khác được giám đốc uỷ quyền.
Các phòng ban chức năng: Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động của công ty, phục vụ cho sản xuất chính, tham mưu giúp việc cho giám đốc những thông tinh cần thiết và phản hồi kịp thời để xử lý công việc có hiệu quả hơn.
Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ, lực lượng công nhân sản xuất.
Quản lý lao động, làm các thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển thôi việc cho cán bộ công nhân viên.
Tiếp nhận và xử lý các thông tin có liên quan tới công ty.
Đôn đốc CBCNV trong công ty thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nội quy, quy định của công ty.
Phòng TCHC bao gồm 3 bộ phận:
Bộ phận lao động tiền lương: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. Tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiển lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, thưởng, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương năng suất lao động…
Bộ phận chính sách: Giải quyết chế độ nghỉ phép, ốm đau, hưu trí, nghỉ mất sức, thôi việc.
Bộ phận y tế: Làm công tác xã hội như quản lý các công trình công cộng như môi trường, đời sống CBCNV, đảm bảo về sức khoẻ cho người lao động.
Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi công ty, tổ chức hạch toán kinh tế, phân tích hoạt
động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dùng tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của đơn vị vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng phương pháp.
Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Là bộ phận tham mưu của Ban giám đốc. Có nhiệm vụ xây dựng đôn đốc kế hoạch sản xuất của các đơn vị để bảo đảm hoàn thành kế hoạch của Công ty.
Quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, tìm hiểu khai thác các hợp đồng về sản xuất xuất khẩu và các hợp đồng nguyên phụ liệu, bao bì phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty.
Giúp Giám đốc công ty trong công tác giao dịch đối ngoại nhằm mở rộng thị trường tìm nguồn hàng và khách hàng, xem xét soạn thảo các hợp đồng mua bán vật tư, bám sát tiến độ xuất nhập hàng, lên kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, kiểm tra giám sát nguyên phụ liệu, giao thành phẩm.
Lập báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu theo quý/năm.
Phòng điều hành sản xuất:
Bộ phận kỹ thuật: Quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật, nghiên cứu chế thử các mặt hàng mới, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến mẫu mã mới và áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến nhằm không ngừng phát triển sản xuất của công ty.
Giúp Ban giám đốc trong việc may, tạo mẫu mã, sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý, chỉnh sửa hàng, giám sát sản xuất về mặt kỹ thuật, giác sơ đồ cho tổ cắt.
Chủ trì xây dựng quy trình vận hành thao tác cho các thiết bị và công đoạn trong quá trình sản xuất.
Đào tạo nâng bậc công nhân.
Bộ phận vật tư: Chuẩn bị( theo dõi hoặc đặt mua) toàn bộ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất.
Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ nguyên vật liệu.
Quản lý vật tư, tránh thất thoát.
Phòng cơ điện: Quản lý lập kế hoạch và chỉ đạo duy tu bảo dưỡng định kỳ toàn bộ trang thiết bị máy móc trong nhà máy. Xử lý nhanh các tình huống sự cố máy móc thiết bị,hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Đảm bảo vận hành các thiết bị an toàn, đúng giờ phục vụ sản xuất.
Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong công tác quản lý và khai thác tính năng công suất của thiết bị nhằm tránh lãng phí trong sản xuất.
Tổ chức các cuộc huấn luyện về kỹ thuật sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị khi có yêu cầu.
Tổ cắt: Cung cấp đầy đủ bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất và thống
kê báo cáo tình hình thừa thiếu nguyên phụ liệu trong quá trình triển khai cắt.
Hiện tại công ty CP may XK Việt Thái có 3 xưởng may gồm 10 tổ may.
Tổ may: Triển khai kế hoạch sản xuất của Công ty.
Kiểm soát và theo dõi quá trình sản xuất.
Bảo vệ an toàn tài sản được quản lý.
Sử dụng nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, phụ liệu…đúng mục đích tiết kiệm trong định mức.
Tổ KCS: Kiểm tra kiểm soát chất lượng hàng hoá, đánh dấu trên các sản phẩm bị lỗi.
Kiến nghị hình thức, phương pháp khắc khục, cải tiến chất lượng.
Ghi chép thông tin chất lượng của từng mã hàng đơn hàng.
