Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 2

1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty 2

1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty 2

1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 4

2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 6

2.1. Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận 6

2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của từng bộ phận 8

2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty 9

3. Kết quả sản xuất kinh doanh 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 12

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty 12

1.1. Khả năng tài chính 12

1.2. Lực lượng lao động 13

1.3. Marketing và hệ thống phân phối 15

1.4. Nhà cung ứng 16

1.5. Đối thủ cạnh tranh chính 16

2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty 17

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 17

2.1.1. Sản phẩm của công ty 17

2.1.2. Giá bán sản phẩm 19

2.1.3. Công nghệ sản xuất 19

2.1.4. Năng suất lao động 20

2.1.5. Thương hiệu 21

2.1.6. Thị phần 22

2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 25

2.2.1 Kết quả đạt được 25

2.2.2 Những mặt còn tồn tại 26

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 28

1. Định hướng phát triển của công ty 28

1.1. Mục tiêu chủ yếu 28

1.2. Mục tiêu cụ thể 28

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á 30

2.1. Giải pháp về đa dạng hoá sản phẩm 30

2.2. Giải pháp về chi phí và giá bán sản phẩm 31

2.3. Giải pháp về công nghệ 32

2.4. Giải pháp về thiết lập mối quan hệ bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu thân thiết 33

2.5. Giải pháp về phát triển thương hiệu 33

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với năm 2008. Như vâỵ Công ty rất tự chủ trong việc thanh toán các khoản nợ. Hệ số LN/DT = LN sau thuế = 302565215000 = 0,046 Năm 2008 Doanh thu thuần 650.042.858.000 Hệ số LN/DT = 244.865.119.000 = 0,33 Năm 2009 720.682.400.000 Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,284.Chứng tỏ xu hướng phát triển ngành hàng và chiến lược kinh doanh của Công ty trong năm là rất tốt. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂN Á 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty 1.1. Khả năng tài chính Với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình, công ty đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của công ty bao gồm : vốn tự có hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.. Bảng 3: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: Ngìn đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn chủ sở hữu 140.928.299 140.997.842 150.255.752 150.831.213 180.005.652 Vốn vay 100.578.632 90.367.478 80.976.473 80.376.598 70.895.147 Tổng vốn 241506931 231365320 231232225 231207811 250900799 Vốn vay / tổng vốn 0.416462714 0.390583507 0.35019545 0.347637901 0.28256246 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của một công ty, bởi vì với nguồn lực tài chính mạnh, công ty sẽ có nhiều lợi thế trong việc đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại, tài trợ cho các chương trình quảng bá , khuếch trương thương hiệu, hay đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm… Và tất cả các điều này sẽ giúp công ty có được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, thương hiệu trở lên nổi tiếng…Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn của công ty Tân Á không ngừng tăng mạnh qua các năm , đến năm 2009 tổng số vốn đã là 250900799 (nghìn đồng) , đây quả thật là một lượng vốn không nhỏ, và điều này là một lợi thế của công ty. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta nhận thấy tỉ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn luôn nhỏ hơn 0.5 và đến năm 2009 thì tỉ lệ này là 0,28. Nguồn vốn vay có tỷ trọng ngày càng giảm dẫn tới việc độc lập về vốn tạo điều kiện độc lập trong sản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ công ty ngày càng chủ động trong việc quá trình hoạt động của mình. Điều này có ảnh hưởng quan trọng tới năng lực cạnh tranh của công ty Tân Á vì trong kinh doanh, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà nền khoa học công nghệ phát triển mạnh, thì yếu tố thời gian và chủ động trở thành một yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của công ty, chỉ cần thực hiện một chiến lược cạnh tranh nào đó nhanh hơn các công ty khác trong thời gian ngắn thì công ty đó đã có thể trở thành người đứng đầu thị trường. Việc độc lập trong nguồn vốn sẽ tạo điều kiên cho việc rút ngắn thời gian ra và thực hiện các quyết định quản trị do công ty luôn có sẵn nguồn vốn để tài trợ cho các chương trình đó, không tốn nhiều thời gian để tìm các nguồn vốn tài trợ. Với tiềm lực về vốn, công ty luôn có thuận lợi trong việc đầu tư các trang thiết bị , dây truyền sản xuất hiện đại, do đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức mạnh cạnh tranh bằng sản phẩm của công ty. 1.2. Lực lượng lao động Bộ máy quản lý của công ty luôn được kiện tòan và hòan thiện không ngừng. Đến nay công ty trở thành một công ty lớn ,với cơ cấu khá hòan chỉnh, đội ngũ nhân viên đồng bộ.Trong đó Bảng 4: Đặc điểm lao động của công ty Lực lượng Đơn vị %(Tính theo hàng trăm) Tham gia sản xuất trực tiếp 75% Quản lý 02% Lao động gián tiếp 22% Lao động khác 01% Nguồn: Hồ sơ quản lý nhân sự Với số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (75%) trong lực lương lao động của công ty nên chất lượng lao động trực tiếp ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Phần lớn lực lượng lao động còn trẻ, tuổi chỉ mới từ 22-40 tuổi, là những người lao động với tinh thần trách nhiệm cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty sản xuất .Luôn tâm huyết với công việc, hăng say nghiên cứu để cải tiến quy trinh sản xuất công nghệ của công ty nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy, với chất lượng nguồn lao dộng như trên công ty Tân Á có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao năng suất lao động , điều này tạo nên sức cạnh tranh lớn cho Tân Á trên thị trường. Bảng 5: Trình độ lao động trong công ty Trên đại học 0% Đại học 12% Cao đẳng, trung học 34% Khác 52% Nguồn:hồ sơ quản lý nhân sự Công ty luôn trú trọng nâng cao trình độ lao động tay nghề của cán bộ công nhân viên và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên.Thu nhập bình quân của lao động tại công ty ngày càng cao Bảng 6 : Bảng tiền lương qua các năm 2004~2009 Năm Lương ( đồng ) Năm 2004 700000 Năm 2005 1200000 Năm 2006 1500000 Năm 2007 1800000 Năm 2008 2100000 Năm 2009 2300000 Nguồn:Bảng thanh toán tiền lương qua các năm 2004~2009 Qua bảng lương ta nhận thấy rằng mức lương cơ bản đều tăng nhanh qua các năm, với mức lương như vậy đã đảm bảo được đời sống của người lao động đồng thời đã tạo động lực cho họ hoàn thành công việc với chất lượng cao, năng suất lón. Chính điều này đã làm tăng sức cạnh tranh cho công ty. Người lao động của các doanh nghiệp chuyển đổi đều nhận thức rằng mình là người làm chủ thực sự, mọi người cùng góp vốn tham gia kinh doanh, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về vốn không để lỡ thời cơ trong kinh doanh, hơn hẳn trước kia là khi có cơ hội kinh doanh nhưng lại chưa có vốn, mọi người tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình Với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng nên số lao động của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Chính sự nâng cao về nguồn lực, cả về số và chất lượng đã mang lại sự thành công cho Doanh nghiệp trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, góp phần gián tiếp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.3. Marketing và hệ thống phân phối Là một công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh, do đó việc tạo lập hệ thống Marketing và phân phối là hết sức cần thiết. Chính hệ thống này sẽ giúp sản phẩm của Doanh nghiệp có sức cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp Doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng hoá tồn động và giải quyết nhanh chu kỳ quay vòng vốn. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm công ty đã tạo lập ra hệ thống phân phối rộng khắp thông qua các đại lý, các của hàng giới thiệu sản phẩm... trên khắp các thị trường trên toàn quốc. Đại lý của công ty được mở trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước, đây là khu vực thị trường chính của công ty như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, Thành phố Vinh, Buôn Mê Thuột, An Giang .. Tuy nhiên công ty cần mở rộng hơn nữa các đại lý của mình ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, chú ý tới các tỉnh thành phố đang có tốc độ phát triển nhanh như: Quảng Ninh, Cần Thơ.. Như vậy, với một hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường nội địa đã tạo ra cho công ty một lợi thế, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nhanh nhất tới sản phẩm của công ty. Chính điều này làm tăng thêm sức cạnh tranh sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác trên thị trường trong nước. 1.4. Nhà cung ứng Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố đầu vào là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt với nhà cung ứng thì sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ mối quan hệ đó mang lại như sẽ được cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng cao, đúng số lượng , đúng thời gian và đúng địa điểm, với giá cả hợp lý. Điều này là rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, bởi khi được cung cấp nguyên vật liệu đúng về số lượng, chất lương, thời gian và địa điểm thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, chi phí hu hỏng… từ đó làm giảm chi phí đầu vào, và như vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để giảm giá thành, và do đó sẽ có sức mạnh cạnh tranh về giá. Hiểu được điều này, công ty Tân Á đang có gắng thiết lập mối quan hệ than thiết với các nhà cung ứng. Tuy có nhiều cố gắng song hiện tại số lượng bạn hàng than thiết của công ty vẫn còn tương đối ít, Tân Á vẫn phải nhập nguồn nguyên liệu đầu vào của các nhà cung ứng khác, do đó giá cả nhập vào còn cao, điều này dẫn đến giá cả các sản phẩm bán ra của Tân Á còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy đây là một nhân tố làm giảm sức mạnh cạnh tranh của Tân Á. 1.5. Đối thủ cạnh tranh chính Trong nền kinh tế thị trường phát triển sôi động như hiện nay, bất kì công ty nào hoạt động trong bất kì ngành kinh doanh nào điều có đối thủ cạnh tranh. Số lượng và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tân Á là công ty Sơn Hà và công ty Linax, hai công ty này hoạt động trên cùng một thị trường mục tiêu với Tân Á và cung cấp những sản phẩm có tính năng và công dụng giống với các sản phẩm của Tân Á. Hai công ty Sơn Hà và Linax điều là những công ty có tên tuổi trên thị trường, có tiềm lực tài chính mạnh, do vậy đây là hai đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng mạnh nhất đến Tân Á. Ngoài ra, Tân Á cũng phải cạnh tranh với rất nhiều các công ty khác như Toàn Mỹ, Vigracera, sơn Lipon, sơn Alex, nhựa Song Long…Và đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc, họ luôn tung vào thị trường Việt Nam những sản phẩm có giá rẻ hơn các sản phẩm của Tân Á và điều này gây khó khăn rất nhiều cho Tân Á trong cuộc chiến cạnh tranh về giá cả. 