MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG 4
MỤC LỤC BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 8
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.1.1 Giới thiệu chung 8
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 9
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 11
1.2.1 Khái quát chung 11
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 13
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty Sơn Hà 15
1.3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 15
1.3.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 18
1.4 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Sơn Hà 21
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm và ngành kinh doanh 22
1.4.2 Đặc điểm về khách hàng 23
1.4.3 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 25
1.4.4 Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 26
Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 28
2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Sơn Hà 28
2.1.1 Chi phí trung gian và giá thành sản phẩm 28
2.1.1.1 chi phí trung gian 28
2.1.1.2 Giá thành sản phẩm 31
2.1.2 Chất lượng sản phẩm 35
2.1.2.1 Thông số kỹ thuật 35
2.1.2.2 Dịch vụ đi kèm 38
2.1.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và đa dạng hoá sản phẩm 39
2.1.3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng 39
2.1.3.2 Khả năng đa dạng hoá sản phẩm 42
2.1.4 Hệ thống kênh phân phối 45
2.1.4.1 Khái quát chung 45
2.1.4.2 Đánh giá hệ thống kênh phân phối 47
2.1.5 Năng lực lao động 49
2.1.6 Năng lực tài chính 53
2.1.7 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả cạnh tranh của công ty Sơn Hà qua các năm. 56
2.1.7.1 Kết quả về số lượng sản phẩm tiêu thụ 56
2.1.6.2 Kết quả tiêu thụ theo thị trường 57
2.1.6.3 Thị phần 59
2.2 Những biện pháp công ty Sơn Hà đang sử dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 63
2.2.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu 63
2.2.2 Các chính sách phát triển nguồn nhân lực 65
2.2.2.1 Chính sách trả lương 65
2.2.2.2 Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực 66
2.2.2.3 Tạo động lực lao động 66
2.2.3 Công nghệ 68
2.2.4 Các biện pháp khác 71
2.2.4.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. 71
2.2.4.3 Khuyến khích các thành viên kênh phân phối 72
2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty Sơn Hà 73
2.3.2 Điểm mạnh 73
2.3.3 Điểm yếu và nguyên nhân 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 76
3.1 Định hướng phát triển của công ty 76
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà. 77
3.2.1 Phát triển thương hiệu 77
3.2.1.1 Tăng cường cung cấp thông tin tới khách hàng 77
3.2.1.2 Truyền thông 79
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động kênh phân phối 79
3.2.2.1 Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các đại lý 79
3.2.2.2 Đào tạo 81
3.2.2.3 Tăng khả năng cung cấp thông tin từ các đại lý 82
3.2.2.4 Tổ chức tốt hoạt động bán hàng và dịch vụ sau bán hàng 83
3.2.3 Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 83
3.2.3.1 Xây dựng bộ tài liệu về văn hoá 84
3.2.3.2 Tổ chức truyền bá giáo dục 85
3.2.3.3 Duy trì và phát triển 86
3.2.4 Một số giải pháp khác 86
3.2.4.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 86
3.2.4.2 Tăng cường quản lý chi phí sản xuất để hạ giá thành 86
3.2.4.3 Nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản trị mới trong quá trình sản xuất 88
3.2.4.4 Đào tạo nhân lực 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 92
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều các đơn vị sản xuất loại sản phẩm này. Và điều này đã gây khó khăn phần nào cho công ty khi mà hiện nay ở thị trường miền Bắc đã xuất hiện khá nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn như Tân Á, Toàn Mỹ… Tuy nhiên, công ty lại có một danh mục sản phẩm rất đa dạng gồm nhiều chủng loại sản phẩm : bồn nước, ống Inox, chậu rửa, bình nóng lạnh, thiết bị phụ vụ nhà bếp. Sơn Hà đang phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế, công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh cung cấp các sản phẩm về đá tự nhiên cho các ngành sản xuất đồ gia dụng, nội thất. Công ty đã sớm thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm, luôn phát triển các dòng sản phẩm mới phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Những sản phẩm mới tuy sản lượng tiêu thụ không nhiều nhưng cũng góp một phần đáng kể vào doanh thu của công ty (chiếm khoảng 32,6% tổng doanh thu năm 2007).
