Mục lục
Danh mục bảng, hình 3
Danh mục từ viết tắt 4
Lời mở đầu 5
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 8
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 8
1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 8
1.1.3 Các công cụ cạnh tranh 10
1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh 14
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 18
1.2.3.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp 18
1.2.3.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 19
1.2.3.3 Năng suất các yếu tố sản xuất 20
1.2.3.4 Một số chỉ tiêu khác 21
1.3 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh 23
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp 23
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 26
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty trong xuất khẩu hàng hoá và bài học đối với Công ty SONA 29
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty trong xuất khẩu hàng hoá 29
1.4.2 Bài học đối với Công ty SONA 31
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá 32
2.1 Sơ lược về Công ty SONA 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 34
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 38
2.2 Thực trạng kinh doanh XK hàng hoá của Công ty SONA giai đoạn 2005-2008 42
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranhcủa Công ty SONA trong XK 44
2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh 44
2.3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty SONA trong XK 45
2.3.3 Đánh giá 47
2.3.3.1 Những thành tựu 47
2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 48
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong xuất khẩu hàng hoá 51
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 51
3.2 Quy định của WTO tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 52
3.3 Các giải pháp của Công ty SONA 55
3.3.1 Thu hút và sử dụng vốn hiệu quả 55
3.3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn 57
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực 57
3.3.4 Xây dựng chương trình phát triển thị trường hợp lý 59
3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 60
3.3.6 Tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ 62
3.4 Một số kiến nghị với chính phủ 63
Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo 68
Phụ lục 69
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA trong xuất khẩu hàng hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện vật tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Kinh doanh các loại hoá chất, khoáng sản, buôn bán các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay.
Công ty Dịch vụ lao động với nước ngoài (nay là: Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại SONA) là một đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ban hành theo quyết định số 193/LĐTBXH- QĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trởng Bộ LĐ TB&XH, Công ty đã chủ động xin ý kiến của Bộ, của Cục để thực hiện sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của công ty bằng các quy chế , quy định, nội quy phù hợp với các quy định của pháp luật, của Nhà nước, của Bộ và của Cục. Tổ chức bộ máy công ty phù hợp, sát với chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ Giám đốc đến các bộ phận, phòng ban, với bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông tin được truyền đi nhanh chóng chính xác tạo ra một hệ thống làm việc hiệu quả.
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 136 người; trong đó có 71 nhân viên là nữ; nhân viên là nam và có trình độ chuyên môn ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp…Trình độ cấp bậc ở từng bộ phận, phòng ban, tỷ lệ giữa số lượng cán bộ quản lý so với lực lượng trực tiếp kinh doanh về cơ bản là hợp lý.
Đội ngũ cán bộ lâu năm có bề dày kinh nghiệm, gắn bó và tâm huyết với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại, kết hợp đội ngũ cán bộ trẻ với sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo đã tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hoà trong Công ty.
Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA Đơn vị : người
Các chức danh
Số lượng
Phân theo TĐCM,
lành nghề
Phân theo độ tuổi
Tổng
Nữ
CĐ-ĐH
T. cấp
CNKT
<30
30-50
>50
1. Ban Giám đốc
3
0
3
-
-
-
-
3
2. Văn phòng C.ty
17
3
9
3
5
9
5
3
3. Phòng TC-KT
9
5
8
1
-
4
4
1
4. Phòng XKLĐI
13
7
11
1
1
8
4
1
5. Phòng XKLĐ II
11
3
8
2
1
8
3
-
6.T.Tâm ĐT&HNLĐ
28
24
18
7
3
15
8
5
7. Phòng XNKHH
8
5
6
2
-
5
3
-
8. P.Đại lý vé máy bay
8
5
7
1
-
5
2
1
9. Phòng TVDH
9
6
7
1
1
4
2
3
10. Chi.N TP HCM
17
9
12
2
3
10
5
2
11. VPĐD tại Đ.Loan
4
4
4
-
-
3
1
-
12.VPĐD tại Malaysia
5
0
5
-
-
4
1
1
13. ĐD tại Lybi
2
0
2
-
-
-
1
-
14. ĐD tại Hàn Quốc
1
0
1
-
-
-
1
-
15. ĐD tại Dubai
1
0
1
-
-
-
1
-
Tổng cộng
% so với tổng
136
71
102
20
14
75
41
20
100
52,2
75
14,7
10,3
55,1
30,2
14,7
Nguồn : Văn phòng công ty SONA
(Số liệu nguồn nhân lực sử dụng là tính đến cuối tháng 12/2007. Do năm 2008, C.ty đã không còn phòng đại lý vé máy bay nên phần sau của chuyên đề sẽ không đề cập đến phòng này)
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo dạng cơ cấu trực tuyến- chức năng- tham mưu . Giám đốc giữ vai trò quan trọng, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chỉ đạo đến các cơ quan thành viên, các phòng. Giám đốc chính là người đại diện hợp pháp cho Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước. Bên cạnh có 3 phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu, cố vấn cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động của Công ty.
