Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CPN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .

1.1. KHÁI LUẬN VỀ CẠNH TRANH .

1.1.1. Các quan điểm về cạnh tranh .

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

1.1.3. Phân loại cạnh tranh .

1.1.3.1. Phân loại căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh .

1.1.3.2. Phân loại căn cứ vào phạm vi ngành trong hoạt động cạnh tranh .

1.1.3.3. Căn cứ tính chất cạnh tranh trên thị trường

1.1.4. Các công cụ mà các doanh nghiệp thường sử dụng để cạnh tranh trên thị trường .

1.1.4.1. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: .

1.1.4.2. Giá cả (phí dịch vụ): .

1.1.4.3. Xúc tiến và quảng cáo .

1.1.4.4. Mạng lưới phân phối .

1.1.4.5. Quy trình dịch vụ

1.1.4.6. Nguồn nhân lực .

1.1.4.7. Dịch vụ khách hàng:

1.2. KHÁI LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH .

1.2.1. Khái luận về năng lực cạnh tranh .

1.2.1.1. Các quan điểm về năng lực cạnh tranh .

1.2.1.2. Khái niệm và bản chất năng lực cạnh tranh

1.2.2. Những đặc điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ .

1.2.2.1 Khái niệm dịch vụ chuyển phát nhanh .

1.2.2.2. Những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung .

1.2.2.3. Những đặc điểm riêng có của dịch vụ chuyển phát nhanh .

1.2.3. Lý luận về phương pháp phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

1.2.3.1. Phương pháp phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh .

1.2.3.1.1. Năng lực về tài chính .

1.2.3.1.2. Năng lực về nguồn nhân lực .

1.2.3.1.3. Năng lực về vật chất – công nghệ .

1.2.3.1.4. Sản phẩm và dịch vụ khách hàng

1.2.3.1.5. Chính sách marketing và năng lực hoạt động marketing .

1.2.3.2. Phương pháp phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

1.2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại .

1.2.3.2.2. Khách hàng .

1.2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .

1.2.3.2.4. Người cung ứng .

1.2.3.2.5. Sản phẩm thay thế

1.2.3.3. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

1.2.4. Lý luận về các chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh .

1.2.4.1. Chỉ tiêu về thị trường

1.2.4.2. Chỉ tiêu về tài chính .

1.2.4.3. Chỉ tiêu về sự thỏa mãn của khách hàng .

1.2.4.4. Chỉ tiêu về sự linh hoạt .

1.2.4.5. Chỉ tiêu về sản lượng

1.2.4.6. Chỉ tiêu về chất lượng phục vụ và chất lượng vận chuyển .

1.2.4.7.Chỉ tiêu về vòng quay thời gian và chỉ tiêu về mức độ lãng phí

1.3. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .

1.3.1. Tình hình cạnh tranh của dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO .

1.3.2. Yêu cầu của người sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng cao .

1.3.3. Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển lớn sau khi gia nhập WTO

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH TNT-VIETRANS

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ của công ty .

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh .

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản trị của công ty .

2.1.3.1. Mô hình bộ máy quản trị .

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các chức danh chủ yếu trong BMQT .

2.1.3.2.1. Tổng giám đốc .

2.1.3.2.2. Phó tổng giám đốc .

2.1.3.2.3. Các giám đốc chức năng .

2.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh .

2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ .

2.1.4.2. Đặc điểm về nguồn vốn

2.1.4.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực

2.1.4.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất .

2.1.4.5. Đặc điểm quy trình cung ứng dịch vụ của công ty .

2.1.5. Tình hình kinh doanh các dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trong những năm gần đây .

2.1.5.1. Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của công ty .

2.1.5.2. Thị trường mục tiêu của công ty .

2.1.5.3. Tình hình kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của công ty

2.2. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam

2.2.2. Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty TNT-Vietrans trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh .

2.2.2.1. Phân tích thực trạng các nhân tố bên trong công ty quyết định đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

2.2.2.1.1. Năng lực về tài chính so với đối thủ cạnh tranh

2.2.2.1.2. Năng lực về nguồn nhân lực so với đối thủ cạnh tranh .

2.2.2.1.3. Năng lực vật chất và công nghệ .

2.2.2.1.4. Sản phẩm và dịch vụ khách hàng .

2.2.2.1.5. Năng lực marketing và các chính sách marketing

2.2.2.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty TNT-Vietrans trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

2.2.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

2.2.2.3.2. Khách hàng

2.2.2.3.3. Nhà cung ứng

2.2.2.3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng .

2.2.2.3.5. Sản phẩm thay thế

2.2.2.3. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh .

2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNT-Vietrans trong cung ứng sản phẩm chuyển phát nhanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh .

2.2.3.1. Chỉ tiêu về thị trường .

2.2.3.2. Chỉ tiêu về tài chính .

2.2.3.3. Chỉ tiêu sự thỏa mãn của khách hàng và sản lượng dịch vụ

2.2.3.4. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ và chất lượng vận chuyển 66

2.2.3.5. Chỉ tiêu về kiểm soát chi phí và lãng phí .

2.2.4. Các biện pháp mà công ty đã tiến hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ chuyển phát nhanh .

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.3.1. Những lợi thế của công ty TNT-Vietrans trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam .

2.3.1.1. Năng lực của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh cao

2.3.1.2. Lợi thế về uy tín cao trên thị trường .

2.3.1.3. Chính sách giá linh hoạt và hiệu quả .

2.3.1.4. Sản phẩm chuyển phát nhanh quốc tế có lợi thế cạnh tranh cao, chất lượng dịch vụ tốt .

2.3.1.5. Việt Nam gia nhập WTO làm gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ xuất khẩu đi châu Âu - thị trường hiệu quả nhất của công ty .

2.3.2. Những bất lợi của công ty TNT-Vietrans trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam .

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh gây sức ép cạnh tranh mạnh

2.3.2.2. Sản phẩm chuyển phát nhanh nội địa có sức cạnh tranh kém – Danh mục sản phẩm chưa đa dạng – Sản phẩm chuyển phát nhanh đi Mỹ có giá cước cao

2.3.2.3. Còn nhiều lỗi chậm trễ và thất lạc trong cung ứng dịch vụ .

2.3.2.4. Hoạt động marketing chưa hiệu quả .

2.3.2.5. Dịch vụ khách hàng chưa giải quyết tốt vấn đề bồi thường thiệt hại .

2.3.2.6. Giá nhiên liệu đầu vào của công ty liên tục tăng .

2.3.3. Nguyên nhân gây ra các bất lợi trong nâng cao năng lực cạnh tranh

2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan

2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO .

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO .

3.1.2. Chiến lược phát triển ngành bưu chính Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 .

3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.3.1. Giải pháp từ phía công ty .

3.3.1.1. Giảm lãng phí – nâng cao hiệu quả chính sách giá cả

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ .

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng .

3.3.1.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến marketing .

3.3.1.5. Đổi mới và tự động hóa công nghệ .

3.3.1.6. Cải tiến chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực .

3.3.2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

3.3.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước .

 

KẾTLUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

 

 

 

