Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Với hoạt động kinh doanh vật tư và vận tải thì công ty có một dàn máy móc khá là đầy đủ, từ bốc dỡ tại cảng đến vận chuyển lên công trình, sử dụng cả phương tiện vận chuyển bộ lẫn thủy, nên hoạt động vận tải luôn luôn giao đúng thời điểm và có chữ tín với các đối tác, đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công chính xác không gây chậm tiến độ thi công, nâng cao chất lượng dịch vụ vủa công ty, qua đó năng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh vật tư và vận tải.

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.548 Than cám 25.455 21.227 Phụ gia 50.074 12.639 Thiết bị vật tư khác 18.807 18.262 Bảng 2.3. Bảng thể hiện giá trị kinh doanh các loại vật tư qua các năm Ngoài ra các hoạt động như cung cấp điện nước cho các công trình thủy điện, kinh doanh nhà đất và ủy thác nhập khẩu cũng được công ty cho vào hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị. Đóng góp của các hoạt động này không thực sự lớn tuy nhiên chúng ta không thể bỏ qua giá trị mà các hoạt động này mang lại cho Công ty. Năm 2007 ba hoạt động này mang về cho công ty 20,592 tỷ đồng, năm 2008 là 15,090 tỷ đồng. 2.1.3.2. Vận tải Công ty thường xuyên nhận được những hợp đồng về vận chuyển các thiết bị, vật tư đến các công trình đang thi công, để đảm bảo đúng tiến độ đề ra thì việc vận chuyển của công ty phải luôn đảm bảo đúng thời gian và kịp thời, luôn có các thiết bị vận chuyển chờ trực sẵn sàng. Mỗi năm công ty phải tiếp nhận và vận chuyển một lượng lớn các thiết bị nhập khẩu đến các công trình như năm 2008 JSC Sông Đà 12 đã tiếp nhận và vận chuyển khoảng 5.700 tấn thiết bị nhập khẩu cho công trình Thủy điện Sơn La. Công ty đã thực hiện xong việc tiếp nhận và vận chuyển toàn bộ thiết bị cho công trình Nhà máy xi măng Hạ Long và Thủy điện Tuyên Quang. Trong năm 2009 con số này tiếp tục tăng lên ở những công trình trọng điểm, công ty tiếp tục vận chuyển 7.365 tấn thiết bị nhập khẩu cho chủ đầu tư ở Thủy điện Sơn La, thực hiện kinh doanh vận tải than cho nhà máy xi măng Sông Đà Hòa Bình, vận tải 207,32 tấn thiết bị đến thủy điện Nậm Chiến; 139,81 tấn lên thủy điện Nậm Sọi và 93,31 tấn lên Thủy điện Bắc Hà. 2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác Hoạt động sản xuất kinh doanh khác ở đây của công ty bao gồm các hoạt động như sửa chữa thiết bị, máy móc (sửa chữa lớn sàn lan, đầu kéo) và sản xuất kinh doanh khác. Đây là hoạt động có đóng góp thấp nhất trong 4 hoạt động chính của công ty, mỗi năm hoạt động này chỉ đóng góp khoảng 1 tỷ trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Hoạt động thực hiện các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 Từ năm 2007 đến nay thì công ty đã tiến hành thực hiện nhiều Dự án đầu tư khác nhau như: Dự án đầu tư khu đô thị nhà ở liền kề Hòa Bình. Dự án đầu tư bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị Hải Phòng Dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị và điều hành sản xuất cho các đơn vị trực thuộc. Liên doanh đầu tư Dự án chung cư cao cấp BMM tại Phúc La- Hà Đông. Có những dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như dự án khu đô thị liền kề Hòa Bình, bến chuyên dùng bốc dỡ vật tư thiết bị Hải Phòng. Riêng đối với Dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị cho các đơn vị trực thuộc thì tình hình thực hiện không đạt theo kế hoạch đề ra, ví dụ năm 2008 Công ty mới đầu tư một số thiết bị, công cụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho một số đơn vị như: đầu tư 2 máy bơm nước phục vụ thi công tại Huội Quảng, 1 máy nén khí, 1 máy tời tự hành, 2 máy cắt sắt, 1 máy uốn sắt phục vụ thi công tại Bút Sơn và các công trình lắp đường điện với giá trị 430 triệu đồng. Nhưng đến năm 2009 thì dự án này lại không được thực hiện tiếp do cân đối tình hình thực tế và để tập trung nguồn vốn cho mục tiêu SXKD và các mục tiêu cấp bách hơn nhằm đảm bảo lợi ích chung của Công ty. Ngoài việc đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực thiết bị công ty còn tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Năm 2008 công ty đã đầu tư 1,78 tỷ đồng vào hoạt động đầu tư tài chính. Và năm 2009 Công ty tiếp tục đầu tư 2,113 tỷ vào hoạt động đầu tư tài chính. 