● Phó giám đốc kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ.
● Phó giám đốc xuất khẩu lao động.
● Phó giám đốc đào tạo và hướng nghiệp lao động.
Bộ máy quản lý công ty được tổ chức như sau :
2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Bộ LĐTB&XH
Giám Đốc
PGĐ kinh doanh
PGĐ đào tạo
PGĐ cung ứng nhân lực
Phòng tài chính kế toán
Trung tâm ĐT hướng nghiệp lao động
Phòng tư vấn du học
Phòng kinh doanh XNK hàng hoá
Văn phòng công ty
Phòng xuất khẩu lao động I&II
Chi nhánh ở T.p Hồ Chí Minh
Nguồn : Văn phòng công ty
Giám đốc: Hiện nay Giám đốc Công ty là ông Lê Quang Đạt do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ nhiệm. Giám đốc chính là người đại diện pháp nhân cho Công ty; quản lý và điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Cục quản lý với nước ngoài và trước toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác phát triển thị trường, chế độ tài chính kế toán, các hoạt động tổ chức hành chính, các kế hoạch và tổng hợp các báo cáo các hoạt động thanh tra, khiếu kiện, khen thưởng và kỷ luật có liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Công ty SONA.
Phó Giám đốc cung ứng nhân lực: Phó Giám đốc cung ứng nhân lực trợ giúp Giám đốc về thị trường xuất khẩu lao động, quản lý lao động làm việc tại nước ngoài, du học ở nước ngoài và các công tác khác của công ty khi được phân công hoặc uỷ quyền. Phó Giám đốc cung ứng nhân lực trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện hợp đồng về XKLĐ và hợp đồng về du học tự túc ở nước ngoài đồng thời theo dõi và quản lý lực lượng lao động ở nước ngoài.
Phó Giám đốc đào tạo: Phó Giám đốc đào tạo trợ giúp Giám đốc về công tác đào tạo, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác của công ty khi được phân công hoặc uỷ quyền; trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các công tác khác có liên quan đến đào tạo, hoạt động đại lý vé máy bay và các hoạt động dịch vụ của phòng kinh doanh dịch vụ.
Phó Giám đốc kinh doanh: Phó Giám đốc kinh doanh trợ giúp giám đốc về công tác thị trường kinh doanh thương mại và các hoạt động khác của công ty khi có sự phân công uỷ quyền; trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh thương mại.
Phòng xuất khẩu lao động I & II: Trước đây là phòng thông tin và cung ứng lao động có chức năng tham mưu, cố vấn cho Giám đốc trong lĩnh vực khai thác thị trường, cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài nước, tổng hợp và phân tích thị trường lao động, khả năng cung ứng nhân lực của công ty. Tổ chức thực hiện các hợp đồng cung ứng nhân lực do công ty ký kết với đối tác nước ngoài.
Trung tâm đào tạo giáo dục hướng nghiệp lao động: Là một Trung tâm được thành lập tháng 03/2000 có chức năng tham mưu, cố vấn giúp Giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu lao động của công ty bao gồm: đào tạo, giáo dục, định hướng và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, hướng nghiệp cho người lao động.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.. Phòng được thành lập năm 1996; nhiệm vụ của phòng là tham mưu, cố vấn, trợ giúp Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hàng hoá trong và ngoài nước.
Phòng tài chính kê'toán: Khi mới được thành lập có tên là phòng Kế toán tài vụ có chức năng tham mưu, cố vấn, cung cấp thông tin và kiểm tra kế toán, giúp Giám đốc quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực kế toán tài vụ.
Phòng Tư vấn du học: Chức năng và nhiệm vụ của phòng là tham mưu trợ giúp giám đốc quản lý , tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ đưa học sinh, sinh viên và những đối tượng khác có nhu cầu đi học tại nước ngoài.