doc140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4060 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chuyển được. Điểm mạnh thứ hai là công ty có thương hiệu gắn với uy tín của quân đội và công ty viễn thông quân đội đã phát triển trước đó, khiến khách hàng nghĩ đến sự an toàn, chính xác và trách nhiệm. Tuy nhiên điểm yếu của công ty là kinh nghiệm trong ngành chuyển phát nhanh còn nhiều hạn chế, thị phần rất nhỏ bé, thương hiệu còn mới mẻ với khách hàng. Công ty chuyển phát nhanh EMS thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Công ty EMS là một bộ phận của VNPT, hoạt động trong sự bảo trợ của chính phủ trong nhiều năm trước. Các công ty chuyển phát nhanh nước ngoài đều qua EMS làm đại lý, Chính phủ không cho phép thành lập liên doanh chuyển phát nhanh trước năm 2007. Cùng với sự bảo trợ, sự sẵn có mạng lưới bưu chính của VNPT phủ kín khu vực nội địa giúp cho EMS có một mạng lưới tuyến đường và trạm chuyển phát nhanh rộng khắp, do đó EMS có thế mạnh về hệ thống chuyển phát nhanh trong nước, năng lực cạnh tranh về phạm vi bao phủ nội địa tốt. Điều này TNT-Vietrans còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển tuyến đường nội địa, phương tiện vận chuyển nội địa không dồi dào nên chuyển phát nhanh nội địa còn chịu sức ép cạnh tranh lớn của EMS, thị phần mới rất nhỏ bé. EMS của VNPT là thành viên của liên minh bưu chính thế giới, EMS là tên gọi chung của dịch vụ chuyển phát nhanh giữa các nước thuộc liên minh. Phạm vi chuyển phát quốc tế của EMS nằm trong 50 quốc gia liên minh. Số lượng quốc gia như vậy còn hạn chế so với TNT, khó có thể cạnh tranh được, đồng thời sự liên kết của EMS giữa các quốc gia này còn rời rạc nên chuyển phát thường bị chậm và thất lạc hàng hóa. Đồng thời nhiều quốc gia thuộc liên minh này khống chế khối lượng chuyển phát dưới 30kg/lô hàng nên không đáp ứng nhiều nhu cầu khách hàng, đối tượng chuyển phát chủ yếu là tài liệu (80%). Như vậy chuyển phát nhanh quốc tế của công ty EMS có năng lực cạnh tranh không tốt, là điều kiện thuận lợi cho TNT khẳng định chất lượng chuyển phát quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một điểm yếu của EMS là hệ thống giá cước do Bộ bưu chính viễn thông quy định, do đó thiếu sự linh hoạt và khó điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời nhân viên chuyển phát nhanh đã làm việc lâu trong chế độ bảo hộ độc quyền, bao cấp nên thái độ phục vụ thường bị khách hàng phàn nàn, chế độ chăm sóc khách hàng không tốt. Điều này là một điểm yếu lớn, năng lực cạnh tranh TNT sẽ ít bị cản trở bởi nhữg điểm yếu này. Ngoài ra còn có công ty chuyển phát nhanh Tín Thành, khai thác tuyến đường vận chuyển lớn Hà Nội – Hải Phòng – Thái Nguyên – TP Hồ Chí Minh, không sử dụng phương tiện của mình mà kết hợp với các hãng vận tải hành khách chất lượng cao như BIC, Hoàng Long, đem lại thời gian lưu chuyển hàng hóa cao. Tuyến Hà Nội – Hải Phòng cứ 15phút/chuyến, Hà Nội – TP Hồ Chí Minh 12 tiếng/chuyến. Do đó việc vận chuyển có thể đảm bảo trong vòng 4 tiếng – 24 tiếng là có thể đến nơi nhận trong nước. Tuy nhiên độ an toàn cho hàng hóa thấp và không thể chuyển được hàng hóa có khối lượng quá lớn, cồng kềnh. Công ty chuyển phát nhanh DHL DHL là công ty chuyển phát nhanh quốc tế được thành lập vào năm 1969 tại Mỹ, có trị sở chính hiện nay tại Amsterdam, Hà Lan. Công ty có 170.000 nhân viên và sở hữu 72.000 phương tiện vận chuyển, doanh thu khoảng 25tỷ EUR mỗi năm và 4,2 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Công ty có mặt tại Việt Nam vào năm 1988 thông qua đại lý với VNPT. Điểm mạnh của công ty là có tiềm lực tài chính mạnh, phạm vi cung ứng dịch vụ tới hơn 220 nước gồm 120.000 điểm đến trên thế giới và có uy tín rộng lớn tại nhiều quốc gia khác. Công ty đã thiết kế hệ thống danh mục sản phẩm rất đa dạng, có khả năng cạnh tranh cao, dựa trên cơ sở có nguồn lực vật chất tốt. Riêng ở Việt Nam, DHL có 2 máy bay riêng của hãng. Ở thị trường Mỹ, DHL có sân bay riêng phục vụ cho lưu chuyển chuyển phát nhanh hàng ngày ở đây (Sân bay DHL Air Park, Wilmington, Ohio), được chứng nhận là người môi giới hải quan. Do vậy DHL có thế mạnh rất lớn trong khai thác thị trường này, trong khi chi phí đến Mỹ của TNT còn khá cao so với DHL nên khả năng cạnh tranh khu vực này còn hạn chế. Điểm hạn chế của DHL tại