Với việc đa dạng hoá danh mục sản phẩm của mình, hàng năm tỷ trọng về doanh thu của các loại sản phẩm cũng được thay đổi. Sản phẩm truyền thống của công ty là bồn nước Inox vẫn chiếm khoảng trên 70% trong tổng doanh thu. Vào thời kỳ từ năm 2003 trở về trước doanh thu từ mặt hàng này chiếm lên đến trên 85%. Năm 2003, doanh thu của bồn Inox chiếm 89,0% tương ứng với 124.988.280 nghìn đồng. Năm 2007, mức doanh thu của sản phẩm này đạt 420.710.800 nghìn đồng tương ứng chiếm 67,4% tổng doanh thu. Tuy về mặt giá trị mặt hàng này có mức tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu của nó lại có xu hướng giảm. Do đây là sản phẩm có chu kỳ sống khá ngắn, theo nhận định thì hiện nay nó đang bước vào giai đoạn bão hoà. Do đó, công ty đã điều chỉnh hướng sản xuất chuyển dịch dần cơ cấu doanh thu sang các sản phẩm khác
Bảng 2.9: Doanh thu của các loại sản phẩm qua các năm
ĐVT: 1.000Đ
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Sản phẩm ống Inox và bình nước nóng hiện đang là hướng phát triển trọng yếu của công ty. Năm 2003, mức doanh thu của ống Inox mới đạt 10.460.630 nghìn đồng tương ứng chiếm 7,4% doanh thu. Sau hai năm đến năm 2005 thì tỷ lệ này đã tăng lên chiếm 19,2% tương ứng với 119.846.500 nghìn đồng. Đặc biệt, với sản phẩm bình nước nóng sau 5 năm mức tăng tỷ trọng doanh thu lên đến 8,2 lần từ 1,3% năm 2003 lên 10.6 % năm 2007. Năm 2006 mức đóng góp vào doanh thu của sản phẩm này là 30.268.900 tương ứng chiếm 5,1% tổng doanh thu. Chỉ sau 1 năm vào năm 2007 mức đóng góp của sản phẩm này đã tăng lên gấp đôi đạt 66.165.200 nghìn đồng tương ứng chiếm 10,6% tổng doanh thu. Hiện nay, Thái Dương Năng đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường bình nước nóng. Mức tiêu thụ của sản phẩm này mạnh hơn các đối thủ khác như Hướng Dương (Tân Á), Ánh Dương (Toàn Mỹ).
Các sản phẩm khác cũng có mức tăng tỷ trọng song mức tăng này chậm hơn, trung bình chỉ chiếm khoảng từ 1% đến 2% trong tổng doanh thu.
Hệ thống kênh phân phối
Khái quát chung
Công ty có 2 đối tượng khách hàng chủ yếu là: người sử dụng công nghiệp và người tiêu dùng. Với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì lại có những hành vi mua khác nhau như đã phân tích ở trên.. Vì thế để đảm bảo sản phẩm được phân phối một cách nhanh nhất và hiệu quả thì công ty phải xây dựng những kênh phân phối khác nhau. Đối với người sử dụng công nghiệp thường là các công trình xây dựng lớn, các khách hàng có lượng mua lớn sử dụng cho các nhu cầu tập thể. Do đó, công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp giúp tiếp cận trực tiếp với các đối tượng khách hàng, tạo điều kiện để thắt chặt các mối quan hệ bạn hàng dài hạn. Giúp giảm chi phí trong quá trình phân phối tạo ra giá cả chào hàng cạnh tranh.
Người sử dụng công nghiệp
Công ty
Bảng 2.10: Một số khách hàng lớn của công ty
STT
Tên công trình
Giá trị (1.000đ)
1
Công ty TNHH Rượu Hà Nội
86.000
2
Công ty xây dựng bảo tàng HCM
339.600
3
Cung văn hoá thể thao Hà Nội
10.000
4
Xí nghiệp cơ khí dịch vụ môi trường
10.000
5
Đại học Quốc Gia Hà Nội
70.200
6
Xí nghiệp xây dựng công trình 36
136.500
7
Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
50.400
8
Văn phòng chính phủ
36.000
(Nguồn: phòng kinh doanh / năm 2007)
Người tiêu dùng
Đại lý cấp I
Đại lý cấp I
Đại lý cấp II
Công ty
Với khách hàng là người tiêu dùng thì đặc thù là phân bố không tập trung, trải khắp các địa bàn. Do đó, công ty sử dụng kênh phân phối gián tiếp thông qua các trung gian đại lý để phân phối hàng hoá.