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 2.1.1. Sản phẩm của công ty Sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh hay không thể hiện ở sản phẩm của doanh nghiệp đó có được ngưởi tiêu dung ưa thích hay không. Công ty Tân Á chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí tiêu dùng và công nghiệp như: Bồn chứa nước bằng INOX, ống thép các loại, chậu rửa bằng Inox. - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng và công nghiệp như: Bồn chứa nước bằng nhựa, đồ gia dụng bằng nhựa. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bồn tắm, bình nước nóng, sen vòi và thiết bị phòng tắm. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu sơn trang trí nội thất, ngoại thất. với những sản phẩm kỹ thuật cao và đồng bộ để phục vụ cho các ngành xây dựng, các ngành công nghiệp, và trang trí nội thất chung cư nhà ở...., sản phẩm của công ty vừa phục vụ cho sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành là rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng là rất đa dạng. . Cơ cấu sản phẩm của công ty bao gồm: Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm của Công ty Sp mới Sơn trang trí nội , ngoại thất Sp mới cải tiến Đồ dân dụng và công nghiệp làm bằng nhựa Sp truyền thống Đồ dân dụng và công nghiệp làm bằng inox Như vây, sản phẩm của công ty rất đa dạng, trước đây công ty chỉ sản xuất những mặt hàng truyền thống để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nhưng khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên và thay đổi, công ty cũng đã thay đổi cơ cấu sản phẩm cuả mình cho phù hợp với nhu cầu thị trường. So với các đối thủ cạnh tranh như: Công ty cổ phần Sơn Hà, công ty Linax, công ty Toàn Mỹ,….. Thì sản phẩm của công ty đa dạng hơn nhiều, Công ty không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống có thế mạnh của mình mà còn mở rộng ra cả thị trường mới là sơn trang trí nội ngoại thất dùng cho nội địa và dùng cho xuất khẩu, mở rộng thị trường ... phục vụ cho mọi đối tượng tầng lớp dân cư. Hiện nay công ty còn đang đầu tư vào việc sản xuất đồ inox chất lượng cao, mẫu mã đẹp dành cho đối tượng có thu nhập cao. Về tính đa dạng của sản phẩm thì công ty Tân Á đang có thế mạnh hơn các công ty còn lại Bảng 8: Tỷ trọng sản phẩm Sản phẩm 2006(%) 2007(%) 2008(%) 2009(%) Truyền thống 91.16 81.55 89.44 78.3 Mới + cải tiến 8.84 8.45 10.56 21.7 Trước năm 2005, công ty chưa có dây chuyền sản xuất sơn và sản phảm làm từ nhựa nên tỷ trọng các sản phẩm chủ yếu phân bổ vào các sản phẩm truyền thống. Nhưng từ khi có đưa dây chuyền mới vào thì tỷ trọng sản phẩm mới và cải tiến có sự tăng mạnh từ 8.84 % tăng lên 21.7% và tỷ trọng sản phẩm truyền thống trong sản phẩm của công ty giảm. Tuy nhiên , trong cơ cấu sản phẩm của Tân Á so với Sơn Hà thì tỉ trọng sản phẩm truyền thống của Tân Á nhiều hơn của Sơn Hà. Điều này dẫn đến một nguyên nhân là mặc dù sản lượng tiêu thụ của Tân Á cao hơn của Sơn Hà nhưng lợi nhuận mang lại lại thấp hơn , do sản phẩm truyền thống có giá trị trên một đơn vị thấp. Và điều này đã ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh của Tân Á. 2.1.2. Giá bán sản phẩm Bảng 9: Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Đơn vị : 1000 vnđ Sản phẩm Công ty Tân Á Sơn Hà Linax Bồn đựng nước inox 5800-7200 5200-7000 5400-6800 Bồn rửa inox 4600-5300 4400-5100 4300-5700 Bình nước nóng 4100-5300 4000-4900 Không có sản phẩm Vòi hoa sen 1500-2500 1400-2200 1500-2700 Trong nền kinh tế thị trường , giá cả là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sức mạnh cạnh của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường những sản phẩm có cùng tính năng, công dụng và chất lượng thì sản phẩm của doanh nghiệp nào có giá rẻ hơn sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu dùng nhiều