thị trường Việt Nam là phải kết hợp sử dụng nguồn nhân lực của VNPT nên chất lượng nhân lực chưa đồng đều và giao tiếp khách hàng còn yếu, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DHL. Đây là điểm yếu mà TNT cần quan tâm, luôn phải giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng con người của công ty mình, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty chuyển phát nhanh FEDEX Đây là công ty chuyển phát nhanh được thành lập năm 1973 tại Mỹ, có mạng lưới chuyển phát tới 120 nước, hơn 90.000 nhân viên, 22.000 xe vận chuyển chuyên dụng. FEDEX hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994, cũng thông qua hợp đồng đại lý với VNPT như DHL. Điểm mạnh của công ty là có chất lượng dịch vụ thuộc loại cao cấp, giá cả tương đương với công ty TNT-Vietrans. Điểm hạn chế là thâm nhập thị trường thông qua đại lý nên các quyết định kinh doanh thường bị can thiệp và khó kiểm soát được chất lượng dịch vụ một cách thường xuyên. Do đạt được uy tín cao tại thị trường Mỹ nên công ty thu hút được rất nhiều khách hàng là các công ty Mỹ tại Việt Nam. Thị trường Mỹ chiếm khoảng 65% lưu lượng chuyển phát nhanh thế giới, công ty TNT chưa khai thác hiệu quả được thị trường này là một hạn chế lớn, thu hẹp thị phần và giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Giá cước đến khu vực châu Âu của công ty TNT thấp hơn so với hai hãng còn lại. Khối lượng hàng hóa vận chuyển càng cao, giá cước của công ty TNT càng thể hiện sự chênh lệch nhiều. (Xem Hình 2.10) Khối lượng (kg) Khối lượng (kg) DHL TNT FEDEX TNT FEDEX DHL (Nguồn: Bảng so sánh giá cước cạnh tranh, Phòng kinh doanh) Hình 2.10: So sánh giá cước CPN hàng hóa theo vùng của TNT, DHL và FEDEX năm 2007 Công ty TNT có thế mạnh về năng lực cạnh tranh tại khu vực thị trường châu Âu, ở đây công ty đã thiết lập được một mạng lưới vận tải lớn liên kết 33 nước với tổng chiều dài hai triệu kilomet, vận chuyển thông suốt hàng nghìn tấn hàng hóa mỗi tuần. Tuy nhiên giá cước của TNT đến Hoa Kỳ có sức cạnh tranh kém hơn do các tuyến đường thẳng đến khu vực này còn ít, và hãng DHL ở đây được chính phủ có những ủng hộ nhất định. TNT cần có những chiến lược đúng đắn để giảm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh bằng giá sản phẩm. 2.2.2.2.2. Khách hàng Khách hàng của công ty gồm hai loại đối tượng là khách hàng toàn cầu và khách hàng khu vực. Khách hàng toàn cầu là các khách hàng lớn của TNT (thường là các tập đoàn toàn cầu) trên nhiều thị trường khác nhau trên toàn cầu như Toyota, Yamaha, Siemen, Samsung, IBM…Khách hàng khu vực bao gồm các khách hàng của TNT tại thị trường Việt Nam là các tổ chức kinh doanh và các cá nhân. Khách hàng cá nhân chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 2% trong tổng số khách hàng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh: gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, các văn phòng đại diện... Đây là nhóm khách hàng chủ yếu của TNT-Vietrans, chiếm khoảng 98% số khách hàng, mục đích chuyển phát nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Việc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh lại làm tăng thêm giá trị hàng hóa do doanh nghiệp khách hàng sản xuất ra, tăng uy tín cho doanh nghiệp. Đối tượng khách hàng này thường quan tâm trước hết đến chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện và sự hợp lý của giá cả, nhưng cũng sẵn sàng trả giá cước cao hơn để có dịch vụ đảm bảo hơn. Đối tượng khách hàng này ngày càng đông đảo, nhu cầu ngày càng lớn nên có khả năng gây sức ép nhất định đến doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Khách hàng có thể chuyển sang dịch vụ của DHL, FEDEX bất cứ lúc nào nếu họ thấy giá cước hợp lý hơn, được ưu đãi dịch vụ hơn, do vậy mặc dù giá nhiên liệu lên cao nhưng việc tăng giá là rất hạn chế và được TNT-Vietrans thực hiện cẩn trọng Xét tình hình hiện nay, các số liệu thu được như sau: (Bảng 2.7) Trong số khoảng hơn 10000 khách hàng, số lượng phàn nàn nhận được như trên là thấp. Chỉ số mức độ thỏa mãn của khách hàng cao, 94% các khách hàng cảm thấy thỏa mãn với dịch vụ. Điều này phản ánh thái độ của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của công ty khá thiện cảm, tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của công ty. Bảng 2.7: Các chỉ số liên quan đến khách hàng 2005 