Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 3

I. Dược phẩm và phân loại dược phẩm 3

1. Quan niệm về dược phẩm và phân loại 3

1.1. Khái niệm về dược phẩm: 3

1.2. Phân loại dược phẩm (đứng từ góc độ sản xuất) 4

2. Quan niệm về cạnh tranh và các cấp độ của cạnh tranh 6

2.1. Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 6

2.2. Các cấp độ của cạnh tranh 7

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 9

3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9

3.2. Các yếu tố thuộc nội bộ ngành 10

3.3. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp 12

II. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 13

1. Phương pháp luận phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh 13

1.1. Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dược 13

1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 14

2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 15

III. Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm 16

1. Việt Nam là nước đông dân, nhiều loại bệnh tật cần có một ngành dược tầm cỡ đủ sức cạnh tranh trên thế giới 16

2. Sự phát triển của ngành dược phẩm góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân 17

3. Năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh. 17

4. Yêu cầu hội nhập đối với các mặt hàng nói chung và dược phẩm nói riêng ngày càng cao 18

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 18

I. Quá trình hình thành và phát triển của dược phẩm 18

1. Giai đoạn trước năm 1954 18

2. Giai đoạn 1954 – 1975 19

3. Giai đoạn từ 1975 đến nay 20

II. Thực trạng dược phẩm Việt Nam 20

1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược ở Việt Nam. 20

2. Kết quả hoạt động xuất – nhập khẩu dược phẩm Việt Nam 25

III. Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 28

1. Mức doanh thu của dược phẩm Việt Nam qua các năm 28

2. Thị phần dược phẩm Việt Nam 29

3. Giá cả dược phẩm. 32

4. Chất lượng sản phẩm 33

5. Mức hấp dẫn của sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, bao gói.so với đối thủ cạnh tranh 34

6. Thương hiệu thuốc Việt Nam 35

7. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 37

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 38

1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 38

1.1. Các yếu tố kinh tế 38

1.2. Các yếu tố chính trị pháp luật 38

1.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội 39

1.4. Yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế 39

2. Các yếu tố thuộc nội bộ ngành 40

2.1. Áp lực từ phía khách hàng 40

2.2. Áp lực từ nhà cung cấp 43

2.3. Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh 44

2.4. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn 46

2.5. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dược Việt Nam 46

3. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp 48

3.1. Nguồn nhân lực 48

3.2. Quy mô sản xuất kinh doanh và tài chính 49

V. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 51

1. Điểm mạnh và cơ hội của dược phẩm Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 51

1.1. Điểm mạnh của dược phẩm Việt Nam 51

1.2. Cơ hội đối với dược phẩm khi gia nhập WTO 52

2. Điểm yếu và thách thức đối với dược phẩm Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 53

2.1. Điểm yếu của dược phẩm Việt Nam 53

2.2. Thách thức đối với dược phẩm Việt Nam khi gia nhập WTO 54

3. Kết luận chương II 55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 56

I. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, dự báo của dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới 57

1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu của dược phẩm Việt Nam 57