Đảm bảo sản phẩm qua KCS là đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Tổ đóng gói:Tiếp nhận các sản phẩm đã hoàn thiện sau khi qua tổ KCS kiểm tra.
Tổ chức đóng gói, dán tem mác theo đúng tài liệu hướng dẫn của từng khách hàng khác nhau.
Nhận và xuất hàng theo quy trình.
2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề chính: Sản xuất xuất khẩu hàng may mặc
- Ngành nghề phụ:
Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.
Dạy nghề ngắn hạn( công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ cho xuất
khẩu lao động).
Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới người lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, phát triển công ty ngày một lớn mạnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất, gia công xuất khẩu hàng may mặc với các sản phẩm mũi nhọn là: quần áo đua mô tô, quần áo trượt tuyết,quần áo đi săn, áo Jacket theo được sản xuất theo 2 phương thức:
Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hình thức này chiểm khoảng hơn 90%.
Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, công ty tự sản xuất sản phẩm cho khách hàng và xuất khẩu theo hợp đồng.
Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ, các nước trong khối liên minh Châu Âu(EU),Hàn Quốc và một số nước khác như Canada, Oxtralia..
Qui trình công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình sản xuất liên tục khép kín. Sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn nhưng chu kỳ ngắn nhưng liên tục:
Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên vật liệu( bộ phận vật tư phụ trách) sau đó được chuyển xuống nhà cắt, tổ cắt may thực hiện công việc của mình theo đúng mẫu mã kích thước bộ phận kỹ thuật giác sơ đồ đưa xuống. Sau khi vải được cắt thành bán thành phẩm. theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm nào cần thêu in thì được gửi đi thuê in thêu. Sau đó các công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyển may( tổ may), các bán thành phẩm được bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trước, tiếp theo bộ phận may hoàn thiện qua các cung đoạn của thành phẩm, tiếp đó bộ phân chuyên dùng đóng cúc, gián mex… Khi hoàn thiện được chuyển đến bộ phận vệ sinh để vệ sinh hàng( cắt chỉ, giặt là…), tiếp theo các thành phẩm này được kiểm hoá của dây chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật( đúng quy cách, phẩm cấp, mẫu mã). Kết thúc quá trình sản xuất tại phân xưởng.
Sau khi hoàn thành sản phẩm được chuyển lên tổ KCS kiểm tra. Sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đưa sang tổ đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm. Sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển trả lại các bộ phận liên quan( bộ phận vệ sinh, bộ phận cắt, bộ phận may) để sửa chữa lại.
Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Hình 2.2. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty
Bộ phận vật tư
Phụ liệu
Xưởng may
Nhà cắt
Nguyên liệu
(Vải)
Bộ phận chuyên dùng
Bộ phận vệ sinh công nghiệp
Tổ KCS
Tổ đóng gói
Kho thành phẩm
Nguồn: Phòng điều hành sản xuất
Như vậy từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một quy trình sản xuất đều có sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các tổ sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục.
2.1.4. Tình hình xuất khẩu của công ty
Việt Thái là một trong nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành dệt may Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài. Đối với công ty sản xuất -xuất khẩu hàng may mặc là hoạt động vô cùng quan trọng. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty so với toàn ngành là rất nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty.
Bảng 2.1. Doanh thu xuất khẩu năm 2004-2008
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
Nghìn đồng
23.983.603
27.313.569
31.324.761
37.985.135
Doanh thu XK
Nghìn đồng
21.825.247
24.066.723
27.339.589
33.135.835
DTXK/Tổng DT
%
91,00
88,11
87,27
87,23
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty
Đi đôi với đa dạng hóa mặt hàng, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thực hiện trọng tâm hoá vào một số loại hàng hoá và một số thị trường nhất định.
2.1.4.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính
Sản phẩm dệt may là sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn, nó phụ thuộc nhiều vào tập quán, sở thích của mỗi lứa tuổi, thành phần dân cư và mỗi nền văn hoá khác nhau. Đồng thời nó sẽ thay đổi nhanh chóng khi thu nhập, thị hiếu và xu hướng thời trang của khách hàng thay đổi. Muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu để cải tiến sản phẩm về cơ cấu, mẫu má, kiểu dáng, màu sắc. Nhận thức rõ được điều này Việt Thái đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Trước đây công ty chỉ gia công xuất khẩu loại mặt hàng chính: quần áo đua mô tô, quần áo trượt tuyết, quần áo đi săn. Từ năm 2004 tới nay ngoài các mặt hàng truyền thống công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng áo Jacket, váy bò, quần áo khoác trẻ em.