hơn. Nhìn bảng giá của các công ty ta nhận thấy khoảng giá mà công ty Tân Á đưa ra là rộng hơn và linh hoạt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này là một lợi thế , nhưng giá bán sản phẩm của Tân Á lại luôn cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và điều này là một điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của công ty. Để trở nên mạnh hơn trong nền kinh tể như hiện nay, Tân Á cần xem xét lại chiến lược giá cả của mình. 2.1.3. Công nghệ sản xuất Trong cùng một nghành nghề kinh doanh, công nghệ đóng vai trò rất lớn đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt được dây truyền công nghệ hiện đại hơn sẽ có nhiều ưu thế hơn trong cạnh tranh , do khi có dây truyền công nghệ hiện đại, daonh nghiệp sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ cao hơn và đồng đều hơn, với nhiều mẫu mã đa dạnh phong phú…Và điều này giúp doanh nghiệp có nhiều điều kiện để giảm giá thành , tạo lợi thế cạnh tranh về giá, hay doanh nghiệp có thể tăng sức mạnh cạnh tranh nhờ đa dạng hóa sản phẩm…Nói tóm lại, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế cạnh tranh nhờ nắm giữ công nghệ hiện đại. Hiện nay, mặc dù Tân Á luôn chú trọng đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại nhằm phục vụ sản xuất, năng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này càng cao nhưng thực trạng công nghệ sản xuất của Tân Á có phần yếu hơn của Sơn Hà, do Sơn Hà đang có chiến lược đầu tư vào sản phẩm mới có giá trị cao ,nên đang tiến hành lắp đặt dây truyền sản xuất mới hiện đại hơn . Còn Tân Á mới chỉ chú trọng phát triển sản phẩm truyền thống nên chưa chú trọng phát triển dây truyền công nghệ mới. Điều này đã tạo cơ hội cho Sơn Hà gia tăng sức mạnh cạnh tranh bằng công nghệ sản xuất. 2.1.4. Năng suất lao động Để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình, Công ty phải thực hiện giảm chí phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Để làm được điều đó thì việc nâng cao năng suất lao động và một yếu tố cần thiết trong sản xuất. Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của Doanh nghiệp. Việc tăng năng suất lao động sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong một đơn vị thời gian, do đó sẽ dẫn tới sản lượng tăng, chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm. Bảng 10 : Năng suất lao động của các công ty qua các năm Công ty Thực hiện (sản phẩm / giờ ) 2009-2008 2008 2009 Cty Tân Á 281 327 46 Cty Sơn Hà 305 269 -36 Cty Linax 203 247 44 Qua bảng trên ta thấy rằng: tốc độ tăng năng suất của Tân Á đang cao hơn Sơn Hà rất nhiều. Nguyên nhân là do Sơn Hà đang trong quá trình đầu tư thay thế công nghệ mới để sản xuất sản phẩm mới, có lọi nhuận cao. Trong khoảng thời gian này, do máy móc hoạt động chưa nhịp nhàng, ăn khớp, và người lao động chưa làm chủ hết được dây truyền công nghệ nên năng suất lao động bị giảm, và đây là một cơ hội rất lớn cho Tân Á chiếm lĩnh thị trường truyền thống. Nhưng song song với đó cũng là một thử thách rất lớn trong tương lai, do khi Sơn Hà đã ổn định sản xuất thì năng xuất có khả năng sẽ cao hơn vì lợi thế công nghệ mới. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Tân Á phải có chiến lược đầu tư công nghệ mới để cạnh tranh với Sơn Hà trong tương lai. 2.1.5. Thương hiệu Ngày nay, trên thị trường tràn ngập những hàng hóa và dịch vụ cùng loại, và người mua chỉ có thể phân biệt chúng bằng thương hiệu , và người mua có xu hướng mua sản phẩm của những thương hiệu được biết đến rộng rãi và nổi tiếng , bởi họ tâm niệm rằng sản phẩm của những thương hiệu này có chất lượng cao hơn và an toàn hơn sản phẩm của những thương hiệu ít người biết tới hơn. Và như vậy có thể nhận thấy rằng thương hiệu là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp, chiến lược phát