Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4

1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Vai trò 5

1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh (NLCT) 5

1.2.1. Khái niệm 5

1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh 6

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 7

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU 17

2.1. Một số đặc điểm về tổ chức và kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 17

2.1.1. Tổng quan về công ty 17

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 24

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu 28

2.2.1. Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 28

2.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTty 32

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTy CPhần Thủy sản Diễn Châu 44

2.3.1. Những thành tựu đạt được 46

2.3.2. Những hạn chế 47

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 49

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN DIỄN CHÂU 50

3.1. Định hướng phát triển công ty 50

a/ Định hướng chiến lược chính 50

b/ Chiến lược phát triển trung và dài hạn 50

3.2. Mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới 50

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty 51

3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 51

3.3.2. Chính sách phân phối 53

3.3.3. Tăng cường quản lý chi phí để hạ giá thành sản phẩm 53

3.3.4. Yếu tố nhân lực 54

3.3.5. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ 55

3.3.6. Giải pháp phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 56

3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý 56

3.4.1. Một số kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu 56

3.4.2. Đối với địa phương 57

3.4.3. Đối với nhà nước 58

KẾT LUẬN 59

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, kế toán, thống kê, kiểm kê tài sản, kiểm tra, kiểm soát các tài liệu kế toán của công ty, huy động vốn hạch toán tài chính và báo cáo tài chính với cơ quan cấp trên theo những quy định tài chính cụ thể. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty từ các bản khoán chi tiết, chỉ đạo dự trữ nguyên vật liệu, thu mua nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Đồng thời phòng kế hoạch kỹ thuật phải hợp lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Phòng cung ứng dịch vụ: có nhiệm vụ điều tra thu thập các thông tin kinh tế thị trường, đẩy mạnh hoạt động Marketing. Kiểm tra chỉ đạo các quầy hàng và đại lý nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phòng có nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doing một cách đầy đủ và kịp thời Hệ thống quày hàng, cửa hàng: Các quày hàng, cửa hàng là một mắt xích vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thông qua hoạt động của hệ thống quày hàng, sản phẩm của công ty được tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường cho công ty. Từ việc thu hồi giá trị, kết thúc chu kỳ kinh doanh, các cửa hàng, quày hàng giúp cho công ty trang trải được chi phí và thu lợi nhuận nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, thực tế cho thấy cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng được sử dụng ở công ty đã phát huy tác dụng trong công tác quản lý. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Với bề dày hoạt động của mình, công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng, đi đôi với giảm giá thành sản phẩm. Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, công ty đặc biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn nhằm loại trừ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong từng khâu bán thành phẩm. Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 do tập đoàn TQCSI của Ôxtralia thực hiện tư vấn đánh giá. Sự phát triển của công ty được thể hiện qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 1 Sản lượng (tấn) 147 156 167 106,8% 107,0% 2 Doanh thu trước thuế 7.583 8.758 10.400 115,5% 118,7% 3 Chi phí 5.791 7.843 9.300 135,4% 118,6% 3.1 Giá vốn hàng bán 4.742 6.336 7.760 133,3% 122,5% 3.2 Chi phí bán hàng 529,2 549,7 871 103,9% 158,5% 3.3 Chi phí quản lý 508 564 580 111,0% 102,8% 4 Lợi nhuận trước thuế 990 1.461 1.673 147,6% 114,5% 5 Nộp ngân sách 575 744,8 900 129,5% 120,8% 6 TNBQ/tháng 1,42 1,875 2,02 132,0% 107,7% (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào kết quả kinh doanh trong 3 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Cụ thể, giá trị tổng sản lượng liên tục tăng qua các năm. Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập bình quân đầu người nói lên công ty vừa phát triển cả quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù trong những năm qua, cạnh tranh giữa các mặt hàng hải sản ngày càng gay gắt nhưng những kết quả đạt được của công ty chứng tỏ hoạt động luôn ổn định, vững vàng. Sự phát triển trong khó khăn đó chứng minh thêm rằng khả năng lãnh đạo, chiến lược của công ty là đúng đắn trong thời gian qua. Về sản lượng: năm 2008 so với năm 2007 có mức tăng sản lượng là 9 tấn, tương ứng với 6,8%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 11 tấn tương ứng với 7,0%. Về doanh thu: năm 2008 tăng 1.175 triệu đồng tương ứng với 15,5% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 1.642 triệu đồng tương ứng với 18,7% so với năm 2008. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 20,5 triệu đồng, tương ứng với 3,9%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng đột biến 321,3 triệu đồng tương ứng với 58,5% là do năm 2009 công ty đầu tư và nâng cấp thêm một số cơ sở vật chất phục vụ cho bán hàng tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm như tủ, giá trưng bày, đồng thời tăng cường một số hoạt động khuyến mại khi bán hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm. Về lợi nhuận: năm 2008 so với năm 2007 tăng 471 triệu đồng tương ứng với 47,6%. Năm 2009 tăng 212 triệu đồng ứng với 14,5% so với năm 2008. Những kết quả trên chứng tỏ công ty có thể đảm bảo cuộc sống ổn định, đem lại niềm tin cho cán bộ công nhân viên. Đó là sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Công ty đã mở rộng sản xuất, ký kết nhiều đơn đặt hàng góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do vậy tiền lương nhân viên cũng tăng lên, đời sống của nhân viên được quan tâm. Đây là động lực kích thích sự lao động sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty được thể hiện qua bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 và biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm. Xét tổng thể công ty thì doanh thu năm 2009 tăng 18,75% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu của nước mắm Vạn Phần tăng 18,74%, của sứa muối khô là 15,87%, mắm tôm các loại là 6,27%. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng sản phẩm nước mắm Vạn Phần là sản phẩm tiêu thụ chính của công ty, tỷ trọng doanh thu chiếm trên 80%, góp phần làm tăng doanh thu nhanh nhất. Bảng 2.2: Sản lượng và doanh thu các mặt hàng năm 2008, 2009 Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 So sánh 09/08 Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng doanh thu (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng doanh thu (%) Về tuyệt đối (tỷ đồng) Về tương đối (%) Nước mắm Vạn Phần 7,007 80,00 8,320 83,75 1,313 118,74 Sứa muối khô 0,624 7,13 0,723 6,95 0,099 115,87 Mắm tôm các loại 0,829 9,47 0,881 8,47 0,052 106,27 Sản phẩm khác 0,298 3,40 0,476 4,58 1,178 159,73 Tổng số 8,758 100 10,400 100 1,642 118,75 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường Khu vực thị trường Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 (%) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Sản lượng Doanh thu Nghệ An 74,36 4,175 47,67 78,142 5,372 51,65 105,086 128,671 Thanh Hóa 36,27 2,036 23,25 40,929 2,148 20,65 112,845 105,501 Hà Tĩnh 27,69 1,555 17,76 30,227 1,862 17,90 109,162 119,743 Các tỉnh khác 17,68 0,992 11,32 17,702 1,018 9,80 100,124 102,621 Tổng 156 8,758 100 167 10,400 100 107,051 118,749 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Biểu 2.2: Biểu đồ tiêu thụ theo khu vực thị trường Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là thị trường trong tỉnh với doanh thu năm 2009 là 5,372 tỷ đồng. Đứng thứ hai là thị trường Thanh Hóa với mức doanh thu là 2,036 tỷ đồng. Mỗi năm tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa đóng góp trên 45% tổng doanh thu. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng trưởng sản lượng của thị trường Thanh Hóa là cao nhất (12,845%) nhưng doanh thu chỉ tăng 5,501% do chi phí vận chuyển và các dịch vụ khác cao hơn các thị trường lân cận. Trong tương lai có khả năng công ty sẽ giảm sản lượng ở thị trường tiêu thụ này. Thị trường trong tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (28,67%) và doanh thu cao nhất 5,37 tỷ đồng. Đây là thị trường truyền thống, công ty đã có được uy tín với khách hàng, do vậy cần giữ ổn định. Đồng thời có kế hoạch quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam,… Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Thị phần Bảng 2.4: Thị phần của công ty trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: % STT Tên doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 CTCPTS DC 15 14 15 18 2 CTCPTS N.An 14 16 17 17 3 Xí nghiệp SôngLam 8 9 10 10 4 Các doanh nghiệp tư nhân, làng nghề trong tỉnh 22 17 16 17 5 Sản phẩm các công ty ngoài tỉnh 41 44 42 38 Tổng cộng 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu 2.3: Biểu đồ thị phần công ty trên địa bàn tỉnh Nhìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy thị phần của các công ty ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, gần 50% dung lượng thị trường. Do sản phẩm được quảng cáo, marketing rộng rãi, đánh vào thị hiếu người tiêu dùng nên có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản phẩm nội tỉnh. Điều đó đặt ra làm thế nào để sản phẩm trước hết được người dân trên địa bàn đón nhận thì mới có thể tiến hành rộng rãi trên thị trường các tỉnh lân cận,… Các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản Diễn Châu như Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An và Xí nghiệp Sông Lam đều có mức tăng thị phần hàng năm tuy không cao nhưng tương đối ổn định, trung bình khoảng từ 1 – 2 %/năm. Năm 2007, thị phần Công ty giảm 1% trong khi Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An tăng 2%, còn Xí nghiệp Sông Lam tăng 1%. Bước sang năm 2008, do sự chú trọng của công ty trong khâu tiêu thụ nên thị phần không những được giữ vững mà còn tăng lên đáng kể. Năm 2008 tăng 1% và năm 2009, mức tăng thị phần của công ty đã trở lại với mức tăng cao nhất là 3% trong khi các công ty khác không tăng hoặc tăng 1%. Hàng năm mức biến động thị phần là tương đối nhỏ, về vị thế thì hiện tại doanh nghiệp chưa có sự thay đổi, song với mức cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để duy trì và nâng cao mức thị phần hiện tại của mình. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của các nguồn lực trong doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải xác định những lợi thế cạnh tranh của mình từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty, doanh nghiệp với những nhãn hiệu nổi tiếng cung cấp sản phẩm nước mắm như Nam Ngư, Chinsu,… Là những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh, dây chuyền sản xuất hiện đại, đảm bảo cung cấp thường xuyên và ổn định hàng năm nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cả nước. Các công ty này không những phong phú về sản phẩm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mà còn chú trọng đầu tư cho hoạt động sản xuất mở rộng kênh phân phối, quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty. Sản phẩm Bảng 2.5: Các loại sản phẩm công ty đang kinh doanh STT Tên hàng Đơn vị tính Giá bán (1.000 đ) 1 Nước mắm loại 1 can 1 lít 6.000 2 Nước mắm loại 2 can 1 lít 4.500 3 Nước mắm loại 3 can 1 lít 3.000 4 Nước mắm thượng hạng 20on can 1 lít 12.500 5 Nước mắm thượng hạng 23on can 1 lít 16.000 6 Nước mắm đặc biệt 25on can 1 lít 17.500 7 Nước mắm cao đạm 30on can 1 lít 24.000 8 Nước mắm cao đạm 32on can 1 lít 28.000 9 Nước mắm cao đạm 320n Hạ Thổ can 1 lít 37.500 10 Ruốc chua 1kg 13.000 11 Ruốc sệt 1kg 13.000 12 Mắm gia vị 1kg 13.000 13 Sứa muối khô 1kg 30.000 (Nguồn: bảng giá sản phẩm của Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu) Để tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm tiêu dùng thì ít nhất sản phẩm phải đáp ứng được nếu chưa nói là phải vượt mức mong muốn của khách hàng. Để thu hút thêm nhiều khách hàng, về chính sách sản phẩm của công ty, công ty quan tâm đến nhiều phân đoạn thị trường, sản xuất đa dạng hóa sản phẩm. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước càng phát triển, thu nhập người dân càng tăng thì trong cơ cấu sản phẩm, chất lượng được đặt lên hàng đầu. Giá cả Việc xác định giá của sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra sản phẩm và các điều kiện ảnh hưởng của thị trường. Công ty định giá trên cơ sở chi phí sản xuất ra sản phẩm đồng thời căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Công ty còn áp dụng chính sách giá nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Chính sách giá theo nhu cầu thị trường: Công ty căn cứ vào các mức giá của các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường để làm cơ sở cho việc định giá, tạo ra mức giá linh hoạt cho công ty. Chính sách có chiết khấu cho khách hàng có khối lượng hàng lớn nhằm khuyến khích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nếu lô hàng có trị giá trên 20 triệu thì có thể giảm 3-5% giá trị hàng mua, tùy theo khu vực địa lý. Khách hàng mua thanh toán ngay đều được hưởng chiết khấu. Nếu giá trị từ 10-15 triệu được giảm 1% giá trị hàng mua, nếu giá trị trên 15 triệu được giảm 2% giá trị hàng mua. Với đại lý, nếu doanh thu trên 150 triệu mỗi năm sẽ được hưởng thêm 0,5% doanh thu, đồng thời với mỗi % doanh thu tăng thêm nhất định sẽ được chiết khấu thêm. Chính sách định giá thấp: sử dụng khi muốn thâm nhập thị trường hoặc cạnh tranh song rất khó nâng giá khi có biến động. Để hỗ trợ vận chuyển cho các đơn vị ở xa, công ty có chính sách ưu đãi vận chuyển theo cung đường (được thể hiện ở bảng bên, bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường) Bảng 2.6: Mức hỗ trợ vận chuyển theo cung đường STT Cung đường (km) Giảm giá so với giá chuẩn (%) 1 < 50 km 0,5 2 50 – 70 km 0,6 3 70 – 90 km 0,7 4 90 – 110 km 0,8 5 110 – 130 km 0,9 6 > 130 km 1,0 (Nguồn: Hỗ trợ chi phí vận chuyển theo của phòng tiếp thị bán hàng CTy) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Nhóm môi trường vĩ mô a/ Các nhân tố kinh tế Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta cũng chịu ảnh hưởng. Sang năm 2009, theo nhận định của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho biết “Việt Nam đang ở vị trí tốt hơn so với các nước trong khu vực”. Và theo nhìn nhận về nền kinh tế Việt Nam năm 2009, báo cáo của WB cho thấy những rủi ro cũng như điểm yếu của năm 2008 đã đươc giảm nhẹ, hoặc cải thiện tương đối tốt trong năm 2009. Nếu như năm 1995 thủy sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và 12% toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP toàn quốc và 1,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp. Như chúng ta biết ngành thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế toàn quốc nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với các ngành kinh tế khác, trung bình giai đoạn 1995 – 2008 ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng kinh tế toàn quốc và cao gấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp (giai đoạn 2000 – 2008, GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/năm, nông, lâm nghiệp tăng 9,7%/năm). Với những thành tựu mà ngành thủy sản Việt Nam đạt được trong thời gian qua là nhờ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho các ngành phát triển, đăc biệt là ngành thủy sản đã góp phần không nhỏ vào công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ven biển trên cả nước hướng tới mục tiêu tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Với sự ổn định của nền kinh tế và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho ngành thủy sản như chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi… để doanh nghiệp phát huy khả năng của mình, sản xuất hàng hóa với chất lượng ngày càng cao để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. b/ Các nhân tố Chính trị - Pháp luật Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị, là môi trường an toàn thu hút sự đầu tư nước ngoài. Nền chính trị ổn định là một tiền đề thuận lợi đảm bảo cho sự hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp. Ngành sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Tận dụng những lợi thế đó và lợi thế của một huyện ven biển, Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu đã và đang hoạt động trong ngành nghề sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. c/ Các nhân tố Kỹ thuật – Công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng giúp cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với thị trường gia vị đầy tiềm năng nên nhiều hãng, doanh nghiệp và tư nhân tham gia vào ngành sản xuất này. Với dây chuyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đã cho ra nhiều dòng sản phẩm với năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy là một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng Công ty Cổ phần Thủy sản Diễn Châu cũng nắm bắt kịp thời yếu tố công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty mình d/ Các nhân tố Văn hóa – Xã hội, dân số Nhân tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến các hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra. Các vấn đề như phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng, sở thích… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu thị trường. Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội còn ảnh hưởng đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Quy mô dân số Việt Nam đạt hơn 84 triệu người, đứng thứ 13 trên Thế Giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số vẫn được đánh giá ở mức cao 1,3%/năm. Theo một điều tra mới đây của Tổng Cục Thống Kê, mỗi năm thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước mắm mới đủ tiêu thụ và hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp, nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây quả là một thị trường hấp dẫn. Điều đó hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành sản xuất này. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường có tác động đến quá trình sản xuất của công ty. Nhóm môi trường ngành Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại Trong thời kỳ bao cấp khi nói tới nước mắm Vạn Phần và các nhãn hiệu nước mắm trong tỉnh thì hầu hết người tiêu dùng phía Bắc đều biết tiếng. Nhưng hiện nay, tuy vẫn chiếm được thị phần không nhỏ ở thị trường trong tỉnh; nhưng trên thị trường cả nước vẫn chưa được các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng lựa chọn. Một nguyên nhân căn bản nhất, đó là các nhà quản lý, các nhà sản xuất của Nhà nước và tư nhân chưa thực sự chú ý đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của địa phương. Tuy chất lượng không thua kém gì sản phẩm cùng loại ở các địa phương trong nước, nhưng do thiếu chú trọng quảng bá nên đành chịu "lép vế" trước thương hiệu của các địa phương khác. Hiện nay, công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một số tỉnh phía Bắc, nhưng thị trường tiêu thụ chính vẫn là trong tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có trên 150 doanh nghiệp sản xuất nước mắm, và các làng nghề trong tỉnh. Có rất nhiều sản phẩm của các làng nghề, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh cũng như của các thương hiệu nổi tiếng được bày bán trên thị trường. Do vậy, đối thủ cạnh tranh của công ty là rất lớn. Nước mắm Hà Tĩnh như Kỳ Ninh, Cẩm Nhượng, Thạch Hải, Kỳ Xuân. Ngoài ra có các loại khác như nước mắm Nam Ngư, Chin su, Phú Quốc, Knor, Phan Thiết, Trung Thành,.. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và đầu tư lớn cho việc phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng. Công ty sử dụng nhiều chiến lược về giá, các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán hàng, các chính sách phân phối để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường. Hiện nay trên thị trường hàng nhái, kém chất lượng được bày bán nhiều, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ vững thị trường. Hiện nay, với trữ lượng đánh bắt cá toàn tỉnh cá ước tính 86.000 tấn, trữ lượng cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn, trong đó có khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn /năm, Nghệ An có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển nghề sản xuất, chế biến nước mắm. Lại có nhiều làng nghề truyền thống với hàng ngàn hộ dân ven biển. Theo số liệu thống kê của các làng nghề, sản phẩm cá nổi đánh bắt của các địa phương đưa vào sản xuất nước mắm chưa đạt 40%. Vấn đề mấu chốt hiện nay và cũng chính là câu trả lời cho thương hiệu nước mắm Vạn Phần đó chính là sự chung tay của ngư dân, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước (Chính quyền các cấp, Sở NN-PTNT). Chúng ta đang thiếu một đầu mối vừa bao tiêu vừa sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất hiện nay của chúng ta chưa dám đầu tư lớn, mặc dầu các ngân hàng luôn mở rộng cảnh cửa. Sự nỗ lực tạo thương hiệu, giành uy tín và thị phần vẫn là trách nhiệm chính của nhà sản xuất song Nhà nước và nhà khoa học cũng cần đồng hành trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm chất bảo quản, cách chế biến cho sản phẩm nước mắm. Có làm được như vậy mới hy vọng thương hiệu nước mắm Vạn Phần đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong ngoài tỉnh. Áp lực từ sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các sản phẩm của ngành khác có khả năng làm thỏa mãn cùng một nhu cầu giống nhau của khách hàng. Gia vị làm đậm đà thêm bữa ăn hàng ngày với muối, đường, bột ngọt, bột canh, nước mắm, nước tương, tương cà, hạt nêm, hạt súp, dầu ăn... hiện được xem là thị trường khổng lồ mà bất cứ gia đình nào cũng phải cần đến. Cũng chính gia vị góp phần chính trong việc nâng giá trị của thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, cá làm bữa ăn chất lượng hơn. Gia vị luôn được đánh giá là một thị trường sôi động và tiềm năng. Theo một điều tra mới đây của Tổng Cục Thống Kê, mỗi năm tại thị trường Việt Nam, cần hơn 200 triệu lít nước mắm mới đủ tiêu thụ và hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp, nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây quả là một thị trường hấp dẫn. Với một vai trò như vậy, công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn Như được biết, thị trường gia vị là một thị trường sôi động nhiều tiềm năng, có nhiều cơ hội thu lợi nhuận thì việc gia nhập ngành của các hãng mới là rất lớn. Thực tế đặt ra nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn cho từng giai đoạn. Áp lực từ khách hàng Thu nhập của người dân tăng cao, xu hướng tiêu dùng sản phẩm tăng hơn trước. Họ không những đòi hỏi về chất lượng mà còn cả mẫu mã, hình thức. Thị hiếu tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh. Mặt khác trên thị trường hiện nay với đa dạng loại hình sản phẩm với những thương hiệu nổi tiếng được quảng cáo rầm rộ tác động đến tâm lý người tiêu dùng. Họ mua sản phẩm là vì thương hiệu được mọi người biết đến. Chi phí chuyển đổi của khách hàng từ sản phẩm này sang sản phẩm khác thấp. Có thể nói áp lực từ phía khách hàng tương đối lớn, buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp lực từ người cung ứng Ngoài quan hệ với khách hàng thì doanh nghiệp còn có quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng khác nhau như nhà cung ứng nguyên liệu, vật tư, thiết bị, nhà cung ứng tài chính,… Đặc trưng về nguyên liệu sản xuất của ngành có nguồn gốc là các sản phẩm thủy sản. Những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại khó dự đoán trước như thiên tai, mất mùa. Sản lượng cá, hải sản không đạt năng suất cao khiến nguyên vật liệu không đủ cung cấp hoặc giá cao, đẩy giá sản phẩm lên vì giá nguyên liệu chiếm khoảng 60% – 70 % giá sản phẩm. Công ty chỉ tập trung vào một số đơn vị cung cấp có quan hệ kinh doanh lâu năm nên áp lực từ phía nhà cung cấp là khá lớn. Áp lực đó phụ thuộc vào giá cả, thời gian và chất lượng sản phẩm được cung ứng. Tóm lại, có được nhà cung ứng tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm công ty sản xuất ra, tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra các đơn vị cung cấp bao bì, nhãn mác… cũng có vai trò quan trọng về giá cả cũng như thời gian đáp ứng kịp thời. Nếu chi phí tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nhóm các yếu tố bên trong Đây là các yếu tố riêng có tạo nên sự khác biệt trong từng doanh nghiệp. Với cùng một môi trường bên ngoài giống nhau thì chính sự khác biệt này là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp. Năng lực tài chính Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật và sức lao động, do vậy vốn bằng tiền là yếu tố cần thiết để công ty thực hiện được các hoạt động của mình. Vốn kinh doanh của công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Việc thường xuyên theo dõi, cân đối về vốn, nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và khả năng tập trung vốn là điều quan trọng trong công tác tổ chức quản lý tài chính của công ty để phù hợp với tính chất thời vụ của nguyên liệu thủy sản. Trong giai đoạn mùa vụ, công ty cần một lượng vốn rất lớn để thu mua nguyên liệu dự trữ và kiểm soát được thị trường. Vốn của công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau và tùy theo đó mà người ta chia thành các loại sau: - Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn điều lệ có khi thành lập, là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, được cổ đông đóng góp khi thực hiện cổ phần hóa Vốn bổ sung: là phần vốn tăng thêm được công ty tự bổ sung chủ yếu lấy từ kết qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26790.doc
Tài liệu liên quan