2006 2007 Số lời phàn nàn nhận được 60 50 45 Chỉ số mức độ thỏa mãn của KH (%) 96.1 95 94 Tỷ lệ khách hàng nợ quá 60 ngày (%) 2.3 2.5 2.3 (Nguồn: Bộ phận hành chính, Phòng kinh doanh) 2.2.2.2.3. Nhà cung ứng Nhà cung ứng vận chuyển hàng không: Đến nay công ty TNT-Vietrans chưa có máy bay riêng để vận chuyển tại Việt Nam, việc chuyển phát nhanh được thực hiện chủ yếu bằng đường hàng không nhưng dịch vụ của TNT-Vietrans vẫn hoàn toàn phải phụ thuộc vào vận chuyển qua các hãng hàng không khác. Trong vận chuyển quốc tế, có nhiều hãng hàng không quốc tế để công ty lựa chọn như Thais Airway, Singapore Airlines, Air France…, áp lực từ phía nhà cung cấp này không lớn. Tuy nhiên vận chuyển nội địa lại chịu áp lực rất lớn, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép hai doanh nghiệp cung cấp tuyến đường bay trong nước là Vietnam Airlines và Pacific Airlines, trong đó Vietnam Airlines chiếm thị phần lớn nhất chi phối thị trường. Áp lực thứ nhất là, áp lực về giá hàng không độc quyền làm hạn chế lớn khả năng cạnh tranh về giá trong chuyển phát nhanh nội địa với các đối thủ cạnh tranh khác; Áp lực thứ hai là, Vietnam Airlines thường có tình trạng bỏ chuyến, chậm chuyến do thời tiết xấu, do không đủ khách dẫn đến không đảm bảo thời gian. Nhà cung ứng nhiên liệu đầu vào Chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản phẩm dịch vụ, mà trong đó chi phí nhiên liệu là chủ yếu (chi phí xăng dầu). Các nhà cung ứng nhiên liệu thời gian gần đây liên tục tăng giá, gây áp lực lớn trong việc giảm giá thành dịch vụ, thậm chí khiến công ty phải tăng giá, hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty 2.2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Hiện nay có nhiều dịch vụ vận chuyển hàng hóa tuy không cùng tên gọi chuyển phát nhanh nhưng tính chất của dịch vụ có nhiều điểm tương đồng, trong tương lai có nguy cơ tiềm ẩn trở thành dịch vụ chuyển phát nhanh đầy đủ và hoàn chỉnh. Dịch vụ dễ nhận thấy nhất là vận tải hàng không. Hàng không Việt Nam đã thành lập bộ phận dịch vụ hàng hóa nhằm khai thác nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng trên thị trường, họ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và thường xuyên trên tuyến đường bay chính Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Họ cung cấp cả dịch vụ giao nhận nhanh tại sân bay, dịch vụ ô tô mặt đất nhận phát hàng tới địa chỉ của khách. Tuy nhiên dịch vụ này có rào cản tham gia ngành chuyển phát nhanh là hệ thống trạm trung chuyển rộng lớn, công nghệ khai thác, chia chọn và kiểm soát hàng hóa. 2.2.2.2.5. Sản phẩm thay thế Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ thông tin càng có khả năng đem lại tốc độ chuyển tải thông tin nhanh hơn và an toàn hơn, càng có nhiều dịch vụ có thể thay thế chuyển phát nhanh. Dịch vụ fax: Nếu việc gửi tài liệu không cần đến bản gốc, dịch vụ fax cho phép gửi nhiều thông tin cùng lúc đến địa chỉ fax cần thiết với thời gian nhanh chóng tính bằng giây, giá cả lại thấp theo cước phí điện thoại. Dịch vụ internet: Dịch vụ này cho phép khách hàng gửi nhiều tư liệu như hồ sơ kinh doanh, ảnh mẫu hàng hóa… đến bất kỳ một địa chỉ có kết nối internet nào trên toàn cầu một cách nhanh chóng với chi phí vô cùng thấp. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng gửi hóa đơn cho khách hàng, gửi vé máy bay… cho khách hàng thông qua internet. Rõ ràng dịch vụ internet là dịch vụ thay thế một phần dịch vụ chuyển phát nhanh, làm giảm nhu cầu chuyển tài liệu qua chuyển phát nhanh, đem lại nhiều tiện lợi về thời gian và chi phí cho khách hàng. 2.2.2.3. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh - Yếu tố về khuôn khổ luật pháp Cùng với việc gia nhập WTO, Nhà nước chủ trương mở cửa thị trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính nói chung và dịch vụ chuyển phát nhanh nói riêng, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trở nên thông thoáng hơn trước. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng lực lượng đối thủ cạnh tranh sẽ ngày càng đông đảo thêm, các đối thủ lớn của quốc tế tham gia khai thác thị trường nhiều hơn, gây ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ trên mọi mặt cho TNT-Vietrans. Các dịch vụ chuyển phát nhanh đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, sở hữu bưu phẩm, hàng cấm gửi, thủ tục thuế quan… do Chính phủ và Bộ bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và truyền thông) ban hành. Trong đó các dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay đang gặp khó khăn cơ bản trong khâu làm việc với các đơn vị, ngành liên quan như Hải quan, Thuế quan, An ninh, …Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế phát triển, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Hải quan Số 29/2001/QH10 vào ngày 29/6/2001. Đây là yếu tố môi trường pháp luật quan trọng tạo thuận lợi cho các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế phát triển, đặc biệt cũng là tạo thuận lợi phát huy thế mạnh của công ty TNT-Vietrans. - Yếu tố kinh tế vĩ mô Để có thể gia tăng thị phần, tìm kiếm lợi nhuận trước hết phải có khách hàng có nhu cầu mua dịch vụ và có khả năng thanh toán. Môi trường kinh tế có tác động lớn đến thu nhập và qua đó tác động đến sản lượng tiêu dùng dịch vụ và quyết định đến khả năng phát triển dịch vụ của doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7-8% /năm. Số doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, trong khi việc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành nhu cầu thường xuyên và bình thường với họ. (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình 2.11: Giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng qua các năm 1999-2007 Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh doanh tăng bình quân 28,5%/năm, doanh nghiệp FDI tăng 22,8%/năm (Theo Tổng cục Thống kê). Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng bình quân 26,8%/năm, tổng nguồn vốn tăng 16,4%/năm. Các doanh nghiệp có nhu cầu cao hơn trong việc tiêu dùng các dịch vụ cao cấp hơn và tiện lợi hơn. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh cao cấp như TNT-Vietrans gia tăng khách hàng, thị phần và lợi nhuận cho mình, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. - Yếu tố cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng quan trọng cho dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ chuyển phát nhanh có điều kiện phát triển. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng lại là một trong những điểm yếu chính của Việt Nam. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng thứ 86 và nằm ở mức thấp của thế giới. Quy hoạch về hạ tầng giao thông không được xây dựng đồng bộ và chất lượng công trình chưa đảm bảo, tuổi thọ công trình không cao. Điều này làm cho các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn trong cung ứng dịch vụ, đặc biệt đối với doanh nghiệp chuyển phát nhanh thì giao thông thông suốt sẽ đem đến thời gian vận chuyển tối thiểu và giảm được mọi rủi ro trên hành trình. Yếu tố cơ sở hạ tầng còn gây nhiều hạn chế cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh, trong đó có công ty TNT-Vietrans nâng cao năng lực cạnh tranh. - Yếu tố khoa học công nghệ Hiện nay trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên các hãng chuyển phát nhanh quốc tế vào Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong triển khai hệ thống công nghệ hiện đại của mình. Nền tảng khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp kém so với nhiều nước, mới xếp thứ 86 trên thế giới (Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2007), vì thế nhiều công đoạn của dịch vụ vẫn thực hiện cơ giới hóa mà chưa tự động hóa được. Do vậy yếu tố khoa học công nghệ mà phát triển sẽ làm cho chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh được nâng cao, thị trường chuyển phát nhanh được phát triển. - Yếu tố bất ổn trên thị trường quốc tế Công việc của dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế là tiếp cận thường xuyên với khách hàng nhiều quốc gia và các tuyến đường xuyên quốc gia. Do vậy những bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội của môi trường kinh doanh quốc tế đều có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay các bất lợi mà doanh nghiệp đang gặp phải là : Tình hình chiến tranh ở Irac làm vận chuyển hàng hóa tuyến Trung Đông bị ngừng trệ; Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng làm cho chi phí vận tải tăng, doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải tăng giá, hạn chế năng lực cạnh tranh… Ngoài ra việc Hoa kỳ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam làm cho khối lượng