triển thương hiệu là một trong những chiến lược càn được ưu tiên và phát triển trong doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn trở thành người đứng đầu thị trường. Theo một cuộc điều tra nhỏ do bản thân thực hiện thì hiện nay cứ 10 người được hỏi câu hỏi là “ Khi bạn mua bình chứa nước, bạn chọn mua sản phẩm của thương hiệu nào?” thì có khoảng 7 người trả lời rằng “ Chọn Tân Á” , và câu hỏi thứ hai là “ Khi bạn mua bình nước nóng , bạn chọn mua của thương hiệu nào?” thì coa khoảng 6 người có câu trả lời là “ chọn Rose” ( Rose là một thương hiệu sản phẩm của Tân Á ), (cuộc điều tra được thực hiện trên 1000 người được hỏi, tại các của hàng và siêu thị trên Hà Nội ). Như vậy có thể nhận thấy rằng, ở hai phân khúc thị trường là bình chứa nước và bình nước nóng, Tân Á đã có vị trí trong tâm trí người tiêu dùng, hay cũng có thể nói sức mạnh cạnh tranh bằng thương hiệu của Tân Á mạnh hơn của Sơn Hà và Linax trong phân khúc thị trường này. Đây là một lợi thế và cũng là một điều đáng tự hào của Tân Á. Tuy nhiên ở phân khúc bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời thì lại khác hoàn toàn, người tiêu dùng gần như chỉ biết đến thương hiệu Thái Dương Năng của Sơn Hà chứ ít người biết đến thương hiệu Hướng Dương của Tân Á. Và điều này cũng lặp lại ở phân khúc bồn rửa mặt và nội thất nhà vệ sinh, trong đoạn phân khúc này thì thương hiệu Linax mạnh hơn hẳn hai thương hiệu là Tân Á và Sơn Hà. Như vậy, có thể đưa ra một nhận xét sau : thương hiệu Tân Á được nhiều người biết đến thông qua hai sản phẩm là bình chứa nước và bình nước nóng, còn trong những đoạn thị thị trường còn lại, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu Tân Á còn yếu. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, Tân Á cần có chiến lược phát triển thương hiệu ở những đoạn thị trường còn yếu. 2.1.6. Thị phần Để đánh giá một công ty có năng lực cạnh tranh mạnh hay yếu thì chỉ tiêu thị phần là chỉ tiêu thể hiện rõ nét nhất và quan trọng nhất. Thị phần mà công ty giành được là biểu hiện tổng hợp của tất cả các điểm mạnh yếu của từng chỉ tiêu kể trên. Công ty càng giành được nhiều thị phẩn trên thị trường thì điều đó càng chứng tỏ năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích thị phần mà công ty Tân Á giành được qua các năm qua biểu đồ biểu diễn thị phần của các công ty và các bảng thể hiện sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của các công ty dưới đây. Biểu đồ 1 : Thị phần của các công ty qua các năm Bảng 11: Doanh thu và sản lượng của công ty Tân Á so với đối thủ cạnh tranh Công ty 2007 2008 2009 Sản lượng DT (đồng) Sản lượng DT ( đồng ) Sản lượng DT ( đồng ) Cty Tân Á 586 437 587.348.921.000 675 812 650.042.858.000 785 415 720.682.400.000 Cty Sơn Hà 513 764 598.879.512.000 645 079 676.564.685.000 735 646 781.476.240.000 Cty Linax 397 653 421.657.342.000 486 465 506.856.723.000 594 584 535.576.391.000 Bảng 12: Tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty Tân Á và các công ty khác Đơn vị : 1000 vnđ Công ty Thực hiện 2008-2007 2009-2008 2007 2008 2009 Cty Tân Á 358.208.572 438.473.510 540.069.670 80.264.938 101.596.160 Cty Sơn Hà 343.678.589 415.674.287 510.785.467 71.995.698 95.111.180 Cty Linax 265.378.532 235.642.786 297.584.675 -29735746 61.941.889 Thị phần của một công ty trên thị trường thể hiện sức mạnh cạnh tranh của công ty đó. Thị phần càng nhiều thì công ty cang trở thành một đối thủ đáng gờm của các công ty còn lại. Nhìn vào biểu đồ 1 biểu diễn thị phần của các công ty qua các năm ta nhận thấy thị phần của các công ty đều tăng trưởng qua các năm, điều này thể hiện sự lớn mạnh của các công ty trong thị trường. Trong ba công ty thì thị phần của công ty Tân Á và công ty Sơn Hà có sự chênh lệch nhau không nhiều, năm 2007 thị phần của