MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Khái niệm về cạnh tranh 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2 Vai trò, phân loại cạnh tranh hàng hóa 6
1.1.2.1 Vai trò của cạnh tranh hàng hóa 6
1.1.2.2 Phân loại cạnh tranh 7
1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp 9
1.1.4 Đặc điểm về sản phẩm may mặc. 12
1.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc. 13
1.2.1 Chất lượng sản phẩm. 13
1.2.2 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm là kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu tính độc đáo tới khách hàng. 14
1.2.3 Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 14
1.2.3 Chi phí sản xuất sản phẩm. 15
1.2.4 Giá bán sản phẩm. 16
1.2.5 Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm : 16
1.2.6 Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng thị phần 17
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm 18
1.3.1 Nhóm các yếu tố vĩ mô. 18
1.3.2 Nhóm các yếu tố vi mô. 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 26
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 26
2.1.1. Tên công ty 26
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long. 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty : 34
2.2 Thực trạng cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ. 39
2.2.1 Tổng quan thị trường hàng dệt may Mỹ. 39
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trên thị trường này. 43
2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 43
2.2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ 46
2.2.3Thực trạng cạnh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty 48
2.2.3.1 Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ 48
2.2.3.2 Tốc độ tăng doanh thu 49
2.2.3.3 Giá thành, giá cả 50
2.2.3.4 Chất lượng của sản phẩm, mức độ hấp dẫn của sản phẩm 51
2.2.3.5 Uy tín của thương hiệu, hình ảnh của công ty. 52
2.2.4 Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty 53
2.2.5 Các biện pháp công ty sử dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 55
2.2.5.1Công ty cạnh tranh bằng sản phẩm cấp trung bình và cấp thấp 55
2.2.5.2 Công ty cạnh tranh bằng giá. 55
2.2.5.3 Công ty cạnh tranh bằng thời hạn giao hàng. 56
2.3 Đánh giá kết quả cạnh tranh ở thị trường Mỹ của công ty may Thăng Long. 56
2.3.1 Những thành tựu đạt được 56
2.3.2 Các tồn tại trong hoạt động cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ. 57
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 61
3.1 Dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc của Mỹ trong những năm tới 61
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty. 62
3.2.1 Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. 62
3.2.2 Hạ giá bán sản phẩm bằng cách hạ chi phí phí liên quan. 63
3.2.3 Các giải pháp về thị trường. 64
3.3 Các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên 66
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẫm, rút kinh nghiệm và những khó khăn về tiêu chuẩn quốc tế, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đây là vấn đề hoàn toàn mới đối với công ty.
Do địa điểm sản xuất ở Phùng Hưng không còn đáp ứng yêu cầu của sản xuất nên công ty đã chuyển địa điểm về 139 Lò Đúc nhưng 1 số bộ phận sản xuất vẫn phân tán ở 1 số nơi.Cơ sở sản xuất không tập trung, dây chuyền sản xuất bị đứt đoạn, mất nhiều thời gian vận chuyển. Trước tình trạng đó, công ty triển khai 1 số biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn. Chỉnh đốn công tác quản lý, phát động phong trào thi đua, trang bị thêm máy móc công nghệ. Nghiên cứu và ứng dụng dây chuyền công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm. Nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm. Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Được Bộ chủ quản cho phép tháng 7/1961, công ty chuyển địa điểm về 250 Minh Khai, là trụ sở chính của công ty ngày nay. Các bộ phận phân tán trước, nay thống nhất thành 1 mối, tạo dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.
Công ty có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức, theo quyết định của Bộ Ngoại thương, ngày 31/8/1965 đã tách bộ phận gia công với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu -1 đơn vị sản xuất độc lập. Còn công ty may mặc xuất khẩu đổi thành xí nghiệp may mặc xuất khẩu. Ban chủ nhiệm đổi thành ban giám đốc. Việc đổi tên công ty thành xí nghiệp là 1 sự điều chỉnh về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất, tạo điều kiện đi vào lĩnh vực chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm.
