MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ HÌNH VẼ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.1.1.Khái niệm về năng lực cạnh tranh 10
1.1.2.Các cấp độ năng lực cạnh tranh 11
1.1.2.1.Năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia 11
1.1.2.2.Năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành 12
1.1.2.3.Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp 14
1.1.2.3.1.Năng lực cạnh tranh sản phẩm 14
1.1.2.3.2.Năng lực cạnh tranh hoạt động 15
1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp XK hàng nông sản 16
1.2.1.Sản phẩm nông sản 16
1.2.1.1.Khái niệm 16
1.2.1.2. Đặc trưng của sản phẩm nông sản 16
1.2.2.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản 17
1.2.2.1.Thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 17
1.2.2.1.1. Thị phần 17
1.2.2.1.2.Thị trường 17
1.2.2.1.3. Uy tín của doanh nghiệp 18
1.2.2.2.Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm 18
1.2.2.2.1.Sản phẩm 18
1.2.2.2.2.Giá cả 18
1.2.2.2.3.Phân phối sản phẩm 19
1.2.2.2.4. Xúc tiến hỗn hợp và hỗ trợ kinh doanh 19
1.3.Những yếu tố ảnh hưởng 20
1.3.1.Môi trường bên ngoài 20
1.3.1.1.Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 20
1.3.1.1.1. Các nhân tố về mặt kinh tế 21
1.3.1.1.2. Các nhân tố thuộc chính trị, luật pháp 21
1.3.1.1.3. Các nhân tố về khoa học công nghệ 21
1.3.1.1.4. Các nhân tố về văn hoá xã hội 21
1.3.1.2. Nhóm các yếu tố thuộc môi tr¬ường vi mô 22
1.3.1.2.1. Khách hàng 22
1.3.1.2.2. Số l¬ượng các DN trong ngành và c¬ường độ cạnh tranh của ngành 22
1.3.1.2.3. Khả năng thâm nhập thị tr¬ường của doanh nghiệp tiềm ẩn 23
1.3.1.2.4. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp 23
1.3.2.Môi trường bên trong 23
1.3.2.1. Tài chính 23
1.3.2.2. Nguồn nhân lực 24
1.3.2.3. Năng lực quản lý 24
1.3.2.4. Thương hiệu 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 25
2.1. Giới thiệu về công ty Vilexim 25
2.1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 25
2.1.2.Kết quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản tại công ty Vilexim 27
2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty 27
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty 29
2.2.Thực trạng sản phẩm nông sản xuất khẩu tại Công ty Vilexim 31
2.2.1.Thị trường, thị phần 31
2.2.2.Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh SP nông sản 35
2.2.2.1. Sản phẩm 35
2.2.2.2. Giá cả 38
2.2.2.3. Phân phối sản phẩm 41
2.2.2.4. Xúc tiến hỗn hợp và hỗ trợ kinh doanh 41
2.3.Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu tại công ty Vilexim 42
2.3.1. Nhận định về năng lực cạnh tranh 42
2.3.2. Nguyên nhân 44
2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan 46
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 52
3.1. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty 52
3.2.Một số giải pháp của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng nông sản 53
3.2.1.Chính sách sản phẩm 53
3.2.1.1.Về danh mục mặt hàng xuất khẩu 53
3.2.1.2.Về bao bì và thương hiệu sản phẩm 54
3.2.1.3.Về chất lượng sản phẩm 54