2. Những dự báo trong thời gian tới 57

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 58

1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 58

2. Giải pháp về giá của sản phẩm 61

3. Một số giải pháp khác 63

4. Khuyến nghị 63

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 69

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc đăng ký là khá lớn. Trong đó, thuốc tân dược trong nước vẫn chủ yếu tập trung vào các loại thuốc thông thường chống viêm nhiễm, giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ chiếm đến hơn 50% số lượng đăng ký thuốc nội địa năm 2008. Đối với nước ngoài thì số lượng đăng ký cũng tập trung nhiều vào các loại chống viêm nhiễm nhưng đồng thời các loại thuốc đặc trị cũng được tiến hành đăng ký nhiều gấp hơn hai lần thuốc nội địa như thuốc an thần, tâm thần (thuốc nội địa: 16 đăng ký, thuốc ngoại: 66 đăng ký); thuốc chống động kinh (thuốc nội địa: 4 đăng ký, thuốc ngoại: 20 đăng ký)… Điều này chứng tỏ, thuốc ngoại đang có xu hướng “ lấn sân ” sang phân khúc thị trường thuốc thông thường. Đây sẽ là khó khăn lớn cho dược phẩm nội địa khi phải cạnh tranh với dược phẩm nước ngoài được đầu tư nguồn vốn lớn và khoa học kĩ thuật hiện đại. Không chỉ trong khâu sản xuất mà ngay cả trong khâu phân phối thuốc ngoại cũng đang “ lấn át ” thuốc nội. Hệ thống bệnh viện là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng của dược phẩm. Theo đánh giá về thị phần các loại thuốc được sử dụng trong bệnh viện hiện nay bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại được sử dụng trong hình sau: Hình 6 : Cơ cấu phân phối thuốc trong bệnh viện 2008 Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam Như vậy có thể thấy rằng thuốc nội địa áp đảo thuốc ngoại về số lượng (chiếm tới 60.7%) nhưng giá trị thuốc nội chỉ chiếm 16.6% trong khi thuốc ngoại là 83.4%. Nguyên nhân là do trong bệnh viện hầu hết mục đích sử dụng các loại thuốc thường là dùng cho các bệnh đặc trị. Trong khi dược phẩm trong nước chủ yếu là các loại thuốc thông thường với giá trị thấp. Điều này gây hạn chế lớn đối với dược nội địa. Để có thể cung cấp được các loại dược phẩm cho bệnh viện, các doanh nghiệp phải cạnh tranh tương đối khó khăn do hầu hết thị phần này do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ, với các loại thuốc đặc trị. Trong những năm gần đây khi các bệnh viện tiến hành đấu thầu thuốc nên đã làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội mới đối với những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các loại dược phẩm với chất lượng cao và giá thuốc hợp lý. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cung cấp cho khối bệnh viện, dược nội địa phải có các chiến lược cạnh tranh cụ thể hơn. Hệ thống thương mại bao gồm các doanh nghiệp phân phối, đại lý và các cơ sở bán lẻ. Nếu xét về thị phần các loại thuốc trong nước và nước ngoài tại hệ thống phân phối thương mại hiện nay có thể thấy rằng số lượng dược nội địa chiếm tỷ lệ khá lớn trong khi giá trị lại không cao so với dược nước ngoài. Hình 7: Cơ cấu phân phối thuốc trong hệ thống thương mại 2008 Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. Phần lớn các nhà thuốc trên thị trường chính là người tiếp xúc trực tiếp với các trình dược viên. Các nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm đưa thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Như biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các nhà thuốc phân phối chủ yếu là các loại thuốc ngoại do các loại này đem lại lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ, phần chiết khấu mà các hãng dược phẩm nước ngoài trả cho các cơ sở kinh doanh cũng khá cao. Cũng chính vì vậy để có thể kéo dài được mối liện hệ đối với các nhà thuốc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải cạnh tranh về giá cả các mặt hàng có thể đảm bảo được thị phần. Do các doanh nghiếp sản xuất trong nước phần lớn là chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu về thuốc đặc trị nên hiện nay thị phần dành cho các loại thuốc biệt dược do công ty nước ngoài chiếm giữ. Giá cả dược phẩm. Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, thuốc nội địa đã đáp ứng được 50,2% nhu cầu trong nước. Các loại mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cung cấp vẫn là các loại thuốc thông thường và có giá thành tương đối thấp so với các sản phẩm cùng loại do nước ngoài cung cấp. Các sản phẩm này vẫn được thị trường tin dùng là do thuốc nội có giá thành không cao trong khi chất lượng vẫn bảo đảm, phù hợp với mức sống cũng như khả năng chi trả của người dân Việt Nam. Trong khi giá nguyên liệu sản xuất kháng sinh ngày một tăng thì một số nhà sản xuất có thể coi đây là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Nguyên liệu Amoxicillin, Ampicillin do Việt Nam sản xuất có giá thấp, chính vì vậy các doanh nghiệp trong nước đã tiếp tục thực hiện cạnh tranh để có thể chiếm được thị phần nhỏ về các loại thuốc thông dụng. Tuy nhiên khi chỉ sản xuất ban đầu là các dạng thuốc cơ bản cũng đồng nghĩa với việc dư cung do các mặt hàng này được nhiều doanh nghiệp trong nước cùng tham gia sản xuất và cung cấp. Đồng thời do công nghiệp hóa dược của Việt nam hiện nay còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu. Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến giá thuốc trên thị trường như: rủi ro về tỷ giá, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu… Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong thế bị động; chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá nhập dược liệu sẽ làm biến động giá thuốc trên thị trường Hình 8: Thay đổi giá nguyên liệu năm 2008 so với 2007. Nguồn: Tạp chí thương mại. Năm 2008, các nguyên liệu nhập khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình 2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11,7%), vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80%. Ðây là nguyên nhân chính gây ra những điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên thị trường Việt Nam năm 2008 . Để khắc phục được tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất phải có kế hoạch chủ động để đối phó với mọi biến động của thị trường. Đông thời, Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn dược liệu, nhưng hiện nay chưa thực sự được chú tâm quy hoạch và khai thác. Điều này gây nên một sự lãng phí lớn. Chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Trong những năm qua chất lượng thuốc tân dược trong nước đã từng bước thay đổi chất lượng theo chiều hướng tiến bộ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho việc sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP tăng dần qua các năm, điều này đã thể hiện các doanh nghiệp dược Việt Nam đã thực sự nhập cuộc với sự cạnh tranh trên thị trường. Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp đạt GMP, GSP, GLP qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3/2009 GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 89 92 GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 89 92 GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 106 110 Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. Việc thực hiện GP’s đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã tạo điều kiện để chất lượng thuốc tương đồng với các nước về kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng. Các phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc. Đến hết năm 2008, 89 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đã chiếm khoảng 90% tổng trị giá thuốc sản xuất trong nước. Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại. Nhiều trung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu. Các trung tâm kiểm nghiệm cũng đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng theo qui chế, kiểm nghiệm sàng lọc để ngăn ngừa thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bất hợp pháp lưu hành trên thị trường. Bảng 6: Số liệu về tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng qua các năm Năm Tổng số mẫu lấy để kiểm tra chất lượng Số mẫu không đạt TCCL Tỷ lệ thuốc không đạt TCCL (%) 2001 35.751 1.167 3,26 2002 32.573 1.054 3,23 2003 31.966 986 3,08 2004 29.315 895 3,05 2005 29336 867 3,0 2006 29.819 947 3,18 2007 25.460 839 3.30 2008 25.320 744 2,94 Nguồn: Cục Quản lý dược Thuốc không đạt chất lượng năm 2008 chiếm tỷ lệ 2,94% so với số lượng mẫu lấy kiểm tra chất lượng trên toàn quốc, thấp hơn so với năm 2007 (3,30%). Trong đó kháng sinh 26,9% (25/93 mẫu), kháng