Về công tác tổ chức sản xuất, xí nghiệp đã có khách hàng & hợp đồng xuất nhập khẩu ổn định. Để nâng cao năng suất, chất lượng, Bộ đã trang bị thêm cho xí nghiệp 178 máy chạy điện của cộng hòa dân chủ Đức, là loại máy mới, hiện đại. Đây chính là bước ngoặt chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Trong bối cảnh công ty tách làm hai, một số cán bộ chủ chốt chuyển sang công ty gia công, xí nghiệp gặp một số khó khăn nhưng vẫn hoàn thành được tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Thực hiện sự phân công sắp xếp lại của Bộ ngoại thương, tháng 4/1966 các cơ sở sản xuất thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm tại Hà Nội, trong đó, xí nghiệp may mặc xuất khẩu phân cấp về Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trực tiếp là sở ngoại thương chịu trách nhiệm quản lý về kế hoạch sản xuất, tổ chức cán bộ, còn về tài chính vật tư vẫn trực thuộc Bộ Ngoại Thương.
Việc phân cấp quản lý này, có rất nhiều hạn chế, vừa không toàn diện lại thiếu triệt để. Vì vậy, đến cuối tháng 6/1968 Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội hoàn trả cho cục quản lý sản xuất của Bộ Ngoại Thương.
Năm 1969 Bộ Ngoại Thương lại có quyết định sát nhập công ty gia công may mặc với xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội. Cuối năm 1971, Chấp hành quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng, Bộ Ngoại Thương bàn giao các cơ sở may mặc xuất khẩu sang Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý.
Qua 3 năm thực hiện cải tiến công tác quản lý xí nghiệp (1969-1971) tuy còn nhiều mặt cần khắc phục, nhưng cơ bản xí nghiệp đã đạt được các thành tích đáng kể. Dấu ấn đáng ghi nhận, lần đầu tiên xí nghiệp gia công hàng may mặc của Pháp- bạn hàng có yêu cầu kĩ thuật chất lượng cao. Trong thời gian này, Bộ công nghiệp nhẹ đầu tư thêm máy móc thiết bị. Tình hình sản xuất những năm 1973-1975, có những tiến bộ rõ rệt. Những thành tích đạt được kể trên là do xí nghiệp đã áp dụng hệ thống tổ chức quản lý xí nghiệp và trả lương theo sản phẩm do đó đã góp phần kích thích sản xuất.
Trong các năm 1976-1980, xí nghiệp đã tập trung vào 1 số hoạt động chính : Đổi mới trang thiết bị, chuyển hướng sản xuất, nghiên cứu đổi mới dây chuyền có sự cộng tác giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, khuyến khích phát huy sáng kiến đã thu được những thành quả có ý nghĩa quan trọng.
Năm 1979, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên mới: Xí nghiệp may Thăng Long. Năm 1981, xí nghiệp bắt đầu gia công áo sơ mi cho Cộng Hòa liên bang Đức với số lượng sản phẩm đặt hàng ngày càng tăng. Tiếp đến xí nghiệp nhận gia công cho Pháp và Thụy Điển.
Từ năm 1982 đến năm 1988, xí nghiệp đã đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất gia công hàng xuất khẩu, tập trung hướng mũi nhọn vào hàng xuất khẩu.
Năm 1983 Bộ Công Nghiệp nhẹ lấy là năm chất lượng sản phẩm và phát động phong trào thi đua toàn ngành. Xí nghiệp May Thăng Long được liên hiệp các xí nghiệp bình chọn là đơn vị điểm. Các loại hàng của công ty đều đạt chất lượng từ 99% trở lên.
Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25 năm của xí nghiệp, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng xí nghiệp May Thăng Long : Huân chương lao động hạng nhì.