Xuất khẩu của công ty những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt qua các năm, các mặt hàng may mặc do công ty sản xuất cũng ngày càng phong phú hơn. Trong đó là quần áo đua mô tô luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất được bạn hàng Mỹ và EU rất ưa chuộng.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chính
(Tính đủ nguyên vật liệu)
Đơn vị: USD
Tên hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tốc độ tăng
05-04 (%)
Tốc độ tăng
06-05(%)
Tốc độ tăng
07-06(%)
Quần áo đua mô tô
3.745.170
4.387.955
5.179.817
6.633.770
17,16
18,04
28,06
Quần áo trượt tuyết
2.028.812
1.892.962
2.345.557
2.724.507
-6,6
23,90
16,15
Quần áo đi săn
1.092.520
1.118.617
1.075.002
1.068.210
2,38
-3,89
-0,6
Áo Jacket
776.404
774.345
684.612
826.897
24,05
-11,58
20,78
Quần áo trẻ em
311.740
429.715
488.702
592.377
37,84
13,72
21,21
Nguồn: Phòng KH- XNK công ty
Như vậy các mặt hàng may mặc của công ty tăng giảm không đều qua các năm, mặt hàng nổi trội về gia tăng giá trị xuất khẩu là quần áo đua mô tô năm 2007 tăng 28,06% so với năm 2006 tuy nhiên quần áo đi săn lại liên tục giảm trong hai năm 2006 và năm 2007. Quần áo trẻ em và áo Jacket là mặt hàng mới nhưng đã chiếm lĩnh được thị trường tuy giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng không đáng kể.
2.1.4.2. Thị trường xuất khẩu chính
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty dần được cải thiện trong những năm gần đây khi mà hoạt động sản xuất của công ty đi vào ổn định và có được sự tín nhiệm của bạn hàng. Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ, các nước trong khối liên minh Châu Âu EU, Hàn Quốc và một số nước khác như Canada, Oxtralia...
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính
(Tính đủ nguyên phụ liệu)
Đơn vị: USD
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ(%)
Giá trị
Tỷ lệ(%)
Giá trị
Tỷ lệ(%)
Giá trị
Tỷ lệ(%)
Mỹ
4.135.203
53%
4.473.755
52%
5.082.220
52%
6.515.080
55%
EU
2.652.650
34%
3.011.222
35%
3.322.963
34%
3.908.905
33%
Hàn Quốc
468.325
6%
516.230
6%
586.300
6%
592.735
5%
Khác
546.260
7%
602.387
7%
782.210
8%
829.042
7%
Tổng cộng
7.802.438
100%
8.603.594
100%
9.773.693
100%
11.845.762
100%
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ trọng các thị trường xuấu khẩu của công ty tương đối ổn định qua các năm: chiểm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Mỹ thường (trên 50% giá trị xuất khẩu), tiếp đó là thị trường EU(33%-34% giá trị xuất khẩu), Hàn Quốc cũng được coi là thị trường chính, ngoài ra còn một số thị trường nhỏ khác. Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của các bạn hàng với công ty cũng như mối quan hệ tốt đẹp của công ty với các đối tác truyền thống.
Hoạt động xuất khẩu của công ty tăng trưởng hàng năm cụ thể: năm 2005 tăng 10,26% so với năm 2004, 2006 lại tăng 13,6% so với năm 2005 trong năm 2007 có kết quả vượt bậc tăng 21,2% so với năm 2006. Điều đó khẳng định công ty đã có bước đi đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới tiên tiến hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ xuất nhập khẩu, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, chủ động tìm kiếm khách hàng…
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất đáng khích lệ đặc biệt năm 2007 công ty ký được nhiều hợp đồng với đơn giá cao, số lượng lớn, xây dựng được những định mức về tiêu hao sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất dựa trên mục tiêu “tiết kiệm chi phí” mặt khác công tác quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng hợp lý nên doanh thu có mức tăng vượt bậc so với các năm trước và tăng 21,26% so với năm 2006.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu
- DT từ hoạt động XK hàng may mặc
-Doanh thu từ hoạt động khác.