Sử dụng kênh phân phối đa cấp giúp cho sản phẩm có thể tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng trực tiếp ở các khu vực thị trường khác nhau, tạo độ bao phủ thị trường rộng khắp của sản phẩm. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm của công ty tại các đại lý của công ty gần địa điểm cư trú của mình, giúp vận chuyển dễ dàng thuận tiện. Ngoài ra các đaị lý cũng giúp cho công ty giảm bớt diện tích nhà kho trong điều kiện cơ sở vật chất, nhà xưởng có hạn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải kiểm soát được hoạt động của các đại lý và tăng cường khả năng phản hồi thông tin của các đại lý về thị trường tiêu thụ và nhóm khách hàng mục tiêu.
Đánh giá hệ thống kênh phân phối
Sản phẩm bồn nước là mặt hàng tiêu thụ chủ đạo của công ty. Sản phẩm này có đặc điểm về hậu cần là tỷ lệ giữa khối lượng và thể tích nhỏ tức mật độ dày đặc thấp. Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tới việc vận chuyển trong quá trình tiêu thụ của sản phẩm. Việc phải vận chuyển những sản phẩm này đi xa đã gây ra một chi phí rất lớn ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Điều đó là một khó khăn lớn của công ty khi thâm nhập vào các thị trường ở xa nơi sản xuất. Do đó, việc xây dựng kênh phân phối cũng ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của công ty. Để có năng lực cạnh tranh thì kênh phân phối của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về độ bao phủ thị trường, khả năng cung cấp hàng, thuận tiện trong vận chuyển hàng hoá.
Bảng 2.11: Bảng hệ thống kênh phân phối của công ty Sơn Hà
STT
Khu vực
Đại lý cấp I
Đại lý cấp II
Số lượng (cái)
Doanh thu (1.000 đ)
Số lượng (cái)
Doanh thu (1.000 đ)
1
Hà Nội
57
138.554.298
38
66.370.562
2
Quảng Ninh
23
30.445.979
31
28.103.981
3
Hải Phòng
24
40.817.686
40
26.096.554
4
TP HCM
29
24.674.626
42
17.146.774
5
Tỉnh khác
53
24.381.876
93
21.621.664
Tổng cộng
186
258.874.466
244
159.339.534
(Nguồn: phòng kinh doanh / năm 2007)
Hiện nay, Sơn Hà đã có khoảng 186 đại lý cấp I trên khắp cả nước, tuy nhiên độ bao phủ thị trường của Sơn Hà vẫn thấp hơn so với Toàn Mỹ. Toàn Mỹ có khoảng 230 đại lý cấp I trên cả nước. Theo nhận định độ bao phủ thị trường Hà Nội của các doanh nghiệp Toàn Mỹ và Tân Á tuy không bằng Sơn Hà song khách hàng cũng đã nhận thấy thuận tiện hơn khi tìm mua các sản phẩm này vì độ phân bố khá rộng ở tất cả các tuyến đường và địa bàn Hà Nội. Sự phân bố các đại lý của Sơn Hà không đồng đều, thị trường Hà Nội có đến 57 đại lý cấp I chiếm 30,6% tổng số đại lý cấp I, nhưng số lượng đại lý cấp II chỉ có 38 đại lý chiếm 15,6%. Do ưu thế ở thị trường Hà Nội gần nhà máy sản xuất trực tiếp nên dễ dàng cho vận chuyển và hình thành các đại lý cấp I hơn so với các đại lý cấp II. Các đại lý tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn trong đó các khu vực thị trường như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và TP HCM chiếm đến 71,5% trong tổng các đại lý cấp I, 61,9% số đại lý cấp II. Còn các khu vực thị trường khác chỉ chiếm có 38,5% số đại lý cấp I và 48,1% số đại lý cấp II. Sự phân bố không đều đó cũng làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại các vùng thị trường xa trung tâm, do việc phân bố hàng hoá đến các vùng thị trường đó bị hạn chế. Doanh thu của các loại đại lý cũng rất khác nhau, với đại lý cấp I chiếm đến 61,9% tương ứng với 258.874.466 nghìn đồng, còn đại lý cấp II chỉ chiếm 48,1% doanh thu của kênh phân phối gián tiếp (năm 2007). Sản phẩm của công ty là những sản phẩm có giá trị lớn nên khi mua hàng khách hàng thường muốn tìm đến những đại lý trực tiếp, có độ tin cậy cao hơn. Do đó, doanh thu từ loại đại lý này thường cao hơn và công ty cũng chú ý nhiều hơn tới các đại lý cấp I, ít có mối liên hệ với các đại lý cấp II. Tuy nhiên, để mở rộng độ bao phủ thị trường, đưa sản phẩm rộng khắp tới người tiêu dùng công ty cần phải chú ý nhiều hơn tới việc phát triển hệ thống đại lý cấp II.