Ngày 8/5/1988 Xí nghiệp long trọng đón nhận : Huân chương lao động hạng nhất.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đã ảnh hưởng đặc biệt đối với một xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước trong phe xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Xí nghiệp May Thăng Long đã: “mất trắng” thị trường của mình. Đối diện với khó khăn mang tính sống còn, làm sao và làm thế nào để duy trì sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho hơn 3.000 lao động? Câu hỏi dần dần có lời giải đáp. Muốn tồn tại, phát triển trước hết xí nghiệp phải chú ý đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy móc mới thay cho những trang thiết bị lạc hậu. Có như vậy mới nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp. Đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới. Một công việc hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung vào những nước có tiềm năng kinh tế lớn mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa thị trường nội địa.
Công ty đã đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ bằng máy móc hiện đại nhập ngoại. Nhờ đổi mới trong khâu máy móc thiết bị mà năng suất sản xuất tăng gấp 3 lần, chất lượng được nâng cao. Mặt hàng quần bò của xí nghiệp ngay từ đầu đã có uy tín trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Điều đáng tự hào là những chiếc quần bò mài được làm từ nguyên liệu là vải sản xuất trong nước.
Theo định hướng chiến lược của xí nghiệp, ngay từ những năm 1990 xí nghiệp đã chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Thời kỳ đó xí nghiệp đã ký nhiều hợp đồng gia công và ký hợp đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thụy Điển đồng thời cũng tiếp cận thị trường các nước Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Trước kia, trong sản xuất vẫn thường tách rời các công đoạn: Cắt , may, là, đóng gói, đóng hòm, theo từng đơn vị sản xuất khác nhau làm cho năng suất thấp, lãng phí lao động…, nay tổ chức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín. Các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong 1 đơn vị sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, đưa năng suất ngày một cao. Xí nghiệp còn thực hiện tinh giảm bộ máy tổ chức, quản lý. Qua tổ chức lại sản xuất, năng lực sản xuất được nâng cao. Với kết quả đó, năm 1991 xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng, tích kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tháng 6/1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ, cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty và giữ nguyên tên gọi:“ Thăng Long”.
Công ty May Thăng Long ra đời, đồng thời cũng là mô hình công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc.
Thị trường rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty, do vậy lãnh đạo Công ty luôn chú trọng giữ vững thị trường đã có, đồng thời khai thác, mở rộng thị trường mới bằng cách đảm bảo uy tín với khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng và tăng cường thông tin quảng cáo. Vì thế, Công ty đã đàm phán và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân.
Từ năm 1994, Công ty thực hiện việc quản lý cải tiến sản xuất, từ chế độ hai ca một ngày sang chế độ một ca. Bộ máy quản lý gián tiếp tinh giảm, giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của xí nghiệp. Sự cải tiến trên đem lại hiệu quả rõ rệt, năng suất lao động tăng 20%. Thu nhập của công nhân cũng tăng tương ứng với năng suất lao động. Việc quản lý kỹ thuật và chất lượng cũng được tăng cường, nên chất lượng sản phẩm ổn định. Bước đầu thiết kế các mẫu mốt để triển khai các đơn hàng FOB và một số mặt hàng mới như: Áo khoác dài, thảm treo tường… Khảo sát và đưa ra định mức thời gian chế tạo sản phẩm, các quy trình công nghệ để từ đó triển khai thực hiện. Công ty thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, đảm bảo kỹ thuật an toàn, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Năm 1995 Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện phương thức kinh doanh:“ Mua đứt bán đoạn” làm lợi doanh thu, đảm bảo tiền lương, chăm lo đủ tiêu chuẩn hàng phân phối cho công nhân.
Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam, Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu áo sơ mi bò sang thị trường Mỹ. Nhằm đảm bảo mô hình tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty, công ty sắp xếp lại các phòng ban cũng như tách các bộ phận để thực hiện các thủ tục nhanh gọn có hiệu quả, phát huy được sự sang tạo đồng thời cũng phân nhiệm vụ trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận.