23.983.603
27.313.569
31.324.761
37.985.135
21.825.247
24.066.723
27.339.589
33.135.835
2.158.356
3.246.846
3.985.172
4.849.300
Tổng chi phí
21.699.879
24.559.944
27.828.302
33.534.951
Lợi nhuận trước thuế
2.283.724
2.753.625
3.496.459
4.450.184
Lợi nhuận ST
2.283.724
2.753.625
3.286.672
4.183.173
Thu nhập bình quân NLĐ/tháng
700
900
1.050
1250
.
Được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh Thái Bình nên 2 năm đầu khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Việt Thái được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp công ty còn tiếp tục được giảm thuế trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công ty chỉ phải nộp 30% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp( nhưng với mức thuế suất ưu đãi là 20% chứ không phải là 28% như các doanh nghiệp khác). Đồng thời với việc tăng doanh thu, lợi nhuận tăng rõ rệt qua từng năm. So với năm 2006 lợi nhuận năm 2007 tăng 27,28% chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng hướng. Lợi nhuận tăng, cổ tức cho cổ đông cũng tăng theo và nguồn ngân quỹ của công ty được bổ sung nhiều hơn củng cố niềm tin cho cổ đông và cán bộ công nhân viên.
Bảng kết quả trên cho thấy doanh thu từ các hoạt động khác cũng không ngừng tăng lên về số lượng và tỷ trọng điều đó chứng tỏ ngoài việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường nước ngoài công ty còn chú trọng đến việc phát triển ngành nghề phụ thêm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Bảng 2.5. So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu
và lợi nhuận qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tăng (04- 05)
Tăng (05-06)
Tăng(06-07)
Doanh thu
13,88
14.69
21,26
Lợi nhuận
20,58
19,36
32,28
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Báo cáo của Phòng kế toán.
Với những kết quả đã đạt được công ty mạnh dạn đề ra mục tiêu cho năm 2008: mức tăng doanh thu sẽ tăng thêm 25% so với năm 2007.
2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và Việt Thái nói riêng. Không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội mất đi, thách thức sẽ trở thành những khó khăn dài hạn khó khắc phục. Hay nói cách khác các doanh nghiệp Việt Nam phải biến những yếu tố thuận lợi thành thuận lợi hơn và cố gắng hạn chế những thách thức do việc gia nhập WTO đem lại. Do vậy cần có sư chuẩn bị chu đáo nhằm khai thác tối đa các cơ hội và hạn chế tối đa những thách thức phải đương đầu. Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái tôi có những đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty qua các mặt sau:
2.2.1. Nguồn lực trong công ty
2.2.1.1. Nguồn vốn và tiềm lực tài chính
Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái cũng rất chú trọng vào việc bảo toàn- phát triển nguồn vốn vì trong kinh doanh vốn càng lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty. Là Công ty cổ phần thuộc quyền sở hữu của nhà nước hiện nay Việt Thái huy động vốn qua nhiều nguồn khác nhau như bán tiếp cổ phần, vốn từ các quỹ và vốn vay ngân hàng. Tính đến năm 2007 nguồn vốn của công ty là 26,935 tỷ đứng thứ hai sau Công ty Cổ phần may Phú Xuân( Bảng 2.9)
Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều cần có vốn nên trước hết công tác tổ chức tài chính phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty trong kỳ, các khoản đầu tư dài hạn cũng như chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Dựa vào bản kế hoạch vốn công ty sẽ tổ chức huy động vốn để đáp ứng kịp thời.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2006
Chênh lệch
1. Cơ cấu tài sản
- TS ngắn hạn/Tổng TS
- Tài sản dài hạn/Tổng TS
%
39,25
60,75
24,71
75,29
14,54
-14,54
2. Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng NV
- Vốn CSH/ Tổng NV
59,39
40,63
56,18
43,82
3,31
-3,19
3. Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
0.89
1,13
1.28
1,49
-0,39
-0,36
4. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng TS
- Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH
%
11,01
15,53
38,22
10,49
15,58
35,55
0,52
-0,05
2,76
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và
theo tính toán của tác giả.
Qua số liệu phản ánh ở trên cho thấy tình hình tài chính của công ty lành mạnh. Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản chững tỏ công ty không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của mìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26440.doc