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 2.3.1. Chất lượng sản phẩm Công ty Cổ phần Sông Đà 12 kinh doanh rất nhiều các sản phẩm khác nhau với nhiều lĩnh vực kinh doanh vì vậy mà yếu tố chất lượng sản phẩm rất được coi trọng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn quản lý ISO9001- 2008. Với việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng dù là khách hàng khó tính. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9001 công ty luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ tốt nhất nhanh nhất. JSC Sông Đà 12 luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm, vận chuyển thiết bị, vật tư đến công trường chuẩn xác để đảm bảo tiến độ thi công của chủ đầu tư, không gây nên sự chậm tiến độ. Điều đó tạo ra lòng tin tưởng của khách hàng đối với công ty, và nó có thể năng cao vị thế của công ty đối với khách hàng qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Với phương châm không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mở rộng dòng sản phẩm của mình theo hướng đa dạng hóa. Từ việc xây lắp các công trình thủy điện, giao thông, nhà ở, đến xây lắp các trạm điện, đường dây điện, từ sản xuất bê thông thương phẩm đến việc kinh doanh bất động sản. Việc mở rộng các ngành nghề kinh doanh đã tạo ra cho công ty thêm những thị trường mới. Tuy nhiên việc đa dạng hóa sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau sẽ làm cho công ty khó có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bởi vì một khi đã tham gia sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau điều đó có nghĩa là mức độ tập trung vào sản phẩm chủ lực của công ty sẽ bị giảm sút. Và khi nhắc đến Công ty rất có thể khách hàng sẽ không đánh giá được công ty sản xuất cái gì là chính và cái gì là phụ, mặt mạnh của Công ty là gì. Họ không kết luận được cái gì của công ty là tốt nhất, cái gì là đặc trưng nhất của Công ty điều đó đồng nghĩa với việc thương hiệu của Công ty đang bị giảm sút và nó có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường cả trong nước lẫn ngoài nước. Như ta đã biết chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh trạnh của của các công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đối với một công ty chuyên về cung ứng vật tư thiết bị, về xây lắp trong các công trình như JSC Sông Đà 12 thì yếu tố này càng trở lên quan trọng hơn. Chất lượng sản phẩm ở đây được đánh giá chính là chất lượng các công trình mà công ty thực hiện, chỉ cần một sai xót nhỏ trong quá trình thi công thì nó có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của công ty. Ngược lại một công trình được thực hiện nhanh hơn tiến độ với chất lượng không có gì bàn cãi thì luôn được khách hàng đánh giá cao, và có thể khách hàng sẽ đưa công ty vào top những đối tác đáng tin cậy, đáng để làm ăn và có thể là lựa chọn số 1 khi họ cần xây lắp một công trình nào đó. Điều này làm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng các công trình. 2.3.2. Trình độ công nghệ sản xuất Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, nhà ở, vận tải…là những lĩnh vực liên quan nhiều đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các phương tiện vận chuyển. Vì vậy mà trình độ công nghệ sản xuất, trang thiết bị có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Trang thiết bị, máy móc Số lượng Máy đào, máy xúc, máy ủi, hút cát Máy xúc Volvo 1 Máy xúc Sumimoto 1 Máy xúc lật 1 Máy xúc Komatsu 1 Máy lu rung 1 Máy ủi Shantui 2 Phương tiện vận tải bộ Ô tô bệ 1 Ô tô sơ mi 1 MAZ ben 8 Ô tô tắc fooc 1 Phương tiện chuyên dụng Đầu kéo MAZ 8 Xe trộn bê tông 2 Phương tiện xếp dỡ Cần trục dàn 3 Cần truc tự hành 4 Cần trục bánh xích 1 Cần trục KAMAZ 1 Cần trục tháp 1 Phương tiện thủy Tàu đẩy sông 3 Tàu kéo sông 5 Các thiết bị khác Trạm trộn bê tông 1 Dây chuyền sản xuất cột điện 1 Bảng 2.4. Bảng thống kê thiết bị máy móc dùng trong hoạt động sản xuất của công ty năm 2009 Như ta thấy trên bảng trên thì các loại máy móc được sử dụng trong các hoạt động xây lắp là máy ủi, máy xúc, lu…, đây là hoạt động chủ lực của công ty nhưng số lượng máy móc dùng cho hoạt động này thì lại không nhiều nên khó có thể gia tăng năng suất lao động. Với hoạt động kinh doanh vật tư và