Năm 1999, thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá. Do tính chất của mặt hàng kinh doanh mang tính thời vụ, nên số lượng các hợp đồng của công ty có phần giảm hơn so với trước, nguyên liệu, phụ liệu cung cấp cho các mã hàng luôn thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất. Trong bối cảnh xu thế hội nhập,sẽ mang đến những cơ hội, những khó khăn. Nắm bắt được tình hình đó, một mặt Công ty thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có, mặt khác khai thác mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ và các nước Tây Âu nhằm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu với nhiều chủng loại mới. Đẩy mạnh sản xuất các đơn hàng FOB, gia công sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa thu hút nhiều khách hàng.
Năm 2001 Công ty tiếp tục xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam. Từ tháng 1/2003 nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu được 45.000 sản phẩm vào thị trường EU, Mỹ,Israel…Đặc biệt quan tâm đến thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Năm 2001, công ty đã có nhiều sản phẩm, mặt hàng mới thâm nhập thị trường. Sản phẩm Vest nữ của Công ty được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, được khách hàng ưa chuộng. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên đã được giải thưởng Cúp Sen Vàng tại hội chợ xuất khẩu và tiêu dùng năm 2001.
Năm 2002 là năm Công ty có nhiêu thuận lợi và biến chuyển tốt ổn định và phát triển rộng thị trường, tăng nhanh năng lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho năm 2003. Năm 2002 đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ được 5.500.000 sản phẩm, tăng 150% so với năm 2001.
Mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa trên 80 đại lý phân bố rộng khắp trên cả nước. Nhiều sản phẩm của Công ty đạt huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được BVQI (Vương Quốc Anh ) công nhận và cấp chứng chỉ ISO9001-2000.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty :
Công ty may Thăng Long là công ty cổ phần do đó cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý cũng không nằm ngoài quy luật của một công ty cổ phần.
PTGD PT TÀI CHÍNH & KD
P. KDTH
XN MAY NAM HẢI hHAhhHẢI,Hai
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGD PTSX
PTGD PT KTCL
PTGD PT NỘI CHÍNH
P. KTTV
P. KHĐT
P.
TT
XN. PHỤ TRỢ
P.
KTCL
P. CBSX
VĂN PHÒNG
XN MAY 1
XN MAY 2
XN Dịch vụ đời sống
XN MAY 3
- Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định chiến lược phát triển của công ty, trên cơ sở đề xuất ý kiến của hội đồng quản trị công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
-Hội đồng quản trị có chức năng đại diện trực tiếp quản lý công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật và mọi hoạt động của Công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng Giám Đốc.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đưa ra những quyết nghị về các lĩnh vực: ngân sách, quy chế hoạt động, giám sát các hoạt động của các thành viên.
-Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Phụ trách các vấn đề về ngân sách của Công ty. Thực hiện các công việc mà chủ tịch Hội đồng quản trị giao cho.
-Ban Kiểm Soát:
Ban Kiểm Soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm Soát hoạt động độc lập với Hội Đồng quản trị và Tổng Giám Đốc.
-Tổng giám đốc là người điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kĩ thuật thiết kế của Công ty.
Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hợp đồng kinh doanh.
Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Các phòng ban
Phòng kỹ thuật: Đảm nhận tất cả các công việc chuẩn bị sản xuất một mã hàng mới, bao gồm: Thiết kế các loại mẫu, thử, xây dựng các phương pháp công nghệ: cắt may, hoàn thành các loại định mức.
Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành, bao gồm: Thu hồi sản phẩm sau là, và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Văn phòng: Quản lý, lưu giữ hồ sơ, giấy tờ của tất cá các phòng ban công nhân viên chức toàn Công ty.