3.2.2.Chính sách giá cả 55
3.2.2.1.Chính sách định giá 56
3.2.2.2.Kỹ thuật định giá 56
3.2.3.Chính sách phân phối 57
3.2.4.Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 57
3.2.4.1.Về hoạt động quảng cáo 58
3.2.4.2.Tham gia hội trợ triển lãm 59
3.3.Một số điều kiện để thực thi giải pháp thành công 59
3.3.1.Vốn đầu tư 60
3.3.2.Xây dựng, hoàn thiện, phát triển chiến lược cạnh tranh 60
3.3.3. Nguồn nhân lực 61
3.3.3.1. Tăng cường công tác quản lý 62
3.3.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy 63
3.3.4. Nguồn hàng xuất khẩu 63
3.3.5.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu tại cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng (%)
74,56
65,15
65,20
63,58
71,93
73,77
Cà phê
Giá trị (USD)
695
850
780
1560
2025
3176
12.33
Tăng trưởng (%)
24,1
22,3
-8,2
100
29,8
56,84
Tỷ trọng (%)
9,4
8,67
7,72
15,04
14,21
18,93
Hạt tiêu
Giá trị (USD)
825
915
1124
1215
1524
1034
10.04
Tăng trưởng (%)
5,09
10,91
22,84
8,09
25,43
- 32,15
Tỷ trọng (%)
11,18
9,35
11,13
11,71
10,69
6,16
Lạc
Giá trị (USD)
358
1645
1611
1003
451
192
8,6
Tăng trưởng (%)
-28,4
459,5
-2,06
-37,75
-55,03
- 57,43
Tỷ trọng (%)
4,85
16,81
15,95
9,67
3,16
1,14
Tổng KNXKNS
7378
9785
10100
10374
14250
16780
100
( Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vilexim giai đoạn 2002 –2007
2.2.Thực trạng sản phẩm nông sản xuất khảu tại Công ty Vilexim
2.2.1.Thị trường, thị phần
Vượt lên những khó khăn do thị trường truyền thống bị đổ vỡ, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để giữ được một số khách hàng và thị trường cũ, tạo lập được quan hệ với các khách hàng thuộc các nước tư bản chủ nghĩa. Xuất khẩu sản phẩm nông sản sang các nước thuộc các khu vực này ngày càng tăng. Cho đến nay công ty VILEXIM đã có quan hệ với hơn 45 nước trên thế giới. Một số phòng kinh doanh đã xây dựng được quan hệ khách hàng ổn định tiêu thụ hàng xuất nhập khẩu thường xuyên. Có được như vậy là nhờ công ty đã áp dụng các biện pháp thích hợp trong việc gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
Doanh thu từ các sản phẩm nông sản khong ngừng tăng lên qua các năm cũng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của công ty. Trong những năm qua thị trường xuất khẩu nông sản của công ty không ngừng được mở rộng. Năm 2000 số thị trường công ty có quan hệ thương mại mới chỉ là 18 thị trường, thì năm 2007 con số này là trên 45.
Các sản phẩm xuất khẩu của công ty không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày một nâng cao. Sản phẩm của công ty không chỉ có mặt tại những thị trường truyền thống mà đã vươn tới thâm nhập được vào một số thị trường có nhưng tiêu chuẩn khắt khe hơn như Mỹ, Nhật Bản.
Kết quả của việc mở rộng thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đó là kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản ngày càng lớn.
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty giai đoạn 2002 – 2007.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty sang các thị trường được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty sang các thị trường.