vận tải thì công ty có một dàn máy móc khá là đầy đủ, từ bốc dỡ tại cảng đến vận chuyển lên công trình, sử dụng cả phương tiện vận chuyển bộ lẫn thủy, nên hoạt động vận tải luôn luôn giao đúng thời điểm và có chữ tín với các đối tác, đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công chính xác không gây chậm tiến độ thi công, nâng cao chất lượng dịch vụ vủa công ty, qua đó năng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh vật tư và vận tải. Việc sử dụng các thiết bị như trạm trộn bê tông, xe trộn bê tông để sản xuất bê tông thương phẩm là điều không thể thiếu, tuy nhiên số lượng xe trộn bê tông của công ty còn hạn chế chỉ có 2 chiếc, trong trường hợp phải thực hiện một đơn đặt hàng với khối lượng lớn thì công ty sẽ phải thuê xe của công ty khác, điều đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy việc gia tăng thiết bị sản xuất công nghiệp sẽ được công ty thực hiện trong năm tới. 2.3.3. Trình độ nguồn nhân lực Một trong các nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là trình độ nguồn nhân lực. Hiện nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 có 261 cán bộ khoa học với nhiều chuyên ngành khác nhau: Trình độ cán bộ Số lượng (người) Trên đại học (thạc sĩ QTKD) 2 Kỹ sư 109 Kỹ sư xây dựng 33 Kỹ sư có khí 10 Kỹ sư điện 12 Kỹ sư thủy lợi, thủy điện 7 Kỹ sư ô tô, máy kéo 1 Kỹ sư máy tàu thủy 2 Kỹ sư đóng tàu 1 Kỹ sư kinh tế giao thông 1 Kỹ sư kinh tế vận tải 3 Kỹ sư cầu đường 2 Kỹ sư bảo đảm hàng hải 1 Kỹ sư máy xếp dỡ 1 Kỹ sư kinh tế 4 Kỹ sư kinh tế mỏ 1 Kỹ sư cơ khí động lực 1 Kỹ sư kinh tế xây dựng 7 Kỹ sư trắc địa 6 Kỹ sư kinh tế máy tàu thủy 1 Kỹ sư đô thị 1 Kỹ sư cấp thoát nước 2 Kỹ sư lâm nghiệp 1 Kỹ sư bảo hiểm lao động 1 Cử nhân 72 Cử nhân kinh tế 52 Cử nhân tài chính kế toán 13 Cử nhân quản trị kinh doanh 1 Cử nhân khoa học 3 Cử nhân ngoại ngữ 3 Cử nhân ngữ văn 1 Cử nhân hành chính 2 Cử nhân tự động hóa 1 Cao đẳng 25 Cao đẳng quản trị nhân lực 1 Cao dẳng quản trị kinh doanh 1 Cao đẳng xây dựng 1 Cao đẳng tài chính kế toán 1 Cao đẳng cơ khí 2 Cao đẳng điện 7 Cao đẳng tin học 3 Cao đẳng cơ tin 2 Cao đẳng công tác xã hội 2 Cao đẳng hóa dầu 1 Cao đẳng cơ giới 1 Trung cấp 53 Trung cấp xây dựng 7 Trung cấp kế toán 19 Trung cấp vật tư 6 Trung cấp vỏ tàu 1 Trung cấp cơ khí 1 Trung cấp điện 4 Trung cấp lao động tiền lương 2 Trung cấp văn thư lưu trữ 1 Trung cấp tin học 1 Trung cấp hành chính 1 Trung cấp y 1 Trung cấp kinh tế 4 Trung cấp cấp thoát nước 1 Trung cấp thủy lợi 2 Trung cấp giao thông 2 Nguồn:Hồ sơ năng lực của công ty năm 2009 Bảng 2.5. Bảng thống kê nhân lực, nhân công của công ty năm 2009 Với một nguồn nhân lực đa dạng về các chuyên ngành thì họ hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty đối với các lĩnh vực mà công ty tham gia kinh doanh. Tuy nhiên đội ngũ nhân viên khoa học này của công ty có trình độ không đồng đều với nhau lắm, khoảng gần 70% đội ngũ nhân viên này có trình độ đại học và 30% còn lại là cao đẳng và trung cấp. Đây là đội ngũ cán bộ lòng cốt của công ty, là bộ phận quyết định phương hướng hoạt động của công ty, là đội ngũ những nhà quản lý của công ty. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý đưa ra một chiến lược kinh doanh tốt, có hiệu quả nó sẽ đem lại cho công ty những thành công nhất định và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Ngoài đội ngũ cán bộ khoa học công ty còn có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề với tay nghề cao như: Công nhân xây dựng: + Mộc : 2 người + Nề: 8 người + Sắt và hàn: 22 người + Thợ hàn điện và hàn hơi: 6 + Thợ bê tông: 2 Công nhân cơ giới: + Lái ủi, cạp san: 7 + Đào súc: 7 + Lái ô tô: 38 + Thuyền trưởng tàu sông: 17 + Máy trưởng tàu sông: 15 + Thủy thủ: 17 + Thợ bơm: 1 Công nhân lắp máy: 1 Công nhân cơ khí: + Tiện nguội: 3 + Thợ cơ khí: 4 + Hàn mài: 34 + Thợ điện: 133 + Thợ sửa chữa các loại: 12 Đây là những người trực tiếp làm việc tại các công trình, là những người thực thi các quyết định của cán bộ khoa học. Đội ngũ công nhân kỹ thuật cùng với đội ngũ cán bộ khoa học tạo thành nguồn nhân lực của công ty. Trình độ chuyên ngành, năng lực làm việc, khả năng tiếp thu công nghệ, tay nghề của họ…là những yếu tố làm lên chất lượng sản phẩm của công ty, làm lên