Số lượng các đại lý nhiều song công ty lại không có sự trú tâm đầu tư vào đội ngũ nhân viên bán hàng, các nhân viên bán hàng đều do các đại lý tự tuyển dụng. Công ty không có những lớp, những buổi tập huấn đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên bán hàng. Do đó, đội ngũ nhân viên bán hàng của Sơn Hà đều thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự hiểu biết cần thiết về sản phẩm. Cách trưng bày và trang trí cửa hàng còn yếu, thiếu tính khoa học, mỹ thuật. Điều đó đã làm phần nào ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty. Việc thu hồi công nợ của các đại lý đối với công ty cũng không được tiến hành một cách thuận lợi. Theo quy định của công ty các đại lý phải thanh toán tiền hàng trong tháng vào ngày 10 của tháng kế tiếp. Song việc chuyển tiền về công ty luôn bị chậm hạn làm ảnh hưởng tới vòng luân chuyển vốn kinh doanh của công ty.
Do nhu cầu mở rộng thị trường mà công ty lại chưa có đủ khả năng để kiểm soát các đại lý. Do đó, việc thành lập các lý nhiều, không có sự tính toán cân nhắc kỹ lưỡng đã gây cho công ty một số bất lợi. Chất lượng phục vụ của các đại lý chưa tốt, một số đại lý của Sơn Hà nhưng lại bán cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đôi khi trong giai đoạn khan hiếm hàng các đại lý đã nâng cao giá bán của sản phẩm không đúng với quy định của công ty. Việc thanh toán tiền hàng thường bị chậm về thời hạn. Khả năng cung cấp thông tin khách hàng và thị trường còn hạn chế. Việc phân phối sản phẩm của công ty cho các đại lý cũng gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát do đó đôi khi nguồn hàng không được luân chuyển hợp lý.
Năng lực lao động
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất cơ khí nên công ty có đến 55% là lao động trẻ có độ tuổi từ 18 đến 35, 29% số lao động trong độ tuổi từ 35 – 50 tuổi, còn lại 16% số lao động trong độ tuổi trên 50. Tỷ lệ lao động nữ của công ty chiếm khoảng 23% chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực lao động hành chính.