Phòng Kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm công tác hạch toán kế toán, lưu giữ giấy tờ, chứng từ, sổ sách có liên quan đến chi tiêu của công ty và thống kê doanh thu và phân chia lương cho cán bộ công nhân viên theo từng tháng, quý, năm
Phòng Kế hoạch đầu tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành sản xuất của công ty, giúp ban giám đốc lập kế hoạch, đôn đốc theo dõi các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn.
Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm khâu tiếp thị, tìm khách hàng, mở rộng thị trường, ký hợp đồng với khách hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu. Phòng kho: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Đảm bảo đủ về số lượng và đúng về chất lượng để sản xuất các mặt hàng trong kế hoạch hoặc theo đơn hàng.Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra số lượng chất lượng nguyên phụ liệu cần trong sản xuất, tiến hành phân loại, cấp phát hạn mức vật tư cho sản xuất.
Cấp xí nghiệp
Hiện nay, công ty có 3 xí nghiệp may, 1 xí nghiệp phụ trợ, 1 xí nghiệp dịch vụ đời sống tại trụ sở chính và 1 xí nghiệp may tại Nam Định. Các xí nghiệp được chuyên môn hóa theo từng mặt hàng. Xí nghiệp 1 chuyên sản xuất hàng áo sơ mi cao cấp. Xí nghiệp 2 chuyên sản xuất áo jacket dày, mỏng. Xí nghiệp 3 liên doanh với nước ngoài chuyên sản xuất áo dệt kim, cotton. Xí nghiệp may Hải Phòng có kho ngoại quan nhận lưu giữ trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu.
Xí nghiệp may Nam Hải ( Nam Định): Được thành lập theo sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ để phát triển Công ty dệt may Nam Định.
Xí nghiệp phụ trợ: Bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy ép, với những sản phẩm cần gia công.
Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày các sản phẩm của công ty, là nơi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán, vừa là nơi tiếp nhận ý kiến đóp góp của khách hàng.
Bảng 1: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
01
Giá trị SX CN
Tỷ đồng
53.095
56552
62.500
65.340
02
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
106.095
108766
117.000
138000
03
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
2.132
2.656
3.390
3.142
04
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
23
23
23
69
05
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
1.9
-2.7
1.4
3.249
06
Kim ngạch xk
Tr.USD
51,590
45,260
49,902
48,802
07
Tổng số LĐ
Người
2.753
2.300
2.000
2.000
08
Thu nhập bình quân
Tr.đồng
1,150
1,258
1,448
1,500
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
96.204
104.613
106.609
2.Giá vốn hàng bán
76.083
85.504
78.731
3.Lợi nhuận gộp
20.120
19.108
27.878
4. Chi phí tài chính
7.600
8.951
6675
5.Chi phí bán hàng
4.544
5.888
8.306
6.Chi phí quản lý DN
9.806
7.177
9.120
7.Lơi nhuận kinh doanh
-1.820
-2.898
3.777
8.Thu nhập khác
2.475
4.372
2.456
9.Chi phí khác
3.444
72
62
10.Lợi nhuận sau thuế TNDN
-2.789
1.4
3.249
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm ta thấy: Doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Lợi nhuận gộp tăng. Chi phí bán hàng xu hướng tăng. Lợi nhuận kinh doanh 2 năm 2005, 2006 âm (lỗ) => Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Năm 2007 lợi nhuận kinh doanh trên 3 tỷ. Năm 2007 kinh doanh có hiệu quả hơn so với các năm trước. Do sự chuyển đổi thành công ty 100% vốn do cổ đông đóng góp và do đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
2.2 Thực trạng cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ.
2.2.1 Tổng quan thị trường hàng dệt may Mỹ.
Mỹ là một quốc gia với diện tích 9.2 triệu km2, dân số khoảng 265 triệu người với đủ các dân tộc và màu da.Hiện nay nền kinh tế Mỹ là một trong số những nền kinh tế mạnh và hiện đại nhất thế giới. Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới cả về giá trị hàng hóa lẫn số lượng. Việt Nam với chính sách đổi mới mở của đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại hội nhập và khu vực và thế giới trở thành một trong những thị trường mới đáng quan tâm của Mỹ.