danh tiếng của công ty. Công ty muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trước hết phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực. 2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh theo SWOT 2.4.1. Điểm mạnh (Strengths) Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp theo SWOT thì ta thường đề cập đến 4 yếu tố đó là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ. Trong đó điểm mạnh là yếu tố mà doanh nghiệp có lợi thế, là yếu tố làm nên sự thành công của công ty, là yếu tố mà nhờ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không ngừng tăng lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng sớm nhất và mạnh nhất của cơ chế thị trường của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa này. Tuy nhiên nhờ có một loạt các điểm ưu thế ( điểm mạnh) mà công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường đó là các điểm mạnh như: có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn; một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm; Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, thích ứng tốt, có trách nhiệm và niềm đam mê với công việc; công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng cho từng thời kỳ… Với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển tốt thì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định và phải luôn được coi trọng đúng mức. JSC Sông Đà 12 có một đội ngũ nhân viên giỏi trình độ chuyên môn, 23% số cán bộ và công nhân của công ty có bằng đại học và trên đại học. Họ tham gia vào mọi hoạt động của Công ty từ việc quản lý các hoạt động của công ty như làm việc trong các phòng ban ( phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế kế hoạch, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư..) hay làm việc ở các công trình đang thi công như các kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư tàu thủy…Và tất cả họ đều có điểm chung là được đào tạo một cách khoa học để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp, làm việc sáng tạo, độc lập. Bên cạnh việc giỏi trình độ chuyên môn, JSC Sông Đà 12 còn tự hào về một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm có thể xử lý mọi tình huống xảy ra dù ở trong văn phòng hay ở ngoài công trường. Với một số năm công tác dày dạn đây là đội ngũ lãnh đạo hiệu quả của công ty, họ có khả năng nhìn xa trông rộng, biết cách để đưa công ty đi đúng hướng. Đây cũng chính là những con người đưa ra những quyết định mang tính chất quan trọng của Công ty. Thông thường những người giàu kinh nghiệm lại là những người có tuổi trong công ty, là những người mà khả năng thích ứng không còn cao nữa. Và một đội ngũ cán bộ trẻ là cái mà công ty cần thêm để có thể giữ nhiệt cho công ty. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo, khả năng tiếp thu tốt đã giúp cho công ty có những bước tiến mới về nhiều mặt đặc biệt là về cách làm việc nhanh chóng hiệu quả mà chất lượng vẫn tốt. Đội ngũ cán bộ trẻ này có khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng, nhờ đó mà công ty có thể đi trước các công ty khác trong việc áp dụng các trang thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành dịch vụ…Những nhân viên của công ty rất có trách nhiệm với công việc được giao và luôn luôn hoàn thành sớm hoặc đúng kế hoạch. Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc hoàn thành các công trình sớm hoặc đúng tiến độ được giao, bởi vì rất ít doanh nghiệp hoạt động bên mảng xây dựng của Việt Nam hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Ngoài những điểm mạnh về nguồn nhân lực JSC Sông Đà 12 còn có một điểm mạnh nữa đó là công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng theo các kỳ kế hoạch 5 năm, 1 năm. Những kỳ kế hoạch này luôn luôn đưa ra những con số nhất định để mọi người trong Công ty cùng cố gắng hoàn thành. Cũng thông qua đó công ty đã đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý và phù hợp với khả năng của mình. 2.4.2. Điểm yếu ( Weaknesses) Bên cạnh những điểm mạnh JSC Sông Đà 12 còn có những điểm yếu trong đó đáng kể nhất là năng lực thiết bị cho công tác vận tải thủy của công ty còn thấp. Phần lớn máy móc phục vụ cho công tác vận tải thủy của công ty đã được sử dụng trên 10 năm do vậy năng suất sử dụng thấp, chí phí sửa chữa lớn nên hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó do thị trường sắt thép biến động, giá thép tăng cao nên giá trị đầu tư đóng mới phương tiện thủy cũng rất cao, hạn chế hiệu quả đầu tư. Năng suất lao động của công ty còn thấp, chí phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ của công ty còn khá cao. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm của công ty, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty trong điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhều khó khăn nên nhiều lúc thiếu và không kịp thời làm mất thời cơ, cơ hội kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điểm yếu tiếp theo của công ty mà ta cần đề cập đến đó là trình độ một số cán bộ điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty còn hạn chế. Đôi khi không đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại mới, không theo kịp xu hướng phát triển của toàn công ty gây ảnh hưởng đến các cán bộ khác, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. 2.4.3. Cơ hội ( Opportinities) Khi nhắc đến cơ hội để một doanh nghiệp phát triển thông thường chúng ta muốn đề cập đến các yếu tố bên ngoài tạo ra sự thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Đối với JSC Sông Đà 12 trong giai đoạn hiện nay cũng có rất nhiều cơ hội để năng cao năng lực canh tranh của mình. Cơ hội đầu tiên đó là đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa nên đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó lĩnh vực chính mà công ty hoạt động chính là xây lắp, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, nhà ở…Vì vậy giai đoạn này mở ra cho Công ty cơ hội thực hiện các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng các nhà máy thủy điện, xây lắp đường ống dẫn nước về các khu dân cư, xây lắp các trạm điện, kéo dây điện… Hiện nay thế giới đang áp dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào nhiều ngành nghề khác nhau từ sản xuất ô tô, máy móc đến các thiết bị chuyên dùng…và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng của các công nghệ hiện đại. Ngày càng có nhiều các trang thiết bị hiện đại được sử dụng cho việc xây dựng, xây lắp, và vận chuyển… điều đó tạo ra cơ hội để Công ty cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, theo đó nhiều ngành nghề của Việt Nam sẽ mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Tuy nhiên đối với ngành xây dựng cơ sở hạ tầng thì vẫn còn nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước, có thể chỉ là trong khoảng thời gian ngắn nhưng đó vẫn là cơ hội để công ty tiếp tục tạo chỗ đứng của mình, tiếp tục đầu tư phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, ngày càng bài bản, đảm bảo an toàn lao động… để có đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn xây dựng nước ngoài khi họ đổ bộ vào Việt Nam. 2.4.4. Nguy cơ ( Threats) Nguy cơ là những yếu tố có khả năng đe dọa đến vị trí hiện thời của công ty, là những nhân tố có tính chất cạnh tranh với công ty, là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo nhu quy luật tất yếu đã tồn tại cơ hội ắt hẳn phải tồn tại nguy cơ cho công ty. Theo xu hướng thị trường ngành nào có tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều các công ty nhảy vào kinh doanh ở các ngành có lợi nhuận cao và ngành xây dựng chính là ngành đó. Ở trong nước đã có rất nhiều công ty cùng kinh doanh loại sản phẩm như JSC Sông Đà 12, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày sẽ càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề kinh doanh thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đe dọa đến thị phần của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 sẽ bị suy giảm hay đúng hơn là bị các công ty khác chiếm mất. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 không chỉ kinh doanh một ngành nghề xây lắp, xây dựng mà còn tiến hành sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật tư, vận tải nên nguy cơ bị chiếm mất thị trường hay thị phần giảm xuống là rất lớn. Tuy nhiên, JSC Sông Đà 12 vẫn là một công ty con của Tập đoàn sông Đà, nhiều hoạt động của công ty thực chất là do tổng công ty giao cho nên nguy cơ chiếm lĩnh thị phần nội bộ công ty là không có. Nhưng nguy cơ từ bên ngoài là tương đối lớn, sức ép của việc năng cao khả năng cạnh tranh của công ty là tất yếu và không thể thiếu trong diều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 2.5. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian qua 2.5.1. Các biện pháp mà công ty thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh Trong thời gian qua để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty đã thực hiện các biện pháp về nâng cao trình độ nguồn nhân lực và nâng cao năng lực thiết bị của chính mình. 2.5.1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực Trước hết khi muốn được vào Công ty làm việc những ứng cử viên phải nộp hồ sơ và tham gia cuộc phỏng vấn, điều này đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa những người cùng nộp hồ sơ ứng tuyển. Và khi tiến hành tuyển dụng các cán bộ mới thì Công ty đã tổ chức sát hạch những cán bộ này trước khi điều động họ đi các đội, các xí nghiệp. Cuộc sát hạch này như bước đầu kiểm tra khả năng thích nghi, năng lực của mỗi nhân viên để cân nhắc xem nên xếp họ vào vị trí nào là phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi con người. Để đảm bảo rằng học đi đôi với hành hay nói đúng hơn là việc quản lý phải dựa trên cơ sở thực tế tại các công trường thi công thì Công ty đã cử các cán bộ phòng ban trực tiếp xuống các công trường theo dõi, đôn đốc việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành đúng tiến độ và lập phiếu giá thanh toán. Việc này giảm thiểu các phát sinh sai sót giữa quá trình thi công ở công trường và làm hồ sơ, giấy tờ ở văn phòng. Để năng cao trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị của các cán bộ thì mỗi năm Công ty thường cử các cán bộ đi tham gia các khóa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của họ. Các khóa học dành cho đội ngũ cán bộ này thường là khóa học nghiệp vụ về quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ tài chính, quản lý dự án, định giá xây dựng…Năm 2008 công ty đã cử 122 cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ với kinh phí đã chi trả là 146,637 triệu đồng. Năm 2009 công ty tiếp tục cử 8 cán bộ đi tham gia các khóa học nghiệp vụ với kinh phí đào tạo đã trả là 36,1 triệu đồng. 2.5.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ Máy móc là thứ không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất của công ty, nó là yếu tố cần thiết để công ty tạo ra các sản phẩm của mình và theo một nghĩa nào đó thì nó cũng góp phần tạo ra lợi nhuận cho chính công ty. Công ty biết mình đang sở hữu một dàn máy móc có quá trình sử dụng khác nhau, có thiết bị thì hiện đại mới nhập về có cái thì rơi vào loại thế hệ cũ. Và tất cả những gì liên quan đến khoa học và công nghệ thì luôn luôn là rất đắt. Công ty sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để có thể thay thế số máy móc, thiết bị hoạt động không hiệu quả của mình. Vì vậy công ty đã thực hiện dự án nâng cao năng lực thiết bị của mình từ vài năm trước. Năm 2007 công ty đã bỏ ra 1,148 tỷ để nâng cao năng lực thiết bị, năm 2008 thì mức đầu tư này chỉ còn là 430 triệu và năm 2009 thì lại chưa thực hiện được dự án này. 2.5.2. Thành tựu và hạn chế mà công ty nhận được khi tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Qua việc thực hiện các biện pháp trên thì trình độ nguồn nhân lực trong công ty ngày càng tăng lên. Tay nghề của những người lao động cũng trở nên thành thục và chuyên nghiệp hơn. Máy móc và trang thiết bị cũng được thay đổi dần dần từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, hạ giá thành sản phẩm, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty đã có quy chế riêng trong đó phân tách rõ trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hay nhiệm vụ của các phòng ban nên không có hiện tượng chồng chéo chức năng và nhiệm vụ giữa các phòng ban. Nâng cao năng lực quản lý của công ty. Trong quá trình đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, công ty đã rất chú ý xây dựng và nâng cao uy tín, hình ảnh của mình. Thông qua trang web chính thức của mình, công ty luôn cập nhật những thông tin về các công trình mà công ty đã hoàn thành, những gói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Tài liệu liên quan