Bảng 2.12: Cơ cấu nhân sự theo loại hình lao động và độ tuổi lao động
STT
Loại hình lao động
Độ tuổi
Số lượng (người)
tỷ lệ (%)
18 - 35
35 - 50
>50
1
Nhân viên quản lý
11
17
9
37
7
2
Nhân viên kỹ thuật
15
16
11
42
8
3
Nhân viên y tế, phiên dịch
3
4
0
7
1
4
Nhân viên tạp vụ
7
6
2
15
3
5
Nhân viên sản xuất
250
100
47
397
75
6
Nhân viên hành chính
8
12
13
33
6
Tổng cộng (người)
294
155
82
531
100
Tỷ lệ (%)
55
29
16
100
(Nguồn: phòng nhân sự / năm 2007)
Nhân viên sản xuất trực tiếp chiếm 75% tương ứng 397 người, đây là tỷ lệ hợp lý cho một đơn vị sản xuất. Công ty cũng cố gắng tổ chức bộ máy quản lý hết sức đơn giản gọn nhẹ nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh và phát huy tối đa năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên có trình độ cao, tỷ lệ nhân viên quản lý (tính từ cấp tổ trưởng) chiếm 7% số nhân viên. Nhân viên kỹ thuật chiếm 8% bao gồm các nhân viên ở các phòng kỹ thuật và nhân viên ở các xưởng sản xuất. Ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ các nhân viên làm các công việc phụ trợ khác như: nhân viên y tế phiên dịch thư viện chiếm 1%, nhân viên tạp vụ chiếm 3% trong tổng số nhân viên. Trong mối quan hệ với độ tuổi lao động thì ở khu vực nhân viên sản xuất các lao động trẻ từ 18 – 35 chiếm đến 63% tương ứng với 250 lao động. Với đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, nhiệt tình trong công tác cũng là một yếu tố giúp cho nâng cao năng suất lao động của toàn doanh nghiệp.
Bảng 2.13: Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động và năm công tác
STT
Trình độ lao động
Năm công tác
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1 - 3
3 - 7
7 - 10
1
Đại học
37
27
5
69
13
2
Cao đẳng
40
30
11
81
15
3
Trung học chuyên nghiệp
61
45
20
126
24
4
Lao động được đào tạo nghề
97
76
35
208
39
5
Lao động phổ thông
10
24
13
47
9
Tổng cộng (người)
245
202
84
531
100
Tỷ lệ (%)
46
38
16
100
(Nguồn: phòng nhân sự / năm 2007)
Công ty luôn trú trọng vào hoạt động nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Đối với những nhân viên chưa được đào tạo nghề sau khi được tuyển dụng đều được đào tạo nghiệp vụ cơ bản trong 3 tháng trước khi tiến hành sản xuất trực tiếp. Do đó, số lao động phổ thông chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 9%, có đến 39% số nhân viên được đào tạo các lớp nghiệp vụ kỹ thuật và học về nghề cơ kim khí. Là công ty trẻ nhưng nhân viên của công ty đạt trình độ chuyên môn cao 13% số nhân viên có trình độ đại học, 15% số nhân viên đạt trình độ cao đẳng. hầu hết những nhân viên này đều là những người làm quản lý và các nhân viên kỹ thuật.
Trong mối liên hệ giữa trình độ lao động và thân niên công tác, càng với những lao động có trình độ cao thì tỷ lệ lao động có số năm công tác cao càng thấp. Với những lao động có trình độ đại học thì có đến 54% số lao động chỉ có thâm niên công tác từ 1 – 3 năm, số có thâm niên công tác từ 3 – 7 năm chiếm 39%, chỉ có 7% số lao động có trình độ đại học là gắn bó với công ty với số năm công tác trên 7 năm. Trong khi đó tỷ lệ lao động có năm công tác trên 7 năm ở những lao động phổ thông là 28%. Tuy hiện nay, doanh nghiệp đang có rất nhiều chính sách tạo động lực lao động lưu giữ những nhân viên giỏi có trình độ, song sự gắn bó của các nhân viên với doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, có đến 46% số lao động là lao động mới có số năm lao động từ 1 – 3 năm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp luôn luôn phải tuyển nhân viên mới và thực hiện đào tạo gây tốn kém chi phí, những nhân viên mới tuyển dụng sẽ phải mất thời gian thích ứng với công việc mới nên năng suất lao động bị giảm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công ty chưa xây dựng được cho mình một văn hoá doanh nghiệp gắn kết các thành viên trong công ty, sự gắn kết người lao động với công ty chỉ là những lợi ích về vật chất. Do đó, người lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp khi tìm được công việc có thù lao cao hơn.