Văn phòng Công ty: Chức năng nhiệm vụ là tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương, hành chính quản trị.
Phòng kinh doanh dịch vụ và đại lý bán vé máy bay: Là đơn vị trực thuộc Công ty có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kinh doanh vé máy bay; chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, tìm kiếm và mở rộng thị phần bán vé máy bay.
Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: Là đơn vị trực thuộc Công ty tại TP Hồ Chí Minh và khu vực các tỉnh phía Nam. Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong tất cả các lĩnh vực hoạt động mà Công ty được quyền kinh doanh.
Như vậy với mô hình bộ máy được tổ chức như hiện nay đã tạo ra được sự năng động, linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động của công ty. Công ty cũng không ngừng hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với từng thời kỳ.
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động
♦ Hoạt động cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Năm 1993, trong xu thế chuyển đối chung của nền kinh tế, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động như một hoạt động kinh tế xã hội đối ngoại mũi nhọn, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã ký quyết định thành lập Công ty dịch vụ lao động nước ngoài với tên giao dịch quốc tế SONA với chức năng chính là xuất khẩu lao động và cung cấp các dịch vụ văn hoá, tinh thần cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Năm 1997, sau năm năm kể từ ngày thành lập, SONA đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về xuất khẩu lao động của Việt Nam. Song song với bước phát triển đó Công ty đã mở rộng phạm vi chức năng hoạt động như đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, kinh doanh dich vụ, tư vấn du học, đại lý vé máy bay… và trên cơ sở những tiền đề vững chắc đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã đổi tên Công ty Dịch vụ lao động nước ngoài thành Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại với tên giao dịch quốc tế là SONA.
Khởi đầu với việc cung cấp lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước Đông Âu, cho đến nay công ty SONA đã cung ứng 20.000 lao động đi các quốc gia và các lãnh thổ trên thế giới như: Libya, Arập Xê Út, Các tiểu vương quốc thống nhất, Qatar, Kuwait, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,
Với quan hệ tốt với tất cả các Sở lao động thương binh xã hội trong cả nước, SONA có một nguồn lao động dồi dào đủ để cung cấp cho các hợp đồng với đối tác ngoài nước. SONA cung ứng lao động cho các thị trờng lao động quốc tế với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú từ lao động giản đơn như lao động giúp việc gia đình đến những lao động có nghề như: thợ hàn, thợ điện, thợ tiện, thợ ốp lát thợ xây dựng, thợ lắp ráp đường ống …. đến chuyên gia của các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ tin học, công nghệ sinh học.
♦ Đào tạo, dạy nghề cho người lao động
Từ một bộ phận bồi dưỡng ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài tới nay Trung tâm đào tạo, giáo dục và hướng nghiệp lao động của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) đã không ngừng phát triển và mở rộng thêm những trung tâm trực thuộc và các trung tâm cộng tác viên. Tổ chức các lượt lao động tham gia các khoá đào tạo ngoại ngữ, tay nghề và giáo dục định hướng đảm bảo chất lượng tốt được chủ sử dụng nước ngoài các thị trường Đài Loan, Malaysia, Libia, Palau, Nhật bản, Hàn Quốc….đánh giá cao về chất lượng lao động ở các mặt: nghiệp vụ, ngoại ngữ, tác phong nghề nghiệp, tư chất, kỷ luật, thể lực.
Đào tạo lao động xuất khẩu: nhằm phục vụ cho nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty bao gồm các nội dung đào tạo sau:
• Đào tạo ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật .
• Đào tạo nghề: Hàn, Mộc, Vi tính, ...
• Giáo dục hướng nghiệp cho lao động đi làm việc tại các nước: tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.
Đào tạo dạy nghề dài hạn: Nhằm cung cấp lao động có nghề cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp tại Việt Nam.
♦ Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Công ty SONA áp dụng một hệ thống các biện pháp hỗ trợ người lao động bắt đầu từ khâu hoàn tất thủ tục phía Việt Nam đến quá trình sống và làm việc ở nước ngoài. Hệ thống hỗ trợ này sẽ giúp cho ngời lao động tiếp cận thị trường lao động quốc tế và đảm bảo an toàn khi làm việc tại nước ngoài.
Công ty SONA đã thiết lập một hệ thống văn phòng đại diện của công ty tại những nước có số lượng lớn lao động của công ty làm việc như: Đài Loan, Malaysia, Lybia, Qatar, Dubai và Hàn Quốc để giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh của người lao động khi làm việc tại nước sở tại.