xuất khẩu tới thị trường này tăng lên cũng gây khó khăn cho công ty TNT-Vietrans trong nâng cao năng lực cạnh tranh, vì Hoa Kỳ là thị trường cạnh tranh yếu nhất của công ty, giá cước cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này làm gia tăng lợi thế của các đối thủ và buộc TNT-Vietrans phải có biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn. 2.2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNT-Vietrans trong cung ứng sản phẩm chuyển phát nhanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá bằng các thước đo, bằng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Để có thể đánh giá đầy đủ nhất, các chỉ tiêu này phải phản ánh đúng năng lực cạnh tranh và phải được đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Trong phạm vi tư liệu có được, đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu quan trọng và nổi bật nhất. 2.2.3.1. Chỉ tiêu về thị trường Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị trường bao gồm phân tích tình hình thị phần của doanh nghiệp cùng với các đối thủ cạnh tranh quan trọng trên thị trường, phân tích vị thế uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, số lượng khách hàng cơ bản của doanh nghiệp. Về thị phần: Theo số liệu của phòng kinh doanh và tiếp thị của công ty TNT-Vietrans, các tài liệu tham khảo phân tích ngành chuyển phát nhanh Việt Nam, ta có số liệu về thị phần chuyển phát nhanh quốc tế được thể hiện qua hình sau: Trên tổng thể, DHL vẫn chiếm thị phần lớn nhất của chuyển phát nhanh quốc tế tại Việt Nam với 1/3 miếng bánh thị trường. Với tiềm lực mạnh hơn hẳn về cả tài chính, cơ sở vật chất, chủng loại và chất lượng dịch vụ, DHL hiện đang có năng lực cạnh tranh lớn nhất, đe dọa mạnh nhất tới công ty TNT. (Nguồn: Phòng kinh doanh và tiếp thị) Hình 2.12: Hình 2.13: Thị phần thị trường CPN quốc tế 2003 Thị phần thị trường CPN quốc tế 2007 Thị phần của TNT đã tăng từ 12% năm 2003 lên mức 20% năm 2007, đồng thời công ty FedEx cũng tăng với mức tương tự. Thị phần của công ty EMS lại giảm dần do chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế và ngành chuyển phát nhanh ngày càng dỡ bỏ hết những rào cản độc quyền của Bưu chính Việt Nam. Như vậy đặt trong tương quan với các đối thủ khác, vị trí thị phần của công ty đã có những biến chuyển tích cực, chiếm lĩnh được lượng khách hàng lớn hơn đối thủ. Điều này chứng tỏ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ của TNT đã tăng lên, số lượng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh cao cấp và khả năng chấp nhận giá ngày càng cao. Vẫn chịu sức ép chia sẻ thị phần mạnh mẽ từ DHL và FEDEX nhưng công ty TNT-Vietrans đã có những bước đi phù hợp làm cho năng lực cạnh tranh được nâng cao. Xét trên thị trường chuyển phát nhanh nội địa, thị phần của công ty còn rất nhỏ bé. Từ 2004 đến nay, mỗi năm công ty TNT-Vietrans vận chuyển được khoảng 60.000 lô hàng và tài liệu chuyển phát nhanh nội địa (Nguồn: phòng kinh doanh công ty TNT-Vietrans), trong khi công ty EMS đã chuyển được 12.344.000 bưu kiện và tài liệu chuyển phát nhanh nội địa trong năm 2005. Như vậy năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực chuyển phát nhanh nội địa còn hạn chế. Về vị thế uy tín trên thị trường. So với các đối thủ cạnh tranh, vị thế về uy tín công ty TNT-Vietrans trên thị trường là khá tốt và vững vàng.. Công ty đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990, có mối quan hệ tốt với các khách hàng, đồng thời thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn SA8000 (Hệ thống trách nhiệm xã hội), , IiP (Nhà đầu tư vào con người)… Công ty EMS có được uy tín trên thị trường dựa trên uy tín của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, đồng thời độc quyền một thời gian dài nên công ty này được biết đến nhiều hơn trên thị trường nội địa. Tuy nhiên uy tín của công ty TNT-Vietrans một phần do nỗ lực thâm nhập thị trường, một phần do hưởng uy tín của tập đoàn TNT trên toàn cầu, do đó công ty TNT-Vietrans được các khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài biết đến nhiều hơn, như vậy có ưu thế về năng lực cạnh tranh hơn trong- hội nhập. Về số khách hàng cơ sở Khách hàng cơ sở hay khách hàng duy trì phản ánh số khách hàng bền vững của doanh nghiệp. Số lượng khách hàng cơ sở của TNT-Vietrans đã tăng gấp hơn 10 lần từ 1090 năm 2003 lên 13740 năm 2007, tuy nhiên số lượng khách hàng của DHL là 20100 vẫn cao hơn gấp rưỡi của TNT-Vietrans. Như vậy, công ty đã khai thác khách hàng tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên vẫn cần phát triển khách hàng mạnh hơn. 2.2.3.2. Chỉ tiêu về tài chính Các chỉ tiêu về tài chính không chỉ phản ánh “sức khỏe” của hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh “sức khỏe” cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Về lợi nhuận Lợi nhuận của công ty có biểu hiện tích cực, lợi nhuận tăng trưởng cao, so với năm 2004 thì mức lợi nhuận năm 2007 tăng gấp 2,3 lần. Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty có hoạt động hiệu quả trên tổng thể, năng lực cạnh tranh có tăng lên. Nguồn lợi nhuận tăng liên tục cho phép công ty bổ sung nguồn lực tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh. (Hình 2.8) Tuy nhiên chất lượng của sự tăng trưởng này cần phải phân tích thêm. Doanh thu trên một đơn vị trọng lượng có xu hướng ổn định, dao động từ 14,1 đến 14,6 USD/kg và giảm nhẹ, như vậy công ty tăng doanh thu không phải do cách thức giảm mức giá trung bình để lôi kéo khách hàng mà bằng chất lượng dịch vụ và các hình thức dịch vụ khách hàng khác, việc chấp nhận giá của khách hàng ngày càng cao hơn. Bảng 2.8: Doanh thu trung bình mỗi kg và mỗi lô hàng Đơn vị 2004 2005 2006 2007 Doanh thu/kg USD/kg 14.6 14.13 14.16 14.21 Doanh thu/lô hàng USD/lô 53.0 55.54 54.63 55.96 (Nguồn: tính toán của tác giả) Tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 8 đến 8,6% và giữ ổn định qua các năm. Đây là một tỷ suất lợi nhuận cao, nghĩa là cứ bỏ ra doanh thu 100 sẽ thu về được 8,6. Dịch vụ chuyển phát nhanh của TNT thuộc dịch vụ cao cấp, việc định giá cho sản phẩm có thể cao hơn nhiều chi phí bỏ ra nên tỷ suất lợi nhuận khá cao. Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình trong ngành thường có năng lực cạnh tranh cao tốt do hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao và uy tín thương hiệu cao, khả năng cạnh tranh cao hơn. 2.2.3.3. Chỉ tiêu sự thỏa mãn của khách hàng và sản lượng dịch vụ Sự thỏa mãn của khách hàng là thước đo bên ngoài, còn sản lượng dịch vụ là thước đo bên trong đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản lượng dịch vụ là điều doanh nghiệp có thể nắm rõ và tìm cách gia tăng nó, nhưng sự thỏa mãn của khách hàng khó nắm chính xác được và nhiều doanh nghiệp bỏ quên không đánh giá thước đo bên ngoài này. Sản lượng dịch vụ tăng lên với khối lượng hàng hóa tăng 30% và số lượng gói hàng tăng 25% mỗi năm. Khối lượng vận chuyển tăng nhanh hơn số lượng đơn hàng cho thấy khách hàng của công ty đang gửi hàng hóa có trọng lượng trung bình nặng hơn (cho mỗi đơn hàng). Trong khi EMS thường hạn chế khối lượng gửi mỗi đơn hàng không quá 30kg và không có chính sách khuyến khích tăng khối lượng gửi thì công ty TNT-Vietrans lại thể hiện năng lực cạnh tranh tốt trong việc khuyến khích khách hàng gửi hàng nặng hơn. (Nguồn: Phòng Kinh doanh và tiếp thị) Hình 2.14: Hình 2.15: Số lô hàng vận chuyển 2004-2007 Khối lượng hàng vận chuyển 2004-2007 Kết quả trên cho thấy chính sách giá của công ty đã tỏ ra có hiệu quả, khách hàng gửi hàng nặng có thời gian vận chuyển lâu hơn nhưng chi phí hợp lý hơn nhiều. Mức giá cước cho hàng nặng có trọng lượng 10kg chỉ bằng giá cước gửi hàng hóa 6kg chuyển phát thông thường. Tuy TNT-Vietrans có rất nhiều nỗ lực nhưng công ty DHL luôn giữ được khoảng cách về các chỉ số cao hơn khoảng 30%. Theo thông tin từ giám đốc kinh doanh của TNT-Vietrans, DHL đã chuyển phát được gần 3triệu kg hàng trong năm 2007 vừa qua. Rõ ràng công ty TNT-Vietrans vẫn có năng lực cạnh tranh kém hơn và chưa cải thiện được khoảng cách với đối thủ này. Mức độ thỏa mãn của khách hàng có một hệ thống thước đo chung được các công ty quốc tế thường sử dụng. Theo nguồn số liệu của bộ phận Admin phòng Kinh doanh, các chỉ số đánh giá như sau: Bảng 2.9: Các chỉ số đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng TT 2005 2006 2007 1 Số phàn nàn nhận được 60.00 50.00 45.00 2 % Doanh thu chi trả cho các phàn nàn của KH 0.00 0.02 0.01 3 Chỉ số mức độ thỏa mãn của KH (%) 96.10 95.00 94.00 4 Mức độ thỏa mãn của nhân viên với công việc (%) 94.00 95

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26443.doc
Tài liệu liên quan