Đơn vị : 1000 USD, %
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
ASEAN
KN
5224
5625
6000
6120
7150
7890
Tỷ lệ
70,8
57,5
59,4
59
50,2
47
EU
KN
895
1650
1500
1652
3256
4675
Tỷ lệ
12,1
16,8
14,8
15,9
22,8
27,99
Nhật Bản
KN
500
1160
800
850
1350
1508
Tỷ lệ
6,8
11,8
7,9
8,2
9,5
9
Mỹ
KN
450
905
1250
1324
1520
1673
Tỷ lệ
6,2
9,3
12,5
12,8
10,7
10
Thị trường
khác
KN
309
445
550
428
974
1034
Tỷ lệ
4,1
4,6
5,4
4,1
6,8
6,2
Tổng
7378
9785
10100
10374
14250
16780
( Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Vilexim 2002-2007)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty Vilexim qua các thị trừơng là không cao. Bởi lẽ tỷ lệ xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao của công ty thuộc khối các nước ASEAN là chủ yếu, chiếm trên 50%. Thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu giá rẻ, với mức độ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm không cao, yêu cầu mẫu mã chủng loại sản phẩm không khắt khe. Những năm trước sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này lớn bởi lúc đó hàng hoá của công ty chưa thật sự đáp ứng tốt những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của những thị trường khó tính, khi thâm nhập vào thị trường này Công ty khai thác về giá nhân công vị trí địa lý, những ưu đãi về thuế quan và cả việc thị trường này có trung tâm chu chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới là Singapo. Xuất khẩu sang các nước ASEAN thời điểm đó là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên Công ty cũng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ phía các nước xuất khẩu liền kề như Thái Lan và Trung Quốc. Đây là những nước có công nghệ tiên tiến hơn chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Công ty đã có những thay đổi đáng kể trong việc chọn lựa thị trường sản phẩm nông sản xuất khẩu sang các nước ASEAN có chiều hướng giảm nhường chỗ cho các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU.Năm 2007 tỷ trọng chỉ còn chiếm ở mức 47% giải thích cho tình trạng này đó là do cơ cấu thị trường của công ty đang có sự chuyển dịch khá mạnh. Tuy nhiênkhông thể phủ nhận rằng thị trường ASEAN vẫn là thị trờng quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Công ty.
Thị trường EU là thị trường rộng lớn với 25 thành viên. Đây là thị trường thống nhất về hải quan nhu cầu nhập khẩu nông sản hàng năm ngày càng cao, nhưng có đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất khắt khe. Tuy nhiên giá bán trên thị trường này thường cao hơn các thị trường khác, trong thời gian qua Công ty đã bước đầu xâm nhập vào thị trường này và đây được coi là thị trường tiềm năng của Công ty. Hiện công ty có quan hệ thương mại với 18 thành viên trong EU. Trong đó Pháp, Hà Lan, Anh, Balan, Hungari, Slovakia, Bỉ là những bạn hàng truyền thống của Công ty. Trong đó Sovakia là nước đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt giá trị khoảng 1350 nghìn USD năm 2007. Tuy kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty trên thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm nhưng kim ngạch này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này.Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản của mình và đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.
Nhật bản là một Quốc gia đông dân nhưng sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nước này. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nước này. Hằng năm, Nhật Bản phải nhập khẩu một lượng lớn nông sản để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước. Cũng giống như EU Nhật Bản là thị trương khó tính bậc nhất hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực nông sản.Tỏn những năm qua mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng nhưng hàng nông sản Công ty chưa thực sự đứng vững trên thị trường này. Với vhiến lược thâm nhập vào một số thị trường khó tính, Công ty đang lỗ lực không ngừng dể tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu của mình. Nếu làm được đều này uy tín của Công ty ngày càng nâng cao và việc đứng vững và phát triển tại tịh trường này là điều mà Công ty hoàn toàn có thể làm được.
Còn thị trường Mỹ là thị trường có nhu cầu về sản phẩm nông sản cao nhưng Công ty vẫn chưa thể đứng vững trên thị trường này. Bơỉ lẽ Để có thể xâm nhập vào 2 thị trường lhó tíh này Công ty cần phải có những xán bộ am hiểu về pháp luật nước Mỹ, luật pháp các Bang, tìm hiểu văn hoá Mữ con người Mỹ mới đảm bảo kinh doanh trên thị trường Mỹ có hiệu quả, hạn chế những rủi ro về chúnh sách, chính trị, văn hoá và những biến động của thị trường.
Gần đây với định hướng đẩy mạnh hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đưa sản phẩm của công ty thâm nhập vào các thị trường khó tính như : EU, Mỹ, Nhật... và quan tâm hơn nữa tói các thị trường đang bị bỏ ngỏ như Trung Đông, Nam phi, Nam Mỹ.... Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn , từ đó thu được lợi nhuận lớn hơn.
2.2.2.Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản
2.2.2.1. Sản phẩm
Trong diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh mặt hàng gì không còn là quyết định chủ quan từ phía doanh nghiệp mà phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, mọi động thái trong kinh doanh bị chi phối bởi quy luật cung cầu.
Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu thị trường, khả năng của doanh nghiệp và lợi thế của quốc gia về các mặt hàng nông sản xuất khẩu, Công ty Vilexim đã xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu là gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu còn lại cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản.Tỷ trọng gạo xuất khẩu chiếm trên 60% tổng lượng hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. Việc tỷ trọng của mặt hàng gạo chiếm quá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty thực tế đem lại nhiều bất lợi cho Công ty trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Bởi lẽ việc quá tập trung vào một mặt hàng nào đó sẽ đem đến mức độ rủi ro rất cao gây khó khăn cho Công ty khi thị trường gạo có nhiều biến động bất lợi. Nhận thức được điều đó trong những năm gần đây Công ty đang định hướng sang các mặt hàng nông sản còn lại của Công ty như Cà phê, Lạc, Hạt tiêu nhằm tránh rủi ro khi giá gạo giảm mạnh.
Trong những năm qua, Công ty đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê. Với định hướng dần đưa cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại doanh thu lớn thứ hai sau gạo. Công ty đã đầu tư không nhỏ vào công tác thu mua, tạo nguồn hàng ổn định, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, dự báo biến động giá cả thị trường cà phê xuất khẩu. Tất cả những việc làm đó để nhằm mang lại những hiệu quả lớn hơn trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Còn các mặt hàng lạc nhân tỷ trọng của kim ngạch xuẩt khẩu lạc trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm dần, nhưng trong định hướng phát triển lâu dài của Công ty Lạc vẫn là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chính cần được khai thác. Mặt hàng này có mức độ ổn định về giá cao, tiềm ẩn ít rủi ro, có mức cầu tương đối lớn. Do vậy mặt hàng lạc xuất khẩu vẫn được coi là mặt hàng xuất khẩu triển vọng .
Xuất khẩu Hạt tiêu của Việt Nam những năm qua đã đạt được kết quả rất khả quan. Riêng năm 2006, Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chiếm khoảng 60% thị trường hạt tiêu toàn thế giới. Do vậy những năm sắp tới Việt Nam hoàn toàn có khả năng tác động tới cung cầu và giá cả của thị trường hạt tiêu. Hạt tiêu là mặt hàng với giá cả khá ổn định, ít biến động lớn nên mức tăng về giá trị và khối lượng chênh lệch không đáng kể. Với tốc độ tăng ấn tượng mặt hàng Hạt tiêu đang dần khẳng định chỗ đứng của mình là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tiềm năng lớn đem lại nguồn thu xuất khẩu cao cho công ty . Sự tăng trưởng ấn tượng đó ngoài nguyên nhân do thị trường hạt tiêu thế giới ít biế động tìh còn phải kể đến những thành công trong công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cùng vớiviệc nâng cao chất lượng sản phẩm hạt tiêu xuất khẩu của Công ty.
Đối với từng loại mặt hàng xuất khẩu Công ty lại chú trọng tới chủng loại mặt hàng điều naỳ làm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty Nhìn bảng danh mục hàng nông sản xuất khâu của công ty chúng ta có thể thấy Công ty rất chú trọng đến chất lượng chủng loại hàng hoá có thể đáp ứng với từng loại yêu cầu của khách hàng.
Bảng 2.4: Danh mục 4 mặt hàng xuất khẩu của công ty:
Gạo
Lạc
Hạt tiêu
Cà phê
- Gạo hạt dài, độ gẫy 5%, độ bóng gấp đôi, độ ẩm 14%, tạp chất 0.5%
-Gạo hạt dài, độ gẫy 10%, độ bóng gấp đôi, độ ẩm 14%, tạp chất 0.5%
- Gạo hạt dài, độ gẫy 10 - 15%, độ bóng gấp đôi, độ ẩm 14%, tạp chất 0.5%
- Lạc nhân loại cao cấp
+ Độ ẩm: 8%
+ Tạp chất tối đa: 1%
+ Số lượng hạt : 180-200 hạt/100g
+ Màu trắng
- Lạc nhân loại 1:
+ Độ ẩm: 8,5%
+ Tạp chất tối đa: 1%
+ Số lượng hạt : 200-240 hạt/100g
+ Màu trắng
- Lạc nhân loại 2:
+ Độ ẩm: 8,5%
+ Tạp chất tối đa: 1%
+ Số lượng hạt : 240-280 hạt/100g
- Hạt tiêu đen loại 1:
+ Độ ẩm tối đa: 13,5%
+ Tạp chất tối đa: 1%
- Hạt tiêu đen loại 2:
+ Độ ẩm tối đa: 13,5%
+ Tạp chất tối đa: 4%
- Hạt tiêu đen loại 3:
+ Độ ẩm tối đa: 13,5%
+ Tạp chất tối đa: 6%
- Hạt tiêu trắng:
+ Độ ẩm tối đa: 13,5%
+ Tạp chất tối đa: 0.5%
- Cà phê đen loại 1 trên sàng 16:
+ Tỷ lệ hạt đen và vỡ tối đa: 2%
+ Độ ẩm tối đa: 12,5%
+ Tạp chất tối đa: 0,5%
2.2.2.2. Giá cả
Giá thành xuất khẩu nhiều khi còn khá cao, việc định giá chưa thực sự phù hợp. Các chi phí đầu vào cho quá trình kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn so với đối thủ cạnh tranh và điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Hai hình thức thu mua nông sản chủ yếu của Công ty là: Thứ nhất mua trực tiếp của nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu hoặc thông qua các đại lý của Công ty đặt tại các vùng nguyên liệu. Thứ hai, thu mua gián tiếp qua các thương nhân tức là mua qua trung gian. Việc mua trực tiếp từ nông dân là thuận lợi nhất và tiết kiệm chi phí nhất tuy nhiên hiện nay hình thức thu mua chủ yếu của Công ty là mua gián tiếp thông qua trung gian mà việc đó làm giá thành của sản phẩm nông sản thường cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó một đối thủ cạnh tranh của Công ty là Công ty Intimex thì hình thức thu mua chủ yếu của họ là thu mua trực tiếp từ nông dân do Công ty này có đại lý thu ở hầu hết các địa phương, và Công ty này còn có môt nhà máy chế biến cà phê Buôn Mê Thuột điều này làm tăng giá trị xuất khẩu của Công ty này lên tới từ 5-7 lần. Điều này tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Vilexim cần học hỏi và đổi mới quy trình công nghệ.
Mặc dù mức giá xuất khẩu của công ty không phải là lớn hơn nhiều so với các công ty cạnh tranh khác ở trong nước nhưng vấn đề là ở chỗ thị trường của công ty là thị trường nước ngoài, khách hàng là khách hàng nước ngoài và công ty VILEXIM phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế. So với giá cả trên thị trường thế giới khả năng cạnh tranh của công ty đã bị ảnh hưởng rất nhiều nhất là so với các đối thủ đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Inđônêxia…
Bảng 2.5 : Giá gạo năm 2006
Đơn vị: USD/tấn
Giá gạo
5% tấm
25% tấm
gạo đồ 100%
Công ty Vilexim
320-325
310-315
340-345
Công ty Intimex
322-327
310-313
342-345
Thái Lan
342-346
330-335
355-360
Inđônêxia
340-343
328-330
350-353
(Nguồn USDA)
Nhìn bảng trên cho thấy giá gạo xuất khẩu của Công ty Vilexim thấp hơn so với Công ty Intimex Bởi lẽ Công ty đã có chiến lược định giá phù hợp việc cắt giảm chi phí một cách tối đa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hàng nông sản trong nước. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới nhìn chung giá gạo của Công ty còn thấp từ 15-20 USD/ tấn. Việc đó không làm tăng thêm sản lượng xuất khẩu của Công ty bởi lẽ chất lượng xuất khẩu gạo của Công ty chưa cao chưa được khách hàng khó tính ưa chuộng vì vậy việc định giá chưa cao so với các sản phẩm gạo khác cùng loại trên các thị trường như Thái Lan, Inđôxia. Mặt khác, chế độ bảo hộ của các nước này vẫn còn tồn tại. Ví dụ như Thái Lan, Chính phủ Thái Lan tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ giá gạo nội địa, Đồng Bath Thái Lan tănng giá so với đồng Đôla Mỹ dẫn tới giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn duy trì ở mức cao.
Bảng 2.6: Tham khảo giá hạt tiêu tại thị trường London với giá tại Công ty Vilexim Quý I/2008 (USD/tấn, CIF R/H.)
Loại hạt tiêu
Giá
Thị trường thế giới
Công ty Vilexim
Sarawak White FAQ
6200
6100
Muntok White FAQ
6000
5890
Sarawak Black SHP1
4100
4015
Sarawak Black SHP 2
4050
3090
Sarawak Black SHP 3
4015
3060
Có thực tế trên là do các sản phẩm nông sản của công ty chất lựơng chưa đảm bảo chưa tạo niềm tin trong lòng khách hàng.Chát lượng hàng Nông sản chưa đựơc chú ý vì vậy mà giá xuất khẩu hàng nông sản của Công ty thường không cao bằng so với các nước trong khu vực và thế giới điều này làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty.
Trước đây, xuất khẩu của công ty Vilexim vẫn đạt hiệu quả cao do có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua chính sách thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao, mở rộng mặt hàng và thị trường xuất khẩu mới. Những chính sách này đã bị xoá bỏ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nên công ty Vilexim càng gặp khó khăn hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Doanh nghiệp có bán giá rẻ nhưng hệ thống phân phối kém, không thuận lợi cho đơn vị bạn ổn định sản xuất thì doanh nghiệp đó cũng không được chọn là nhà cung ứng chủ yếu, do đó cần có một giá cả hợp lý và khả năng cung ứng ổn định sẽ giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay Công ty đang sử dụng chính sách giá linh hoạt, giá cả có thể thay đổi trong điều kiện cho phép, và điều này phụ thuộc vào khách hàng
2.2.2.3. Phân phối sản phẩm
Hiện nay bộ phận kinh doanh của Công ty gồm có Phòng kinh doanh 1, Phòng kinh doanh 2, Phòng kinh doanh 3, Phòng kinh doanh 4, và các chi nhánh của công ty ở Hồ Chí Minh, Hải phòng, Hưng Yên, Hà Tây , các chi nhánh này vừa là đại lý bán hàng và bán lẻ được bố trí một các hợp lý trên khắp các tỉnh thành của đất nước.
Về nguồn hàng Công ty đã có mạng lưới thu mua nông sản xuất khẩu rộng khắp để nhanh chóng và kịp thời đáp ứng nhu cầu công tác xuất khẩu. Hai hình thức thu mua nông sản chủ yếu của Công ty là Thu mua trực tiếp và thu mua gián tiếp. Hiện nay hình thức thu mua của Công ty là thu mua gián tiếp qua các trung gian tức là thu mua qua các thương nhân, điều đó cũng co nghĩa là chi phí thu mua tăng cao làm giá cả nông sản thường cao hơn so với các doanh nghiệp thu mua trực tiếp từ nông dân điều đó làm giảm khr năng cạnh tranh của công ty khá nhiều.
Công ty có thể cung ứng cho khách hàng bằng nhiều hình thức, có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng từ việc cung ứng lượng sản phẩm ít nhất đến việc trở thành nhà cung ứng chủ yếu, và điều đó tạo ra sức cạnh tranh của Công ty, sản phẩm của công ty được đa số khách hàng biết đến.
2.2.2.4. Xúc tiến hỗn hợp và hỗ trợ kinh doanh
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của thị trường, Công ty đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến Thương Mại mở rộng thị trường và bạn hàng, tham gia các triển lãm, hội chợ, đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của Công ty những năm qua cũng đã góp phần vào những thành công của doanh nghiệp. Từ chỗ bị động trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hiện nay Công ty đã chủ động trong đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Các sản phẩm nông sản của Công ty ngày càng được các đối tác quan tâm. Hàng năm Công ty có tổ chức hội nghị khách hàng vừa là nơi gặp gỡ giao tiếp vừa là nơi để Công ty có thể quảng bá tên tuổi hình ảnh của mình. Phải nói rằng đây là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giao tiếp của Công ty, Công ty sử dụng công cụ này để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty, là một cách quảng cáo và thu hút các khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh có thể chuyển qua tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài ra Công ty còn sử dụng hoạt động để khuyến khích trung gian tăng cường hoạt động phân phối, củng cố và mở rộng kênh phân phối.
Công ty có nhiều phương thức thanh toán tích kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho khách hàng, thông qua hệ thống liên ngân hàng đă được ký kết và thoả thuận. Khách hàng có thể thanh toán tiền thông qua số tài khoản của Công ty hoặc có thể thanh toán trực tiếp.
Khách hàng có thể trả chậm tiền sau một thời gian nếu đáp ứng đủ những yêu cầu của Công ty đưa ra, với những khách hàng là khách quen và thường xuyên, đã có uy tín với Công ty thì việc thanh toán có thể linh động trong điều kiện hoàn cảnh kinh doanh của Công ty, đây là quyền quyết định duy nhất của giám đốc Công ty nếu khách hàng có yêu cầu.
Với những khách hàng mua với số lượng lớn thì Công ty có thể giảm giá hoặc có một số ưu đãi như: vận chuyển, ưu tiên về lưu kho hoặc bến đỗ…
2.3.Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu tại công ty Vilexim
2.3.1. Nhận định về năng lực cạnh tranh
Kinh tế thị trường luôn luôn gắn liền với cạnh tranh.Cạnh tranh là một vấn đề phức tạp quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là động lực để doanh nghiệp đề ra những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác nó còn quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc so sánh thị phần đối với đối với đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam trước kia là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước hầu như không có và đối với Vilexim cũng không phải là một ngoại lệ. Trong một thời gian dài duy trì cơ chế tập trung quan liêu nên sự thiếu năng động so với các công ty tư nhân hay các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, Công ty VILEXIM lại là công ty xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Công Thương, trước đây được Nhà nước giao cho độc quyền ngoại thương, việc xuất nhập khẩu bao nhiêu là theo kế hoạch của Bộ Công Thương nên không hề phải cạnh tranh với công ty nào, quản lý theo cơ chế tập trung. Kể từ khi hạch toán độc lập, nhất là cổ phần hoá doanh nghiệp, năng lực quản lý ngày càng được đổi mới nhằm thích ứng nhanh nhạy với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Tuy nhiên, sự quản lý này vẫn còn mang tính tập trung, chưa phân cấp và giao quyền quản lý cho từng phòng kinh doanh, phòng kinh doanh chưa thực sự được tự chủ trong kinh doanh, đôi khi vẫn chậm trễ trong việc quyết định, mất cơ hội kinh doanh tốt…
Nhưng từ khi Việt Nam mở cửa và tham gia vào các tổ chức kinh tế như AFTA, WTO và việc Vilexim chuyển từ một công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã đánh dấu những sự thay đổi rõ rệt.Từ khi chuyể sang hình thức Công ty Cổ phần, Công ty đã có những biến đôỉ rõ rệt mở rộng loại hình kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, từng bước nâng cao năng lực xuất khẩu hàng nông sản.Vị trí công ty ngày càng được khẳng định trên thị trừơng, tên tuổi của công ty ngày càng có nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.Tuy nhiên Công ty gặp không ít những khó khăn do cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia và lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Trên thị trường thế giới giá cả cạnh tranh là luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty, mặc dù công nghệ chế biến hàng nông sản của Công ty cũng được quan tâm và có những cải biến nhất định nhưng sản phẩm của Công ty xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô hoặc sơ chế sơ qua vì vậy giá trị lợi nhuận mang lại thường không cao.
Bảng 2.7: Bảng chỉ tiêu Doanh thu trên chi phí đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản theo từng mặt hàng của Công ty Vilexim so với các Công ty cạnh tranh giai đoạn 2004-2006
Mặt hàng
2004
2005
2006
Vile
Inti
TH1
Vile
Inti
TH1
Vile
Inti
TH1
Gạo
1.051
-
1.025
1.056
-
1.032
1.062
-
1.034
Cà phê
1.043
1.002
1.030
1.033
1.002
1.017
1.052
1.003
1.015
Lạc nhân
1.008
1.006
1.010
1.006
0
1.009
1.008
1.005
1.016
Hạt tiêu
1.004
1.002
-
1.005
1.003
-
1.005
1.004
-
(Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của 3 Công ty Vilexim, Công ty Intimex, Công ty XNK tổng hợp I giai đoạn 2004-2006)
Chú thích:
Vile: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim
Inti: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex
TH1: Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Qua bảng chỉ tiêu Doanh thu trên Chi phí đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản theo từng mặt hàng của Công ty Vilexim so với các Công ty cạnh tranh giai đoạn 2004-2006, chúngta có thể thấy đựoc chỉ tiêu doanh thu trên chi phí của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu nông sản của Công ty không ngừng được cải thiện. Mặt hàng gạo và cà phê Công ty Luôn có chỉ số cao hơn so với 2 đối thủ cạnh tranh còn lại chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Công ty ơe hai mặt hàng này là cao hơn.
Ngoài ra để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty chúng ta có thể so sánh thị phần của Công ty với Công ty Intimex thông qua kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chính của Công ty.
Bảng 2.8: So sánh thị phần xuất khẩu Sản phẩm nông sản của Công ty Vilexim với Công ty Intimex giai đoạn 2004-2006Đơn vị: 1000 USD, %
Thị trường
2004
2005
2006
Vilexim
Intimex
Cả nước
Vilexim
Intimex
Cả nước
Vilexim
Intimex
Cả nước
ASEAN
KN
6000
1360
3885000
6120
1378
5450000
7150
1425
6523000
TP
0.15
0.04
100
0.11
0.03
100
0.11
0.02
100
EU
KN
1500
1219
4253000
1652
1451
4992000
3256
1652
5872000
TP
0.04
0.03
100
0.03
0.03
100
0.06
0.03
100
Nhật Bản
KN
800
1156
2135000
850
1238
3215000
1350
1532
3122600
TP
0.04
0.05
100
0.03
0.04
100
0.04
0.05
100
Mỹ
KN
1250
1543
2643000
1324
1650
3542000
1520
1752
3624500
TP
0.05
0.06
100
0.04
0.05
100
0.04
0.05
100
TT khác
KN
550
3679
6251000
428
5483
6521300
974
7259
6723000
TP
0.01
0.06
100
0.01
0.08
100
0.01
0.11
100
Tổng
KN
10100
8957
19167500
10374
11200
23720800
14250
13620
25865600
TP
0.05
0.05
100
0.04
0.05
100
0.06
0.05
100
Nguồn: Thời báo kinh tế năm 2005-2006
Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Vilexim, Intimex giai đoạn 2004-2006
Nhìn vào bảng so sánh thị phần xuất khẩu Sản phẩm nông sản của Công ty Vilexim với Công ty Intimex giai đoạn 2004-2006, ta có thể thấy sự chênh lệh về thị phần giữa hai Công ty là không đáng kể. Công ty Vilexim chiếm thị phần lớn ở các thị trường truyền thống như ASEAN và EU tuy nhiên với các thị trường khó tính như Nhật Bản và Mỹ Thị phần của Công ty còn khá khiêm tốn, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20304.doc