♦ Xuất nhập khẩu.
SONA là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2008 đạt hơn 22 triệu USD. Hàng năm Công ty được Bộ LĐTB&XH, Bộ Thương mại, UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Hiện nay, công ty xuất khẩu các mặt hàng:
• Các sản phẩm nông sản như hạt điều, cà phê, gạo, cao su.
• Lâm sản chế biến, sản phẩm từ gỗ như các hàng thủ công mỹ nghệ.
• Một số mặt hàng khác như: mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp và gia dụng, hàng dệt may, hải sản, vật liệu xây dựng và dược liệu.
Nhập khẩu: Các sản phẩm bằng cao su, gốm, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, vật tư vật liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, thiết bị trang trí nội thất, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
♦ Kinh doanh hoá chất, kinh doanh khoáng sản, kinh doanh các chứng từ vận chuyển, làm đại lý vé máy bay.
♦ Tư vấn du học toàn cầu: Công ty SONA đã được phép của Bộ Giáo dục - Đào tạo tại công văn số: 3187/DH ngày 17/4/2002 và của Bộ LĐ TB&XH tại Quyết định 1550/2003/QD BLDTBXH ngày 25/10/2003 cho phép Công ty: "Tư vấn cho công dân Việt Nam đi du học nước ngoài theo chế độ tự túc”. Công ty SONA thực hiện các nghiệp vụ sau:
Tư vấn miễn phí bất kỳ trường nào, ngành nào bạn muốn; từ hệ vừa học vừa làm, học nghề đến Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài, phù hợp với trình độ và khả năng tài chính của bạn.
Cung cấp thông tin mới nhất, đầy đủ về nước đến, trường, ngành học, chi phí học tập, ăn, ở, thủ tục hồ sơ, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại.
Trợ giúp Visa, giải quyết có hiệu quả các thủ tục nhập học theo quy định của trường, nước bạn trong thời gian sớm nhất. Sinh viên được tư vấn bởi Công ty SONA thường có tỷ lệ đạt Visa nhập cảnh cao.
2.2 Thực trạng kinh doanh XK hàng hoá của Công ty SONA giai đoạn 2005-2008
Báo cáo tài chính của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2005-2008 như sau
Bảng 2.3 Thực trạng XK công ty SONA giai đoạn 2005-2008
2005
2006
2007
2008
Vốn
54,167,441,332
88,873,425,351
131,864,514,422
409,191,160,598
Doanh thu
55,792,717,254
92,218,145,886
137,981,668,688
426,891,022,609
Lợi nhuận gộp
1,625,275,922
5,722,795,211
6,117,154,266
17,699,862,011
Nguồn: Phòng kế toán công ty Đơn vị: VNĐ
Thông qua bảng số liệu trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong giai đoạn 2005 – 2008 vừa qua, Công ty SONA đã thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá. Năm 2005, mức doanh thu của Công ty chỉ là 55.79 tỷ VNĐ với lợi nhuận gộp đạt 1.62 tỷ VNĐ thì số liệu tương ứng năm 2008 là 426.89 tỷ VNĐ và 17.7 tỷ VNĐ. Như vậy, chỉ sau 4 năm, mức lãi của Công ty SONA đã tăng 10.9 lần, đây là một mức tăng khá cao. Cụ thể tốc độ tăng lợi nhuận gộp của công ty là 352 % năm 2006, 107 % năm 2007 và 289 % năm 2008. Mức tăng trung bình đạt 249 %/ năm trong giai đoạn vừa qua.
Có thể nhận thấy rõ hơn sự hiệu quả kinh doanh của Công ty SONA thông qua biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận trước thuế sau:
Đồ thị 2.1 Doanh thu và lợi nhuận gộp giai đoạn 2005-2008
Nguồn: Phòng kế toán công ty Đơn vị: 100,000 VNĐ
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty SONA trong giai đoạn 2005-2008 đó là: cao su, cà phê, hạt điều, hàng tiêu dùng, đá, tinh bột khoai mì, cụ thể số lượng xuất khẩu của các mặt hàng này được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.4 Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2005-2008
Tên
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
Cao su
Tấn
1,049
993
1727
257
Cà phê
Tấn
815
21
Đá
m2
1,433
30,398
165,475
Hạt điều
LB
207,200
840,000
905,800
974,600
HTD
Thùng
51,272
61,975
48,902
19,603
TBKM
Tấn
1,667
513
760
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Trong đó: HTD = Hàng tiêu dùng
TBKM = Tinh bột khoai mì
LB = pound = 454 g
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranhcủa Công ty SONA trong XK
2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh
♦ Công ty Intimex Hồ Chí Minh
Lĩnh vực hoạt động: Công ty Intimex Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh thương mại tại thị trường nội địa. Trong quá trình phát triển của công ty, lĩnh vực xuất khẩu luôn là hoạt động kinh doanh trọng tâm.