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sơn Hà
Năm
Số lượng LĐ (người)
Thu nhập BQ (1.000Đ\ng\tháng)
Lợi nhuận (1.000Đ)
HBQLĐ (1.000Đ\ng)
2003
275
1.100
19.937.507
72.500
2004
357
1.250
29.222.370
81.855
2005
409
1.670
40.666.644
99.429
2006
463
2.060
59.778.540
129.111
2007
531
2.750
91.354.187
172.042
07\03
93,1%
150,0%
358,2%
137,3%
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Cùng với các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận ròng có xu hướng ngày càng tăng, tại công ty mức lương bình quân của người lao động cũng ngày càng tăng. Năm 2003 mức lương bình quân người lao động là 1.100 nghìn đồng\người\tháng. Sau 5 năm mức lương đã tăng thêm 150 % tương ứng tăng 1.650 nghìn\người so với năm 2003 và đạt mức 2.750 nghìn đồng\người\tháng vào năm 2007. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất là việc tăng số lượng lao động qua các năm. Hàng năm, công ty tuyển dụng mới thêm khoảng từ 45 đến 60 lao động. Từ năm 2003 đến năm 2007 thì số lượng lao động của công ty đã tăng lên 93,1% tương ứng tăng 256 lao động. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động cũng tăng nhanh với mức tăng 137,3% của năm 2007 so với năm 2003. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng sử dụng lao động của doanh nghiệp, chỉ tiêu này tăng qua các năm cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có của mình. Năm 2004 trung bình cứ 1 lao động tạo ra 81.855 nghìn đồng lợi nhuận, đến năm 2007 thì trung bình cứ 1 lao động tạo ra 172.042 nghìn đồng lợi nhuận. Để có được kết quả như vậy công ty đã không ngần ngại trong việc đầu tư những máy móc mới nhất, thực hiện các kế hoạch đào tạo lao động, các chính sách tạo động lực lao động. Do đó, đã tăng năng suất của người lao động và giảm số lượng lao động thủ công.
Năng lực tài chính
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty đạt mức khá cao và ổn định, trung bình chỉ tiêu này đạt mức 2,24 điều này cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi 2,24 đồng tài sản lưu động. Chỉ số này đạt mức 2, 16 vào năm 2007 và giảm 6% so với năm 2003 song vẫn ở mức cao, khả năng trả các khoản nợ vay ngắn hạn luôn cao gấp 2 lần các khoản nợ. Tỷ lệ nợ của công ty đạt mức trung bình qua các năm là 0,61 tức có đến 61% số vốn trong tổng vốn kinh doanh của công ty là vốn vay. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là 1,78 tăng 18,5% so với mức tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của năm 2003 là 1,5. Cả hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn kinh doanh và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng qua các năm cho thấy khả năng vay vốn của công ty càng được đảm bảo, công ty có khả năng vay vốn nhiều hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh. Trung bình mỗi năm vốn kinh doanh của công ty được quay vòng 1,54 vòng\năm. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động đã tăng lên 66,1% so với năm 2003 đạt mức 1,90 vòng\năm. Trong điều kiện các nguồn lực và nguồn vốn có hạn, việc tăng số vòng quay của vốn kinh doanh rất có ý nghĩa trong việc tăng hiệu quả của các nguồn lực tài chính từ đó năng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty
ĐVT: 1.000 Đ
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà là một doanh nghiệp trẻ với 10 năm thành lập lại tham gia vào ngành sản xuất cơ khí đòi hỏi có mức đầu tư ban đầu lớn, nên phải đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị, công nghệ, các tài sản cố định vẫn còn ở mức cao, giá trị còn lại của tài sản cố định lớn. Do đó, mức doanh lợi vốn kinh doanh của công ty tuy đều tăng qua các năm, riêng năm 2007 tăng 71,3% so với năm 2003 song mới đạt ở mức tương đối thấp trung bình là 0,22. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trung bình đạt 0,65 tức cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận. Năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt 0,87 tăng 70,9% so với năm 2003. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2004 là 0,52 và chỉ tiêu này cũng luôn tăng qua các năm, năm 2006 đã đạt mức 0,67 tăng so với năm 2004 là 28,8%, đến năm 2007 mức hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,73 tăng 73% so với năm 2007. Trung bình cứ 1 đồng vốn cố định được đưa vào sản xuất thì tạo ra 0,59 đồng lợi nhuận ròng. Do đó, sử dụng vốn lưu động sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn so với sử dụng vốn cố định. Do đó, công ty cần cố gắng sử dụng tối đa nguồn vốn lưu động của mình, tăng nhanh vòng quay vốn, sử dụng tốt các khoản nợ vay ngân hàng.