Tân Á là 15% thì của Sơn Hà là 16%, năm 2008 thị phần của Tân Á là 16% thì của Sơn Hà là 17%, năm 2009 thị phàn mà Tân Á chiếm lĩnh được là khá lớn ( 18%) , nhưng nó vẫn nhỏ hơn thị phần của Sơn Hà là 20%. Điều này thể hiện rằng hai doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tương đối đồng đều và đang ở thế giằng co, chưa có một doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh vượt trội để vươn lên trở thành người đứng đầu thị trường. Mặc dù sự chênh lệch là không lớn 1% đến 2% nhưng điều này vẫn thể hiện rằng sức mạnh cạnh tranh của Tân Á còn yếu hơn Sơn Hà. Nhìn vào bảng doanh thu và sản lượng của 3 công ty ta sẽ có một nhận xét sau : sản lượng tiêu thụ của Tân Á trong các năm luôn cao hơn sản lượng tiêu thụ của Sơn Hà, tuy nhiên, doanh thu thì lại ngược lại, doanh thu của Sơn Hà lại cao hơn của Tân Á. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Chúng ta có thể thấy theo như phân tích ở trên, trong cơ cấu sản phẩm của Tân Á tỉ trọng mặt hàng truyền thống có giá trị thấp còn cao, trong khi Sơn Hà đang gia tăng tiêu thụ các loại mặt hàng co giá trị cao trong cơ cấu tiêu thụ của mình. Chính vì vậy nên mặc dù sản lượng tiêu thụ cao nhưng do giá trị trên một đơn vị sản phẩm thấp nên doanh thu của Tân Á vẫn nhỏ hơn của Sơn Hà. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lợi nhuận thu được của các công ty. Một điều có thể thấy ngay là lợi nhuân của Sơn Hà đang đứng đầu tiên, sau đó đến Tân Á và cuối cùng là Linax. Mọi người đều biết rằng lợi nhuận được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí. Việc Tân Á có lợi nhuận thấp hơn Sơn Hà có 2 Nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là Tân Á có doanh thu thấp hơn Sơn Hà và nguyên nhân này đã được phân tích ở trên. Nguyên nhân thứ hai là Tân Á có chi phí cao hơn Sơn Hà, có một số nguyên do dẫn tới việc này, ví dụ như Tân Á vẫn chưa thiết lập được nhiều bạn hàng cung ứng nguyên vật lieu than thiết, vì vậy công ty vẫn phải nhập một lượng khá lón nguồn nguyên vật liệu đầu vào vói giá thành cao, khong những giá thanh cao mà chất lượng, số lượng nguyên vật liệu cũng không đúng, thời gian và địa điểm giao hàng thường không cố định. Những điều này đã làn phát sinh rất nhiều chi phí cho cong ty như chi phí thiệt hại rủi ro, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển… 2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 2.2.1 Kết quả đạt được Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Tân Á không ngừng lớn mạnh, tạo được uy tín của mình với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã có sức cạnh tranh lớn ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự mở của của nền kinh tế nước nhà, việc tìm ra những vận hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành công cho Công ty . - Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó công ty không chỉ tạo uy tín trên thị trường nội địa mà còn tạo uy tín trên thị trường thế giới. - Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay công ty đã có một cơ sở sản vật chất vững mạnh nhờ vậy đã nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ. - Đối với thị trường nội địa, công ty luôn có chiến lược hoạch định đúng hướng. Đã có những chính sách hợp lý: Chính sách Mar, hệ thống phân phối, .. và các chính sách này tỏ ra rất hiệu quả, đã tạo ra nhiều lợi thế của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Thành công trong phát triển thương hiệu ở một số đoạn thi trường nhỏ như bình chứa nước Tân Á và bình nước nóng Rose. - Năng suất lao động của Tân Á đã được nâng cao rõ rệt qua các năm, điều này chứng tỏ hiệu quả lao động đã được cải thiện, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, giảm giá thành…Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á.doc
Tài liệu liên quan