• Xuất khẩu: công ty xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, sắn lát và một số mặt hàng nông sản khác.
• Nhập khẩu: Intimex chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất,xây dựng, điện tử - gia dụng, các loại máy móc, hàng thực phẩm và tiêu dùng. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
• Kinh doanh nội địa: công ty Intimex Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng việc thiết lập các mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị …
Đánh giá: Công ty Intimex Hồ Chí Minh là một công ty lớn, nằm trong số 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với mức độ tăng trưởng kim ngạch và doanh thu bình quân từ 20 – 50%/ năm. Đặc biệt, công ty là một trong những công ty hàng đầu vế xuất khẩu cà phê và hồ tiêu với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 302 triệu USD, doanh thu hàng năm đạt hơn 7,200 tỷ đồng.
♦ Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam ( tên giao dịch là GENERALEXIM)
Lĩnh vực hoạt động: Generalexim hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm.
• Xuất khẩu: chủ yếu là các sản phẩm nông sản như: cà phê, hạt tiêu, gạo, lạc nhân, hành đỏ, hạt điều, chè, hoa hồi, quế, sắn lát,các loại đậu...; các sản phẩm gỗ; hàng may mặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ...
• Nhập khẩu: các thiết bị công nghiệp (máy cán thép, băng tải...), máy móc, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng (sắt, thép, nhôm, đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y...), các loại hoá chất (theo quy định nhà nước cho phép), hàng tiêu dùng.
• Sản xuất: công ty có xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng.
• Dịch vụ: làm đại lý mua và bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh; XNK uỷ thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất...
Đánh giá: Generalexim là một công ty lớn kinh doanh đa ngành nghề. Đây là một ưu điểm khi công ty có thể lưu chuyển vốn linh hoạt qua các hoạt động kinh doanh khác nhau khi có biến động của thị trường. Khi có một hoạt động lâm vào bế tắc, công ty có thể chuyển hướng sang hoạt động khác để có thể duy trì sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, tiến hành kinh doanh đa nghành nghề cũng kéo theo những bất lợi. Quy mô kinh doanh phát triển nhanh sẽ gặp khó khăn khi khả năng quản lý của công ty không theo kịp. Mặt khác, việc mở thêm các hoạt động kinh doanh mới sẽ đòi hỏi có nhiều vốn và có nhiều rủi ro hơn các hoạt động đã tiến hành; điều này còn có thể dẫn đến mất dần sự chuyên môn hoá và làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các hoạt động chính của công ty.
2.3.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty SONA trong XK
♦ Các chỉ tiêu định lượng
Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty SONA và một số công ty cạnh tranh, ta có bảng so sánh sau:
Bảng 2.5 So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh
SONA
Generalexim
Intimex Hồ Chí Minh
Vốn kinh doanh
176,320,822,261
445,158,221,736
694,781,015,770
Tổng doanh thu
555,697,758,424
1,085,726,413,837
5,202,517,735,571
Lợi nhuận trước thuế
6,828,945,816
40,410,641,269
21,823,193,091
Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)
TSLN trước thuế/vốn kinh doanh
3,873%
9.078%
3.141%
TSLN trước thuế/doanh thu
1,229%
3.721%
0.419%
Nguồn: Tổng hợp số liệu tài chính ba công ty Đơn vị: VNĐ
Thông qua bảng so sánh, có thể nhận thấy Công ty SONA có tổng nguồn vốn kinh doanh thấp, là công ty có quy mô nhỏ so với 2 công ty còn lại. Số liệu về doanh thu được thể hiện cho thấy doanh thu của công ty Intimex Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất, gấp 5 lần so với công ty Generalexim và gần gấp 10 lần so với mức doanh thu của Công ty SONA. Tuy nhiên, mức doanh thu chỉ có thể nói lên quy mô kinh doanh của các công ty mà không thể phán ánh được sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu để đánh giá năng lực kinh doanh, năng lực sử dụng các nguồn lực hay chính là thể hiện năng lực cạnh tranh của các công ty chính là tỷ súât lợi nhuận. Công ty nào có mức tỷ suất lợi nhuận càng cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường càng lớn và ngược lại.