Doanh nghiệp càng phát triển nhu cầu về vốn càng cao, để có thể tồn tại và phát triển, Sơn Hà hiểu rằng cần phải có sự trợ giúp đắc lực nhiều mặt từ phía ngân hàng. Do đó, công ty đã ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại để cung cấp cho công ty các khoản vốn vay để sản xuất các mặt hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư nhà xưởng, xây dựng văn phòng, trụ sở... và các dịch vụ với nhiều tiện ích cho doanh nghiệp.Có thể thấy việc sử dụng các nguồn vốn vay từ ngân hàng đã mang lại kết quả cao cho Sơn Hà. Công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mới tại Khu công nghiệp Phùng- Hà Tây có diện tích 45.000m2. Trong vòng 2 năm tới, công ty sẽ đầu tư một khu nhà máy mới tập trung trên diện tích dự kiến 20 ha. Năm 2008 khi công ty chào bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ là cơ hội để công ty có thể thu hút thêm các khoản đầu tư, tăng thêm vốn cho hoạt động sản xuất.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả cạnh tranh của công ty Sơn Hà qua các năm
Kết quả về số lượng sản phẩm tiêu thụ
Từ khi thành lập đến nay Sơn Hà luôn cố gắng phát triển doanh nghiệp bằng cách hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng danh mục sản phẩm. Thực hiện việc đa dạng hoá đối tượng khách hàng và sử dụng triệt để, hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Sản lượng tiêu thụ của các loại sản phẩm không ngừng tăng qua các năm, điều đó cho thấy quy mô sản xuất cũng được mở rộng.
Bảng 2.16: Thống kê hàng hoá tiêu thụ qua các năm
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
07 so 04 (%)
1
Bồn Inox
m3
36.952
53.527
68.683
97.625
164,2
2
Ống Inox
tấn
205
365
596
735
358,5
3
Chậu rửa
chiếc
5.958
7.256
8.675
10.356
73,8
4
Bình nước nóng
Bộ
500
795
952
2.137
327,4
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Bồn nước Inox là dòng sản phẩm truyền thống của công ty và sản phẩm này vẫn có số lượng tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2004 sản lượng tiêu thụ là 36.952 m3 đến năm 2007 đã đạt 97.625 m3. So với năm 2004 sau 4 năm thì mức sản lượng đã tăng 164,2% tương ứng tăng 60.673 m3. Sản phẩm bồn nước Inox có mức tăng chậm là do sự điều chỉnh cơ cấu sản xuất để chuyển một số nguồn lực kinh tế sang sản xuất các mặt hàng khác nhằm thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, sản phẩm bồn nước Inox vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo của công ty nên công ty vẫn tăng đều mức tiêu thụ hàng năm nhằm giữ ổn định thị phần của mình.
Đối với sản phẩm ống Inox lại có mức tăng trưởng tương đối cao qua các năm. Năm 2007 tăng 358,5% tương ứng tăng 530 tấn so với năm 2004. Đây là dòng sản phẩm mới mà hiện tại chỉ có Sơn Hà sản xuất được. Tính ứng dụng của sản phẩm này là rất cao có thể sử dụng trong công nghiệp, trong sinh hoạt hàng ngày, là nguyên liệu để sản xuất các đồ gia dụng, dùng trong trang trí, nội thất, mỹ thuật… Do đó, đây là loại mặt hàng đang được công ty trú trọng phát triển.
Bình nước nóng là loại sản phẩm mới nhất của công ty. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 sản phẩm này vẫn còn ở trong giai đoạn thâm nhập thị trường và đồng thời cũng là lại sản phẩm tương đối lạ với hầu hết người tiêu dùng nên sản lượng tiêu thụ tăng chậm trung bình khoảng 250 bộ\ năm. Tuy nhiên đến năm 2007 sản phẩm đã có mức tăng cao 327,4% so với năm 2004 tương ứng tăng 1.637 bộ. Riêng trong năm 2007 mức tiêu thụ của loại sản phẩm này đã tăng 124,5% so với năm 2006 tương ứng tăng 1.185 bộ.