*Một số đặc điểm của thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ
Hàng may mặc của Mĩ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm đẻ tái xuất lại vào Mĩ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba.
Phân đoạn thị trường
Thị trường hàng Dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''Bình dân''', ''trung'' và hàng 'cao cấp'.Trong nhóm hàng "Bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng của cửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) với giá rất hạ.Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng của các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng; Một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn.
*Khả năng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Nhìn lại quá trình phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể nhận thấy hai mốc dáng nhớ, đó là thời điểm BTA có hiệu lực ngày 10/12/2001 và thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Giá trị
47400
975700
1973600
2474382
2602902
3044579
3690149
(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương Việt Nam)
Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức tăng ấn tượng khoảng trên 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Hiện Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so các nước khác là thành viên của WTO như áp dụng hạn ngạch đến đầu năm 2007, sau đó thay thế bằng chương trình giám sát hàng dệt may, mặc dù cơ chế này chỉ đánh giá khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 6 tháng/lần nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng vào thị trường này, làm cản trở đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của các DN trong nước cũng như nước ngoài, ngăn cản các khách hàng Hoa Kỳ đặt hàng từ Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, nếu không bị cản trở của Chương trình giám sát này xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007 còn tăng mạnh hơn nữa.
Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro do Chương trình giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3/2008. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Khả năng cơ chế giám sát của Hoa Kỳ được duy trì cho đến hết năm 2008. Hiện nay theo số liệu xuất khẩu dệt may 9 tháng sang Hoa Kỳ mà Hải quan Hoa Kỳ công bố, giá xuất khẩu trung bình hàng tháng của Việt Nam đã có xu hướng giảm xuống và lượng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa Kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kế tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong năm tới.
Vì vậy các DN cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trên thị trường này.
2.2.2.1Kim ngạch xuất khẩu
Công ty may Thăng Long là công ty xuất khẩu đầu tiên của nước ta, và cũng là công ty đầu tiên được bộ chủ quản cấp phép xuất khẩu trực tiếp. Thị trường xuất khẩu đầu tiên của công ty là một số nước ở châu âu như Pháp, Đức, và chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường khối các nước XHCN Đông Âu. Với những thay đổi lớn về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, công ty đã có những lô hàng xuất khẩu đầu tiên sang thị trường Mỹ ngay khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam. Những đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ ngày một tăng, Mỹ nhanh chóng trở thành thị trường trọng yếu của công ty. Thị trường chính của công ty là Mỹ, Eu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Czeck, Đài Loan, Libi, Brazil...Nhưng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn. Bước sang cơ chế thị trường, Công ty may Thăng Long đã tích cực trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Từ chỗ bạn hàng chính của Công ty chỉ có Liên Xô và các nước đông Âu, đến nay thị trường của Công ty đã vươn ra hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu là Nhật, EU, Mỹ ...Đặc biệt là thị trường Mỹ đang được Công ty chú trọng.
Bảng 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty.
Đơn vị: trUSD
Năm
Tổng KNXK của công ty
KNXK sang thị trường Mỹ
Tỷ trọng KNXK sang Mỹ (%)
2004
51,590
36,584
70,913
2005
45,260
20,408
45,09
2006
49,902
30,046
60,211
2007
48,802
23,527
48,21
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm
Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng giảm không ổn định. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt mức cao nhất là 36,584 triệu USD, và năm 2005 có kim ngạch xuất khẩu đạt được mức thấp nhất. Những năm kim ngạch xuất khẩu không cao là do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm có chất lượng không tốt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, làm ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của công ty.
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt được mức cao nhất là do công ty đã làm tốt công tác hậu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11514.doc