Qua kết quả của bảng so sánh, có thể thấy hai tiêu chí tỷ suất lợi nhuận của Công ty SONA đều ở mức giữa. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Công ty SONA gấp 3 lần Công ty Intemex Hồ Chí Minh và tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh gấp 1,23 lần. Điều này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn của Công ty SONA cao hơn, và hiệu quả kinh doanh tốt hơn do tỷ lệ lợi nhuận tạo nên từ doanh thu ở mức cao. Qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong ba công ty được so sánh nằm ở mức trung bình.
♦ Các chỉ tiêu định tính
− Cơ cấu sản phẩm
Có thể thấy rằng các sản phẩm xuất khẩu của Công ty SONA phần lớn là các sản phẩm nông nghiệp, đây là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu không cao, thường hay gặp sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác trong khu vực.
− Chất lượng hàng hoá
Do nguồn cung cấp hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu của Công ty SONA là thị trường trong nước, do đó chất lượng của hàng hoá không tốt làm giảm sức cạnh tranh.
− Khả năng thích ứng và đổi mới
SONA là một công ty nhà nước, chính vì vậy Công ty không thể có được sự thay đổi linh hoạt, những cải tiến nhanh chóng như các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn.
− Uy tín của Công ty
Là một công ty hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, Công ty SONA đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín đối với đông đảo khách hàng trong và ngoài nước thông qua việc thực hiện tốt các hợp đồng được ký kết đã không ngừng tự hoàn thiện.
2.3.3 Đánh giá
2.3.3.1 Những thành tựu
Trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã kinh doanh xuất khẩu hàng hoá có hiệu quả khi đạt mức lợi nhuận dương và tăng theo từng năm. Điều này thể hiện sức cạnh tranh của Công ty ở mức khá cao.
Quá trình hoạt động, Công ty SONA đã luôn thực hiện tốt các hợp đồng được ký kết, không xảy ra trường hợp khiếu nại. Điều này đã làm cho uy tín của Công ty với các khách hàng và bạn hàng ngày càng tăng cao.
Hoạt động nghiên cứu thị trường ngày càng được quan tâm hơn, trong thời gian qua công ty đã không ngừng có gắng phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
Năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao khi Công ty luôn cố gắng thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm, hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Công ty đã mở thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới như: mật ong, đá xẻ, chè xanh.
2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Những tồn tại:
Nguồn hàng của Công ty là thị trường trong nước, là các sản phẩm của nông sản Việt Nam. Công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất. Chính vì vậy không thể tác động tới chất lượng của sản phẩm mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do các hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng thường không ổn định, số lượng thay đổi theo vụ mùa và thời tiết nên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Công tác phát triển thị trường mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên hoạt động này chưa đi vào chuyên nghiệp. Công ty chưa có những chiến lược phát triển thị trường cụ thể.
Năng lực cạnh tranh của Công ty SONA chỉ ở mức trung bình, điều này được thể hiện rõ qua sự chênh lệnh giữa các tỷ suất lợi nhuận của Công ty so với Công ty Generalexim. Khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn thấp. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Hộp 2.1 Logistics vẫn thiếu và yếu
Chi phí logistics (gồm vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, các dịch vụ hỗ trợ…) của Việt Nam chiếm đến 25% GDP (tổng thu nhập trong nước). Như vậy mỗi năm Việt Nam phải chi hơn 17,5 tỷ USD cho hoạt động của logistics. Đó là con số được đưa ra tại hội thảo quốc tế về “Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 18-9 vừa qua.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hoa - Phó giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Duyên Hải, nếu so với một số nước khác thì chi phí logistics của Việt Nam là khá cao. Ở Trung Quốc chi phí này chỉ chiếm 21%, Hàn Quốc 16%, Nhật Bản 11% , Mỹ chỉ có 9,5%... Hiện nay Việt Nam không có cảng nước sâu nên không thể vận chuyển hàng hóa một cách trực tiếp mà phải thông qua khâu trung chuyển. Trong khi đó, chi phí cho mỗi container trung chuyển là 400USD, đưa chi phí trung chuyển lên đến 1,72 tỷ USD/năm.
Nguyên nhân:
− Nguyên nhân khách quan:
• Chi phí logistics ( bao gồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6041.DOC