Sản phẩm chậu rửa Inox cũng có mức tiêu thụ tăng tương đối chậm. Năm 2007 tỷ lệ tăng của sản phẩm này so với năm 2004 là 73,8% tương ứng tăng 4.398 chiếc. Hiện tại sản phẩm này mới chỉ phục vụ ở đoạn thị trường có mức thu nhập trung bình, sản phẩm chưa thể cạnh tranh với các sản phẩm của các hãng hiện đang có mặt trên thị trường về kiểu dáng, chất lượng và độ sáng bóng của sản phẩm sau quá trình sử dụng. Đó là nguyên nhân chính làm mức tiêu thụ mặt hàng này tăng chậm.
2.1.6.2 Kết quả tiêu thụ theo thị trường
Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là các tỉnh thành phía bắc, doanh thu từ thị trường Hà Nội mỗi năm chiếm trung bình khoảng 52,7% tổng doanh thu. Đứng thứ hai là thị trường thành phố Hải Phòng trung bình mỗi năm đóng góp khoảng 14,8% tổng doanh thu. Thị trường Quảng Ninh mỗi năm đóng góp vào 12,5% doanh thu, còn lại là doanh thu từ thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
Bảng 2.17: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường
ĐVT: 1.000 Đ
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Biểu 2.1: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường
Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy công ty đang cố gắng phát triển thị trường theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, mở rộng thị phần tại các tỉnh thành trong cả nước. Song việc phát triển thị trường theo chiều dọc đang gặp rất nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu của các tỉnh thành tăng rất ít trung bình chỉ từ 1% đến 2%. Hiện nay, công ty đã có chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh nhưng tỷ trọng doanh thu của khu vực này lại rất thấp chỉ đạt 12,1% tương ứng là 75.528.500 nghìn đồng cao nhất vào năm 2007. Việc thâm nhập vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn do đây là địa bàn có mức cạnh tranh cao về sản phẩm bồn nước Inox. Đây cũng là khu vực thị trường chính của hai hãng sản xuất bồn Inox lớn là Toàn Mỹ và Tân Á Đại Thành. Do đó, công ty hiện tại mới chỉ thâm nhập vào thị trường này chủ yếu bằng sản phẩm ống Inox và bình nước nóng Thái Dương Năng.
Thị phần
Nhìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy năm 2007 Sơn Hà và Toàn Mỹ đã chiếm hơn 50% dung lượng thị trường phần còn lại được chia cho các doanh nghiệp khác. Toàn Mỹ đang đứng đầu thị trường với mức thị phần chiếm 30%, Sơn Hà đứng thứ hai với mức thị phần là 28%, đứng thứ ba là Tân Á với mức thị phần là 18%.
Bảng 2.18: Bảng thị phần của công ty Sơn Hà
ĐVT:%
STT
Doanh nghiệp
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Sơn Hà
20
23
23
25
28
2
Tân Á
15
16
17
18
18
3
Toàn Mỹ
29
28
29
29
30
4
DN khác
36
33
31
28
24
Tổng cộng
100
100
100
100
100
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Biểu 2.2: Biểu đồ thị phần của công ty Sơn Hà
Các đối thủ cạnh tranh của Sơn Hà như Tân Á và Toàn Mỹ đều có mức tăng thị phần hàng năm tuy không nhiều nhưng tương đối ổn định, trung bình khoảng từ 1% đến 2% mỗi năm. Năm 2004 Sơn Hà đã tăng mức thị phần từ 20% năm 2003 lên đến 23%. Song mức thị phần này vẫn giữ nguyên không thay đổi trong năm 2005, trong khi đó thị phần của các đối thủ cạnh tranh đều tăng thêm 1%. Từ năm 2006 trở đi mức tăng thị phần của Sơn Hà đã trở lại với mức tăng cao nhất trung bình 2% đến 3%\ năm trong khi Tân Á không có mức tăng thị phần và Toàn Mỹ chỉ tăng 1%. Hàng năm, mức biến động thị phần là tương đối nhỏ, về vị thế thì hiện tại chưa có sự thay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11321.doc