viêm 12,9% (12/93 mẫu), thuốc tiêu hoá 11,8% (11/93 mẫu) với các chỉ tiêu không đạt chất lượng là hàm lượng, độ ẩm, độ hoà tan và độ tan rã ; tỷ lệ thuốc đông dược và dược liệu 26,7% (22/93 mẫu) với các vi phạm về chất lượng ở chỉ tiêu độ ẩm và độ nhiễm khuẩn. Thuốc đông dược phần lớn được sản xuất ở các doanh nghiệp chưa đạt GMP, phòng kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên tỷ lệ thuốc đông dược không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao: 22/49 mẫu thuốc sản xuất trong nước phải thu hồi. Điều đó minh chứng cho lộ trình thực hiện GP’s là đảm bảo trước hết cho chất lượng thuốc sản xuất và lưu hành trên thị trường. Bảng 7 : Số liệu về thuốc không đạt chất lượng phải thu hồi qua các năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng 55 70 77 62 56 66 83 93 Nguồn: Cục Quản lý dược Năm 2008, Cục QLD đã đình chỉ lưu hành và thu hồi 93 lô thuốc trong đó 49 lô thuốc sản xuất trong nước và 44 lô thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. 5. Mức hấp dẫn của sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, bao gói...so với đối thủ cạnh tranh Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có tác động trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng nên dược phẩm có quy định chặt chẽ về chất lượng thuốc và thời hạn sử dụng hay còn gọi là “ tuổi thọ của thuốc ”. Trong thời hạn sử dụng thuốc sẽ phát huy tốt tác dụng, nếu quá thời hạn thuốc đó có thể giảm chất lượng hoặc gây tác động xấu tới sức khỏe. Có nhiều loại thuốc dễ bị biến dạng dưới tác động của môi trường nếu không được bảo quản đúng điều kiện, vì vậy, thuốc phải được đóng bao gói đúng quy định và có kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn. Bao gói là yếu tố rất quan trọng đối với các sản phẩm tân dược của các doanh nghiệp trong ngành và chất lượng bảo quản thuốc. Vì mỗi loại sản phẩm khác nhau lại cần có cách thức bảo quản khác nhau: dạng bìa, vỏ hộp nhựa, bình thủy tinh, bình nhựa...Mỗi loại cần có tiêu chuẩn để đảm bảo yêu cầu an toàn riêng của ngành y tế. Do tính chất cá biệt về mặt bao bì nên các doanh nghiệp ít có khả năng tự gia công bao bì cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà thuốc tân dược phải chịu sức ép lớn từ các nhà cung cấp bao bì cho ngành tân dược. 6. Thương hiệu thuốc Việt Nam Thương hiệu là giá trị kết tinh của quá trình hoạt động, là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thương hiệu chính là một điều kiện quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện uy tín của sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng. Để có thể tạo được thương hiệu cho sản phẩm thì ngoài việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khâu phân phối và quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, các doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng mua với số lượng lớn và điều tra thị trường để có thể tiến gần đến thị trường hơn. Tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc tiếp cận này còn khá chậm và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc điều tra nhu cầu thị trường chủ yếu hiện nay là do các công ty thương mại thực hiện, tuy nhiên sự gắn kết giữa nhà sản xuất và người phân phối lại chưa chặt chẽ. Điều này đã tạo ra một sự lệch lạc về thông tin thị trường tương đối lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù các nhà sản xuất dược phẩm hiện nay luôn có bộ phận nghiên cứu thị trường, tuy nhiên họ lại phụ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của các công ty thương mại và một phần thông tin từ các nhà thuốc. Chính vì thế mà đôi khi có sự lệch lạc về nhu cầu dược phẩm dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng của dược nội địa còn kém. Như vậy vấn đề chính ở đây đó là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng biết và sử dụng là việc tiếp cận nhu cầu thực sự của thị trường phải được tập trung và chú ý một cách thỏa đáng. Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tạo nên hình ảnh cho sản phẩm. Mặc dù trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động quảng bá như hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho các hoạt động xã hội…nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do người dân không thể tự kê đơn thuốc cho mình mà phải thông qua các bác sĩ hoặc dược sĩ. Chính vì vậy mà việc thông tin quảng cáo thuốc thường hướng vào các bác sĩ. Đồng thời do thiếu hiểu biêt về các kiến thức y dược học nên người tiêu dùng sẽ không thể hiểu được hết tác dụng mà loại dược phẩm đó đem lại. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đã bắt đầu sử dụng đội ngũ trình dược viên để có thể tiếp cận với các bác sĩ, các nhà thuốc…Tuy nhiên như vậy chưa đủ vì các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh bằng cùng một phương thức với các doanh nghiệp dược nước ngoài vốn đã có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về tài chính. Đây có thể coi là một điểm hạn chế của dược phẩm Việt Nam khi tiến hành cạnh tranh trên thị trường. Tình hình sản xuất kinh doanh thuốc phát triển, theo đó hoạt động thông tin quảng cáo thuốc cũng phát triển, số lượng hồ sơ đăng ký thông tin quảng cáo tăng lên đáng kể (123 %) so với năm 2007, trong đó thông tin quảng cáo thuốc nước ngoài tăng 136% so với năm 2007. Đồng thời số lượng các quảng cáo vi phạm quy chế cũng có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 8: Tình hình thông tin quảng cáo thuốc Năm Hồ sơ quảng cáo thuốc trong nước Hồ sơ quảng cáo thuốc nước ngoài Tổng số 2005 994 469 1463 2006 695 575 1270 2007 525 671 1196 2008 563 915 1478 Nguồn: Cục Quản lý dược Bảng 9: Số liệu về tình hình vi phạm quy chế Thông tin quảng cáo Năm Công ty trong nước vi phạm Công ty nước ngoài vi phạm Tổng số 2005 4 12 16 2006 16 13 29 2007 24 8 32 2008 22 14 36 Nguồn: Cục Quản lý dược Những doanh nghiệp như: Dược Đồng Tháp, Dược Hậu Giang, Công ty dược phẩm Hà Tây...hiện nay đang được thị trường biệt đến khá nhiều. Các sản phẩm của công ty này có thể được coi là những sản phẩm có thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Vậy tại sao các doanh nghiệp này lại có thể thành công khi tiến hành xây dựng thương hiệu của mình như vậy? Nguyên nhân là ở chỗ, các công ty này không chỉ biết dừng ở việc củng cố và nâng cao chất lượng của sản phẩm mà còn luôn chủ động tiếp cận thị trường, tìm nhiều biện pháp để có thể đưa hình ảnh của doanh nghiệp có thể đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu của mình còn hạn chế và chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. 7. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Kết quả tính toán chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ của dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 được nêu lên trong bảng dưới đây. Chỉ số RCA2 cho ta một bức tranh tổng quát về lợi thế so sánh của dược phẩm Việt Nam trong những năm gần đây Bảng 10: hệ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu RCA2 2004 16.429 421.94 -0.92504 2005 17.656 496.97 -0.93138 2006 18.1 570.392 -0.93849 2007 22.1 714.159 -0.93997 2008 33.32 759.52 -0.91595 Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê Theo bảng trên từ năm 2004 – 2008, dược phẩm có RCA <0. Điều đó cho thấy dược Việt Nam không có năng lực cạnh tranh. Trong những năm 2005,2006,2007 mặc dù kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng lượng tăng của kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn dẫn đến các chỉ số này khá lớn và có xu hướng tăng. Đến năm 2008, chỉ số này là -0.91595, con số này khá lớn nhưng đã giảm so với năm 2007 do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn các năm trước; thể hiện sự khởi sắc của dược phẩm Việt Nam. Qua sự phân tích các chỉ tiêu để đánh giá xem năng lực cạnh tranh của thuốc tân dược Việt Nam đang ở mức nào, có thể thấy thuốc là một loại hàng hóa vô cùng quan trọng mà bất kể cá nhân, tổ chức, quốc gia nào cũng cần phải dùng, trong khi đó năng lực dược nội địa còn rất thấp. Do đó yêu cầu đặt ra trước mắt là tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm; để làm được điều đó thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dược là cần thiết. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Các yếu tố kinh tế Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng càng được quan tâm nhiều hơn. Theo Cục quản lý dược Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2008 là 16.5 USD tăng gấp 3 lần so với năm 1998 là 5.5 USD. Do đó theo xu hướng chung của xã hội, sự gia tăng tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn hơn. Do dược phẩm là một ngành đòi hỏi phải có trang thiết bị, máy móc kĩ thuật hiện đại nên nguồn vốn đầu tư là rất lớn mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Vì vậy, lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Việc sản xuất thuốc tân dược nội địa đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trung bình mỗi năm, dược liệu đế sản xuất thuốc chiếm đến khoảng 90% là nhập từ nước ngoài. Đây là một khó khăn lớn dẫn đến dược phẩm luôn ở trong tình trạng bị động. Chỉ cần một sự thay đổi tỷ giá nhỏ cũng gây sự biến động giá thuốc trên thị trường làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý, điều chỉnh giá cả. Các yếu tố chính trị pháp luật Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó khi một loại sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường sẽ phải chịu vượt qua được rào cản kỹ thuật khắt khe trong nước cũng như thế giới đồng thời chịu sự giá sát chặt chẽ của Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam). Như đã nói ở trên, sản xuất thuốc tân dược đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn trong khi nguồn vốn trong nước có hạn, vì vậy việc thu hút sự đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng mà điều kiện tiên quyết để thực hiện được việc đó là phải có một nền chính trị ổn định và cơ chế chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài thích hợp. Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, đầu tư nước ngoài vào dược phẩm đến 31/12/2008 có 37 dự án (chưa có thêm dự án đầu tư nào so với năm 2007), trong đó có 25 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký 282,6 triệu USD (tăng hơn 3 dự án đã đi vào hoạt động và 27,6 triệu USD về tổng số vốn đăng ký so với 2007), trong đó có 22 dự án đầu tư sản xuất thuốc, 03 dự án đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc). Những con số trên rất khiêm tốn so với tổng đầu tư nước ngoài nói chung ở Việt Nam. Trong tổng số 89 nhà máy đạt GMP thì đã có 22 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với 192,9 triệu USD đầu tư, có 40 dây chuyền sản xuất ra 158,273 triệu USD, chiếm khoảng 22% tổng trị giá sản xuất thuốc của các nhà máy dược phẩm trong cả nước. Các yếu tố văn hóa – xã hội Yếu tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Có thể xét trên hai khía cạnh sau : trình độ dân trí và tâm lý người tiêu dùng. Trình độ dân trí : do trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp, lại ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, lịch sử từ lâu đời, nhiều người Việt Nam đặc biệt là dân cư nông thôn và các nhóm người dân tộc thiểu số vẫn còn tâm lý ỷ lại vào ‘ tự nhiên ’, vào ‘ số phận ’...Do đó khi gặp vấn đề về sức khỏe thì họ chỉ dùng thuốc khi bệnh đã nguy kịch. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân tri được nâng cao, các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại đã giúp người dân hiểu biết nhiều hơn, gần gũi hơn với các thông tin về thuốc và sức khỏe. Tâm lý người tiêu dùng : Hiện nay, người Việt Nam vẫn có tâm lý sính thuốc ngoại. Đây là một thách thức rất lớn đối với thuốc tân dược nội địa. Đa số người tiêu dùng chưa tin vào thuốc nội mặc dù giá rẻ hơn mà chất lượng nhiều loại không thua kém gì thuốc ngoại. Điều này đặt ra cho dược phẩm trong nước phải tìm cách lấy được lòng tin của người tiêu dùng, tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm. Yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế Có thể nói việc gia nhập WTO đem lại cho dược phẩm nội địa những cơ hội to lớn trong việc cạnh tranh với dược phẩm thế giới. Tuy nhiên do nền sản xuất trong nước còn chưa phát triển ở mức độ cao nên chúng ta sẽ phải chịu những tác động tiêu cực không nhỏ. Việt Nam phải thực hiện một cách nghiêm túc các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi gia nhập WTO. Cam kết về thuế : Theo cam kết thì mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm là 0 – 5% thay cho mức thuế 0 – 10% trước đây và phần lớn các mặt hàng thuốc tân dược sẽ được cắt giảm thuế còn 0%. Điều đó có nghĩa giá thuốc sẽ giảm xuống và trên bình diện chung, người dân sẽ có lợi rất nhiều. Nhưng cũng đồng nghĩa là dược phẩm nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Trong khi giá các loại thuốc tân dược nước ngoài giảm đi càng làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này. Hiện nay dược nội địa chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các loại thuốc gốc, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất thuốc. Do đó đối với các loại thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa sản xuất được, việc giảm giá chỉ có thể xảy ra khi các công ty đa quốc gia có ý định giảm giá. Quyền kinh doanh : Theo quy định, từ ngày 1/1/2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trên thế giới tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam đồng thời cũng tạo sức ép lớn cho dược phẩm nội địa. Quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ Y tế đã ban hành các quy chế về bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký thuốc. Đây là văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng và ‘nhạy cảm ’ đối với các hãng nghiên cứu, bào chế dược phẩm, đặc biệt là các hãng dược phẩm đa quốc gia vốn sở hữu nhiều sáng chế, phát minh. Khi gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết bảo mật dữ liệu thử nghiệm lâm sàng có trong hồ sơ đăng ký của các thuốc mới trong thời hạn 5năm. Do đó, các cơ quan quản lý phải có các cơ chế, quy định bảo mật đối với các hồ sơ khi được yêu cầu, đối mặt với nguy cơ bị các công ty kiện trong trường hợp để lộ dữ liệu. Việc thực hiện bảo mật quyền sở hữu trí tuệ đối với công thức bào chế các loại dược phẩm thể hiện Việt Nam luôn tuân thủ theo những quy tắc của WTO. Việt Nam luôn đảm bảo cho quyền lợi cho các doanh nghiệp dược nước ngoài. Đây là điều kiện tốt để đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Các yếu tố thuộc nội bộ ngành Áp lực từ phía khách hàng Với đặc điểm tự nhiên của nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và các bệnh nhiệt đới nên mô hình bệnh của nước ta chủ yếu là các bệnh cúm, các bệnh viêm cấp và mãn tính, nhiễm trùng… Từ đó tạo nên cơ cấu thuốc nội địa chủ yếu là kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau, thuốc bổ…Với hơn 86 triệu dân Việt Nam được coi là một thị trường đầy tiềm năng. Những đối tượng khách hàng chính của dược phẩm là: Nhà nước Đây là đối tượng khách hàng lớn của dược phẩm nội địa. Vì hàng năm Nhà nước đều phải mua một khối lượng lớn thuốc tân dược nhằm mục đích: Thứ nhất: để thực hiện các chương trình y tế quốc gia như: công tác phòng chống dịch bệnh, sốt rét… đảm bảo cho việc phân phối thuốc đến các vùng sâu vùng xa một cách kịp thời. Thứ hai: nhằm mục đích tích trữ vừa để đáp ứng cho chương trình y tế dự phòng vừa đảm bảo cho việc bình ổn giá thuốc trên thị trường. Tùy theo mục đích sử dụng mà Chính phủ mua với một khối lượng thuốc tân dược nhất định. Do nhập với khối lượng lớn nên đây là đối tượng khách hàng được doanh nghiệp quan tâm. Hệ thống bệnh viện Đây là đối tượng khách hàng khá quan trọng của dược phẩm trong nước. Do số lượng các loại thuốc sử dụng trong bệnh viện vừa phải đảm bảo thường xuyên, ổn định bên cạnh đó có nguồn dự trữ luôn sẵn sàng đã làm cho việc tiếp cận và tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà sản xuất dược và bệnh viện trở nên rất quan trọng. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 55% nhưng lại không được sử dụng đồng đều mà chỉ tập trung ở các tuyến bệnh viện cấp dưới. Bệnh viện tuyến trên sử dụng thuốc ngoại nhiều hơn. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm tới 90%. Đơn cử như Viện bỏng chiếm 92%, Viện Da liễu quốc gia chiếm 96%, Bệnh viện phụ sản Trung ương chiếm 86%, Bệnh viện Bạch Mai chiếm 95%... Nguyên nhân chính là do hiện nay thuốc tân dược nội địa còn ít thuốc đặc trị; đồng thời với các loại thuốc đặc trị trong nước lại chưa thể tiếp cận với người tiêu dùng ngay mà phải thông qua bác sĩ kê đơn. Bảng 11 : Tiền thuốc sử dụng trong các bệnh viện tỉnh và thành phố. Địa bàn Trị giá tiền thuốc sử dụng ( tỉ VNĐ ) 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ Hà Nội 1041.8 11% 1383.6 11% Hồ Chí Minh 1659.7 18% 2127.2 17% Các tỉnh còn lại 6778.2 71% 8811.9 72% Nguồn: Cục quản lý khám chữa bệnh ( Bộ y tế ) Theo bảng trên, tổng trị giá tiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan