Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1

1.1.Lý thuyết chung về cạnh tranh 1

1.1.1.Khái niệm và phân loại cạnh tranh 1

1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh 1

1.1.1.2.Phân loại cạnh tranh 2

1.1.2.Chức năng và vai trò của cạnh tranh 3

 1.1.2.1.Chức năng của cạnh tranh .3

 1.1.2.2.Vai trò của cạnh tranh .6

1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp 10

1.2.1.Quan niệm về cạnh tranh sản phẩm 10

1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 10

1.2.2.1. Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm 10

1.2.2.2. Chi phí liên quan 11

1.2.2.3. Giá bán sản phẩm 12

1.2.2.4. Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm 12

1.2.2.5. Sức mạnh thương hiệu của sản phẩm 13

1.2.3.Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm 13

1.2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 14

1.2.3.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 14

1.2.3.3.Người cung ứng. 15

1.2.3.4.Khách hàng. 16

1.2.3.5.Sản phẩm thay thế sản phẩm gốm. 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 17

2.1.Đặc điểm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 17

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 17

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty 18

2.1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 18

2.1.2.2.Tổ chức bộ máy của Công ty 19

2.1.3.Đặc điểm các nguồn lực của Công ty 24

2.1.3.1.Nguồn lực tài chính. 24

2.1.3.2.Nguồn nhân lực. 24

2.1.3.3.Nguồn hàng của Công ty. 25

2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 26

2.2.1.Kết quả kinh doanh về xuất nhập khẩu của Công ty 26

2.2.1.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc 28

2.2.1.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá 29

2.2.1.3. Hàng cói, mây tre 30

2.2.1.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung 31

2.2.1.5. Các mặt hàng khác 32

2.2.2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gốm của Công ty 37

2.2.3.Năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty hiện nay 40

2.2.3.1.Phân tích thực trạng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của Công ty .41

2.2.3.2.Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty .44

2.2.3.3.Phân tích thực trạng chi phí và giá bán sản phẩm .47

 2.2.3.4.Phân tích hiệu quả sinh lời của sản phẩm gốm .49

 2.2.3.5.Thực trạng các hoạt động hỗ trợ nâng cao khảo năng cạnh tranh sản phẩm gốm của Công ty 49

2.3.Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 50

2.3.1.Điểm mạnh 50

2.3.2.Điểm yếu và nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT. 53

3.1. Phương hướng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport. 53

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Công ty. 53

3.1.1.1.Cơ hội. 53

3.1.1.2.Thách thức. 54

3.1.2.Mục tiêu 55

3.1.3. Phương hướng kinh doanh của Công ty những năm tới 57

3.1.3.1.Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới. 57

3.1.3.2.Chiến lược củng cố và phát triển khách hàng. 57

3.1.3.3.Chiến lược Marketing. 57

3.1.3.4.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 58

3.1.3.5.Chiến lược vốn và tài chính. 58

3.2.Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 59

3.2.1.Biện pháp về chất lượng sản phẩm 59

3.2.2.Biện pháp về giá cả 61

3.3.3. Biện pháp về dịch vụ 61

3.4.Kiến nghị 62

3.4.1.Kiến nghị về phía Nhà nước 62

3.4.2.Kiến nghị về phía làng nghề. 63

KẾT LUẬN

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, năm 2007 tiếp tục giảm 34,2%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2008, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan… 2.2.1.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi…với kim ngạch tăng trưởng hàng năm. Năm 2005 kim ngạch XK mặt hàng này đạt 645.805 USD, năm 2006 giá trị XK tăng 65% đạt 1.064.738 USD Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm XK có phần giảm sút (năm 2007 đạt 900.500 USD, giảm 15,4%) do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. 2.2.1.5. Các mặt hàng khác Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả: kim ngạch XK của mặt hàng này đã tăng 177%. Đóng góp vào sự gia tăng kim ngạch trên là do năm 2007 Công ty đã đứng ra khai thác mặt hàng sắn lát khô XK sang thị trường Trung Quốc, năm 2007 đạt doanh thu từ riêng mặt hàng này là 806.806 USD - chiếm 47,25% tổng kim ngạch mặt hàng, bên cạnh đó mặt hàng thực phẩm, cà phê, điều, tiêu, thuốc lá khai thác cho XK sang các thị trường Trung Quốc, Nga. Senegal, Mông Cổ, Đức… cũng mang lại giá trị cao đạt 894.200 USD - chiếm 52,37% kim ngạch. Đến tháng 4/2008 giá trị hợp đồng của mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả đã đạt xấp xỉ 600.000 USD, dự kiến trong thời gian tới, việc khai thác mặt hàng này sẽ trỏ thành một trong những hướng chủ lực của Công ty trong bối cảnh thế giới có sự khủng hoảng về nguồn cung các sản phẩm nông sản. Trên đây là những phân tích sự phát triển về cơ cấu mặt hàng của Công ty, để có một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng XNK cần căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh như sau: Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh XNK của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 - 2007 Báo cáo kểt qủa hoạt động kinh doanh năm 2005 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 608,152,369,475 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 608,152,369,475 4. Giá vốn hàng bán 11 556,063,044,663 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 52,089,324,812 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 4,539,865,985 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 11,148,639,153 9,178,212,374 8. Chi phí bán hàng 24 28,146,096,793 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13,521,676,701 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3,812,778,150 11. Thu nhập khác 31 458,632,057 12. Chi phí khác 32 20,895,805 13. Lợi nhuận khác 40 437,736,252 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4,250,514,402 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 4,250,514,402 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1.328 Báo cáo kểt qủa hoạt động kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính: VND Chi tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 583,571,043,808 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 583,571,043,808 4. Giá vốn hàng bán 11 533,547,226,691 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 50,023,817,117 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7,619,954,304 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 13,091,464,724 8,741,807,176 8. Chi phí bán hàng 24 24,288,182,376 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13,391,779,674 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3,872,344,647 11. Thu nhập khác 31 407,146,850 12. Chi phí khác 32 116,766,494 13. Lợi nhuận khác 40 290,380,356 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 7,162,725,003 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 7,162,725,003 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1,981 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số 1. Doanh thu bán hàng & CCDV 01 634,488,337,620 Trong đó: 02 Doanh thu hàng xuất khẩu 02.1 204,025,984,000 Doanh thu hàng nhập khẩu 02.2 411,330,160,000 Doanh thu hoa hồng uỷ thác 02.3 812,081,432 Doanh thu khác (thu hộ phí) 02.4 854,871,200 Doanh thu cho thuê nhà 02.5 17,465,240,990 2. Các khoản giảm trừ 03 + Chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại … 03.1 + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu… 03.2 3. Doanh thu thuần (01-03) 10 634,488,337,620 4. Giá vốn hàng bán 11 549,030,413,230 + Giá vốn hàng xuất khẩu 11.1 154,065,468,354 + Giá vốn hàng nhập khẩu 11.2 394,964,944,876 5. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 85.457.924.190 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 4,019,695,146 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 10,290,594,132 Trong đó: + chi phí lãi vay 23.1 8,253,900,868 + chênh lệch tỷ giá 23.2 2,036,693,264 8. Chi phí bán hàng 24 28,180,777,176 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 14,066,871,648 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 36.939,466,380 [30= 20+(21-22)-(24+25)] 11. Thu nhập khác (TK711) 31 175,890,200 12. Chi phí khác (TK811) 32 10,868,260 13. Lợi nhuận khác (31-32) 40 165,021,932 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 37,104,488,312 15. Thuế thu nhập DN phải nộp 51 16. Lợi nhuận sau thuế (50-51) 37,104,488,312 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Nhìn vào các bảng trên ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở mức trung bình khá. Về mặt số lượng, doanh thu trong năm 2006 giảm 4,04% so với năm 2005. Tuy nhiên, doanh thu năm 2007 đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, gấp lần 5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, do chi phí kinh doanh của Công ty khá cao nên lợi nhuận sau thuế của năm 2005 chỉ đạt 4,250,514,402 đồng (0,7% tổng doanh thu), 2006 đạt 7,162,725,003 đồng (1,23% tổng doanh thu), 2007 đạt 37,104,488,312 đồng (5,85% tổng doanh thu). So sánh giữa bảng 2.1 - bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng 2.3 - bảng chỉ tiêu XNK của Công ty ta nhận thấy Công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ở mức cao (đạt từ 95% đến 98% kế hoạch, năm 2007 đạt 102% kế hoạch), dự kiến năm 2008 Công ty sẽ phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đạt doanh thu 1.500.000 USD. 2.2.2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gốm của Công ty Bảng 2.4. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng kim ngạch XK 10.028.707 11.082.304 12.751.624 2 Kim ngạch XK gốm 645.805 1.064.738 900.500 3 Tỷ trọng (%) 6,44% 9,61% 7,06% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Mặt hàng gốm sứ, đất nung là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ, tỷ trọng XK trung bình của mặt hàng trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 là 7,7%, xếp thứ 4 trong việc đóng góp vào kim ngạch XK. Tổng kim ngạch XK của Công ty tăng đều đặn qua các năm từ 1,05 – 1,51 lần, tương ứng với từ 10,5% - 15,1%. Tuy nhiên, mặt hàng gốm lại có tăng trưởng không ổn định: giá trị kim ngạch XK năm 2006 tăng so với năm 2005, năm 2007 sụt giảm so với năm 2006; tỷ trọng vì thế cũng có sự thay đổi tương ứng. Nguyên nhân của việc giảm sút kim ngạch cũng như tỷ trọng mặt hàng gốm của năm 2007 là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng và sự suy giảm của các thị trường trọng điểm trong khi đơn chào giá mới chưa được đối tác chấp nhận. Bảng 2.5. Kim ngạch XK gốm theo mặt hàng năm 2005 – 2006 -2007 Đơn vị tính: USD STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Hàng gốm sứ 432.689 (67%) 670.785 (63%) 585.325 (65%) 2 Hàng đất nung 213.116 (33%) 393.953 (37%) 315.175 (35%) 3 Tổng kim ngạch 645.805 1.064.738 900.500 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Kim ngạch XK mặt hàng gốm xét theo mặt hàng cho thấy, giá trị XK hàng gốm sứ thường chiếm từ 63 – 67% (khoảng 2/3) , hàng đất nung chiếm từ 33 – 37% tổng kim ngạch (khoảng 1/3). Tỷ trọng trên là khá ổn định do nhu cầu của thị trường về các mặt hàng ít khi thay đổi đột biến về cơ cấu mà chỉ có sự biến đổi về số lượng. Bảng 2.6. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport theo thị trường năm 2005 – 2006 – 2007. Đơn vị tính: USD STT Thị trường 2005 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Nhật Bản 183.876 28,47% 2 Tây Ban Nha 163.934 25,38% 3 Mỹ 158.246 24,50% 4 Hàn Quốc 48.194 7,46% 5 Pháp 43.197 6,69% 6 Đức 24.878 3,85% 7 Arập 7.685 1,19% 8 Anh 7.531 1,17% 9 Ý 5.148 0,8% 10 Hy Lạp 3.116 0,49% Tổng KN 645.805 100% STT Thị trường 2006 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 331.217 31,12% 2 Nhật Bản 242.120 22,74% 3 Anh 167.804 15,76% 4 Tây Ban Nha 102.788 9,65% 5 Nga 59.677 5,6% 6 Dubai 59.219 5,56% 7 Pháp 55.449 5,21% 8 Mỹ 28.942 2,72% 9 Đức 10.455 0,98% 10 Hy Lạp 4.318 0,4% 11 Đài Loan 1.495 0,14% 12 SieraLeone 784 0,074% 13 Agola 460 0,046% Tổng KN 1.064.378 100% STT Thị trường 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 390.015 43,31% 2 Nhật Bản 215.371 23,92% 3 Tây Ban Nha 91.958 10,21% 4 Pháp 66.920 7,43% 5 Anh 53.070 5,9% 6 Dubai 52.709 5,83% 7 Mỹ 9.004 1% 8 Đức 7.161 0,79% 9 Úc 5.945 0,66% 10 Hy Lạp 5.198 0,58% 11 Đài Loan 2.104 0,23% 12 Singapore 1.045 0,14% Tổng KN 900.500 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp) Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi…với kim ngạch tăng trưởng hàng năm. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,772,001 USD, chiếm tỷ trọng 33,51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2002, đạt 3,434,665 USD chiếm tỷ trọng 32,87%. Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm XK có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty.Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ và Anh. Trong 2 năm trở lại đây, Hàn Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất của Công ty (năm 2006 đạt tỷ trọng 31,12%, năm 2007 là 43,31%), Nhật Bản xếp vị trí thứ 2 (năm 2006 đạt tỷ trọng 22,74%, năm 2007 là 23,92%), kết quả này là do có sự gần gũi về mặt văn hoá, thị hiếu tiêu dùng cũng như sự hợp tác của Công ty với các đối tác nước ngoài tại 2 quốc gia này trong việc tham gia thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, cũng như tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm. 2.2.3.Năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty hiện nay Sản phẩm gốm sứ đã được biết đến như một vật dụng cần thiết, gắn bó với bao thế hệ con người Việt Nam, bằng đất sét, nước,lửa, gió cùng với tâm hồn và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân đã chắt lọc, kết tinh nên bao sản phẩm gốm quý giá. Một điều thuận lợi là Công ty có một Xí nghiệp Gốm sứ với diện tích hơn 9000m2 tại Bát Tràng, đây là một liên doanh sản xuất đồ gốm sứ XK của Công ty với Xí nghiệp X54 thuộc Công ty Hà Thành, Bộ Quốc phòng. Xưởng gốm nằm ở vị trí thuận lợi ngay tại làng Bát Tràng – Hà Nội, thêm vào đó Xí nghiệp đã đầu tư một lò gốm hiện đại sử dụng gas (Công nghệ được NK từ Nhật Bản) có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng thường xuyên của khách hàng trong và ngoài nước. Do việc xác lập vị trí xây dựng tại Bát Tràng nên những sản phẩm gốm sứ của Công ty ít nhiều cũng mang những nét đặc trưng của gốm Bát Tràng nói chung. 2.2.3.1. Thực trạng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm gốm của Công ty. Nhìn chung, sản phẩm gốm của Công ty nói riêng và gốm Bát Tràng nói chung có nét riêng là cốt dầy, chắc và khá nặng. Ngoài ra, với việc sử dụng các loại men trong nước theo kinh nghiệm riêng của một làng nghề gốm, nên lớp men trắng của Bát Tràng thường ngả màu ngà, đục và có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng nâu và trắng cho đến men rạn với cốt xốp có màu xám nâu. Cũng như các sản phẩm gốm của Bát Tràng, mặt hàng gốm của Công ty có năm dòng men, cùng nhiều mô típ và hình thức trang trí như: khắc chìm tô màu, vẽ lam, chạm nổi, đặc biệt hình trang trí đắp nổi rất phổ biến. Những người thợ gốm đã sử dụng và biến tấu một số mô típ trang trí gốm hoa lam truyền thống thể hiện trên những loại hình gốm gia dụng như: bát, đĩa, khay, ấm, chén, bình, lọ, hộp tròn thấp, hộp tròn cao, chén, đĩa nhỏ đựng gia vị, đế để đũa, hộp nhiều ngăn đựng mứt... Nhiều loại hình gốm đã được biến đổi kiểu dáng đơn giản, hiện đại hơn theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, loại hình ấm khá phong phú, có loại được giữ kiểu dáng tương tự như ấm ở thế kỉ XV: thân bầu, thấp, có quai xách phía trên. Hay loại ấm kiểu dáng thân thẳng đứng, cao như kiểu ấm tích, ủ trong giỏ, thường thấy ở các vùng quê. Những loại ấm này thường vẽ hoa sen, hoa cúc dây hoặc vẽ tôm cá, rong rêu. Một, hai năm gần đây, việc sản xuất các sản phẩm gốm hoa lam truyền thống đang quay lại sản xuất loại ấm kiểu dáng thông dụng như của Trung Quốc: ấm thân bầu, thấp, có quai bên cạnh thân vẽ hoa cúc dây, văn mây và hoa sen trên nắp ấm. Những loại ấm này vẫn đi với chén không quai, kiểu chén hạt mít. Không những thế, kiểu chén hạt mít còn đi cùng với loại ấm thân có hình khối vuông, trên vẽ cá với cây dong hay chuồn chuồn với khóm khoai nước... quai tết bằng mây. Bên cạnh đó các lò gốm đã sản xuất nhiều loại tách uống cà phê có quai và mỗi tách đi kèm với một đĩa nhỏ. Nét đẹp của loại gốm này khá đặc thù, vì nó kết hợp giữa kiểu dáng hiện đại, mang phong cách, nhu cầu của cuộc sống văn minh phương tây, nhưng lại được trang trí bằng những mô típ hoa văn truyền thống của Việt Nam.. Bên cạnh các đường nét chính còn có một số đường diềm phụ xuất hiện như: văn mây, văn ô trám, hình kỉ hà... Vì là hoạ tiết phụ nên người thợ thường vẽ nhiều nét phóng tác, nhất là văn kỉ hà được sáng tác thêm những đường nét mạnh mẽ mang tính hiện đại. Trong sáng tạo, người thợ gốm có cái nhìn hồn nhiên theo cảm tính, không chuyên nghiệp; họ sắp đặt các chi tiết vào với nhau theo ngẫu hứng. Vì vậy, nhiều mô típ như hoa cúc, cá và cây rong hay một số hoa văn kỉ hà có vẻ đẹp khiêm tốn, nhẹ nhàng và tinh tế, mang nét đặc trưng của gốm Việt Nam. Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm gốm XK của Công ty STT Mã Mô tả sản phẩm 1 C - 2001 Bình tròn cao, hoa thảo màu lam, nền trắng, có lỗ thoáng 2 C - 2002 Bình tròn cao, men bóng 3 C - 2003 Bình tròn cao, hoa thảo màu lam, nền trắng 4 C - 2004 Bình tròn cao, men lam 5 C - 2005 Bình tròn cao, hoa cúc, men ngọc 6 C - 2006 Bình tròn đế cao, men ngọc hoa lý 7 C - 4010 Bộ uống trà, cốc vuông, men ngọc 8 C - 4011 Bộ uống trà, cốc tròn, hoa văn chuồn chuồn 9 C - 4012 Bộ uống trà, cốc tròn, men hoa lam 10 C - 4013 Bát ăn cơm, men nâu bóng 11 C - 4014 Bát ăn cơm, men da lươn bóng 12 C - 4034 Chum gốm hoa lam 13 C - 4035 Bình hoa sen cách điệu 14 C - 4036 Bình trơn, men da lươn. 15 C - 4037 Bình hoa văn cá trê, men hoa nâu 16 M - 0001 Bát nhỏ trang trí vành mây, men ngọc 17 M - 0002 Đĩa đế cao trang trí vành mây, men ngọc 18 M - 0003 Bộ bát ăn cơm, men ngọc rạn nhiều màu 19 M - 0004 Âu gốm bọc mây, men ngọc 20 M - 0005 Khay gốm bọc mây, men hoa lý 21 M - 0006 Đĩa đế cao trang trí vành mây, men hoa lý 22 M - 0007 Khay bánh kẹo, hoa quả bọc mây, men da lươn 23 M - 0008 Cốc nhỏ trang trí vành mây, men bóng 24 M - 0009 Khay lót nồi chịu nhiệt, bọc mảy, gốm men hoa lý 25 M - 0010 Đĩa sâu trang trí vành mây, men lam 26 M - 0011 Lót ly gốm trang trí vành mây, hoa thảo men lam, nền trắng 27 M - 0012 Đĩa hoa quả vành mây, hoa thảo men lam, nền trắng 28 M - 0015 Cốc tròn cao, vành mây, men lam 29 M - 0031 Cốc uống trà, hoa cách điệu, men ngọc 30 M - 0032 Cốc uống trà, hình con giống, men ngọc 31 M - 0033 Cốc uống trà, cảnh thiên nhiên, men ngọc 32 M - 0034 Bộ đôi cốc uống trà, hoa cách điệu, men ngọc (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005, 2006, 2007 của Artexport, Phòng Tài chính tổng hợp Hiện tại, Công ty có 32 chủng loại sản phẩm cung cấp cho các thị trường với đầy đủ thông tin cũng như mô tả sản phẩm bẳng hình vẽ. Do mặt hàng bát đĩa Trung Quốc vẫn luôn chiếm lĩnh thị trường nước ta, nên sản phẩm của Công ty phần lớn sản xuất các mặt hàng có tạo dáng theo đơn đặt hàng để xuất đi nước ngoài. Các kiểu dáng đĩa vẽ hoa văn truyền thống được xuất đi Nhật, như loại đĩa hình quạt, hình chữ nhật, hình chiếc lá, hình ô van... Những thay đổi này cho thấy sự đan xen lối tạo hình hiện đại với những hoạ tiết truyền thống có sáng tạo của người thợ gốm, đã làm cho mặt hàng gốm ngày càng phong phú hơn, mang nhiều nét mới lạ, hội nhập với thế giới. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm gốm của Công ty. 1/ Chất lượng sản phẩm. Theo thời gian, kỹ thuật làm gốm ở Bát Tràng dần được cải tiến, thế nhưng những bí quyết của nghề truyền thống vẫn luôn được giữ gìn và khôi phục, từ những lò gốm thủ công thô sơ, được nung bằng than củi hay những lò nung hiện đại, thì kinh nghiệm truyền đời của làng nghề Bát Tràng vẫn luôn là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Để tạo nên xương cho sản phẩm gốm, khâu chọn, xử lý và pha chế đất quan trọng bậc nhất.  Kế tiếp là phần tạo men cho gốm. Phần này được xem như kỹ thuật bí truyền của mỗi nhà lò, cơ sở. Phần thứ ba là dạc lò, có nghĩa là lửa hay nhiệt độ nung phải được điều chỉnh như thế nào để có những sản phẩm gốm đạt chất lượng và đẹp cũng là điều quan trọng. Bát Tràng nằm ngay bên bờ sông Hồng, giữa Thăng Long và Phố Hiến xưa, do vậy mà làng nghề có đầy đủ điều kiện để phát triển và hưng thịnh. Từ thế kỷ 15 cho đến đầu thế kỷ 18, gốm Bát Tràng đã theo chân các thương nhân Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha…đi khắp nơi trên thế giới. Gốm Bát Tràng đã từng được yêu chuộng với khá nhiều mặt hàng. Nguyên liệu làm gốm đó là nguồn đất sét Cao Lanh – một loại đất sét trắng mà tạo nên phần xương đẹp và chất lượng cho mặt hàng gốm sứ gia dụng. Men trên sản phẩm gốm ngày càng đa dạng hơn với nhiều loại men như men lam, men nâu, men trắng ngà, men Tam Thái, men rạn,… hay ngay cả những sản phẩm được làm thô mộc cũng có những nét hấp dẫn rất riêng ngay từ mẫu mã, kiểu dáng. Hiện tại, nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất mặt hàng gốm của Công ty được cung ứng từ Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Sơn Tây, Đông Triều… đất sét thường được vận chuyển bằng đường thuỷ theo sông Hồng tới Xí nghiệp gốm của Công ty tại Bát Tràng, còn các loại màu vẽ thường được NK từ Trung Quốc do chất lượng tương đối tốt và giá thành rẻ. Đất sét sau đó được nhào trộn bằng máy thay thế cho lao động thủ công trước đây giúp cho người nghệ nhân có điều kiện dồn tâm sức cho việc nghiên cứu, sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, việc nung gốm đã chuyển sang nung bằng lò ga chứ không dùng than củi, dễ gây ô nhiễm môi trường như trước. Lò ga trung bình khoảng sáu khối, lò lớn nhất là mười hai khối, những lò nhỏ khoảng hai, ba khối. Việc nung bằng ga có ưu điểm là giúp nâng cao tính đồng đều về chất lượng cho sản phẩm, số sản phẩm hỏng mỗi lần nung chỉ khoảng 1 – 5%, so với 20 – 40% khi sử dụng than củi. 2/ Quy cách bao gói sản phẩm. Sản phẩm TCMN nói chung và sản phẩm gốm nói riêng đặc biệt đối với yêu cầu XK có điểm yếu là dễ hư hỏng khi vận chuyển, vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng cần phải có những quy định về đóng gói phù hợp, thích ứng với từng phương thức vận tải. a. Trường hợp vận chuyển hàng bằng đường thủy: + Hàng nguyên container (20'- 40') (FCL). - Sản phẩm được gói bằng giấy & mút rồi đựng trong hộp carton 3 lớp. - Sau đó các hộp carton 3 lớp sẽ được đóng vào thùng carton 5 lớp. - Các thùng carton 5 lớp có trọng lượng trung bình từ 15 - 40 kg và có dán hoặc in (shipping marks) trên bề mặt thùng. + Hàng lẻ (LCL). - Sản phẩm được gói bằng giấy & mút rồi đựng trong hộp carton 3 lớp. - Các hộp carton 3 lớp sẽ được đóng vào thùng carton 5 lớp. - Các thùng carton 5 lớp có trọng lượng trung bình từ 1 - 25 kg và có dán hoặc in (shipping marks) trên bề mặt thùng. - Thùng carton 5 lớp sẽ đóng kiện gỗ bao ngoài (nếu hàng đi ghép với chủ khác). b. Trường hợp vận chuyển hàng bằng đường không: + Sản phẩm được gói bằng giấy & mút rồi đựng trong hộp carton lớp. + Các hộp carton 3 lớp sẽ được đóng vào thùng carton 5 lớp, có bọc xốp xung quanh. + Các thùng carton 5 lớp có trọng lượng trung bình từ 1 - 25 kg và có dán hoặc in (shipping marks) trên bề mặt thùng. + Thùng carton 5 lớp sẽ được đóng kiện gỗ bao ngoài. Bên cạnh những cách bao gói trên khách hàng có thể yêu cầu đóng gói theo ý của khách hàng với điều kiện thông báo trước khi đặt hàng, nhà sản xuất có thể thực hiện việc in mã vạch cùng với các loại nhãn kèm theo hướng dẫn; những chỉ dẫn này phải được gửi tới Công ty chậm nhất là 30 ngày trước khi hàng được xuất đi. (Giá đóng kiện gỗ thông thường từ 15 - 20 USD / 1m3 (cbm) ). Tóm lại, sản phẩm gốm của Công ty có sức cạnh tranh khá cao so với các sản phẩm cùng loại trong nước do có sự tập trung nhất định trong việc nghiên cứu, thiết kể, áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cũng như sự chuyên môn hoá trong hoạt động tiếp thị, phân phối sản phẩm do có ưu thế là thông thạo các nghiệp vụ XNK và các thông lệ quốc tế,… điều này đã góp phần nên ưu thế vượt trội cho sản phẩm gốm XK của Công ty trong việc chinh phục các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,… 2.2.3.3. Phân tích thực trạng chi phí và giá bán sản phẩm. Cùng với lợi thế khi sản xuất theo quy mô lớn, Công ty còn sử dụng là gas trong quá trình nung gốm nên đã góp phần đáng kể giúp giảm chi phí sản xuất. Cụ thể như sau: 1/ Đối với lọ độc bình: tuy chi phí cho nhiên liệu của lò gas cao gấp 1,3 lần lò hộp nhưng chi phí cho lò, bao và công lao động chỉ bằng 38% và 21% so với lò hộp. Như vậy với giá bán đầu ra như nhau, việc nung sản phẩm bằng lò gas đã tiết kiệm được 18% chi phí. 2/ Đối với chậu cảnh: chi phí cho nhiên liệu của lò hộp cao gấp 4,6 lần lò gas. Với giá bán đầu ra như nhau, việc nung sản phẩm bằng lò gas đã tiết kiệm được 68% chi phí. Bảng 2.8: So sánh chi phí khi sử dụng lò hộp và lò gas Đơn vị tính: 1000 VNĐ Lọ độc bình Chậu cảnh   Hạch toán chi phí Lò hộp Lò gas Lò hộp Lò gas 1/ Nhiên liệu 70 91,428 33,684 7,241 2/ Lò + Bao 50 19,230 7,058 5,172 3/ Công lao động 20 4,285 2,368 2,068 4/ Chi phí khác 16,6 13,928 7,3 1,724 Tổng chi phí nung 156,6 128,871 50,437 16,205 Giá bán 500 500 90 90 (Nguồn: www.battrang.info) Việc định giá bán sản phẩm của Công ty là dựa trên thực tế chi phí sản phẩm. Công thức xác định giá cộng lãi vào giá thành (chi phí) được tính như sau: Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến Mức lãi dự kiến có thể tính theo giá thành đơn vị sản phẩm, cũng có thể tính theo giá bán nên còn có thể tính theo công thức sau: Giá dự kiến = Chi phí đơn vị sản phẩm/ (1 - tỷ lệ % lãi trên giá bán) Tuy nhiên phương pháp định giá như trên trong nhiều trường hợp chưa thật sự hợp lý vì nó bỏ qua sự ảnh hưởng của cầu và sự n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20570.doc
Tài liệu liên quan